- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,513
- Động cơ
- 1,140,327 Mã lực
Tục điểu táng ngày nay vẫn tồn tại ở một số khu vực như Tây Tạng, Nội Mông, Thanh Hải (Trung Quốc) và Mông Cổ. Phong tục mai táng này còn có cách gọi khác là tục thiên táng, nghi lễ linh thiêng cho người đã khuất ở những vùng có truyền thống này, nhưng lại là cảnh tượng rùng rợn và ám ảnh với khách du lịch.
Thiên táng là một lễ tang truyền thống của người Tây Tạng, bắt đầu từ thế kỷ thứ 7. Khi buổi lễ được tổ chức, những cây hương thơm được đốt để khói hướng dẫn linh hồn đến nơi thiên táng. Thi thể của người chết, được chủ lễ đặt trong tư thế ngồi, sau đó dâng lên kền kền, được gọi là "đại bàng thánh". Người Tây Tạng tin rằng kền kền có thể giúp người chết có được công đức và đức hạnh. Một chủ lễ chôn cất có thể kiếm được khoảng 100 Nhân dân tệ (khoảng 13,5 USD) để xử lý mỗi lần chôn cất
Khi một người Tây Tạng qua đời, gia đình thắp đèn mỡ bò bên cạnh người quá cố trong khi các nhà sư cầu nguyện và ban phước lành trên cơ thể trong ba đến năm ngày. Trong thời gian này không được chạm vào thi thể người quá cố. Ngày tang lễ được xác định bằng bói toán. Mọi thành viên trong gia đình đều được chứng kiến nghi lễ linh thiêng này. Dân làng đưa thi thể lên nơi thiên táng bằng ngựa hoặc ô tô. Chủ lễ thiên táng thực hiện các nghi thức trên xác người quá cố. Sau đó, ông đốt nhang và tsampa (bách xù) để dụ kền kền. Kền kền bắt đầu vòng quanh chỗ hành lễ. Sau đó, chủ lễ tiến hành chặt xác người quá cố thành những mảnh nhỏ, và mở đường cho bữa tiệc của kền kền.
Nếu kền kền ăn hết toàn bộ cơ thể, thì nó là một dấu hiệu tốt. Phong tục dân gian Tây Tạng tin rằng ngay cả kền kền cũng sẽ không muốn ăn một cơ thể con người nếu người quá cố đã làm những việc ác khi còn sống
Thung lũng Yerpa, Tây Tạng – nơi diễn ra nghi lễ thiên táng
Tu viện Drigung – Tu viện Tây Tạng nổi tiếng với nghi lễ thiên táng
Tại khu thiên táng thuộc thung lũng Larung (Garze, Tây Tạng), những con kền kền đen bay kín trời, chuẩn bị tiến đến thi thể người chết và rỉa xác. Các rogyapa (người xử lý xác chết) thu hút kền kền bắng cách đốt cây bách xù. Trong văn hóa của người Tây Tạng, kền kền được coi là loài vật linh thiêng
Thiên táng là một lễ tang truyền thống của người Tây Tạng, bắt đầu từ thế kỷ thứ 7. Khi buổi lễ được tổ chức, những cây hương thơm được đốt để khói hướng dẫn linh hồn đến nơi thiên táng. Thi thể của người chết, được chủ lễ đặt trong tư thế ngồi, sau đó dâng lên kền kền, được gọi là "đại bàng thánh". Người Tây Tạng tin rằng kền kền có thể giúp người chết có được công đức và đức hạnh. Một chủ lễ chôn cất có thể kiếm được khoảng 100 Nhân dân tệ (khoảng 13,5 USD) để xử lý mỗi lần chôn cất
Khi một người Tây Tạng qua đời, gia đình thắp đèn mỡ bò bên cạnh người quá cố trong khi các nhà sư cầu nguyện và ban phước lành trên cơ thể trong ba đến năm ngày. Trong thời gian này không được chạm vào thi thể người quá cố. Ngày tang lễ được xác định bằng bói toán. Mọi thành viên trong gia đình đều được chứng kiến nghi lễ linh thiêng này. Dân làng đưa thi thể lên nơi thiên táng bằng ngựa hoặc ô tô. Chủ lễ thiên táng thực hiện các nghi thức trên xác người quá cố. Sau đó, ông đốt nhang và tsampa (bách xù) để dụ kền kền. Kền kền bắt đầu vòng quanh chỗ hành lễ. Sau đó, chủ lễ tiến hành chặt xác người quá cố thành những mảnh nhỏ, và mở đường cho bữa tiệc của kền kền.
Nếu kền kền ăn hết toàn bộ cơ thể, thì nó là một dấu hiệu tốt. Phong tục dân gian Tây Tạng tin rằng ngay cả kền kền cũng sẽ không muốn ăn một cơ thể con người nếu người quá cố đã làm những việc ác khi còn sống
Thung lũng Yerpa, Tây Tạng – nơi diễn ra nghi lễ thiên táng
Tu viện Drigung – Tu viện Tây Tạng nổi tiếng với nghi lễ thiên táng
Tại khu thiên táng thuộc thung lũng Larung (Garze, Tây Tạng), những con kền kền đen bay kín trời, chuẩn bị tiến đến thi thể người chết và rỉa xác. Các rogyapa (người xử lý xác chết) thu hút kền kền bắng cách đốt cây bách xù. Trong văn hóa của người Tây Tạng, kền kền được coi là loài vật linh thiêng