View attachment 6139977
cụ cho hỏi lần thống kê gần đây nhất của các nhà tử vi là khi nào, hay mỗi cụ tự xem và tự nghiệm, không có thống kê bài bản.
nếu nó là khoa học thống kê mà không có mẫu đủ lớn thì cc biết kết quả ntn rồi đó.
Về phần thống kê có công khai ra ngoài, cụ có thể xem tại đây:
http://tuvi.cohoc.net/so-lam-quan-xua-va-nay-nid-85.html (tác giả là trưởng tràng của phái Tử Vi Đông A tại Sài Gòn trước năm 75)
Số làm quan xưa và nay
GS Hoàng Quân
DẪN NHẬP: Trong các sách Tử-Vi thường thấy nói đến cách của bậc Công-khanh, Hầu-bá, Tá-cửu-trùng, Tướng-tướng chi tài v.v.... Những chức- tước này là gì? Ngày nay tương đương với chức-vị nào? Người nghiên-cứu Tử-Vi đã không biết chức vị xưa thì làm sao có thể đoán chức-vị đời nay? Trong Ðông-A Di-Sự, Chiêu-Minh-Ðại-Vương Trần-Quang-Khải đã để công nghiên-cứu viết ra một chương nói về quan chế đời Tống so với quan chế đời Trần hầu giúp cho việc nghiên-cứu chính xác.
Học giới Từ-Vi đời nay dầu có học thuộc làu cả chương sách của Chiêu-Minh-Vương cũng không thể biết rõ chắc chắn phẩm trật một lá số đạt tới, vì tổ chức chính quyền hai thời khác nhau quá xa. Ðọc câu phú:
“Cự Cơ đồng cung: Công Khanh chi vị.
Tham Linh tịnh thủ: Tướng Tướng chi danh.”
(Triệu-thị minh-thuyết Tử-Vi kinh)
Câu dưới, Tướng Tướng chi danh có thể hiểu đại khái rằng đó là sô Xuất Tướng Nhập Tướng, trước làm tướng võ, sau làm tướng văn (Thủ Tướng). Còn Công Khanh là gì? Tra tự-điển: thấy nói đó là Tam-công và Cửu-khanh. Có người biết quan chế đời Thanh, đời Nguyễn vội cho Công Khanh là thế này thế kia... thì chắc là sai. Vì những quan tước nói đến trong Tử-Vi là quan chế đời Tống. Muốn biết những chức-vị đó là gì phải xét đến sự tương đương giữa quan chế đời Tống và tổ chức Chính-quyền Việt-Nam đời nay.
Chúng tôi tra xét chính sử Trung-Hoa các đời tìm hiểu quan chế, so sánh phẩm trật của từng loại người mà trong Tử-Vi đề cập tới như:
- Hầu, Bá, Tá-cửu-trùng.
- Tam-công, Cửu-khanh.
- Tam-thai, Bát-tọa.
- Tướng, Tướng chi-tài.
- Trấn-ngự biên-cương..
Ðể sau đó có thể biết những số ngày nay đạt tới đâu so với số cổ.
NHỮNG CÁCH LÀM TỚI CÔNG-KHANH
I – Phú đoán nói đến công-khanh
Trong các bài phú đoán Tử-Vi, một số câu nói đến các bậc của công-khanh như:
- Tử-Vi cư Ngọ.
- Khoa minh Lộc ám.
- Minh Lộc ám Lộc.
- Cự, Cơ đồng cung..
Có thực cứ có cách trên là làm đến bậc công-khanh không? Công-khanh là gì? Ðời nay có các cách trên thì làm đến đâu?
II – Công-khanh trong Khoa Thiên-văn và Quan-thuế
Công-khanh là tiếng tắt để gọi Tam-công và Cửu-Khanh trong quan chế cổ Trung-Hoa và Việt-Nam. Nguồn gốc Tam-công, Cửu-khanh ở Thiên-văn. Cổ nhân đã nhân sự tuần hành của tinh-hà có ảnh-hưởng vào đời sống, bởi ảnh-hưởng Thiên-Nhân Tương-Dữ; nên đã lấy chòm sao Tam-công, Cửu-khanh mà đặt ra các chức-vị để ứng mệnh trời cai trị ngươì cho thuận lẽ biến dịch vũ-trụ.
A – TAM CÔNG
Chiêu-minh-vương giảng rằng: “Trong Thiên-văn, Tam-công là tên sao. Tấu-Thư, Thiên-Văn-Chí chép rằng: Ba sao Tiêu-Nam trong chòm sao Bắc-Ðẩu, sao Khôi đệ nhất, phía Tây ba sao nữa, đều gọi là Tam-công. Trên trời, các sao này chủ về dụng đức cải hóa thế-gian, hòa hợp chính sự, dùng hòa Âm-Dương. Lại nói: Ðông Bắc 3 sao gọi là Tam-công, chủ nhữn đại thần ngồi ở Triều-đình.
Về quan chế, đời Chu gọi là Thái-Sư, Thái-Phó, Thái-Bảo là Tam-Công. Ðời Hán lấy Ðại-Tư-Mã, Ðại-Tư-Ðồ, Ðại-Tư-Không là Tam-Công hay Tam-Tư (Riêng đời Ðông-Hán đổi Ðại-Tư-Mã ra Thái-Úy). Ðời Tống theo như đời Tây-Hán. Quyền hạn, nhiệm-vụ của Tam-Công đời Tống ấn định như sau:
- Ðại-Tư-Mã: Chức quan tổng chỉ huy binh mã. Tương đương với Tổng-trưởng Quốc-Phòng, Tổng Tham-Mưu Trưởng ngày nay.
- Ðại-Tư-Ðồ: Chúc quan coi về lễ giáo học hành. Tương đương với Tổng-Trưởng Văn-Hóa Giáo-Dục và Thanh-Niên ngày nay.
- Ðại-Tư-Không: Chức quan coi về việc đất cát dân chúng. Tương đương ngày nay là Tổng-trưởng Giao-Thông Công-Chánh, Cải-Cách Ðiền-Ðịa, Xây-Dựng Nông-Thôn.v.v...
Những chức-vị trong Tử-Vi mà một cách làm tới Tam-Công, ngày nay chia ra làm hai bậc: thượng đảng, trung đẳng.
BẬC I. Thượng Ðẳng
Tổng-trưởng, Tổng-Tham-Mưu Trưởng. Phụ-tá Tổng-Thống, Ðổng-lý văn-phòng, Phó Tổng-Thống, Chủ-tịch Thượng-Viện, Chủ-tịch Hạ-Viện, Chủ-tịch Tối Cao Pháp-Viện, Quốc-Vụ Khanh.
BẬC II. Trung Ðẳng
Thứ-trưởng, Ðổng-lý văn-phòng các bộ. Thẩm-Phán, Tối Cao Pháp-Viện, Chủ-tịch Ủy Ban Thượng-Viện, Chủ-tịch Ủy Ban Hạ-Viện.
B. CỬU-KHANH
Tức chín Khanh, Chiêu-Minh-Vương giảng rằng: Trong thiên-văn, Cửu-Khanh là tên chín ngôi sao.
Tấu-Thư, Thiên-Văn-Chí chép rằng chòm sao Cửu-Khanh triều hội trong cung Thái-vi. Sách Khảo-Công-Ký ghi thêm: Ngoài có Cửu-thất (bảy ngôi nhà) trong có Cửu-Khanh chầu. Ðời Chu chia nước thành 9 châu, có 9 chức Khanh-Sĩ cai trị. Ðó là: Mông-tể, Tư-đồ, Tông-bá, Tư-mã, Tư-khấu, Tư-không, Thiếu-sư, Thiếu-phó và Thiếu-bảo.
- Ðời Tấn, Cửu-khanh là: Thái-thường, Lang-trung-lịnh, Vệ-úy, Thái-bộc, Ðình-úy, Ðiển-khách, Tông-chính, Trị-mê, Nội-sử, Tiểu-phủ.
- Ðời Hán là: Thái-thường, Quang-lộc-huân, Vệ-úy, Thái-bộc, Ðình-uý, Hồng-lô, Tông-chính, Ðại-tư-nông và Thiếu-phủ.
Ðời Tống, Cửu-khanh giống đời Hán. Ðời Bắc Tề giống đời Hán nhưng đổi Ðình-úy ra Ðại-lý, Thiến-phủ ra Ðại-phủ.
Ðời Minh Cửu-khanh là Lục-bộ Thượng-Thư, Ðô-sát-viện, Ðô-ngự-sử, Thông-chính, Tư-sử, Ðại-lý, Tự-khanh.
Ðời Thanh, Cử-khanh là Ðô-sát-viện, Ðại-lý-tự, Thái-thường-tự, Quang-ộc-tự, Hồng-lô-tự, Thái-bộc-tự, Thông-chính-tư, Tôn-nhân-phủ và Loan-nghi-vệ.
Xét kỹ quan chế đời Tống cũng như các đời khác, Cửu-khanh nhỏ hơn Tam-công, nhưng là những chức quan tại Triều-đình, chứ không phải chức quan tại địa-phương. Xét kỷ tương đương với ngày nay là:
BẬC 3. Thứ-Ðẳng
Tổng-thư-ký các bộ, Phụ-tá chuyên môn các Bộ, Tổng Giám-đốc, Tổng Cục-Trưởng.
BẬC 4. Hạ-Ðẳng
Giám-đốc, Thẩm-phán, Biện-lý các tòa án. Cục-trưởng, Phó-Tỉnh Trưởng hành chánh.v.v.
III. Những cách Công-Khanh trong Tử-Vi
Cách Khoa minh lộc ám
1) Định nghĩa
Gọi là Khoa minh lộc ám khi Hóa Khoa thủ mệnh, nhị hợp có Hóa Lộc hoặc Hóa Lộc thủ mệnh, nhị hợp có Hóa Khoa.
Tỷ dụ: tuổi Nhâm, Thái Dương, Thiên Lương ở Mão với Hóa Lộc. Liêm Trinh, Thiên Phủ ở Tuất với Hóa Khoa. Mệnh lập tại Mão hay Tuất đều được cách Khoa minh lộc ám
2) Phân tích cách Khoa minh lộc ám
Hi di tiên sinh phú đoán:
“Khoa minh lộc ám vì chí công khanh”
(Triệu thị minh thuyết Tử vi kính)
Nghĩa là người có cách Khoa minh lộc ám làm tới Công khanh, lại nói:
Khoa minh lộc ám
Tuần triệt võ xâm
Bất kiến sát tinh
Nhị hội Quyền Lộc, Tả Hữu, Xương Khúc
Vị động công khanh chi quý.
(Tử vi tinh nghĩa)
Nghĩa là người có cách Khoa minh lộc ám, không bị Tuần, Triệt, sát tinh nhập cung mà hội được Tả, Hữu, Xương, Khúc, Quyền, Lộc (Lộc Tồn) làm tới bậc công khanh.
Chữ nhập cung ở đây phải hiểu là Mệnh, Tài, Di, Quan và cung nhị hợp. Xét về xuất xứ câu trên Hi di tiên sinh phát biểu sau khi được xem số cho khai quốc công thần nhà Tống. Câu dưới viết trong sách Tử vi tinh nghĩa. Câu trên là lời đáp lại Tống thái tổ hỏi về bậc công khanh tại triều bấy giờ có cách gì giống nhau, chỉ dùng đoán cho các vị công khanh thôi. Vì không có cách Khoa minh lộc ám, thuộc loại thượng đẳng thì làm sao có thể đứng tại triều đình được. Còn câu dưới dùng để đoán cho mọi loại người.
3) Các cách Khoa minh lộc ám
Sách Đông A di sự viết: “Không phải tuổi nào cũng được hưởng cách Khoa minh lộc ám”.
Trong 10 hàng Can, thì các tuổi Giáp, Đinh, Kỷ, Canh: không được hưởng cách này. Tuổi ất, Nhâm, Quý, mỗi tuổi có 4 cách. Tuổi Bính, Mậu, Tân có 24 cách. Tổng cộng 84 cách. Mỗi cách tùy theo giờ sinh, tháng sinh, lại có một loại người, tức là một cách sinh ra 12 loại người. Tùy vào 6 Giáp chủ (tục gọi là con nhà Giáp). Tuần thay đổi có thêm 6 loại người nữa. Thành ra cách Khoa minh lộc ám có 1728 loại người.
Sau đây là các cách Khoa minh lộc ám:
a) Tuổi ất, 4 cách:
- Thiên Cơ, Hóa Lộc tại Ngọ, Tử Vi, Phá Quân, Hóa Khoa tại Mùi. Mệnh lập tại Mùi hay Ngọ.
- Thiên Cơ, Hóa Lộc tại Tý, Tử Vi, Phá Quân, Hóa Khoa tại Sửu. Mệnh lập tại Tý hay Sửu.
b) Tuổi Nhâm, 4 cách:
- Thái Dương, Thiên Lương, Hóa Lộc tại Mão. Liêm Trinh, Thiên Phủ, Hóa Khoa tại Tuất. Mệnh tại Tuất hay Mão.
- Thái Dương, Thiên Lương, Hóa Lộc tại Dậu nhị hợp với Liêm Trinh, Thiên Phủ, Hóa Khoa tại Thìn. Mệnh tại Thìn hay Dậu.
c) Tuổi Quý, 4 cách:
- Thiên Cơ, Thái âm, Hóa Khoa tại Thân, nhị hợp với Phá Quân, Vũ Khúc, Hóa Lộc tại Tỵ. Mệnh lập tại Thân hay Tỵ.
- Thiên Cơ, Hóa Khoa tại Dần nhị hợp với Vũ Khúc, Phá Quân, Hóa Lộc tại Hợi. Mệnh lập tại Dần hay Hợi.
d) Tuổi Bính, 24 cách:
Vì Khoa đi với Xương, nên cứ mỗi vị trí của Xương nhị hợp với Thiên Đồng đi với Hóa Lộc lại hợp thành 2 cách. Với 12 cách vị trí của Xương, có 24 cách Khoa minh lộc ám cho tuổi Bính.
e) Tuổi Mậu, 24 cách:
Vì Khoa đi với Tham, nên cứ mỗi vị trí của Tả nhị hợp với Tham đi với Hóa Lộc lập thành 2 cách. Với 12 vị trí của Tả, có 24 cách Khoa minh lộc ám cho tuổi Mậu.
f) Tuổi Tân, 24 cách:
Vì Khoa đi với Khúc, nên cứ mỗi vị trí của Văn Khúc nhị hợp với Cự Môn đi với Hóa Lộc lập thành 2 cách. Với 12 vị trí của Khúc, có 24 cách Khoa minh lộc ám cho tuổi Tân.
4) Thứ bậc của cách Khoa minh lộc ám
Trong 84 cách, phân thành 2880 loại người. Triệu thị đưa ra trường hợp kinh nghiệm mấy trăm năm của triều Tống, nghiên cứu số các quan:
- Muốn được tới công khanh, bộ sao thủ Mệnh không được bình hòa hay hãm địa. Hung sát tinh không nhập cung (Mệnh, Tài, Quan, Di) và cung nhị hợp của Mệnh.
+ Nếu được trọn bộ Tả, Hữu, Xương, Khúc, Quyền, Lộc Tồn, thêm Khôi, Việt, Hồng… càng hay. Đó là bậc 1 thượng đẳng. Chỉ có thể bớt đi 2 hoặc 3 sao, nhưng không được bớt Quyền.
+ Nếu được nửa bộ Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, thêm Quyền, Lộc Tồn.́ Đó là bậc 2, trung đẳng.
+ Được 2 trong 3 bộ Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt trở lên. Thêm Quyền hoặc Lộc Tồn. Đó là bậc 3 thứ đẳng.
+ Được 1 trong 3 bộ Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt trở lên. Hoặc 3 trong 6 cát tinh trên, thêm Quyền hoặc Lộc Tồn. Đó là bậc 4 hạ đẳng.
5) Các cách Khoa minh lộc ám khác
Tuy nhiên Triệu thị không khẳng định rằng cứ phải được như trên mới làm đến công khanh, phải căn cứ vào số cát tinh nhiều hung tinh ít mà luận đoán. Toàn hung tinh, Tuần Triệt là số của tiểu lại (thư ký, giáo chức tiểu học, y tá…)
6) Kết luận
Khoa minh lộc ám là một trong những cách khó đoán nhất. Vì biến thành 84 cách khác nhau thành 2880 loại người. Căn bản của nó là người có học, nếu Khoa thủ Mệnh, nhất sinh phong lưu nếu Lộc thủ Mệnh. Giới hạn của nó là Tam công và sĩ thứ ở ẩn hoặc phong lưu sung túc.
Điểm lại kinh nghiệm qua các thời:
Đời Tống (Bộ Triệu thị minh thuyết Tử vi kinh).
- 2 Vua sáng nghiệp.
- 6 Vương.
- 5 Tể tướng.
- 25 Hầu.
- 18 Tam công.
- 21 Vị đại tướng quân.
- 112 Cửu khanh.
Đời Trần (Đông A di sự)
- 1 Vua sáng nghiệp.
- 4 Vương.
- 2 Tể tướng.
- 7 Hầu.
- 5 Đại tướng quân.
- 18 Tam công.
- 28 Cửu khanh.
Các nhân vật từ 1950 đến giờ chúng tôi sưu tầm được:
- 1 Thủ tướng.
- 5 Bộ trưởng.
- 2 Tướng.
- 4 Tổng giám đốc, Tổng cục trưởng.
- 20 Bác sĩ, Luật sư, Thẩm phán, Giáo sư đại học.
Cách Tử vi cư ngọ
1) Định nghĩa
Tử vi cư ngọ là cách mà người có Tử vi thủ mệnh tại cung Ngọ.
Đây là một cách dễ thấy và dễ đoán nhất. Người có cách Tử vi cư ngọ là được cách Tử Phủ Vũ Tướng.
- Quan, Tuất cung, có Liêm, Phủ, Liêm phát trước, Phủ phát sau, nên thường là Võ trước sau là Văn.
Cung Thiên Di: Tham Lang.
Cung Tài Bạch: Vũ, Tướng.
Nếu Kiếp, Không nhập cung Quan, Mệnh thì cách bị phá mất, vì Tử, Phủ tối kỵ Kiếp Không.
2) Phân tích cách Tử vi cư ngọ
Phú đoán:
“Tử vi cư ngọ, vô sát tẩu, vị chí công khanh”
(Triệu thị minh thuyết Tử vi kinh)
Nghĩa là người có cách Tử vi cư ngọ, không bị hung sát tinh nhập cung làm tới công khanh. Lại nói:
“Tử vi cư ngọ, vô hình kỵ, Giáp, Đinh, Kỷ, chí công khanh”
(Tử vi tinh nghĩa)
Nghĩa là người có cách Tử vi cư ngọ, tuổi Giáp, Đinh, Kỷ, không bị Thiên Hình, Hóa Kỵ nhập cung làm tới công khanh.
Hai câu phú trên đây đều do Hi di tiên sinh mà ra. Xét kỹ ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Người mới học Tử vi, hoặc người không sáng suốt là bị sai lầm, vì không hiểu rõ ý nghĩa sự xuất xứ của nó. Rồi cứ cãi rằng Tử vi cư ngọ là làm tới công khanh là tai hại.
Vương An Thạch giải rằng:
Hi di tiên sinh từ Hoa Sơn về kinh. Giảng khoa Tử vi cho Thái tổ nhà ta. Ngài xem số cho các vị khai quốc công thần, thấy số đông có cách Tử vi cư ngọ là ở bậc công khanh. Khi Thái tổ hỏi:
- Những vị công khanh này có gì giống nhau chăng? Đáp: Tử vi cư ngọ vô sát tẩu.
Xét cách Tử vi cư ngọ có nhiều bậc cao tới Đế vương tháp là phường đạo tặc. Nhưng những vị đã ngồi trong sân rồng, đều ở thượng cách Tử vi cư ngọ cả. Sau này truyền cho đệ tử, tiên sinh chép trong Tử vi tinh nghĩa: phải tuổi Giáp, Đinh, Kỷ mà không bị Hình, Kỵ mới tới công khanh. Cũng cùng một ý nghĩa, có khác là nói trong hai hoàn cảnh khác nhau mà thôi.
3) Các cách Tử vi cư ngọ
Tại sao phải tuổi Giáp, Đinh, Kỷ mới tốt?
a) Tuổi Giáp:
Lộc Tồn cư Tài, cùng Hóa Khoa.
Hóa Lộc cư Quan.
Hóa Quyền cư Phúc.
Hóa Kỵ đi theo Thái Dương tại cung Tử.
b) Tuổi Kỷ:
Lộc Tồn thủ Mệnh
Hóa Lộc cư Tài.
Hóa Quyền cư Di.
Hóa Khoa cư Tử.
Hóa Kỵ đi theo Văn Khúc.
c) Tuổi Đinh:
Lộc Tồn thủ Mệnh.
Hóa Lộc cư Nô.
Hóa Quyền, Kỵ cư Tật.
Hóa Khoa cư Huynh đệ.
Trong ba tuổi thì tuổi Kỷ tốt hơn vì có đủ Quyền, song Lộc, Khôi. Nhưng không có Khoa. Xấu nhất tuổi Kỷ Sửu, Kỷ Dậu, Kỷ Tỵ vì Mệnh, Tài, Quan bị Tuần. Tuổi Giáp thiếu Quyền, nhưng được Khoa. Xấu nhất tuổi Giáp Thân, Giáp Thìn, Giáp Tý vì Mệnh, Tài, Quan bị Tuần. Tuổi Đinh chỉ được Lộc Tồn tại Mệnh mà thôi.
d) Không có hình:
Không được sinh tháng chẵn, vì sinh tháng chẵn bị:
- Sinh tháng2, Hình ở Quan, Không ở Tài, Kiếp ở Phúc.
- Sinh tháng 4, Hình ở Di, Không ở Di, Kiếp ở Quan.
- Sinh tháng 6, Hình ở Tài, Không ở Quan, Kiếp ở Di.
- Sinh tháng 8, Không ở Phúc, Kiếp ở Tài.
- Sinh tháng 10, Hình ở Mệnh, với Không, Kiếp ở Thê (Mệnh Không, Thân Kiếp)
- Sinh tháng 12, Không ở Thê, Kiếp ở Mệnh (Mệnh Kiếp, Thân Không).
e) Không có Kỵ:
Tuổi Giáp, Đinh, không bao giờ bị Hóa Kỵ nhập cung, vì ở cung khác rồi. Chỉ có tuổi Kỷ, Văn Khúc đi với Hóa Kỵ, nên phải tránh sao Văn Khúc nhập cung.
- Sinh tháng giêng, Kỵ ở Di.
- Sinh tháng 3, Kỵ ở Tài.
- Sinh tháng 7, Kỵ ở Mệnh.
- Sinh tháng 11, Kỵ ở Quan.
4) Thứ bậc cách Tử vi cư ngọ:
Bộ Đông A di sự đã chia thành bậc các cách sau đây:
Tử vi cư ngọ, của ba tuổi Giáp, Đinh, Kỷ, mỗi tuổi tủy theo tháng sinh tùy theo con nhà giáp chủ… Mỗi hàng Can có 12 loại người khác nhau tùy theo Tuần đóng, mỗi loại người trên lại có 6 loại khác nhau nữa. Tổng cộng có tới 216 loại người. Các tuổi hàng Can khác cũng có những loại người được số tốt.
a) Bậc 1, thượng đẳng:
- Tuổi Kỷ, sinh tháng 9, trừ Kỷ Sửu, Dậu, Tỵ, bị Tuần.
- Tuổi Giáp sinh tháng 9, 11, trừ Giáp Thân, Thìn, Tý, bị Tuần.
Bậc 2, trung đẳng:
- Tuổi Kỷ, sinh tháng 1,3,5,11.
- Tuổi Giáp, sinh tháng 1,3,5,7.
- Tuổi Đinh sinh tháng 9,11.
c) Bậc 3, thứ đẳng:
- Tuổi Kỷ, sinh tháng 2,6,8.
- Tuổi Giáp, sinh tháng 2,6.
d) Bậc 4, hạ đẳng:
- Tuổi Kỷ, sinh tháng 4,8,10,12.
- Tuổi Giáp, sinh tháng 4,8,10,12.
- Tuổi Đinh, sinh tháng 1,3,5,7.
5) Tử vi cư ngọ các tuổi khác:
- Không thể đạt tới tam công nhưng tới cửu khanh.
- Cần tránh Tuần, Triệt ở Mệnh, Tài, Quan.
- Không bị Hình, Kỵ, Kiếp, Không nhập cung.
- Được một hoặc nhiều trong tam Hóa, Tả Hữu, Xương Khúc.
Các tuổi sau đây có cách Tử vi cư ngọ cũng đắc cửu khanh:
Bậc 3, thứ đẳng:
- Tuổi Bính, khi Mệnh sinh tháng 9. 11, vì thêm Tả, Hữu, Khoa, Xương hoặc Khúc.
- Tuổi Tân, sinh tháng 11, Tả Hữu, Khúc, Khoa, Việt.
- Tuổi Nhâm, Quyền ở Mệnh. Khoa ở Quan, Kỵ ở Tài. Sinh tháng 9,11 được Tả Hữu, Xương hoặc Khúc. Sinh tháng 1,7 được Xương, Khúc và Tả hoặc Hữu.
Bậc 4, hạ đẳng:
- Tuổi mậu có Quyền ở Di, nhưng bị Triệt Kình ở Mệnh. Sinh tháng 9,11, được Tả Khoa Hữu, và Xương hoặc Khúc. Sinh tháng 1, giờ Thân, tháng 3 giờ Tuất hoặc tháng 5 giờ Tý. Kình ở Mệnh hơi xấu.
- Tuổi Tân sinh tháng 7 được Tả Khúc Khoa Khôi.
- Tuổi Nhâm sinh tháng 7, được Xương Tả, thêm Quyền ở Mệnh, Khoa ở Quan.
6) Kết luận:
Tử vi cư ngọ là một cách dễ đoán nhất. Người có cách này tướng mạo đôn hậu. Tính tình hào sảng liêm khiết. Khảo trong lịch sử thấy cách này thường là Tể tướng nhiều nhất. Vì bản chất trung hậu, ít khôn ngoan sắc sảo. Chỉ có 4 vị vua sáng nghiệp ở cách này. Cách làm lớn nhất vẫn là cách Nhật, Nguyệt tịnh minh hợp chiếu ngộ Tả Hữu hoặc Nhật Nguyệt đồng lâm ngộ Tả Hữu. Cách này thường là vua sáng nghiệp, quân sư, vì thông minh, đa tài đa năng.
Những lá số có cách Tử vi cư Ngọ lấy làm kinh nghiệm.
Đời Tống (Bộ Triệu thi minh thuyết Tử vi kinh)
- 2 Vua sáng nghiệp.
- 6 Vương.
- 11 Tể tướng.
- 14 Hầu.
- 32 Tam công.
- 2 Đại tướng.
- 41 Cửu khanh.
Đời Trần (Bộ Đông A di sự)
- 2 Vua sáng nghiệp.
- 4 Vương.
- 5 Tể tướng.
- 3 Hầu.
- 11 Tam công.
- 1 Đại tướng
- 32 Cửu khanh.
Chúng tôi sưu tầm được từ 1950 đến giờ:
- 1 Thủ tướng.
- 2 Phó thủ tướng.
- 5 Bộ trưởng.
- 12 Tổng giám đốc, Tổng cục trưởng.
- 10 Tỉnh trưởng.
- 14 Giám đốc, Cục trưởng.
- 21 Bác sĩ, Thẩm phán, Giáo sư đại học.
Trang 57-61 KHHB 75-3b-Diễm Chi