để tăng tư liệu cho các cụ tranh luận, em xin trích một vài đoạn luận của tác giả Thiên Kỳ Quý:
"Về cấu trúc của lá số Tử Vi và nguồn gốc của nó, một khoa đã được khởi công nghiên cứu từ thời Đông Tấn (thế kỷ thứ 3) và phải sau 10 thế kỷ mới được san định lại, tôi (tác giả) thấy rằng những cái mình học trong các sách bán trên thị trường chẳng có nghĩ lý gì, vì đó chỉ là tạp thư. Cách trình bày trong những sách đó hoàn toàn có tính cách phiến diện. Dùng những loại sách đó thì chỉ có thể đoán vài chuyện lăng nhăng chơi mà thôi.
Lúc đầu, khoa này được dùng để chọn người ra làm quan, nên là một thứ mật thư của triều đình. Sau những sự thăng trầm của các triều đại, di sản của khoa Tử Vi bị di chuyển ra khỏi triều đình và trở thành di sản của các tông phái. Mỗi tông phái đều giữ những kinh nghiệm của tông phái mình như một thứ gia bảo, không cho người ngoài sao chép lại. Những loại sách trên thị trường như Tử Vi Đại Toàn hay Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư chỉ là những thứ do các môn sinh ghi chép lại khi nghe giảng dạy nên thường không đầu không đuôi, đoạn được đoán mất, về sau cứ chuyền tay và sao đi chép lại mãi thanh ra tam sao thất bổn.
Hai bộ sách mà tôi (tác giả) có dịp biết được là bộ “Tập Nguyên Yếu Chỉ” của Cao Xữ Dị gồm 218 tập và bộ Huyền Môn Khai Niệm của Thiệu Khang Tiết gồm 46 tập. Bộ Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư chỉ dày bằng một tập trong 218 tập của Cao Xữ Dị mà thôi. Cao Xữ Dị và Thiệu Khang Tiết là hai nhà triết học và huyền học trứ danh của Trung Hoa, thuộc phái Nam Tông. Phái Bắc Tông thiên về thực hành hơn. Trần Đoàn thuộc phái Bắc Tông. Ông có san định lại Khoa Tử Vi cho phái Bắc Tông, nhưng không để lại bộ sách nào cả. Bộ Tử Vi Đẩu Số toàn thư không phải do Trần Đoàn biên soạn mà do các môn sinh của Trần Đoàn nhớ và chép lại nên rất lủng củng và thiếu sót. Cứ theo như các chính thư cho biết thì khoa Tử Vi được xây dựng trên thuyết Tam Tài của Trung Hoa, gồm Thiên Địa Nhân. Lá số Tử Vi chỉ mới biểu hiện cho phần Thiên định mà thôi. Phải đối chiếu với phần Địa định (môi trường) và phần Nhân định (nhân tướng và tâm tướng) nữa mới đoán được.
Chính vì không nắm vững căn bản của khoa Tử Vi nên nhiều người đã thắc mắc rằng nếu số Tử Vi mà đúng thì những người sinh cùng năm tháng với Sihanouk phải làm vua như Sihanouk. Tại sao chỉ một mình Sihanouk làm vua mà những người khác không làm vua? Biết được căn bản khoa Tử Vi như đã nói trên thì có thể trả lời một cách dễ dàng: Có lá số như Sihanouk về phần Thiên định, tức về lá số mà thôi, còn phần Địa định (hoàn cảnh gia đình và xã hội) và Nhân định (nhân tướng và tâm tướng) khác với Sihanouk, làm sao làm vua được?
Các nhà đoán số Tử Vi thường hay đọc phú Tử Vi lên rồi đoán. Khi thấy một bà tới xem số, bấm lá số thấy có sao Hồng Loan ở cung Mệnh liền lẩm nhẩm trong miệng câu phú “Hồng Loan cư Mệnh chủ nhị phu”, rồi phán: bà này có hai chồng! Bà ta mừng rỡ trở về, nhưng đợi mãi chẳng thấy thằng chồng “mắc dịch” gặp tai bay vạ gió nào cả, suốt ngày cứ phây phây. Chử xiên chửi xỏ hoài mà hoài mà nó vẫn cứ cười khì khì, làm sao mà đi kiếm thằng khác ngon hơn như ông thầy đã nói đây? Dứt gánh ra đi thì thị tụi nhỏ trong nhà nó la rầy. Thế thì phú Tử Vi nói sai chăng?
Thật sự thì trong chính thư, dưới mỗi câu phú đều có phần ghi chú đầy đủ. Người có sao Hồng Loan cư Mệnh phải có mặt như thế nào, mông đít ra sao và hoàn cảnh như thế nào mới nhị phu, chớ không phải ai có sao Hồng Loan thủ Mệnh đều là nhị phu cả. Vì các tạp thư không có phần ghi chú về Địa định và Nhân định nên thầy đoán trật dìa. Vã lại, trong các tạp thư bán trên thị trường, số phú đoán chỉ có trên dưới 300 câu. Trong khi chỉ ba vòng Tràng Sinh, Lộc Tồn và Thái Tuế cũng đã tạo ra 960 chính cách. Tính cả biệt cách và phá cách cũng phải trên 4.000 câu. Không nắm vững toàn bộ làm sao đoán đúng được?
Các nhà huyền học và thuật số đã xây dựng khoa Tử Vi Đẩu Số bằng một cơ cấu mà qua đó, dựa vào vũ trụ quan và nhân sinh quan của Đông Phương, có thể nhìn thấy được cuộc đời của từng con người qua một tiến trình được Mệnh danh là “tiến trình Hoàn, Giải, Đoạn nghiệp” (trả nghiệp củ, giải nghiệp rồi đoạn nghiệp), vì thế trên lá số bao gồm cả tiền kiếp, hiện kiếp lẫn hậu kiếp.
Trên lá số Tử Vi chúng ta thấy có 12 cung, có tên như sau: Phúc Đức, Phụ Mẫu, Mệnh, Huynh Đệ, Phu Thê, Tử Tức, Tài Bạch, Tật Ách, Thiên Di, Nô Bộc, Quan Lộc, và Điền Trạch.
Trước hết, về các sắp xếp các cung trên lá số Tử Vi, chúng ta thấy các cung này được sắp xếp theo chiều ngược kim đồng hồ chớ không phải theo chiều xuôi như đa số đã thường bấm. Tại sao vậy? Các nhà huyền học quan niệm nghiệp hữu bao gồm nghiệp chướng, phát xuất từ tiền kiếp, nên phải đi ngược trở lại vòng thời gian mới có thể khám phá ra nghiệp thế hữu trong cuộc sống hiện hình của con người. Do đó, trên lá số, tiến trình của một cuộc đời đã được sắp xếp theo cách vận hành ngược chiều kim đồng hồ. Như đã nói ở trên, lá số Tử Vi bao gồm cả tiền kiếp, hiện kiếp lẫn hậu kiếp nên cung khởi đầu trên lá số là cung Phúc Đức chứ không phải cung Mệnh như nhiều người thường tính. Cung Phúc Đức biểu tượng cho tiền kiếp và dòng họ. Từ dòng họ phát sinh ra Phụ Mẫu, Phụ Mẫu sinh ra đương số là Mệnh. Sau Mệnh là Huynh Đệ (anh em) rồi mới đến Phu Thê (vợ chồng). Có Phu Thê rồi mới có Tử Tức (con cái). Đó là phần nôi vi chủng thể. Kế đến là phần ngoại vi tiếp thể, bào gôm Tài Bạch (của cải), Tật Ách (họa, phúc, an nguy), Thiên Di (giao dịch với bên ngoài), Nô Bộc (tương quan với bên ngoài), Quan Lộc (công danh sự nghiệp), và Điền Trạch (bất động sản). Điền Trạch cũng là bản kết toán của cả cuộc đời (quy hương tổng luận). Trên đây là khái niệm tổng quát về cách vận của cuộc đời được trình bày trên lá số Tử Vi.
Mười hai cung trên lá số được gọi là Thập Nhị Nhân Duyên, tức 12 cung nguyên độc lực cấu thành số Mệnh của con người. Có người còn coi Thân là tác nhân thứ 13, nhưng huyền học coi Thân chỉ là mặt động, phần dụng của Mệnh mà thôi, nên sẽ được xét cùng một lúc với Mệnh.
Phúc Đức: Huyền học quan niệm Phúc Đức là “Bản lai diện mục nhân thần”, có nghĩa là hình trạng nguyên có trước của mỗi người, bao gồm cả di sản vật chất lẫn tinh thần. Nói theo Phật học, Phúc Đức biểu hiện cái tiền kiếp của đương số. Hiện kiếp tốt xấu phần lớn do tiền kiếp. Dù theo quan niệm nào thì Phúc Đức cũng đóng vai trò quan trọng, vì được coi là cái gốc của Mệnh. Huyền học coi Mệnh tốt không bằng Phúc tốt. Phát nhờ Phúc bền hơn phát nhờ Mệnh. Trong nhân gian, quan niệm về Phúc rất phổ biến:
Người trồng cây hạnh mà chơi,
Ta trồng cây Đức cho đời về sau”