[Funland] Tư vấn mua đàn piano

Trạng thái
Thớt đang đóng

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,801
Động cơ
436,130 Mã lực
Vé có 2 loại 200k và 300k ạ, người lớn trẻ em là như nhau và chỉ dành cho các bạn trên 5 tuổi.
Cụ có thể liên hệ mua vé ở đây ạ: http://nhahat.stargalaxy.com.vn/
Cảm ơn cụ đã quan tâm!
Lần trước em lỡ buổi biểu diễn của cháu ở Nhạc Viện, lần này em cố gắng thu xếp đi. Cụ cho em hỏi về quy định trang phục có áp dụng trong lần biểu diễn này không ạ?
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Lần trước em lỡ buổi biểu diễn của cháu ở Nhạc Viện, lần này em cố gắng thu xếp đi. Cụ cho em hỏi về quy định trang phục có áp dụng trong lần biểu diễn này không ạ?
Quy định chung của nghe nhạc cổ điển, trang phục lịch sự thôi ạ. Cảm ơn bác!
 
Biển số
OF-536134
Ngày cấp bằng
8/10/17
Số km
75
Động cơ
167,735 Mã lực
Em cảm ơn và xin ghi nhận hảo ý của cụ. Chắc em bỏ cuộc rồi vì em thích chơi đàn hơn là vọc vạch kĩ thuật. Hi vọng có ngày được giao lưu với cụ. ( Em ở SG)
Vậy bác gặp bác QUANG1970 đi, nếu được nghe bác ấy đàn nữa thì thật tuyệt.
Hôm nay bác QUANG1970 đã bỏ hơn nửa ngày giúp em chọn mua đàn mặc dù bác ấy rất bận rộn. Bác ây mang theo cả 1 bộ dụng cụ để kiểm tra đàn. Bác đàn vài bản nhạc trên từng cây đàn để đánh giá tiếng đàn . Chọn đươc đàn rồi thì bác kiểm tra tỉ mỉ các bộ phận chi tiết. Và em rất ưng ý cây đàn đã chọn.
Qua cách làm việc mới cảm nhận được bác ấy yêu quí piano biết nhường nào. Khi bác đàn bác nghĩ là bác đang trò chuyện với cây đàn.
Sáng nay cũng có một người khách nữa , sẵn tiện bác cũng giúp chọn đàn dù không quen biết.
Điều làm em khâm phục là bác ấy quan niệm sẵn sàng mang kiến thức hiểu biết của mình để giúp những người cần đến.
Nhân đây em một lần nữa cảm ơn bác QUANG1970, dù rằng em cảm nhận mọi lời cảm ơn đều là khách sáo trước tấm lòng của bác.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Vậy bác gặp bác QUANG1970 đi, nếu được nghe bác ấy đàn nữa thì thật tuyệt.
Hôm nay bác QUANG1970 đã bỏ hơn nửa ngày giúp em chọn mua đàn mặc dù bác ấy rất bận rộn. Bác ây mang theo cả 1 bộ dụng cụ để kiểm tra đàn. Bác đàn vài bản nhạc trên từng cây đàn để đánh giá tiếng đàn . Chọn đươc đàn rồi thì bác kiểm tra tỉ mỉ các bộ phận chi tiết. Và em rất ưng ý cây đàn đã chọn.
Qua cách làm việc mới cảm nhận được bác ấy yêu quí piano biết nhường nào. Khi bác đàn bác nghĩ là bác đang trò chuyện với cây đàn.
Sáng nay cũng có một người khách nữa , sẵn tiện bác cũng giúp chọn đàn dù không quen biết.
Điều làm em khâm phục là bác ấy quan niệm sẵn sàng mang kiến thức hiểu biết của mình để giúp những người cần đến.
Nhân đây em một lần nữa cảm ơn bác QUANG1970, dù rằng em cảm nhận mọi lời cảm ơn đều là khách sáo trước tấm lòng của bác.

Vô cùng cám ơn bác!

Đây là lần đầu tiên từ khi em bước chân vào OF, đọc một comment viết, mà em thực sự vui và xúc động vì có người hiểu minh và trân trọng cái mà mình chia sẻ.

"Cho không tiếc, nhưng nhận mà không biết trân trọng, mới là đáng tiếc!"
Cảm ơn bác! Em kính hồi đáp đến riêng bác, mấy vần thơ sau: bài một là tự thán, bài hai (tự họa) là tặng bác

Mai sau biết đến bao giờ,
Những lời trân quý bất ngờ được nghe
Nhác trông chỉ thấy ong ve,
Thoảng như gió lạnh se se cõi lòng
Thôi thì cũng chẳng nên mong,
Mây trôi gió thoảng, là xong kiếp người.​

Mãi mong, chẳng có bao giờ?
Mãi chờ, trân quý, chẳng ngờ lại nghe!
Nhớ, quên toàn những ong ve,
Lời như gió bấc lạnh se cõi lòng
Bác ơi ta chẳng nên mong,
Nói chi cho lắm, cũng xong kiếp người.

李大衛
 
Chỉnh sửa cuối:

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
6,567
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46
QUANG1970 cho em hỏi em đọc thấy bảo các loại vật liệu sử dụng đặc biệt là gỗ sẽ tạo ra âm thanh độ rung khác nhau giữa các loại đàn và dòng đàn piano sử dụng loại gỗ (walnut ) óc chó là tốt nhất ạ vì gỗ có độ chắc tạo ra âm thanh rung ổn định đúng không ạ ?
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Dạ vầng, em cám ơn cụ!
Nhân tiện đây, em cũng xin mạn phép hỏi cụ QUANG1970 thêm một số vấn đề nhỏ nữa ạ, nếu cụ không phiền. Vấn đề này giờ liên quan đến việc Tự học piano cho người lớn (ví dụ cụ thể là em).
Hiện tại em đang cho con gái theo học 1 lớp gần nhà. Ý định của em là cho con gái đi học r mình cũng kết hợp học luôn (vừa tận dụng được thời gian, vừa được học một cách chính thống). Nhưng rất tiếc là lớp đã đủ người, nên e ko được học (giờ giấc khác thì e khó thu xếp vì công việc và địa điểm học cũng hơi xa). Do vậy, e chọn phương pháp tự học ở nhà, kết hợp tài liệu trên mạng và youtube (e học còn chăm hơn cả F1 :D ). E biết một chút về guitar nên tiếp cận với Piano cũng không quá khó khăn.
Đối với phần nhạc lý thì e có thể đọc sách để tìm hiểu được, nhưng phần kỹ thuật ngón thì em đang mông lung quá, không biết bắt đầu từ đâu.
Hiện tại trình tự em đang tập theo phương pháp như thế này:
1. Mục tiêu trước mắt của em là tập cover các tác phẩm nhạc nhẹ.
2. Đầu tiên em tập rải gam điệu Ballad theo hướng dẫn của 1 bạn trên youtube (chủ yếu các bài ở giọng C; Am; G; Em), sau đó tập nốt tay phải, rồi ghép hai tay với nhau. Với các điệu khác, em cũng sẽ tập tương tự.
3. Hiện tại e đã đánh được vài bài ballad nhịp chậm, đơn giản.
4. THực tế thì e thấy phương pháp này ko ổn lắm, không phát triển được kỹ thuật như bác đã viết ở còm 549 ("tập luyện kỹ thuật (technique) cơ bản (bốc hợp âm cho nhanh, chạy hợp âm rải cho muớt, chạy câu ngắn gamme chromatique cho ngọt, lắc cổ tay các broken octave cho mịn màng, đánh các note đôi quãng tám cho sắc sảo)"
5. Do vậy, e xin phép nhờ bác QUANG1970 chỉ điểm cho em lời khuyên hoặc tư vấn về phương pháp tự học, tài liệu tự học Piano để nâng cao kỹ thuật cơ bản piano. Ví dụ e muốn hiểu kỹ thuật cơ bản của Piano gồm những kỹ thuật gì, các bài tập ngón để luyện kỹ thuật đó. Em như đang đứng giữa dòng sông, không biết bắt đầu từ đâu, Trên internet thì quá nhiều video, quá nhiều bài hướng dẫn :)...
Em tìm trên mạng thì thấy có quyển sách này Fundamentals of Piano Playing của tác giả Chuan C.Chang và đang nghiên cứu.
PS: Nếu cần e có thể quay thử clip e đánh để nhờ cụ góp ý hộ em :)
Trân trọng cám ơn cụ!
Trước hết xin cảm ơn bác đã chia sẻ các thông tin về việc chọn lựa nơi học cho cháu bé, cũng như "giải quyết" cái nhu cầu "cung đàn phím phách " của chính bác. Quả đáng trân trọng khi bác không ngại ngùng chia sẻ thật, không dấu diếm về việc học đàn của mình.

Xin lỗi là em đã có trả lời Bác hồi đầu giờ chiều qua nhưng do vì đang trả lời thì tới giờ làm việc nên em phải dừng và chuyển vào file nháp để đến cuối giờ chiều. sẽ hiệu đính lại rồi gửi (release) nhưng không biết vì lý do nào mà file này biến mất! sau khi tầm lục, giờ em đành ngồi viết lại lần 2 nội dung này !!!

Để trả lời cho câu hỏi của bác em xin nói rõ và "phân tích" cho mọi người hiểu, học piano có những nhóm (kiểu, loại) chính nào.

Theo phân loại chung thì học piano có thể chia làm 2 nhóm chính là học nhạc cổ điển và học nhạc mới gọi nôm na là là "học classique/ classic" và học "Moderne".

Học classic là học những tác phẩm nhạc cổ điển của các nhạc sĩ cổ điển trong classic, có nhiều dòng nhạc và classic bao gồm cả những tác phẩm hiện đại của các nhà soạn nhạc Ví dụ như trong buổi biểu diễn "Piano Recital - VÀO HẠ" mà các bác sẽ xem sắp tới, có một tác phẩm của của Prokofiev. Đây là một nhạc sĩ Nga viết nhạc theo xu hướng hiện đại. Em xin lưu ý tuy những tác giả hiện đại như vậy vẫn được xếp vào hay dạy chung trong dòng nhạc cổ điển nhé!

Còn học nhạc mới hay nói nôm na là học Moderne là một hình thức học nhạc đơn giản dễ học cho những người muốn học kiểu mì ăn liền cũng như muốn đánh những tác phẩm ca nhạc ngày nay, Thường thì người ta sẽ học qua lớp căn bản (3 tháng, 6 tháng hay 1 năm tùy thầy,cũng như tùy trò). Sau khi nắm căn bản nhạc lý, kiến thức chung, nắm các kỹ thuật cơ bản của piano, rồi người ta sẽ học tiếp qua phần 2 là học Moderne.

Đây chỉ là quy tắc chung, dĩ nhiên, sẽ có nhiều các hướng dẫn khác nhau như những em chỉ nêu phương pháp (hình thái) chính là đánh giai điệu ở tay mặt và kết hợp với tay trái đánh bằng các hình thức (motif) là các điệu (tiết tấu) đệm. Có nhiều cách đệm gọi nôm na là "điệu" nhưng đều theo nguyên tắc (motif) là các điệu có sẵn như Valse, Boston, slow, Ballad Slow rock, Tango, Cha cha cha, bebop,....

Nguyên tắc chung, căn bản, là người đàn sẽ đánh giai điệu bằng tay mặt và tay trái sẽ đánh (đệm) bằng một điệu (áp dụng những điệu nhạc cơ bản) để lồng vào cho hợp với giai điệu chính. Nhưng dĩ nhiên muốn nâng cao hơn, người học đàn Moderne phải chịu khó nghe cũng như rèn luyện số kỹ thuật, kỹ xảo để khi đàn làm cho tiếng đàn phong phú và không nhàm chán, đơn điệu.

Nếu chịu khó để ý và phân tích, các tiết tấu (Valse, tango, Ballad....) và tất cả các kỹ xảo đánh nhạc moderne đều bắt nguồn từ classic (bốc hợp âm cho nhanh, chạy hợp âm rải cho muớt, chạy câu ngắn gamme chromatique cho ngọt, lắc cổ tay các broken octave cho mịn màng, đánh các note đôi quãng tám cho sắc sảo) Vấn đề còn lại, là người đàn phải đủ thông minh sáng tạo để "nhồi nhét" xử lý như thế nào cho phù hợp!

Trong những nghệ sĩ đánh nhạc Moderne, Nguyễn Ánh 9 là một điển hình thành công. Sau khi học xong phần cơ bản, Ông chuyên đi vào học, rèn luyện, để biểu diễn những tác phẩm mới. Với sự thông minh khéo léo, tài hoa cũng như sự cố gắng rèn luyện trau giồi của ông, đã tạo ra một tiếng đàn riêng, rất là Nguyễn Ánh 9!

Ngày nay với những nghệ sĩ piano cổ điển họ thường không thích đánh Moderne, bởi vì giai điệu đơn điệu lẻ và màu (color) tẻ nhạt, không tinh tế mà họ chỉ chuyên tâm vào học cổ điển. Cũng có ý kiến cho rằng học nhạc moderne làm "hư tay" người học classic! Thực ra không phải hư mà chính là do sự dễ dãi trong cách xử lý tác phẩm khiến cho người đó sẽ không còn sự tinh tế khi biểu diễn nhạc cổ điển nữa!

Trong thực tế các nghệ sĩ nhạc cổ điển nếu thích mà đánh thêm hoặc chuyển qua Moderne và nếu họ là người thông minh sáng tạo thì họ sẽ "đem" những kỹ xảo đã học ở trong classic áp dụng khi đánh vào bài nhạc, khiến cho bài nhạc phong phú và nhiều vi diệu hơn nữa! Phan Hồng Minh con trai NS. Phan Huỳnh Điểu là một ví dụ!

Cũng phải lưu ý là nếu học viên chính quy học nhạc cổ điển, thì ngoài học môn chính là nhạc cụ, học viên còn được học dạy thêm về lý luận, sáng tác, chỉ huy, cũng như hòa âm.

Về hòa âm, hòa âm là một môn học cần thiết cho tất cả những người học piano nó riêng và nhạc cụ nói chung. Vì nhờ đó mà người ta sẽ cảm nhận được cái hay của bài nhạc cũng như là biết cấu trúc sắp xếp của các hợp âm, các hợp âm "độc" trong một tác phẩm và giúp cho họ xử lý bài (đánh bài) nhanh hơn.

Để dễ hiểu người ta nói rằng "Học piano mà không học hòa âm là mất một nửa và học hòa âm mà không học Piano là mất một phần ba"! Câu nói này phần nào nói lên vai trò quan trọng của việc học hòa âm với những người học piano ngay cả những người học nhạc moderne cũng phải biết hợp âm (hòa âm) thì mới có thể sắp xếp các hợp âm phù hợp cho bài nhạc mình muốn đánh.

Trong thực tế cách mà bác nói và học là cách học mì ăn liền và học như vậy thì suốt đời Bác chẳng bao giờ đánh bài đặt nào cho ra hồn hoặc "đàn" có hay chăng nữa là chỉ đủ cho những người không biết gì về nhạc nghe mà thôi!

Trong thực tế chúng ta cũng biết môi trường Âm nhạc là môi trường văn hóa, do đó việc khen chê là điều rất nhạy cảm ===> khiến người ta thường chỉ khen chứ ít khi dám chê mà chính vì đó mà dẫn tới có những nghệ sĩ nửa mùa

Về phần bác hỏi giáo trình hoặc cách học, Em xin phép được chia sẻ như sau:

Đây là một nguyên tắc vàng trong học tập mà tất cả chúng ta phải ghi nhớ đó là:

"KHÔNG CÓ GIÁO TRÌNH DỞ MÀ CHỈ CÓ THẦY GIÁO TỒI"!
Hòa với sự phát triển của cây đàn piano từ sơ khai (clavecin) cho tới ngày nay (Đại dương cầm 108 phím!) thì các giáo trình dạy học cũng nở rộ và rất nhiều trường phái khác nhau.
Trong khoảng 50 năm gần đây ở Việt Nam nổi lên ba xu thế chính về học đàn ở miền Bắc thì theo trường phái của Pháp (châu Âu) và trường phái của Nga. Ở miền Nam thì trước 1975 hoàn toàn theo trường phái của Pháp ở một số ít theo trường phái của Mỹ.

Mỗi trường phái đều có những giáo trình phù hợp!

Như đã nói không có giáo trình dở mà chỉ có thầy giáo dở. Do đó, Giáo trình nào cũng có thể dùng để học hay dạy được hết! Vấn đề còn lại là khả năng và trình độ của người thầy để chia sẻ hướng dẫn người học sinh hầu cho sau thời gian học tập những kỹ thuật cơ bản, rồi nâng cao, và tuyệt hảo để biểu hiện tác phẩm.

Trong thực tế nếu bác chịu khó đọc lại bài viết của em trước đây em đã nêu lên thực tế đau lòng thậm chí phải nói là xấu hổ ở Việt Nam là đa phần các thầy cô dạy đàn đều không biết "đánh đàn tử tế"!

Anh đàn còn chưa xong, thì bảo anh dạy ai?
Trong thực tế ở nước ngoài khi nghe nói dạy học một giờ tối thiểu là 50USD hoặc 100USD ai cũng nghĩ rằng mắc nhưng nói thật dạy đàn kiểu Việt Nam 1 đôla cũng không ai thèm học!

Để ăn 100 đôla của học viên không dễ dàng!!! Về nguyên tắc, người thầy phải nghe học trò đàn tìm ra cái sai rồi phân tích cái sai thâm chí đánh lại cái sai cho học viên nghe. Sau đó đánh lại cái đúng là như thế nào rồi hướng dẫn học sinh cách tập luyện để đánh được đúng.

Nghĩa là trong một giờ học người thầy phải căng tay, căng mắt, căng đầu ra mà nghe, rồi thì mà sửa! Và, phải làm sao đến đích đến cuối cùng là học trò đánh được tác phẩm mình dạy đúng chuẩn.

Trong khi đó, ở Việt Nam thử hỏi các bác đã từng đi học Piano, có bao nhiêu bác được nghe thầy cô đánh cho mà nghe tác phẩm mà dạy họ dạy mình chưa? nhất là những lớp trung cấp trở đi ???

Chính vì thầy cô chỉ ngồi phán mà không dám, đàn hay không thể đàn, hoặc không muốn đàn, khiến tạo ra có những giáo viên loại hai hoặc loại ba!
Thậm chí, cũng có giáo viên lấy cớ là ông X bà Y nào đó khi dạy có đàn đâu mà bắt họ phải đàn và họ cũng ngang nhiên ngồi dạy đàn như bao nhiêu người khác !?

Em cũng xin Phân tích về cách mà bác cũng như người đang học là kiểu mì ăn liền tức là chọn một tác phẩm rồi bắt chước đàn cho bằng được tác phẩm đó học kỳ này cũng giống như bác gặp người nước ngoài cần nói chuyện bác chỉ học mấy câu căn bản cho hỏi vớ vẩn để nói chuyện với người ta và ngoài ra chẳng nói hay nghe thêm được một kiểu nó khác nữa!

Trong khi học bài bản cẩn thận giống như bác học ngoại ngữ mà học cẩn thận về cấu trúc từ ngữ cũng như văn phạm, ... và sau một thời gian học bác có thể áp dụng sử dụng nó trong mọi hoàn cảnh mọi trường hợp mối tình huống chứ không đơn giản là thuộc lòng như két (vẹt) năm ba câu rồi xổ "ngoại ngữ"!

Và để cho các bác hiểu rõ ơn, em xin đưa ra một ví dụ so sánh. Xin lỗi các bác, mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng để cho dễ hiểu em xin phép được so sánh như thế này:

Học đàn cẩn thận căn bản tử tế rồi đi vào học nhạc cổ điển ví như các bác yêu thích bộ môn múa và đi học múa balê.

Còn học đàn căn bản tử tế rồi các bác chuyển qua học Moderne giống như các bác cũng thích môn múa nhưng đi học khiêu vũ (học "nhảy đầm").

Ở khiêu vũ hay còn gọi là học khiêu vũ thể thao thì sau khi học 8 điệu căn bản các bác sẽ sang bước nâng cao hay hay gọi nôm na là Fantasie nghĩa là trên nền tảng những bước căn bản đó các bác sẽ được thầy hướng dẫn những cách "đi" những tư thế, những kiểu để bước nhảy huyền ảo, nhuần nhuyễn hơn, ảo diệu hơn, và biến hóa nhiều hơn. Đã có rất nhiều kỳ thi khiêu vũ với những chủ đề thi về Tango Chachacha Valse, ...... và người thi biểu diễn trên cơ sở những bước căn bản và những bức đã được họ biến hóa phát triển không ngờ.

Thì piano cũng vậy, nếu đi sâu vào nữa người ta sẽ đi sâu chuyên về mảng Moderne này và có nhiều kỹ thuật những hình thức xử lý câu chữ trong kỹ thuật rồi làm cho giai điệu trờ nên hay ho và đẹp hơn!

Trong thực tế, nếu Xem biểu diễn khiêu vũ chúng ta không thể chối rằng có rất nhiều cặp nhảy rất đẹp cũng như khi coi múa balê cũng có rất nhiều vũ công múa xuất thần điêu luyện thì việc các cặp khiêu vũ đẹp cũng giống như là việc đánh nhạc Moderne, Và việc múa balê đẹp cũng giống như đánh nhạc cổ điển và đánh hay nhưng thực tế ra đánh nhạc cổ điển mà hay nó không đơn giản như múa balê đẹp mà nó còn tinh tế và vi diệu hơn rất nhiều.

Học đàn kiểu Bác nói, cũng giống như bác thích bộ môn múa, theo học nhưng vì lý do không có thời gian hoặc không chịu khó luyện tập, lười biếng nhưng lại muốn bước "lên sàn nhảy" nên buộc lòng phải học disco một hình thức này rất dễ dãi và đơn giản! VÀ, thực tế là bác cũng vẫn đang đi lên sàn "nhảy" mà "nhót" mỗi đêm! nhưng em đố bác có thể bước ra sàn nhảy để ôm một bạn nhảy rồi nhảy đầm (khiêu vũ) bằng các bước cơ bản cũng như đừng mơ đến chuyện bảo bác múa Ballet ở đây!

Em xin nhắc lại mọi So sánh đều là khập khiễng nhưng em so sánh để các bác hiểu vấn đề mà thôi! Trong thực tế một nghệ sĩ học múa balê Nếu anh ta chuyển sang học nhảy đầm thì rất nhanh và nhảy sẽ nhảy đẹp hơn rất nhiều so với người học khiêu vũ chuyên nghiệp cũng như một người học nhảy đầm căn bản mà tốt thì khỏi nói chuyện nhảy disco vì chỉ là chuyện vặt giống như một ông cử nhân hay Thạc sĩ văn chương mà bảo họ viết một cái văn bản thông báo, nôi dung chỉ có mấy dòng!

Em xin phép được nêu vấn đề như thế để các bác có thể nào hình dung và hiểu được học piano thực tế là như thế nào và em sẽ bàn về giáo trình như cách học là phù hợp nhất trong trường hợp các bác đã lớn tuổi sau. Vấn đề này em xin phép sẽ nói trong 1 bài viết khác.

Vấn đề ở đây là các bác phải định hình cái minh muốn cái mình cần! Sau khi các bác đã hiểu được mình muốn gì cần gì, thì ta mới bàn học ntn và bàn tới giáo trình được!

Ví như, nếu các bác khẳng định lập gia đình để có người sống chung, chia sẻ vui buồn, lập gia đình để có người chung chăn gối giải quyềt nhu cầu sinh lý thì các bác có thể lấy bất kỳ ai ngay cả nhưng phụ nữ vô sinh thậm chí người cùng phái!

Còn một khi các bác khẳng định lập gia đình để có người sống chung, người duy trì nòi giống thì bắt buộc các bác phải lập gia đình với người khác phái và người đó phải có khả năng sinh sản! Đấy là chưa nói đến chuyện phải có sức khỏe tốt để tạo ra đứa trẻ lành mạnh không dị tật!

Dễ hiểu chưa nào ???
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
QUANG1970 cho em hỏi em đọc thấy bảo các loại vật liệu sử dụng đặc biệt là gỗ sẽ tạo ra âm thanh độ rung khác nhau giữa các loại đàn và dòng đàn piano sử dụng loại gỗ (walnut ) óc chó là tốt nhất ạ vì gỗ có độ chắc tạo ra âm thanh rung ổn định đúng không ạ ?
Rất cám ơn khi bác nêu câu hỏi nhưng do bác hỏi chửa rõ nên em đành chưa trả lời!
Trong một cây đàn piano có rất nhiều cơ phận, thành tố làm bằng gỗ. Ngay cả những cây "cải tiến" có máy (action) làm bằng nhựa ABS thì các thành tố gỗ cũng chiếm đa số. :P

Không rõ ý bác là gỗ ở phận nào?

Hỏi kiểu bác, làm em lại nhớ chuyện có người ca ngợi "Cái mùi thơm da thịt đàn bà" nhưng chẳng "khu trú" là đàn bà nào? và da thịt vùng nào? mà chỉ mở mồm phán chung chung! Đàn bà kiểu "nái xề" đang nằm ổ cũng như da thịt ở ngay khu "trù mật" mà lại vào ngay cái ngày "đèn đỏ" thì thơm đâu chả thấy mà chỉ nghĩ tới đã ...... :))
 
Chỉnh sửa cuối:

lovecop

Xe buýt
Biển số
OF-32463
Ngày cấp bằng
27/3/09
Số km
619
Động cơ
483,680 Mã lực
Cụ đọc đến lần thứ mấy rồi ạ :D. E thì sau 4 tháng nghiền ngẫm topic đã quyết tâm mua đàn cơ ngoài dòng ;) . Em nghĩ trong chuyện này ko có " đúng quy trình". Vì có thể đúng với em, nhưng với cụ hay một số cụ khác thì ko như vậy. Em chỉ có thể tư vấn cho cụ rằng, chơi gì thì chơi cũng nên phù hợp với điều kiện của mình. Tuy nhiên e khẳng định nếu cụ thật sự yêu cây đàn piano (chứ ko phải là mua để cho con học, mua vì con, mua để trưng bày cho sang trọng ...) thì trước sau gì đích đến cũng là 1 cây piano cơ thôi ạ. Chúc cụ có lựa chọn sáng suốt :)
Cơ ngoài dòng là cơ gì vậy cụ. Nói thật với cụ là e quan tâm vì đang cho F1 theo học, bản thân thì cũng khá về nhạc và con bé con nhà e lại ất thần tượng bố nó về máy cái tài lẻ. Ít nhất là e đã sáng tác được bài hát dạng amateur, nhạc sỹ nào chưa qua lý-sáng-chỉ nghe cũng thấy hay. Duy chỉ có piano là e mù tịt nên cũng muốn tự học (e chủ yếu toàn tự học vì thời gian rảnh rỗi cũng k cố định).
 
Biển số
OF-536134
Ngày cấp bằng
8/10/17
Số km
75
Động cơ
167,735 Mã lực
Vô cùng cám ơn bác!

Đây là lần đầu tiên từ khi em bước chân vào OF, đọc một comment viết, mà em thực sự vui và xúc động vì có người hiểu minh và trân trọng cái mà mình chia sẻ.

"Cho không tiếc, nhưng nhận mà không biết trân trọng, mới là đáng tiếc!"

Cảm ơn bác! Em kính hồi đáp đến riêng bác, mấy vần thơ sau: bài một là tự thán, bài hai (tự họa) là tặng bác

Mai sau biết đến bao giờ,
Những lời trân quý bất ngờ được nghe
Nhác trông chỉ thấy ong ve,
Thoảng như gió lạnh se se cõi lòng
Thôi thì cũng chẳng nên mong,
Mây trôi gió thoảng, là xong kiếp người.​

Mãi mong, chẳng có bao giờ?
Mãi chờ, trân quý, chẳng ngờ lại nghe!
Nhớ, quên toàn những ong ve,
Lời như gió bấc lạnh se cõi lòng
Bác ơi ta chẳng nên mong,
Nói chi cho lắm, cũng xong kiếp người.

李大衛
Bài thơ nhiều ý nghĩa quá. Cảm ơn Bác đã tặng em.
P/s : em rót rượu mời Bác mà nội qui bảo phải mời 20 người thì mới được quay lại. Hiic.....
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
788
Động cơ
473,447 Mã lực
Trước hết xin cảm ơn bác đã chia sẻ các thông tin về việc chọn lựa nơi học cho cháu bé, cũng như "giải quyết" cái nhu cầu "cung đàn phím phách " của chính bác. Quả đáng trân trọng khi bác không ngại ngùng chia sẻ thật, không dấu diếm về việc học đàn của mình.

Xin lỗi là em đã có trả lời Bác hồi đầu giờ chiều qua nhưng do vì đang trả lời thì tới giờ làm việc nên em phải dừng và chuyển vào file nháp để đến cuối giờ chiều. sẽ hiệu đính lại rồi gửi (release) nhưng không biết vì lý do nào mà file này biến mất! sau khi tầm lục, giờ em đành ngồi viết lại lần 2 nội dung này !!!

Để trả lời cho câu hỏi của bác em xin nói rõ và "phân tích" cho mọi người hiểu, học piano có những nhóm (kiểu, loại) chính nào.

Theo phân loại chung thì học piano có thể chia làm 2 nhóm chính là học nhạc cổ điển và học nhạc mới gọi nôm na là là "học classique/ classic" và học "Moderne".

Học classic là học những tác phẩm nhạc cổ điển của các nhạc sĩ cổ điển trong classic, có nhiều dòng nhạc và classic bao gồm cả những tác phẩm hiện đại của các nhà soạn nhạc Ví dụ như trong buổi biểu diễn "Piano Recital - VÀO HẠ" mà các bác sẽ xem sắp tới, có một tác phẩm của của Prokofiev. Đây là một nhạc sĩ Nga viết nhạc theo xu hướng hiện đại. Em xin lưu ý tuy những tác giả hiện đại như vậy vẫn được xếp vào hay dạy chung trong dòng nhạc cổ điển nhé!

Còn học nhạc mới hay nói nôm na là học Moderne là một hình thức học nhạc đơn giản dễ học cho những người muốn học kiểu mì ăn liền cũng như muốn đánh những tác phẩm ca nhạc ngày nay, Thường thì người ta sẽ học qua lớp căn bản (3 tháng, 6 tháng hay 1 năm tùy thầy,cũng như tùy trò). Sau khi nắm căn bản nhạc lý, kiến thức chung, nắm các kỹ thuật cơ bản của piano, rồi người ta sẽ học tiếp qua phần 2 là học Moderne.

Đây chỉ là quy tắc chung, dĩ nhiên, sẽ có nhiều các hướng dẫn khác nhau như những em chỉ nêu phương pháp (hình thái) chính là đánh giai điệu ở tay mặt và kết hợp với tay trái đánh bằng các hình thức (motif) là các điệu (tiết tấu) đệm. Có nhiều cách đệm gọi nôm na là "điệu" nhưng đều theo nguyên tắc (motif) là các điệu có sẵn như Valse, Boston, slow, Ballad Slow rock, Tango, Cha cha cha, bebop,....

Nguyên tắc chung, căn bản, là người đàn sẽ đánh giai điệu bằng tay mặt và tay trái sẽ đánh (đệm) bằng một điệu (áp dụng những điệu nhạc cơ bản) để lồng vào cho hợp với giai điệu chính. Nhưng dĩ nhiên muốn nâng cao hơn, người học đàn Moderne phải chịu khó nghe cũng như rèn luyện số kỹ thuật, kỹ xảo để khi đàn làm cho tiếng đàn phong phú và không nhàm chán, đơn điệu.

Nếu chịu khó để ý và phân tích, các tiết tấu (Valse, tango, Ballad....) và tất cả các kỹ xảo đánh nhạc moderne đều bắt nguồn từ classic (bốc hợp âm cho nhanh, chạy hợp âm rải cho muớt, chạy câu ngắn gamme chromatique cho ngọt, lắc cổ tay các broken octave cho mịn màng, đánh các note đôi quãng tám cho sắc sảo) Vấn đề còn lại, là người đàn phải đủ thông minh sáng tạo để "nhồi nhét" xử lý như thế nào cho phù hợp!

Trong những nghệ sĩ đánh nhạc Moderne, Nguyễn Ánh 9 là một điển hình thành công. Sau khi học xong phần cơ bản, Ông chuyên đi vào học, rèn luyện, để biểu diễn những tác phẩm mới. Với sự thông minh khéo léo, tài hoa cũng như sự cố gắng rèn luyện trau giồi của ông, đã tạo ra một tiếng đàn riêng, rất là Nguyễn Ánh 9!

Ngày nay với những nghệ sĩ piano cổ điển họ thường không thích đánh Moderne, bởi vì giai điệu đơn điệu lẻ và màu (color) tẻ nhạt, không tinh tế mà họ chỉ chuyên tâm vào học cổ điển. Cũng có ý kiến cho rằng học nhạc moderne làm "hư tay" người học classic! Thực ra không phải hư mà chính là do sự dễ dãi trong cách xử lý tác phẩm khiến cho người đó sẽ không còn sự tinh tế khi biểu diễn nhạc cổ điển nữa!

Trong thực tế các nghệ sĩ nhạc cổ điển nếu thích mà đánh thêm hoặc chuyển qua Moderne và nếu họ là người thông minh sáng tạo thì họ sẽ "đem" những kỹ xảo đã học ở trong classic áp dụng khi đánh vào bài nhạc, khiến cho bài nhạc phong phú và nhiều vi diệu hơn nữa! Phan Hồng Minh con trai NS. Phan Huỳnh Điểu là một ví dụ!

Cũng phải lưu ý là nếu học viên chính quy học nhạc cổ điển, thì ngoài học môn chính là nhạc cụ, học viên còn được học dạy thêm về lý luận, sáng tác, chỉ huy, cũng như hòa âm.

Về hòa âm, hòa âm là một môn học cần thiết cho tất cả những người học piano nó riêng và nhạc cụ nói chung. Vì nhờ đó mà người ta sẽ cảm nhận được cái hay của bài nhạc cũng như là biết cấu trúc sắp xếp của các hợp âm, các hợp âm "độc" trong một tác phẩm và giúp cho họ xử lý bài (đánh bài) nhanh hơn.

Để dễ hiểu người ta nói rằng "Học piano mà không học hòa âm là mất một nửa và học hòa âm mà không học Piano là mất một phần ba"! Câu nói này phần nào nói lên vai trò quan trọng của việc học hòa âm với những người học piano ngay cả những người học nhạc moderne cũng phải biết hợp âm (hòa âm) thì mới có thể sắp xếp các hợp âm phù hợp cho bài nhạc mình muốn đánh.

Trong thực tế cách mà bác nói và học là cách học mì ăn liền và học như vậy thì suốt đời Bác chẳng bao giờ đánh bài đặt nào cho ra hồn hoặc "đàn" có hay chăng nữa là chỉ đủ cho những người không biết gì về nhạc nghe mà thôi!

Trong thực tế chúng ta cũng biết môi trường Âm nhạc là môi trường văn hóa, do đó việc khen chê là điều rất nhạy cảm ===> khiến người ta thường chỉ khen chứ ít khi dám chê mà chính vì đó mà dẫn tới có những nghệ sĩ nửa mùa

Về phần bác hỏi giáo trình hoặc cách học, Em xin phép được chia sẻ như sau:

Đây là một nguyên tắc vàng trong học tập mà tất cả chúng ta phải ghi nhớ đó là:

"KHÔNG CÓ GIÁO TRÌNH DỞ MÀ CHỈ CÓ THẦY GIÁO TỒI"!
Hòa với sự phát triển của cây đàn piano từ sơ khai (clavecin) cho tới ngày nay (Đại dương cầm 108 phím!) thì các giáo trình dạy học cũng nở rộ và rất nhiều trường phái khác nhau.
Trong khoảng 50 năm gần đây ở Việt Nam nổi lên ba xu thế chính về học đàn ở miền Bắc thì theo trường phái của Pháp (châu Âu) và trường phái của Nga. Ở miền Nam thì trước 1975 hoàn toàn theo trường phái của Pháp ở một số ít theo trường phái của Mỹ.

Mỗi trường phái đều có những giáo trình phù hợp!

Như đã nói không có giáo trình dở mà chỉ có thầy giáo dở. Do đó, Giáo trình nào cũng có thể dùng để học hay dạy được hết! Vấn đề còn lại là khả năng và trình độ của người thầy để chia sẻ hướng dẫn người học sinh hầu cho sau thời gian học tập những kỹ thuật cơ bản, rồi nâng cao, và tuyệt hảo để biểu hiện tác phẩm.

Trong thực tế nếu bác chịu khó đọc lại bài viết của em trước đây em đã nêu lên thực tế đau lòng thậm chí phải nói là xấu hổ ở Việt Nam là đa phần các thầy cô dạy đàn đều không biết "đánh đàn tử tế"!

Anh đàn còn chưa xong, thì bảo anh dạy ai?
Trong thực tế ở nước ngoài khi nghe nói dạy học một giờ tối thiểu là 50USD hoặc 100USD ai cũng nghĩ rằng mắc nhưng nói thật dạy đàn kiểu Việt Nam 1 đôla cũng không ai thèm học!

Để ăn 100 đôla của học viên không dễ dàng!!! Về nguyên tắc, người thầy phải nghe học trò đàn tìm ra cái sai rồi phân tích cái sai thâm chí đánh lại cái sai cho học viên nghe. Sau đó đánh lại cái đúng là như thế nào rồi hướng dẫn học sinh cách tập luyện để đánh được đúng.

Nghĩa là trong một giờ học người thầy phải căng tay, căng mắt, căng đầu ra mà nghe, rồi thì mà sửa! Và, phải làm sao đến đích đến cuối cùng là học trò đánh được tác phẩm mình dạy đúng chuẩn.

Trong khi đó, ở Việt Nam thử hỏi các bác đã từng đi học Piano, có bao nhiêu bác được nghe thầy cô đánh cho mà nghe tác phẩm mà dạy họ dạy mình chưa? nhất là những lớp trung cấp trở đi ???

Chính vì thầy cô chỉ ngồi phán mà không dám, đàn hay không thể đàn, hoặc không muốn đàn, khiến tạo ra có những giáo viên loại hai hoặc loại ba!
Thậm chí, cũng có giáo viên lấy cớ là ông X bà Y nào đó khi dạy có đàn đâu mà bắt họ phải đàn và họ cũng ngang nhiên ngồi dạy đàn như bao nhiêu người khác !?

Em cũng xin Phân tích về cách mà bác cũng như người đang học là kiểu mì ăn liền tức là chọn một tác phẩm rồi bắt chước đàn cho bằng được tác phẩm đó học kỳ này cũng giống như bác gặp người nước ngoài cần nói chuyện bác chỉ học mấy câu căn bản cho hỏi vớ vẩn để nói chuyện với người ta và ngoài ra chẳng nói hay nghe thêm được một kiểu nó khác nữa!

Trong khi học bài bản cẩn thận giống như bác học ngoại ngữ mà học cẩn thận về cấu trúc từ ngữ cũng như văn phạm, ... và sau một thời gian học bác có thể áp dụng sử dụng nó trong mọi hoàn cảnh mọi trường hợp mối tình huống chứ không đơn giản là thuộc lòng như kết năm ba câu rồi xổ "ngoại ngữ"!

Và để cho các bác hiểu rõ ơn, em xin đưa ra một ví dụ so sánh. Xin lỗi các bác, mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng để cho dễ hiểu em xin phép được so sánh như thế này:

Học đàn cẩn thận căn bản tử tế rồi đi vào học nhạc cổ điển ví như các bác yêu thích bộ môn múa và đi học múa balê.

Còn học đàn căn bản tử tế rồi các bác chuyển qua học Moderne giống như các bác cũng thích môn múa nhưng đi học khiêu vũ (học "nhảy đầm").

Ở khiêu vũ hay còn gọi là học khiêu vũ thể thao thì sau khi học 8 điệu căn bản các bác sẽ sang bước nâng cao hay hay gọi nôm na là Fantasie nghĩa là trên nền tảng những bước căn bản đó các bác sẽ được thầy hướng dẫn những cách "đi" những tư thế, những kiểu để bước nhảy huyền ảo, nhuần nhuyễn hơn, ảo diệu hơn, và biến hóa nhiều hơn. Đã có rất nhiều kỳ thi khiêu vũ với những chủ đề thi về Tango Chachacha Valse, ...... và người thi biểu diễn trên cơ sở những bước căn bản và những bức đã được họ biến hóa phát triển không ngờ.

Thì piano cũng vậy, nếu đi sâu vào nữa người ta sẽ đi sâu chuyên về mảng Moderne này và có nhiều kỹ thuật những hình thức xử lý câu chữ trong kỹ thuật rồi làm cho giai điệu trờ nên hay ho và đẹp hơn!

Trong thực tế, nếu Xem biểu diễn khiêu vũ chúng ta không thể chối rằng có rất nhiều cặp nhảy rất đẹp cũng như khi coi múa balê cũng có rất nhiều vũ công múa xuất thần điêu luyện thì việc các cặp khiêu vũ đẹp cũng giống như là việc đánh nhạc Moderne, Và việc múa balê đẹp cũng giống như đánh nhạc cổ điển và đánh hay nhưng thực tế ra đánh nhạc cổ điển mà hay nó không đơn giản như múa balê đẹp mà nó còn tinh tế và vi diệu hơn rất nhiều.

Học đàn kiểu Bác nói, cũng giống như bác thích bộ môn múa, theo học nhưng vì lý do không có thời gian hoặc không chịu khó luyện tập, lười biếng nhưng lại muốn bước "lên sàn nhảy" nên buộc lòng phải học disco một hình thức này rất dễ dãi và đơn giản! VÀ, thực tế là bác cũng vẫn đang đi lên sàn "nhảy" mà "nhót" mỗi đêm! nhưng em đố bác có thể bước ra sàn nhảy để ôm một bạn nhảy rồi nhảy đầm (khiêu vũ) bằng các bước cơ bản cũng như đừng mơ đến chuyện bảo bác múa Ballet ở đây!

Em xin nhắc lại mọi So sánh đều là khập khiễng nhưng em so sánh để các bác hiểu vấn đề mà thôi! Trong thực tế một nghệ sĩ học múa balê Nếu anh ta chuyển sang học nhảy đầm thì rất nhanh và nhảy sẽ nhảy đẹp hơn rất nhiều so với người học khiêu vũ chuyên nghiệp cũng như một người học nhảy đầm căn bản mà tốt thì khỏi nói chuyện nhảy disco vì chỉ là chuyện vặt giống như một ông cử nhân hay Thạc sĩ văn chương mà bảo họ viết một cái văn bản thông báo, nôi dung chỉ có mấy dòng!

Em xin phép được nêu vấn đề như thế để các bác có thể nào hình dung và hiểu được học piano thực tế là như thế nào và em sẽ bàn về giáo trình như cách học là phù hợp nhất trong trường hợp các bác đã lớn tuổi sau. Vấn đề này em xin phép sẽ nói trong 1 bài viết khác.

Vấn đề ở đây là các bác phải định hình cái minh muốn cái mình cần! Sau khi các bác đã hiểu được mình muốn gì cần gì, thì ta mới bàn học ntn và bàn tới giáo trình được!

Ví như, nếu các bác khẳng định lập gia đình để có người sống chung, chia sẻ vui buồn, lập gia đình để có người chung chăn gối giải quyềt nhu cầu sinh lý thì các bác có thể lấy bất kỳ ai ngay cả nhưng phụ nữ vô sinh thậm chí người cùng phái!

Còn một khi các bác khẳng định lập gia đình để có người sống chung, người duy trì nòi giống thì bắt buộc các bác phải lập gia đình với người khác phái và người đó phải có khả năng sinh sản! Đấy là chưa nói đến chuyện phải có sức khỏe tốt để tạo ra đứa trẻ lành mạnh không dị tật!

Dễ hiểu chưa nào ???
Rất cám ơn cụ QUANG1970 đã viết tới lần thứ
2 để trả lời cho câu hỏi của em.
Em được ưu điểm là ko dấu dốt, cái nào ko biết là lắng nghe và tiếp thu ngay. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Nhưng em thích nói thật, và muốn được nghe lời nói thật ( nhiều người lại ko thích vì nói thật sẽ khó vào tai :) ). Nghe để sửa mình cho tốt hơn, em là như vậy.
Bản thân em cũng thấy cách học của mình hiện tại chưa ổn, ko phát triển được kỹ thuật, gặp bài khó là vướng mắc ngay... Thực ra ko riêng gì piano mà môn nào cũng vậy, muốn đạt thành tựu là phải học cơ bản trước. Học thật chắc chắn rồi mới rẽ nhánh lựa chọn chuyên sâu theo định hướng. Điều này e rất hiểu và thấm thía.
Hiện tại e xác định mục tiêu cho 5 năm tới là chơi các tác phẩm của Richard Clayderman hay Yiruma đạt khá trở lên :).
Điều nữa là em cũng muốn tự học ( ko biết piano có thể tự học được ko, hay bắt buộc phải đến thầy, điều này e đang suy nghĩ). Nếu piano thực sự là môn ko thể tự học được, thì chắc em sẽ phải thay đổi lại hướng đi của mình - tức là tìm thày dạy -. :)
Qua bài viết của bác, em cơ bản xác định hướng đi của em là học cổ điển, sau đó sẽ chuyển dần sang modern. Em chỉ ko rõ là liệu có thể tự học được ko hay phải có thày chỉ dạy. Nếu tự học thì sẽ học như thế nào.
Em đang vào mạng bằng điện thoại nên ko viết được nhiều và chưa hết ý, câu cú chưa được chuẩn lắm, mong các cụ thông cảm.
Rất rất và rất ... cám ơn tấm chân tình mà cụ QUANG1970 đã dành cho em. Thật vui khi những vấn đề đặt ra ( ko chỉ em mà còn cả nhiều cụ khác nữa) đều được cụ trả lời rất nghiêm túc và đúng đắn. Nói thật là bài của cụ em phải đọc đi ngẫm lại vài lần để hiểu hết ý tứ :).
Em ko khen nhưng những người như cụ, dân gian người ta gọi là" của hiếm" , là " nghệ nhân có tâm" đấy ạ. Giọng văn của cụ vừa có chất ngang tàng, sâu sắc của " sỹ phu Bắc Hà", đôi khi lại chua cay, châm biếm "hao hao ông đồ Nghệ "... Câu này e viết vui lan man chút, ko liên quan đến piano. Cụ QUANG1970 thứ lỗi nếu e có gì mạo muội nhé :) .
Trân trọng.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Rất cám ơn cụ QUANG1970 đã viết tới lần thứ
2 để trả lời cho câu hỏi của em.
Em được ưu điểm là ko dấu dốt, cái nào ko biết là lắng nghe và tiếp thu ngay. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Nhưng em thích nói thật, và muốn được nghe lời nói thật ( nhiều người lại ko thích vì nói thật sẽ khó vào tai :) ). Nghe để sửa mình cho tốt hơn, em là như vậy.
Bản thân em cũng thấy cách học của mình hiện tại chưa ổn, ko phát triển được kỹ thuật, gặp bài khó là vướng mắc ngay... Thực ra ko riêng gì piano mà môn nào cũng vậy, muốn đạt thành tựu là phải học cơ bản trước. Học thật chắc chắn rồi mới rẽ nhánh lựa chọn chuyên sâu theo định hướng. Điều này e rất hiểu và thấm thía.
Hiện tại e xác định mục tiêu cho 5 năm tới là chơi các tác phẩm của Richard Clayderman hay Yiruma đạt khá trở lên :).

"Cái gì biết nói biết, cái gì không biết nói không biết, đó mới là biết"!


Bác chưa học xong căn bản thậm chí chưa một bài căn bản nào mà đã dám vạch vọc những tác phẩm hướng dẫn trên YouTube thì kể ra bác cũng có một lá gan rất lớn!

Trong thực tế phải nắm những nguyên tắc cơ bản kỹ thuật xử lý bàn tay, ngón tay, cách ngồi sao cho thoải mái rồi bạn mới làm quen với phím đàn, Còn nếu bác nhảy vào đàn ngay thì cũng giống như việc bác làm tình theo bản năng, nói cụ thể hơn, là khi vừa "nứt mắt", thấy một cô gái đẹp nằm tênh hếch mời goị trong chốn không người thế là bác nhảy ngay vào "xử" mà chưa biết tí gì là "nghệ ân, thuật ái"!

Với những người lớn như bác, khi học piano căn bản họ phải biết được nguyên tắc cơ bản của cách sắp xếp ngón tay, những nguyên tắc về giải phẩu bàn tay, cách làm nóng tay tay trước khi đàn cũng như là những kỹ thuật khác nói nôm nà lả thả mềm bàn tay, ngón tay mà trong học thuật gọi là kỹ thuật múa bàn tay (Choreography of the hands) hầu cho tiếng đàn nó ngọt ngào và đàn lâu mà không bị đau tay hay nhức vai.

Tất cả những thủ thuật đó ngoài giáo trình căn bản người thầy sẽ hướng dẫn bác cụ thể về những yêu cầu này. Cách học cách tập đàn piano không phải đơn thuần nhảy vào đảnh là đảnh mà không có những những kiến thức căn bản về hình thể bàn tay, về âm thanh và những việc khác nữa,......

Nếu sau khi bác học căn bản vững chắc thì cái chỉ tiêu bác đề ra "chơi các tác phẩm của Richard Clayderman hay Yiruma đạt khá trở lên" nó sẽ như thế này:

Sau khi nắm vững phần căn bản bác bắt đầu tập những bài như bác nói và nếu:

+ Bác là người có năng khiếu cũng như có giờ tập luyện và thông minh thì chỉ sau khoảng một năm là bạn đã hoàn thành chỉ tiêu.

+ Nếu bác là người ham tập thông minh nhưng không có năng khiếu thì cũng khoảng năm tối đa là 3 năm là hoàn thành chỉ tiêu.

+Và, xin lỗi nhắc lại, và xin lỗi nhé! Nếu bác là người ngu si đần độn óc, bã đậu nhưng ham học, ham tập và có giờ tập thì cũng chỉ 5 năm là đạt cái chỉ tiêu bác đề ra.

Qua đó, bác biết rằng cái bác muốn là điều có đang nằm trong tầm tay của bác cho dù tình huống nào đi chăng nữa!

Tuy nhiên em chỉ e rằng nếu bác là người có tâm hồn nhạy cảm cũng như có nhạc cảm tốt thì sau khi học căn bản , bác sẽ chẳng buồn ngó tới những cái bác đang muốn ngày hôm nay mà bác chỉ muốn học nhạc cổ điển mà thôi!

Nhạc cổ điển là một thế giới riêng, có một ma lực mà ai đã bước vào rồi và học vì yêu thich chứ không phải học để khoe (Show up) mới hiểu nó phong phú và hấp dẫn như thế nào không thể cắt nghĩa được ở đây!

Dĩ nhiên, song song với học nhạc cổ điển chẳng ai cấm bác học thêm Moderne, hoặc những tác phẩm (của RichardClayderman hay Yiruma ) như bác nói, vì đôi khi mình học đàn không phải là đàn cho mình nghe, mà phải đàn cho người khác nghe nữa!

Điều nữa là em cũng muốn tự học ( ko biết piano có thể tự học được ko, hay bắt buộc phải đến thầy, điều này e đang suy nghĩ). Nếu piano thực sự là môn ko thể tự học được, thì chắc em sẽ phải thay đổi lại hướng đi của mình - tức là tìm thày dạy -. :)
Qua bài viết của bác, em cơ bản xác định hướng đi của em là học cổ điển, sau đó sẽ chuyển dần sang modern. Em chỉ ko rõ là liệu có thể tự học được ko hay phải có thày chỉ dạy. Nếu tự học thì sẽ học như thế nào.
Em đang vào mạng bằng điện thoại nên ko viết được nhiều và chưa hết ý, câu cú chưa được chuẩn lắm, mong các cụ thông cảm.
Về học phần căn bản với chủ đích học tử tế "ra ngô ra khoai" chứ không học kiểu "mì ăn liền" mà chỉ ăn vài gói, thì câu "Không thầy đố mày làm nên" là không sai!

Sau khi đã nắm vững căn bản cộng với đôi tai tốt, và biết nghe biết phân tích, cũng như biết bắt chước thì việc tự học là điều bình thường.

Hơn nữa ngày nay các những người học piano có quá nhiều những phương tiện và điều kiện để tham khảo. Ví dụ như băng, đĩa, clip rất nhiều. Bác có thể tham khảo nghe cách đánh của người khác và tự tập luyện cho chính mình khác với chúng em ngày xưa!

Sau khi học xong phần căn bản với một người thầy có đủ khả năng dạy bác tốt nhất, và nếu bác là người có óc nhận xét, biết nghe phân biệt âm thanh, cũng như có khả năng bắt chước thì ngày nay, trong việc học Piano không chuyên sâu, tự học là điều bình thường và tiến hành được!


Thật vui khi những vấn đề đặt ra ( ko chỉ em mà còn cả nhiều cụ khác nữa) đều được cụ trả lời rất nghiêm túc và đúng đắn. Nói thật là bài của cụ em phải đọc đi ngẫm lại vài lần để hiểu hết ý tứ :).
Em ko khen nhưng những người như cụ, dân gian người ta gọi là" của hiếm" , là " nghệ nhân có tâm" đấy ạ. Giọng văn của cụ vừa có chất ngang tàng, sâu sắc của " sỹ phu Bắc Hà", đôi khi lại chua cay, châm biếm "hao hao ông đồ Nghệ "... Câu này e viết vui lan man chút, ko liên quan đến piano. Cụ QUANG1970 thứ lỗi nếu e có gì mạo muội nhé :) .
Trân trọng.

Giúp được người khác một việc gì, trong khả năng cho phép, với em là một hạnh phúc.

Còn việc bác bì tỷ em với các bậc cao nhân, đại danh trên, mà qúy cụ này có lắm nguời khen thì cũng có khối kẻ vưà chê, vửa chửi, vừa kinh! Bác đã từng nghe cụm từ "dân THANH NGHỆ TĨNH" chứ? VÀ, sự thật là trong dòng máu của em cũng mang khoảng 25% những gì bác nói.

Đôi khi em tự hỏi không biết đó là may mắn hay là điều bất hạnh?! :-?
 
Chỉnh sửa cuối:

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
788
Động cơ
473,447 Mã lực
"Cái gì biết nói biết, cái gì không biết nói không biết, đó mới là biết"!

Bác chưa học xong căn bản thậm chí chưa một bài căn bản nào mà đã dám vạch vọc những tác phẩm hướng dẫn trên YouTube thì kể ra bác cũng có một lá gan rất lớn!

Trong thực tế phải nắm những nguyên tắc cơ bản kỹ thuật xử lý bàn tay, ngón tay, cách ngồi sao cho thoải mái rồi bạn mới làm quen với phím đàn, Còn nếu bác nhảy vào đàn ngay thì cũng giống như việc bác làm tình theo bản năng, nói cụ thể hơn, là khi vừa "nứt mắt", thấy một cô gái đẹp nằm tênh hếch mời goị trong chốn không người thế là bác nhảy ngay vào "xử" mà chưa biết tí gì là "nghệ ân, thuật ái"!

Với những người lớn như bác, khi học piano căn bản họ phải biết được nguyên tắc cơ bản của cách sắp xếp ngón tay, những nguyên tắc về giải phẩu bàn tay, cách làm nóng tay tay trước khi đàn cũng như là những kỹ thuật khác nói nôm nà lả thả mềm bàn tay, ngón tay mà trong học thuật gọi là kỹ thuật múa bàn tay (Choreography of the hands) hầu cho tiếng đàn nó ngọt ngào và đàn lâu mà không bị đau tay hay nhức vai.

Tất cả những thủ thuật đó ngoài giáo trình căn bản người thầy sẽ hướng dẫn bác cụ thể về những yêu cầu này. Cách học cách tập đàn piano không phải đơn thuần nhảy vào đảnh là đảnh mà không có những những kiến thức căn bản về hình thể bàn tay, về âm thanh và những việc khác nữa,......

Nếu sau khi bác học căn bản vững chắc thì cái chỉ tiêu bác đề ra "chơi các tác phẩm của Richard Clayderman hay Yiruma đạt khá trở lên" nó sẽ như thế này:

Sau khi nắm vững phần căn bản bác bắt đầu tập những bài như bác nói và nếu:

+ Bác là người có năng khiếu cũng như có giờ tập luyện và thông minh thì chỉ sau khoảng một năm là bạn đã hoàn thành chỉ tiêu.

+ Nếu bác là người ham tập thông minh nhưng không có năng khiếu thì cũng khoảng năm tối đa là 3 năm là hoàn thành chỉ tiêu.

+Và, xin lỗi nhắc lại, và xin lỗi nhé! Nếu bác là người ngu si đần độn óc, bã đậu nhưng ham học, ham tập và có giờ tập thì cũng chỉ 5 năm là đạt cái chỉ tiêu bác đề ra.

Qua đó, bác biết rằng cái bác muốn là điều có đang nằm trong tầm tay của bác cho dù tình huống nào đi chăng nữa!

Tuy nhiên em chỉ e rằng nếu bác là người có tâm hồn nhạy cảm cũng như có nhạc cảm tốt thì sau khi học căn bản , bác sẽ chẳng buồn ngó tới những cái bác đang muốn ngày hôm nay mà bác chỉ muốn học nhạc cổ điển mà thôi!

Nhạc cổ điển là một thế giới riêng, có một ma lực mà ai đã bước vào rồi và học vì yêu thich chứ không phải học để khoe (Show up) mới hiểu nó phong phú và hấp dẫn như thế nào không thể cắt nghĩa được ở đây!

Dĩ nhiên, song song với học nhạc cổ điển chẳng ai cấm bác học thêm Moderne, hoặc những tác phẩm (của RichardClayderman hay Yiruma ) như bác nói, vì đôi khi mình học đàn không phải là đàn cho mình nghe, mà phải đàn cho người khác nghe nữa!



Về học phần căn bản với chủ đích học tử tế "ra ngô ra khoai" chứ không học kiểu "mì ăn liền" mà chỉ ăn vài gói, thì câu "Không thầy đố mày làm nên" là không sai!

Sau khi đã nắm vững căn bản cộng với đôi tai tốt, và biết nghe biết phân tích, cũng như biết bắt chước thì việc tự học là điều bình thường.

Hơn nữa ngày nay các những người học piano có quá nhiều những phương tiện và điều kiện để tham khảo. Ví dụ như băng, đĩa, clip rất nhiều. Bác có thể tham khảo nghe cách đánh của người khác và tự tập luyện cho chính mình khác với chúng em ngày xưa!

Sau khi học xong phần căn bản với một người thầy có đủ khả năng dạy bác tốt nhất, và nếu bác là người có óc nhận xét, biết nghe phân biệt âm thanh, cũng như có khả năng bắt chước thì ngày nay, trong việc học Piano không chuyên sâu, tự học là điều bình thường và tiến hành được!





Giúp được người khác một việc gì, trong khả năng cho phép, với em là một hạnh phúc.

Còn việc bác bì tỷ em với các bậc cao nhân, đại danh trên, mà qúy cụ này có lắm nguời khen thì cũng có khối kẻ vưà chê, vửa chửi, vừa kinh! Bác đã từng nghe cụm từ "dân THANH NGHỆ TĨNH" chứ? VÀ, sự thật là trong dòng máu của em cũng mang khoảng 25% những gì bác nói.

Đôi khi em tự hỏi không biết đó là may mắn hay là điều bất hạnh?! :-?

"Cái gì biết nói biết, cái gì không biết nói không biết, đó mới là biết"!


Bác chưa học xong căn bản thậm chí chưa một bài căn bản nào mà đã dám vạch vọc những tác phẩm hướng dẫn trên YouTube thì kể ra bác cũng có một lá gan rất lớn!

Trong thực tế phải nắm những nguyên tắc cơ bản kỹ thuật xử lý bàn tay, ngón tay, cách ngồi sao cho thoải mái rồi bạn mới làm quen với phím đàn, Còn nếu bác nhảy vào đàn ngay thì cũng giống như việc bác làm tình theo bản năng, nói cụ thể hơn, là khi vừa "nứt mắt", thấy một cô gái đẹp nằm tênh hếch mời goị trong chốn không người thế là bác nhảy ngay vào "xử" mà chưa biết tí gì là "nghệ ân, thuật ái"!

Với những người lớn như bác, khi học piano căn bản họ phải biết được nguyên tắc cơ bản của cách sắp xếp ngón tay, những nguyên tắc về giải phẩu bàn tay, cách làm nóng tay tay trước khi đàn cũng như là những kỹ thuật khác nói nôm nà lả thả mềm bàn tay, ngón tay mà trong học thuật gọi là kỹ thuật múa bàn tay (Choreography of the hands) hầu cho tiếng đàn nó ngọt ngào và đàn lâu mà không bị đau tay hay nhức vai.

Tất cả những thủ thuật đó ngoài giáo trình căn bản người thầy sẽ hướng dẫn bác cụ thể về những yêu cầu này. Cách học cách tập đàn piano không phải đơn thuần nhảy vào đảnh là đảnh mà không có những những kiến thức căn bản về hình thể bàn tay, về âm thanh và những việc khác nữa,......

Nếu sau khi bác học căn bản vững chắc thì cái chỉ tiêu bác đề ra "chơi các tác phẩm của Richard Clayderman hay Yiruma đạt khá trở lên" nó sẽ như thế này:

Sau khi nắm vững phần căn bản bác bắt đầu tập những bài như bác nói và nếu:

+ Bác là người có năng khiếu cũng như có giờ tập luyện và thông minh thì chỉ sau khoảng một năm là bạn đã hoàn thành chỉ tiêu.

+ Nếu bác là người ham tập thông minh nhưng không có năng khiếu thì cũng khoảng năm tối đa là 3 năm là hoàn thành chỉ tiêu.

+Và, xin lỗi nhắc lại, và xin lỗi nhé! Nếu bác là người ngu si đần độn óc, bã đậu nhưng ham học, ham tập và có giờ tập thì cũng chỉ 5 năm là đạt cái chỉ tiêu bác đề ra.

Qua đó, bác biết rằng cái bác muốn là điều có đang nằm trong tầm tay của bác cho dù tình huống nào đi chăng nữa!

Tuy nhiên em chỉ e rằng nếu bác là người có tâm hồn nhạy cảm cũng như có nhạc cảm tốt thì sau khi học căn bản , bác sẽ chẳng buồn ngó tới những cái bác đang muốn ngày hôm nay mà bác chỉ muốn học nhạc cổ điển mà thôi!

Nhạc cổ điển là một thế giới riêng, có một ma lực mà ai đã bước vào rồi và học vì yêu thich chứ không phải học để khoe (Show up) mới hiểu nó phong phú và hấp dẫn như thế nào không thể cắt nghĩa được ở đây!

Dĩ nhiên, song song với học nhạc cổ điển chẳng ai cấm bác học thêm Moderne, hoặc những tác phẩm (của RichardClayderman hay Yiruma ) như bác nói, vì đôi khi mình học đàn không phải là đàn cho mình nghe, mà phải đàn cho người khác nghe nữa!



Về học phần căn bản với chủ đích học tử tế "ra ngô ra khoai" chứ không học kiểu "mì ăn liền" mà chỉ ăn vài gói, thì câu "Không thầy đố mày làm nên" là không sai!

Sau khi đã nắm vững căn bản cộng với đôi tai tốt, và biết nghe biết phân tích, cũng như biết bắt chước thì việc tự học là điều bình thường.

Hơn nữa ngày nay các những người học piano có quá nhiều những phương tiện và điều kiện để tham khảo. Ví dụ như băng, đĩa, clip rất nhiều. Bác có thể tham khảo nghe cách đánh của người khác và tự tập luyện cho chính mình khác với chúng em ngày xưa!

Sau khi học xong phần căn bản với một người thầy có đủ khả năng dạy bác tốt nhất, và nếu bác là người có óc nhận xét, biết nghe phân biệt âm thanh, cũng như có khả năng bắt chước thì ngày nay, trong việc học Piano không chuyên sâu, tự học là điều bình thường và tiến hành được!





Giúp được người khác một việc gì, trong khả năng cho phép, với em là một hạnh phúc.

Còn việc bác bì tỷ em với các bậc cao nhân, đại danh trên, mà qúy cụ này có lắm nguời khen thì cũng có khối kẻ vưà chê, vửa chửi, vừa kinh! Bác đã từng nghe cụm từ "dân THANH NGHỆ TĨNH" chứ? VÀ, sự thật là trong dòng máu của em cũng mang khoảng 25% những gì bác nói.

Đôi khi em tự hỏi không biết đó là may mắn hay là điều bất hạnh?! :-?
Chân thành cám ơn cụ QUANG1970. Em rất trân trọng và sẽ ngâm cứu thật kỹ những điều cụ chỉ giáo, để lựa chọn được phương pháp phù hợp với mình. Em đang đi nghỉ cùng gia đình nên ko viết được nhiều. Em vẫn mong một ngày được đón chào cụ ở đất Hà nội. Chúc cụ cuối tuần an lành :)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Chân thành cám ơn cụ QUANG1970. Em rất trân trọng và sẽ ngâm cứu thật kỹ những điều cụ chỉ giáo, để lựa chọn được phương pháp phù hợp với mình. Em đang đi nghỉ cùng gia đình nên ko viết được nhiều. Em vẫn mong một ngày được đón chào cụ ở đất Hà nội. Chúc cụ cuối tuần an lành :)

Vâng rất vui khi bạn đã nhìn ra vấn đề! "Dục tốc bất đạt"!
FYI, Đây là "còm" cuối tôi chia sẻ cho thớt cũng như bạn vì tôi phải rời Saigon mấy hôm do công việc yêu cầu.

Chúc bạn và gia đình có một chuyến nghỉ vui vẻ bên nhau!
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
788
Động cơ
473,447 Mã lực
Vâng rất vui khi bạn đã nhìn ra vấn đề! "Dục tốc bất đạt"!
FYI, Đây là "còm" cuối tôi chia sẻ cho thớt cũng như bạn vì tôi phải rời Saigon mấy hôm do công việc yêu cầu.

Chúc bạn và gia đình có một chuyến nghỉ vui vẻ bên nhau!
Dạ vâng, em cám ơn cụ. Chúc cụ thuận buồm xuôi gió :)
 

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
6,567
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46
"Cái gì biết nói biết, cái gì không biết nói không biết, đó mới là biết"!

Bác chưa học xong căn bản thậm chí chưa một bài căn bản nào mà đã dám vạch vọc những tác phẩm hướng dẫn trên YouTube thì kể ra bác cũng có một lá gan rất lớn!

Trong thực tế phải nắm những nguyên tắc cơ bản kỹ thuật xử lý bàn tay, ngón tay, cách ngồi sao cho thoải mái rồi bạn mới làm quen với phím đàn, Còn nếu bác nhảy vào đàn ngay thì cũng giống như việc bác làm tình theo bản năng, nói cụ thể hơn, là khi vừa "nứt mắt", thấy một cô gái đẹp nằm tênh hếch mời goị trong chốn không người thế là bác nhảy ngay vào "xử" mà chưa biết tí gì là "nghệ ân, thuật ái"!

Với những người lớn như bác, khi học piano căn bản họ phải biết được nguyên tắc cơ bản của cách sắp xếp ngón tay, những nguyên tắc về giải phẩu bàn tay, cách làm nóng tay tay trước khi đàn cũng như là những kỹ thuật khác nói nôm nà lả thả mềm bàn tay, ngón tay mà trong học thuật gọi là kỹ thuật múa bàn tay (Choreography of the hands) hầu cho tiếng đàn nó ngọt ngào và đàn lâu mà không bị đau tay hay nhức vai.

Tất cả những thủ thuật đó ngoài giáo trình căn bản người thầy sẽ hướng dẫn bác cụ thể về những yêu cầu này. Cách học cách tập đàn piano không phải đơn thuần nhảy vào đảnh là đảnh mà không có những những kiến thức căn bản về hình thể bàn tay, về âm thanh và những việc khác nữa,......

Nếu sau khi bác học căn bản vững chắc thì cái chỉ tiêu bác đề ra "chơi các tác phẩm của Richard Clayderman hay Yiruma đạt khá trở lên" nó sẽ như thế này:

Sau khi nắm vững phần căn bản bác bắt đầu tập những bài như bác nói và nếu:

+ Bác là người có năng khiếu cũng như có giờ tập luyện và thông minh thì chỉ sau khoảng một năm là bạn đã hoàn thành chỉ tiêu.

+ Nếu bác là người ham tập thông minh nhưng không có năng khiếu thì cũng khoảng năm tối đa là 3 năm là hoàn thành chỉ tiêu.

+Và, xin lỗi nhắc lại, và xin lỗi nhé! Nếu bác là người ngu si đần độn óc, bã đậu nhưng ham học, ham tập và có giờ tập thì cũng chỉ 5 năm là đạt cái chỉ tiêu bác đề ra.

Qua đó, bác biết rằng cái bác muốn là điều có đang nằm trong tầm tay của bác cho dù tình huống nào đi chăng nữa!

Tuy nhiên em chỉ e rằng nếu bác là người có tâm hồn nhạy cảm cũng như có nhạc cảm tốt thì sau khi học căn bản , bác sẽ chẳng buồn ngó tới những cái bác đang muốn ngày hôm nay mà bác chỉ muốn học nhạc cổ điển mà thôi!

Nhạc cổ điển là một thế giới riêng, có một ma lực mà ai đã bước vào rồi và học vì yêu thich chứ không phải học để khoe (Show up) mới hiểu nó phong phú và hấp dẫn như thế nào không thể cắt nghĩa được ở đây!

Dĩ nhiên, song song với học nhạc cổ điển chẳng ai cấm bác học thêm Moderne, hoặc những tác phẩm (của RichardClayderman hay Yiruma ) như bác nói, vì đôi khi mình học đàn không phải là đàn cho mình nghe, mà phải đàn cho người khác nghe nữa!



Về học phần căn bản với chủ đích học tử tế "ra ngô ra khoai" chứ không học kiểu "mì ăn liền" mà chỉ ăn vài gói, thì câu "Không thầy đố mày làm nên" là không sai!

Sau khi đã nắm vững căn bản cộng với đôi tai tốt, và biết nghe biết phân tích, cũng như biết bắt chước thì việc tự học là điều bình thường.

Hơn nữa ngày nay các những người học piano có quá nhiều những phương tiện và điều kiện để tham khảo. Ví dụ như băng, đĩa, clip rất nhiều. Bác có thể tham khảo nghe cách đánh của người khác và tự tập luyện cho chính mình khác với chúng em ngày xưa!

Sau khi học xong phần căn bản với một người thầy có đủ khả năng dạy bác tốt nhất, và nếu bác là người có óc nhận xét, biết nghe phân biệt âm thanh, cũng như có khả năng bắt chước thì ngày nay, trong việc học Piano không chuyên sâu, tự học là điều bình thường và tiến hành được!





Giúp được người khác một việc gì, trong khả năng cho phép, với em là một hạnh phúc.

Còn việc bác bì tỷ em với các bậc cao nhân, đại danh trên, mà qúy cụ này có lắm nguời khen thì cũng có khối kẻ vưà chê, vửa chửi, vừa kinh! Bác đã từng nghe cụm từ "dân THANH NGHỆ TĨNH" chứ? VÀ, sự thật là trong dòng máu của em cũng mang khoảng 25% những gì bác nói.

Đôi khi em tự hỏi không biết đó là may mắn hay là điều bất hạnh?! :-?
Em thi thoảng ở nhà rảnh là cầm 1 hòn đá phong thủy (hình tròn ) mát lạnh vừa với bàn tay em luôn :D





Em tập piano khó hơn nhiều người ở cơ bản vì tay em búp măng, đầu ngón tay em nhọn không vuông, em không cắt sát móng tay được, em tập piano cơ bản khó hơn nhưng sau đó vì ngón tay em dài nên những nốt hoa mỹ em lại xử lý tốt hơn ...

Em vẫn nghĩ nên mua đàn cơ, vì nhịp phách phải chuẩn từ đầu.
Đàn cơ mình thấy rõ hơn được là mình đánh phách mạnh nhẹ khác nhau.
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
788
Động cơ
473,447 Mã lực
Em thi thoảng ở nhà rảnh là cầm 1 hòn đá phong thủy (hình tròn ) mát lạnh vừa với bàn tay em luôn :D





Em tập piano khó hơn nhiều người ở cơ bản vì tay em búp măng, đầu ngón tay em nhọn không vuông, em không cắt sát móng tay được, em tập piano cơ bản khó hơn nhưng sau đó vì ngón tay em dài nên những nốt hoa mỹ em lại xử lý tốt hơn ...

Em vẫn nghĩ nên mua đàn cơ, vì nhịp phách phải chuẩn từ đầu.
Đàn cơ mình thấy rõ hơn được là mình đánh phách mạnh nhẹ khác nhau.
cụ có kinh nghiệm về tự tập Kỹ thuật cơ bản piano thì chia sẻ cho em với ạ. Thanks
 

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
6,567
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46
cụ có kinh nghiệm về tự tập Kỹ thuật cơ bản piano thì chia sẻ cho em với ạ. Thanks
Em học là có giáo viên em không tự học Cụ ơi...
Tay em là của con gái nên cơ ngón tay yếu em tập với quả cầu Phong Thủy nắm nó trong bàn tay để luyện cơ tay.
Về bàn tay cơ bản như là Cụ đang nắm trong tay một quả bóng tennis vậy đỉnh của xương ngón tay giữa là cao nhất. Cổ tay phải được giữ đúng tư thế.

Cụ download phần mềm Tempo trên điện thoại về để tập đúng Nhịp và Phách từ đầu.
Chú ý tập đúng nốt ( mạnh nhẹ theo nhịp phách từ đầu nhé )

Nhịp và Phách quan trọng nhất trong việc có học thành công bất cứ loại nhạc Cụ nào hay không ?
Hoặc mua cái máy đánh Nhịp Phách bằng cơ .
 
Chỉnh sửa cuối:

thangtd

Xe buýt
Biển số
OF-201752
Ngày cấp bằng
12/7/13
Số km
639
Động cơ
326,879 Mã lực
Trân trọng cám ơn bác QUANG1970!

Em chụp ảnh và gửi bài tối qua mà bác đã reply ngay. Thật ko biết nói gì hơn về tình yêu của bác dành cho cây đàn piano :D.

Nói thật với bác là sáng 5.30am vừa mở mắt ra, e đã mò ngay điện thoại và vào ngay topic này. Càng vui hơn nữa khi qua ý kiến của bác, e biết mình đã tìm được một cây đàn ưng ý. Em phải cố làm cho xong việc mới viết vài dòng cảm ơn bác được, mặc dù em muốn cảm ơn bác ngay từ lúc sáng sớm :).

Em cũng có lời mời trân trọng. Nếu dịp bác ra Hà Nội có thời gian rảnh, kính mời bác qua nhà em chơi. Một là giao lưu tình cảm (giữa những người yêu piano với nhau), hai là em muốn bác tận tay chơi thử cây đàn để có thêm cảm nhận về nó, xem cây đàn còn thiếu điều gì và có thể cân chỉnh gì hơn nữa để tối ưu hết khả năng vốn có của nó (với đôi tai và đôi tay của em, thì cây đàn này còn vài yếu điểm nho nhỏ, ko lớn lắm và e đang tạm chấp nhận nó)

Nhân đây, e cũng xin góp vui về hành trình để cây đàn này về tới tay em. Các cụ có thể đọc giải khuây, cụ nào đang tìm đàn may chăng có thêm chút kinh nghiệm từ chính bản thân em khi tìm đàn cơ Piano.

Sơ qua bản thân em, thì em là dân cầu đường (nên mọi thứ với em luôn đặt câu hỏi logic để tìm ra cái gốc của vấn đề - có lẽ dân kỹ thuật nên ông nào cũng vậy-). Em đã có chút kinh nghiệm chơi ảnh và chơi audio, biết khá về guitar (món này rất có ích để tiếp cận piano). Mấy thứ này liên quan đến cách thức em tìm và lựa chọn cây đàn piano phù hợp với mình.

Điều đầu tiên dẫn dắt em tiếp cận với piano là tình yêu âm nhạc. Hồi sinh viên, cũng bập bùng guitar, là thành viên trong đội văn nghệ của lớp :D. Lúc con gái 2 tuổi, em đã mua cây keyboard nhật bãi về cho con chơi, và bố cũng mò mẫm với đàn phím dần dần.

Đầu năm nay, em bắt đầu có ý định cho con gái 5 tuổi tiếp xúc dần với piano. Mong sao truyền được tình yêu âm nhạc của mình cho con gái, và cô bé sẽ có thêm một người bạn tốt - đó là cây đàn piano -.

Công cụ tốt nhất là Google rồi. Em nhanh chóng tìm được vài topic trên otofun (trong đó có topic này) cùng nhiều bài khác về piano trên internet. Và đây là cơ sở để em có chút khái niệm cơ bản về piano.

Tìm chán chê cuối cùng em quyết lấy tạm 1 cây Keyboard Kurzman theo một review của 1 cụ trên youtube. Trong 2 tháng sở hữu cây đàn này, em mò mẫm tập ngón, tìm hiểu về hợp âm ... và vẫn theo dõi thường xuyên topic này :D.

Và để giữ đúng lời hứa cho con gái đi học (bé nhắc em suốt), em vừa tìm lớp vừa tranh thủ tìm đàn piano (lúc này ý định chỉ là piano điện thôi ạ). Quan điểm của em là: Mình có thể tập "phủi" piano thế nào cũng xong, , nhưng F1 đã tập là phải nghiêm túc, phải đúng ngay từ đầu (đây là kinh nghiệm của em sau nhiều năm đi học và đi làm :D). Thế là việc tìm đàn cứ thế tự nhiên đến như nó cần phải thế.

Các địa chỉ tìm đàn thì em xem trên mạng thôi. Cũng lọ mọ lang thang mấy cửa hàng xem đàn điện (vì lúc đó ngân sách chỉ có thế). Trong quá trình tìm đàn này thì rất may là do cũng biết chơi 1 ít, tai nghe nhạc cũng khá (hồi mới đầu chơi audio, em với mấy cậu bạn có khi ngồi từ sáng đến tối để nghe mấy đĩa CD test loa :D) nên hiểu rõ được sự khác nhau giữa đàn cơ và đàn điện. Đàn cơ đã là mục tiêu để nhắm đến :D (và e chọn đàn ngoài dòng để tiết kiệm chi phí)

Một sáng chủ nhật, tranh thủ vợ đi công tác :D, hai bố con dắt nhau đi dạo mấy kho piano. Đến một kho, sao khi thử mấy cây đàn ngoài dòng, e thấy rất ấn tượng với 1 cây cũng Apolo, âm thanh tốt hơn hẳn so với những cây còn lại. Cây này có mỗi nhược điểm là nhiều phím bị kẹt, cậu thợ bảo có thể xử lý được nhưng em thôi, đi tìm chỗ khác :).

Hai bố con lại tìm đến một cửa hàng nữa. Bác chủ cửa hàng này,e nghĩ thực sự là người yêu piano, ko đơn thuần chỉ kinh doanh. Bác tư vấn cho em 2 cây: cây 01 hiện tại em đang sở hữu; cây 02 bé hơn, mới đẹp hơn nhiều về hình thức. Em xem qua máy (gọi là xem máy móc có rỉ sét hay cũ quá không thôi chứ lúc đó em cũng mù tịt :D). Sau đó em nhờ bác chủ đánh thử cả 02 cây đàn. Với đôi tai của em, thì em biết chắc chắn cây 01 nghe hay hơn, vững vàng phần bè trầm hơn cây 02 (nếu so sánh như một ca sỹ trung niên hát với 1 ca sỹ trẻ mới ra trường). Khi nghe test em để ý một chi tiết: Khi bác chủ đánh cũng một bài, nốt nhạc cuối cùng ngân lên, chỉ riêng cây 01 là em cảm nhận như có một giọt nước đọng lại giữa không gian (cây 02 không có điều này). Kết hợp với việc bè trầm rõ ràng, rành mạch (điều này cụ nào chơi audio đều biết, để có bass rõ ràng cho bộ audio của mình là tốn khá xèng đấy ạ :) ), e quyết tâm chọn cây 01.

Phần này e lại phục bác quang1970 sát đất, bác nhìn đàn mà biết được cây này đánh sẽ như thế nào :). Những điều bác nói về chất âm của cây đàn này hoàn toàn giống như những gì em nghe thấy. Bác chủ cửa hàng cũng khuyên em nếu thích âm thanh thì lấy cây 01.

Thế là em đặt cọc luôn (nói thực là lúc này ví em chỉ đủ 1/3 số tiền :D). Đặt cọc xong vẫn hơi lo ko biết kiếm tiền đâu để lấy đàn về :). Thật may là trên đường về nhà, vấn đề tài chính đã được em cân đối và xử lý rất nhanh :D (cái này có lẽ là tố chất chung của dân kỹ thuật). 1 cú alo và cuối giờ chiều đàn sẽ được chuyển đến tận nhà. Sướng cứ gọi là ...

Nhưng về nhà nằm nghĩ lại phân vân, cây 01 thấy to quá, về để phòng ko biết có hợp không, cẩu lên tầng có vướng ko (có thể sang năm e sẽ chuyển về phòng bé hơn chút nên lo ngại khâu vận chuyển :) ). Ma xui quỷ khiến thế nào lại alo cho bác chủ bảo cho em đổi đàn, ko lấy cây 01 (131cm) mà lấy cây 02 cho nhỏ gọn (122cm). Bác chủ vừa cho đàn lên xe, lại hạ xuống đổi cây khác cho em :D.

Ui cha, đàn mới về nom đẹp và nhỏ nhắn xinh xắn quá:D. Nhưng chỉ vào đàn thử vài bài, rồi qua vài ngày em bắt đầu nhận ra, mua đàn piano thì âm thanh là sự lựa chọn hàng đầu chứ ko phải những yếu tố khác. Có thể nói đã được nếm phở ngon rồi thì ăn bát phở kém hơn sẽ biết ngay :). Thôi thì cái tai làm tội cái thân. Em lại alo cho bác chủ cửa hàng, rất may là bác chủ cũng nhiệt tình, chấp nhận cho e đổi lại cây đàn số 01, chi phí vận chuyển e chịu.

Việc mua được cây đàn này khá gian truân và mất thời gian, nhưng e rất ưng ý và thú vị. Gặp và biết một người bạn là do "nhân duyên", mua được một cây đàn "hay" hình như cũng phải có chữ "duyên" trong đó.

Lâu lắm e mới viết một bài dài thế này. Không có nhiều kiến thức chuyên môn, chỉ là chia sẻ về quá trình tìm đàn và chút lời cảm ơn tới cụ QUANG1970. Trân trọng!
Cụ pm cho E địa chỉ cửa hàng bán đàn piano cụ mua nhé, E cũng định mua 1 cây piano cơ cho F1. Thanks cụ!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top