Em không phải chủ thớt, cụ không hỏi em nhưng em xin mạnh dạn tư vấn cho các cụ để các cụ chuẩn bị làm nhà có thêm kinh nghiệm để quyết định phương án móng cho mình hợp lý hơn (Em không nói sâu về chuyên môn để các cụ không chuyên ngành dễ hình dung)
Vấn đề cụ sucxich hỏi, thì không ai có thể trả lời chính xác được vì chưa đủ dữ liệu đầu vào. Cụ cần nói rõ vị trí cụ XD là ở đâu, vì ở Hòa Bình, Ninh Bình nó khác với ở Vĩnh Phúc hay Bắc Giang, và khác rất nhiều so với ở Hà Nội.
Tuy nhiên ở Hà Nội cũng có nhiều loại nền đất khác nhau: Ví dụ đất liền thổ thì sức chịu tải tốt hơn, nếu lại là đất cát nữa thì càng tốt, đất san lấp sức chịu tải lại nhỏ hơn, đặc biệt là đất ao hồ sông ngòi... cũ.
Theo em:
- Phương án nhà móng cốc (hay chuyên ngành gọi là móng đơn) thì đất dưới công trình phải là đất Cấp 3 hoặc 4 (cách xác định em nói ở đưới).
- Đất cấp 2 thì các cụ nên dùng phương án móng Băng (đổ chạy xung quanh nhà) hoặc móng Bè (đổ toàn nền nhà)
- Đất cấp 1 thì các cụ nên dùng PA móng cọc, có thể cọc tre (hay cọc tràm nếu ở Miền Nam) hoặc cọc BTCT. Tuy nhiên nếu dùng cọc tre thì phải lưu ý xem xét mực nước ngầm tại công trình phải cao (thường thì đất yếu mực nước ngầm cao). Một số cụ chẳng cần biết cứ cho đóng cọc tre bừa bãi có khi lại phản tác dụng, tre không có nước sẽ bị mục và gây xốp đất => yếu nền.
Sau đây em sẽ hướng dẫn các cụ xác định cấp đất.
1. Đất cấp 1: phân 3 loại
- Dùng xẻng xúc dễ dàng => Rất yếu
- Dùng xẻng ấn nặng tay xúc được => Yếu
- Dùng xẻng đạp bằng chân chân bình thường đã ngập xẻng => Bình thường
2. Đất cấp 2: Phân 2 loại
- Dùng mai xắn được => Tạm được
- Dùng cuốc bàn cuốc được => Đất Khá tốt
3. Đất cấp 3: Phân 2 loại
- Dùng cuốc bàn cuốc chối tay, phải dùng cuốc chim to lưỡi để đào => Đất Tốt
- Dùng cuốc chim nhỏ lưỡi nặng đến 2,5kg => Đất Rất tốt
4. Đất cấp 4: Phân 2 loại
- Dùng cuốc chim nhỏ lưỡi nặng trên 2,5kg hoặc dùng xà beng đào được => Tuyệt vời
- Dùng xà beng, choòng, búa mới đào được => Khỏi phải nói
Tạm thế, nếu cụ nào thấy có ích em xin chén rượu nhạt.