Cụ đang nói ngược cái chỗ này: "Có hiểu biết bản chất sự vật hiện tượng mới có tri thức, có tri thức mới có thành ý".
Tri thức là hiểu biết, là những cái đã biết. Và bản chất của hiện tượng là tri thức cuối của sự vật hiện tượng, hiện nay loài người chưa đi được đến đó. Qua mỗi thời, người ta đều thấy rằng lý thuyết và tri thức hiện tại chưa để giải thích bản chất sự vật và hiện tượng , nên lại có lý thuyết mới ra đời. Ví dụ thời xưa cho rằng phân tử, nguyên tử là thành phần nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất, nhưng sau này lại nảy sinh lý thuyết về electron, proton,...Hoặc đến. Anhxtanh nói rằng vận tốc ánh sáng là lớn nhất, nhưng bây giờ họ nghi ngờ rằng có thứ còn có vận tốc gấp 3 -4 lần. Hoặc như ngày xưa thế giới tuyên truyền rằng mặt trời quay quanh trái đất.
Đó là tri thức, là thứ được thừa nhận, được giảng dạy truyền bá rộng rãi. Cho nên tri thức nó mang tính thời đại, và nó luôn thay đổi theo hướng chi tiết hơn, rõ rệt hơn, sâu hơn nhưng chưa bao giờ đi đến được bản chất.
Làm thế nào để có tri thức? Tất nhiên phải học hỏi, đấy là cách để có tri thức thừ người khác. Cách khác tự học tự tìm tòi và tự nhận thấy, nhưng tri thức của người này chưa chắc đã là của người khác, đã được người khác thừa nhận. Khi tri thức được nhiều người thừa nhận thì được đem giảng dạy, lúc bấy giờ nó trở thành chuẩn mực cho xã hội đương thời. Thành ý chỉ là một trong các yếu tố để có tri thức , không phải là tất cả.
Ở trên có cụ liên hệ và giải thích tri thức là trí tuệ, cái này rất khác nhau. Đạo Phật hay Đạo giáo đạo Nho đều nói đến trí tuệ, đó là thứ tri thức tự nó nảy sinh trong đầu người tu hành. Như Đạo Đức Kinh nói đấy: " bất xuất hộ tri thiên hạ, bất khuy dũ kiến thiên đạo". Không ra khỏi nhà biết chuyện thiên hạ, không rời song cửa mà thấy đạo trời. Hoặc trong đạo Phật nói rằng đến mức nào đó trí tuệ tự sinh. Tương đương với bồ tát Văn thù rồi. Nhiều người tu học Phật bị nhầm cái này, nên cố gắng nhớ và học thật nhiều kinh sách hay tiểu sử các vị tiền bối. Học kiểu như vậy thì thành nhà nghiên cứu Phật học, không phải cách làm của người thực tu.