[TT Hữu ích] Từ "Hoà bình trong tầm tay" đến Linebacker II

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,875
Động cơ
524,498 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Ông em kể, năm 72 đơn vị của ông dùng pháo Trung Quốc và bị thiệt hại nghiêm trọng do pháo/đạn đểu. Đơn vị mất danh hiệu anh hùng. Ko biết có cụ nào biết việc này ko ạ? Ông e mất rồi nên e cũng chỉ biết vậy.
Không phải đâu ạ !
 

appco

Xe buýt
Biển số
OF-25784
Ngày cấp bằng
14/12/08
Số km
706
Động cơ
757,286 Mã lực

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Từ tháng 6-1972 để chuẩn bị cho Chiến dịch Linebacker II, B-52 được triển khai ở hai căn cứ không quân: U tapao (Thái Lan) và Andersen ở Guam


Có lẽ ảnh này nhầm.
Trong ảnh thì đám máy bay này bị loại biên chờ phá huỷ.
 

Darknight

Xe tải
Biển số
OF-152453
Ngày cấp bằng
12/8/12
Số km
454
Động cơ
358,668 Mã lực
nhà e ở khâm thiên đây ạ, hồi bé hay nghe bà nội e kể phố khâm thiên bị bom rải thảm tan hoang lắm, xác người khắp nơi. Bây giờ mới xem ảnh thực tế, cảm ơn cụ ngao nhé!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Tại sao Nixon quyết định ném bom B-52 trong khi tháng 10-1972 chính ông đã cử Kissinger tới Sài gòn thông báo cho Nguyễn Văn Thiệu lịch trình ký kết Hiệp định hoà bình: 24-10 ký tắt ở Hà Nội, 26-10 công bố tin ký tắt, 30-10 ký chính thức ở Paris, 4 hôm trước ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ
Tổng thống Nixon chắc chắn đã trúng cử trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ bất kể việc ký kết Hiệp định hoà bình Paris có hay không.
Nixon thực sự muốn Mỹ rút lui trong danh dự đúng với ý nguyện của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ "khép lại cuộc chiến Việt Nam".
Việc ký kết Hiệp định hoà bình Paris dự tính hôm 30-10-72 sẽ làm đẹp thêm hình ảnh ông trong ngày bầu cử.
Ông không ngờ phản ứng khá khùng của Nguyễn Văn Thiệu
Nguyễn Văn Thiệu khá thông minh, bắt thóp được tâm lý Nixon
Nguyễn Văn Thiệu thừa biết Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ sẽ không cấp một xu cho cuộc chiến Việt Nam, nhưng rất hào phóng chi tiền để Mỹ rút khỏi Việt Nam.
Không thể kiếm được tiền từ Quốc hội Hoa Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu tính đến ép Nixon phải có những hứa hẹn bảo vệ chính quyền ông, sử dụng chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ thúc ép Quốc hội Hoa Kỳ có thể kiếm thêm những khoản viện trợ khác để kéo dài chiến tranh
Nói cho đúng, Nixon đã năng nổ chuyển giao nhiều vũ khí cho VNCH trước khi ký Hiệp định Paris. Về Không quân, VNCH lúc đó có 4.000 máy bay các loại, đứng hàng thứ tư trên thế giới, xe tăng, đạn pháo được chuyển giao cấp tốc cho VNCH
Nguyễn Văn Thiệu muốn ép Nixon phải đi theo ông hậu Hiệp định hoà bình, nên đã phản ứng phá thối việc ký Hiệp định Hoà bình

Kissinger đến Sài gòn hôm 18-10-1972
Nhưng một ngày trước khi Kissinger đặt chân đến Sài gòn, một sự kiện xảy ra ở Nam Việt Nam
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Vào lúc năm giờ chiều ngày 17-10-1972, ông Thiệu ra lệnh cho Bộ Tổng tham mưu gấp rút chuyển về Sài gòn một tập tài liệu vừa bắt được của Bắc Việt Nam, tìm thấy dưới hầm một Chính uỷ thuộc tỉnh Quảng Tín (nay là Quảng Nam)
Được chở khẩn cấp bằng máy bay hạng nhẹ, rồi máy bay trực thăng qua Đà Nẵng, các tài liệu này về tới bàn giấy ông Thiệu lúc nửa đêm.
Nguyễn Văn Thiệu vội vã đọc, hết sức sửng sốt vì nhận ra ngay rằng cán bộ Cộng sản, trong một tỉnh lỵ cô lập ở miền Trung, còn biết được nhiều chi tiết về hoà đàm Paris hơn là chính mình.
Tập tài liệu mang tên “Chỉ dẫn tổng quát về ngưng chiến”, có nội dung dường như lấy từ bản sơ thảo hiệp định lúc ấy đang được Kissinger và Lê Đức Thọ thương lượng tại Pháp, và được tiết lộ những nhượng bộ cơ bản của Kissinger.
Cho đến lúc ấy, Thiệu chưa hề biết gì đến bản dự thảo cuối cùng của hiệp định, và chẳng hề biết gì đến bản dự thảo cuối cùng của hiệp định, và chẳng được Kissinger thông báo gì về chi tiết cả.
Vậy mà tại một tỉnh lỵ hẻo lánh xa xôi, phía Nam Đà Nẵng, binh sĩ Cộng sản đã đang bắt đầu học tập tài liệu đó rồi, và dựa vào đó để chuẩn bị hành quân.
Nổi bật nhất phải kể đến chi tiết liên quan đến chiến lược và chiến thuật của Bắc Việt nhằm duy trì lực lượng tại miền Nam sau khi có tuyên bố đình chiến.
Tài liệu trên còn nói rõ là Mỹ đã đồng ý cho phép quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam sau khi ngưng bắn. Quân đội Mỹ sẽ rút lui hoàn toàn. Kissinger đã đồng ý để cho Bắc Việt vào Nam qua ngã vùng Phi Quân Sự và như vậy để sau này tự do tiếp tế cho quân lính họ.
Tài liệu học tập còn có khoản thành lập một Hội đồng Hoà hợp và Hoà giải Dân tộc mà tác dụng chính chỉ là để triệt hạ chính phủ Sài gòn. Nguyễn Văn Thiệu cho đây là một chính phủ liên hiệp trá hình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Sau này, kể lại, lúc đọc xong tài liệu, Nguyễn Văn Thiệu nói:
“Đó là lần đầu tiên tôi biết được mình đã bị qua mặt. Người Mỹ nói với tôi là vẫn còn đang thương thuyết, là chưa có gì dứt khoát cả, thế mà bên kia đã có đầy đủ tin tức rồi”.
Chẳng những tài liệu thu được chứa những điều sau này trở thành nguyên văn của Hiệp định Paris, mà còn chỉ đạo cho Mặt trận Giải phóng và Bắc Việt Nam phải thi hành một kế hoạch ba giai đoạn nhằm nắm thế chủ động:
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị, trước đình chiến, kêu gọi cán bộ học tập và ghi nhớ những điều khoản và học cách giải thích chúng cách nào có lợi.
Cán bộ được chỉ thị chuẩn bị trình bày những điều khoản của hiệp định cho dân chúng biết hoặc tranh luận với đối phương.
Phải sung công tất cả máy may để may cờ Việt cộng: Những lá cờ này trong ngày đình chiến sẽ được treo trước cửa mỗi nhà, trong mỗi ấp, xóm, trên mỗi ngọn đồi. Như vậy Bắc Việt sẽ chứng minh được với các cơ quan kiểm soát quốc tế là chỗ nào họ cũng có mặt.
Đồng thời các đơn vị lớn của VC phải tấn công để ghìm chân các lực lượng Sài gòn. Các lực lượng vùng và địa phương quân CS phải được phân tán ra thâm nhập mọi ấp, mọi vùng đông dân cư, chặn mọi trục giao thông, và nằm tại chỗ cho tới khi nào có đại diện quốc tế đến.
Giai đoạn II: Cách thực thi trong ngày đình chiến. Ba ngày trước khi đình chiến, mỗi đơn vị CS phải hành quân giành dân lấn đất. Phải chuẩn bị các cuộc biểu tình đòi chính phủ Sài gòn thi hành ngừng bắn và cho quân lính trở về gia đình họ.
Biểu tình đòi thực hiện các quyền tự do di chuyển, tuyên truyền võ trang phải đẩy mạnh những hành động xúi giục, khích động, bằng cách giải thích hiệp định, kêu gọi binh sĩ VNCH ngưng chiến đấu, nghỉ phép, hoặc về thăm nhà và đào ngũ.
Giai đoạn III: Trong giai đoạn sau đình chiến, hay giai đoạn củng cố, phải giữ chặt và củng cố mọi thắng lợi đã đạt được. Tuỳ kết quả của hai giai đoạn đầu mà lấy thêm hành động mới, nhưng mục tiêu là tiến tới việc triệt hạ chính phủ Thiệu, đồng thời tiếp tục tuyên truyền nâng cao uy tín CS và đòi tôn trọng và thực thi Hiệp định Paris.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Nguyễn Văn Thiệu giật mình khi đọc những tin trên. Chỉ mới hai tuần trước, ngày 4-10, ông đã trao một giác thư cho tướng Haig ở Sài gòn để đem về cho Kissinger, nhắc nhở ông về những nguyên tắc điều đình căn bản mà hai bên đã thoả thuận: “Nếu chính phủ Hoa Kỳ lại đi tới được một quan niệm mới nào về hoà giải, xin vui lòng thông báo cho chính phủ VNCH biết”.
Rồi lá thư đề ngày 6-10 của Nixon sau đó cũng đã quả quyết với ông rằng sẽ không lấy một quyết định nào trong lúc thương lượng mà không có sự tham khảo hoàn toàn, đầy đủ và kịp thời giữa chúng ta.
Trong một tháng, ông Thiệu tự nhiên thấy mọi việc ăn khớp với nhau. Phạm Đăng Lâm, Đại sứ Trưởng phái đoàn VNCH tại Paris, mới đây có báo động cho ông là Mỹ và Bắc Việt, sau nhiều phiên họp mật, dường như đã đi tới một thoả thuận. Sau đó, Nixon lại viết thư ngày 6-10 có vẻ như trận phủ đầu.
Tại sao lại chọn đúng lúc này mà đe doạ ông “để tránh xảy ra một bầu không khí có thể đưa tới những biến cố tương tự như những biến cố mà chúng tôi ghê tởm hồi 1963, và bản thân tôi đã chống đối kịch liệt hồi 1968?”.
Hơn nữa, lá thư chiếu lệ đề ngày 14-10 do Bunker viết cho ông chỉ dài hơn một trang nói về nội dung các cuộc họp giữa Kissinger và Thọ trong 4 ngày từ 8-10 đến 11-10, đã không hề nhắc đến sự thoả thuận nào hết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Bây giờ, ông Thiệu mới nhìn ra ý đồ của Kissinger: nghĩa là cho diễn lại vở tuồng 1968, gấp rút điều đình trước ngày bầu cử Hoa Kỳ. Kissinger lại sắp qua Sài gòn mang theo một Hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt. Và chỉ mấy hôm trước khi ông đi, Nixon đã viết thư cho ông Thiệu doạ đảo chính, như vậy chắc là để dọn đường cho ông.
Trái với lời hứa của Nixon, đã không hề có một sự tham khảo có ý nghĩa nào với VNCH về những điểm then chốt tối hậu của Hiệp ước đó. VNCH đã không hề được xem bản văn, hoặc yêu cầu bình luận chi tiết bất cứ phần nào trong dự thảo chót của hiệp định.
Vừa phẫn nộ vừa buồn bực, ông Thiệu mời một số nhân vật chính trong chính phủ tới họp. Trong số những người được mời có Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Cao Văn Viên và ông Hoàng Đức Nhã.
Hành động của Hoa Kỳ quả là những đòn đau giáng xuống miền Nam Việt Nam. Trước khi qua Sài gòn, Kissinger được Nixon dặn dò là phải coi những cuộc họp với Thiệu như một “canh xì phé” trong đó Kissinger phải giấu kỹ “con tẩy” cho đến phút chót.
Như lời Kissinger sau này giải thích: “Chẳng hạn tôi không nên đưa ngay cho ông Thiệu coi cái phần chính trị của Hiệp định. Tôi phải “giả bộ” nói làm sao để ông Thiệu nghĩ rằng Hà Nội đã yêu sách rất nhiều, nhiều hơn là thực sự họ đòi”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Kissinger tới Sài gòn ngày 18-10-1972.
Sáng hôm sau, 19-10, ông tới ngay Dinh Độc Lập với một đoàn tuỳ tùng đông đảo, gồm cả những nhân viên an ninh, trông chẳng khác gì phái đoàn đi tháp tùng một vị quốc trưởng hơn là một ông đặc sứ.
Đã không ngạc nhiên trước cảnh tượng đó, ông Thiệu còn lộ sự hờn giận của mình bằng cách để Kissinger và đoàn tuỳ tùng ngồi đợi 15 phút trong phòng tiếp khách, ngay trước mặt đám ký giả và nhiếp ảnh đã tụ họp ở đó từ trước để theo dõi cuộc viếng thăm. Và khi Kissinger được Thiệu tiếp, người ta đã không thấy có sự vồn vã, thân mật nào hết: Thiệu đã tỏ ra cách biệt và lạnh lùng.
Vừa gặp mặt, Kissinger liền trao tay cho Thiệu lá thư của Nixon đề ngày 16-10-1972, dường như với dụng ý khai mào cuộc gặp gỡ và để cho biết là mình được Nixon hoàn toàn tín nhiệm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Lá thư đầy xúc động:

Thân gửi Tổng thống Thiệu,

Tôi đã yêu cầu Tiến sĩ Kissinger chuyển đến Ngài lá thư riêng này liên quan đến những cuộc đàm phán hiện thời với Bắc Việt, dường như đang tới giai đoạn chót.
Như Ngài biết, suốt bốn năm dưới quyền tôi, Hoa Kỳ đã đứng vững đằng sau chính phủ Ngài cùng nhân dân Việt Nam Cộng hoà và ủng hộ sự đấu tranh dũng cảm của họ nhằm chống xâm lăng và bảo tồn quyền tự quyết về tương lai chính trị của mình.
Những biện pháp quân sự chúng tôi đã sử dụng và chương trình Việt Nam hoá, những hành động quyết liệt chúng tôi đã thực thi năm 1970, nhằm tiêu diệt sào huyệt địch tại Campuchia, những cuộc hành quân tại Lào năm 1971 và biện pháp chống Bắc Việt tháng Năm mới đây, đã hoàn toàn minh chứng cho sự ủng hộ của chúng tôi. Tôi khỏi cần nhấn mạnh rằng, trong số những biện pháp vừa kể, có nhiều biện pháp đã không được nhiều người ủng hộ tại Hoa Kỳ nhưng chúng lại cần thiết.
Cho tới gần đây, phe thương thuyết Bắc Việt vẫn còn bám chặt lấy lập trường cố hữu của họ là bất cứ cuộc dàn xếp nào về chiến tranh cũng sẽ phải bao gồm sự từ chức của Ngài và sự giải tán của chính phủ Việt Nam Cộng hoà cùng những định chế dân chủ liên hệ.
Tiến sĩ Kissinger sẽ giải thích cho Ngài với đầy đủ mọi chi tiết về điều khoản trong hiệp định đề nghị mà ông ấy mang theo, và vì thế tôi sẽ không bàn gì thêm trong bức điệp văn này. Tuy nhiên, tôi rất muốn Ngài hiểu rằng tôi tin chúng ta không còn lựa chọn hợp lý nào khác hơn là chấp nhận hiệp định ấy. Nó tiêu biểu cho sự chuyển hướng lớn về phe bên kia, và tôi tin chắc rằng sự thực thi (hiệp định ấy) sẽ cho phép Ngài và dân tộc Ngài có thể tự bảo vệ và quyết định vận mạng chính trị của miền Nam Việt Nam.
Sau hết, tôi phải nói rằng, nếu như ta đã có thể mạo hiểm trong chiến tranh, thì tôi tin là ta cũng phải mạo hiểm trong hoà bình. Ý định của chúng tôi là quyết tâm tôn trọng những điều khoản trong các hiệp định ký kết với Hà Nội, và tôi biết rằng đó cũng là thái độ của chính phủ Ngài.
Chúng tôi đòi phải có qua có lại, và đã cảnh giác cho cả họ lẫn các đồng minh lớn của họ biết rõ như thế. Tôi xin cam kết với Ngài rằng bất cứ một sự bội tín nào về phía họ cũng sẽ bị chúng tôi lên án khắt khe nhất và nó sẽ có những hậu quả trầm trọng nhất.
Nhân dịp này, tôi xin phép Ngài cho tôi được nhắc lại những tình cảm kính trọng sâu xa nhất của cá nhân tôi và lòng ngưỡng mộ đối với Ngài và những người bạn chiến đấu của Ngài.


Kính thư

Richard Nixon
 
Chỉnh sửa cuối:

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Em chen cụ Ngao5 1 bài về trung đòan không quân triều tiên nhé. Copy & paste thôi

Nếu cụ không đồng ý em sẽ xóa

Cùng với Liên Xô và Trung Quốc, Cọng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một trong những nước XHCN đi đầu trong việc giúp đỡ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ. Các chuyên gia Triều Tiên đã tham gia huấn luyện cho lực lượng an nhân dân vũ trang của Việt Nam về võ thuật vốn là thế mạnh của Triều Tiên, Các cố vấn quan sự của Triều Tiên cũng giúp xây dựng và phát triển binh chủng đặc công của Quân đội Nhân dân Việt Nam về các chiến thuật tiềm nhập, bí mật bất ngờ tấn công địch bằng vũ khí lạnh, các kỹ chiến thuật mai phục dài ngày, kỹ chiến thuật sử dụng chất nổ đánh phá ở vùng sau lưng địch… Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đài thọ cho hàng nghìn sinh viên Việt Nam theo học đến đại học ở Bình Nhưỡng và các thành phố khác. Trong đó có nhiều người đã thành danh như cố nhạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Bình Nhưỡng.

Một bí mật trong quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Triều Tiên đến gần đây mới hé lộ một phần. Đó là một trung đoàn Không quân Triều Tiên mang mật danh “Đoàn Z” đã tham gia chiến đấu trên bầu trời miền Bắc Việt Nam chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Đế quốc Mỹ. Các tài liệu về “Đoàn Z” rất ít ỏi. Gần đây, trên một số báo điện tử đã đăng rải rác các thông tin này nhưng cũng khá chung chung. Chỉ biết là có một đơn vị không quân Triều Tiên đã chiến đấu trên bầu trời miền Bắc Việt Nam từ năm 1966 đến đầu năm 1968. Cũng như các sĩ quan, chiến sĩ Không quân Xô Viết viện Triều chống Mỹ những năm 1950-1953, tên tuổi của họ được giữ bí mật tuyệt đối. Tuy nhiên, nhờ một số tài liệu so sánh giữa Việt Nam và Mỹ trong quá trình tìm kiếm hài cốt lính Mỹ chết trận tại Việt Nam, trong đó có các phi công Mỹ, người ta đã được biết ít nhiều về thành tích chiến đấu của “Đoàn Z” bí hiểm trên bầu trời Việt Nam. Cũng có người nêu bằng chứng gián tiếp rằng trong một bộ phim tài liệu về Không quân Nhân dân Việt Nam có cảnh 2 chiếc MiG-17 cất cánh nhưng người quay phim đã tránh ghi hình buồng lái để suy đoán là các phi công Triều Tiên đã lái những chiếc máy bay đó. Hầu như không ai biết về đơn vị này cho đến nhiều năm sau chiến tranh, một vị đại sứ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tìm về khu Rừng Hoàng, xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang để đặt 14 ngôi mộ an táng cho 14 liệt sĩ Không quân Nhân dân Triều Tiên đã hy sinh trong chiến đấu với không quân Mỹ trên bầu trời miền bắc Việt Nam 1965-1968.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Sau đây là những tài liệu ít ỏi về các trận không chiến mà người ta nghi ngờ rằng có sự tham gia của các phi công Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ năm 1965 đến năm 1968:

- Ngày 21-7-1967, Không quân của Hải quân Mỹ xác nhận 2 chiếc máy bay cường kích F-8C số hiệu 146992 và 147018 của Liên đội VF-211, Không đoàn CVW-21 do trung tá Marion H. Issacks và trung tá Robert L. Kirwork điều khiển đã bị MiG-17 bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Lịch bay lưu trữ của các đơn vị Không quân Nhân dân Việt Nam xác định trong ngày 21-7-1967, không có trung đoàn nào của Không quân Nhân dân Việt Nam xuất kích. Người ta cho rằng các phi công Triều Tiên đã lập chiến công này.

- Ngày 9-10-1967, Không quân Mỹ xác nhận chiếc máy bay cường kích F-105D số hiệu 60-0434 của Liên đội không quân chiến thuật TFS-34 thuộc Không đoàn TFW-388 do thiếu tá James Arlen Clements điều khiển đã bị một máy bay MiG-17 bắn rơi. Trong lịch bay lưu trữ của Không quân Nhân dân Việt Nam không ghi nhận có MiG-17 xuất kích trong ngày này. Một lần nữa, chiến thắng này được cho là của các phi công Triều Tiên.

- Ngày 20-11-1967, Không quân Mỹ tiếp tục xác nhận chiếc F-105D số hiệu 61-0124 của Liên đội TFS-469 thuộc Không đoàn TFW-388 do đại úy William Wallace Butler bị MiG-17 bắn hạ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Phi công nhảy dù và bị bắt. Lịch bay lưu trữ của không quân Nhân dân Việt Nam xác nhận chỉ có MiG-21 xuất kích trong ngày này. Có thể các phi công của “Đoàn Z” đã hạ chiếc này.

- Ngày 16-12-1967, Không quân Mỹ xác nhận chiếc tiêm kích bom F-4D số hiệu 66-7631 của Liên đội TFS-555 thuộc Không đoàn TFW-8 do thiếu tá James Frederick Low lái chính và trung úy Howard John Hill điều khiển vũ khí bị MiG-17 bắn hạ. Các phi công nhảy dù và đều bị bắt. Một lần nữa, Lịch bay của Không quân Nhân dân Việt Nam xác nhận chỉ có MiG-21 xuất kích trong ngày này. Các phi công Triều Tiên của “Đoàn Z” một lần nữa được cho là đã bắn rơi chiếc F-4D đó.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
- Ngày 5-1-1968, Không quân Mỹ xác nhận mất tiếp chiếc máy bay tác chiến điện tử F-105F loại hai chỗ ngồi số hiệu 63-8356 của Liên đội TFS-357, Không đoàn TFW-355 do thiếu tá James Cuthbert Hartney lái chính và đại úy Samuel Fantl điều khiển hên thống tác chiến điện tử bị MiG-17 hạ ở miền Bắc Việt Nam. Cả hai phi công Mỹ đều chết. Các phi công Triều Tiên của Đoàn Z được cho là đã bắn hạ chiếc này.

- Ngày 18-1-1968, Không quân Mỹ xác nhận chiếc F-4D số hiệu 66-8270 thuộc liên đội TFS-435, Không đoàn TFW-8 do thiếu tá Kenneth Adrian Simonet lái chính và trung úy bị Wayne Orden Smith điều khiển hệ thong vũ khí bị MiG-17 bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam, cả hai phi công Mỹ đều bị bắt. Không quân Nhân dân Việt Nam xác nhận không có máy bay nào của mình xuất kích và cũng không có đơn vị tên lửa hoặc cao xạ nào báo cáo đã bắn rơi máy bay Mỹ trong ngày này.

- Ngày 23-2-1968, Không quân Mỹ thừa nhận chiếc F-4D số hiệu 66-8725 của Liên đội TFS-497, Không đoàn TFW-8 do thiếu tá Laird Guttersen lái chính và trung úy Myron Lee Donald điều khiển hệ thống vũ khí bị MiG-17 bắn rơi. Cả hai phi công Mỹ đều nhảy dù và bị bắt. Không quân Nhân dân Việt Nam không có máy bay nào xuất kích trong ngày này. Người ta lại ngờ rằng các phi công Triều Tiên đã bắn hạ chiếc F-4D đó.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Sự thật về đoàn cán bộ chiến sĩ Không quân Triều Tiên, (Đoàn Z) chỉ được xác nhận hoàn toàn bởi Thiếu tướng Phan Khắc Hy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân trong thời gian đó. Ông cho biết, được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, năm 1966, Đoàn không quân chiến đấu CHDCND Triều Tiên với gần 150 người sang Việt Nam để học tập kinh nghiệm thực tế chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam. Đoàn được giao cho Trung đoàn 923 đóng tại sân bay Kép, Lạng Giang, Hà Bắc (nay thuộc Bắc Giang) quản lý. Toàn bộ máy bay, lương thực, thuốc men... do Quân đội Nhân dân Việt Nam cung cấp. Trong số quân nhân Triều Tiên, 24 phi công được giao lái máy bay chiến đấu. Trong đó, 14 phi công được giao lái máy bay MiG-17B, 10 phi công được giao lái máy bay MIG-17C. 113 cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tham mưu, chính trị, hậu cần dưới sự chỉ huy của thượng tá Kim Chang San.
Trong thời gian ở Việt Nam, họ được các sĩ quan không quân Việt Nam chỉ bảo tỉ mỉ về kỹ thuật sử dụng máy bay, tiêm kích trên không, đánh du kích, đánh gần, lấy yếu thắng mạnh... Sau khi học xong các kỹ thuật cơ bản, những người lính Triều Tiên đề nghị được ra trận chiến đấu như lính không quân Việt Nam.
Trong thời gian chiến đấu, họ đã giúp Việt Nam hạ nhiều máy bay địch. Theo thiếu tướng Phan Khắc Hy, sơ kết đợt đầu chiến đấu năm 1966 - 1969, không quân Việt Nam bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó những chiến sĩ Không quân Triều Tiên đã bắn rơi 26 chiếc. Ngoài những người đã hy sinh, nhiều chiến binh Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Việt Nam khi trở về được Nhà nước Triều Tiên phong tặng danh hiệu Anh hùng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Nguyễn Văn Thiệu đọc hết lá thư, nhưng không một lời bình luận. Rồi Thiệu mời Kissinger sang phòng Ước đoán tình hình, có cửa thông sang văn phòng ông, để gặp Hội đồng An ninh Quốc gia. Kissinger yêu cầu có ba mươi phút để trình bày bản hiệp định.
Kissinger nhấn mạnh các phần chính trị của hiệp định mà ông tin là có lợi cho VNCH. Ông cam đoan Hoa Kỳ sẽ duy trì các căn cứ không quân tại Thái Lan và giữ Hạm đội 7 ngoài khơi để ngăn chặn Bắc Việt Nam tấn công. Kissinger hứa tiếp tục viện trợ tài chính và quân sự cho VNCH.
Trong khi đó, ông tin rằng những thoả thuận ngầm giữa Liên Xô và Trung Quốc sẽ làm giảm nhiều nguồn tiếp liệu chiến cụ cho quân đội Bắc Việt. Theo ông, đây là lúc thuận lợi để đi tới một hiệp ước với Cộng sản vì dù sao chăng nữa, VNCH cũng đã có quân lực trên một triệu người và kiểm soát 85% dân số.
Ông tin tưởng rằng VNCH sẽ phát triển và thịnh vượng trong thời kỳ hậu chiến. Kissinger không đi vào các chi tiết về những gì còn phải giải quyết với Hà Nội, và cũng không cho Thiệu biết một lịch trình mật mà ông ta đã đồng ý với Bắc Việt - là họ sẽ ký tắt vào bản hiệp định tại Hà Nội chỉ một tuần lễ sau đó, vào ngày 24-10-1972
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Tài liệu của Không quân của Hải quân Mỹ và Không quân Mỹ cũng ghi nhận có những vụ phi công Mỹ bắn rơi những chiếc MiG-17 không mang phù hiệu trên cánh và đuôi. Các tài liệu của Đại sứ quán Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Hà Nội xác nhận những phi công của họ hy sinh ở miền Bắc Việt Nam gồm có:

- Ngày 24-9-1966, phi công Uon Hong Sang lái MiG-17 hy sinh khi máy bay vừa rời đường băng, bị 2 chiếc F-4D của không quân Mỹ bắn rơi.
- Ngày 10-3-1967, phi công Kim Quang Wook lái MiG 17 bị một chiếc F-105D của không quân Mỹ bắn hạ bằng súng máy 20 mm và hy sinh.
- Ngày 10-4-1967, phi công Kim Yun Hoan lái MiG-17 hy sinh.
- Ngày 24-4-1967, phi công Tsa Sun He hy sinh khi trúng cả hai quả tên lửa tìm nhiệt AIM-9D từ hai chiếc F-4B của không quân Mỹ.
- Ngày 1-5-1967, các phi công Lee Tsang Il và Bak Dong Jun điều khiển hai chiếc MiG-17 đã bị một chiếc A-4 và một chiếc F-8E của không quân thuộc Hải quân Mỹ bắn rơi bằng tên lửa tìm nhiệt AIM-9D.
- Ngày 16-5-1967, phi công Shin Dan Ho lái MiG-17 hy sinh.
- Ngày 3-6-1967, phi công Kim Tee Un lái MiG-17 đã hy sinh trong khi không chiến với 2 chiếc F-105D của Không quân Mỹ.
- Ngày 26-6-1967, phi công Lim Shun Gon hy sinh. Không rõ anh hy sinh trong trường hợp nào.
- Ngày 21-7-1967, các phi công Lee Dong Soo và Lee Dong Il điều khiển 2 chiếc MiG-17 đã bị 4 chiếc F-8 của Không quân thuộc Hải quân Mỹ bắn rơi và hy sinh cùng máy bay,
- Ngày 30-9-1967, phi công Lim Dang An hy sinh trong không chiến.
- Ngày 18-10-1967, phi công Kim Hyun U điều khiển MiG-17 bị hạ bởi một chiếc F-105D và hy sinh cũng máy bay.
- Ngày 12-2-1968, phi công Kim Chi Hoan hy sinh khi điều khiển chiếc MiG-21 không chiến với 2 chiếc F-4D của không quân Mỹ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top