[TT Hữu ích] Từ "Hoà bình trong tầm tay" đến Linebacker II

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Ngoài những phi công đã hy sinh, nhiều phi công Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Việt Nam khi trở về được Nhà nước Triều Tiên phong tặng danh hiệu Anh hùng. Tổng số có 14 phi công Triều Tiên đã hy sinh trong chiến đấu tại Việt Nam. Trong số đó, liệt sĩ trẻ tuổi nhất là Uon Hong Sang, sinh ngày 25-4-1946, hy sinh ngày 24-9-1965 (19 tuổi). Liệt sĩ nhiều tuổi nhất là Lim Dang An, sinh ngày 18-12-1929, hy sinh ngày 30-9-1967 (38 tuổi). Để ghi nhớ những người lính không quân Triều Tiên đã chiến đấu và ngã xuống trên đất nước mình, Nhà nước Việt Nam công nhận họ là những liệt sĩ ngay trong thời kỳ 1965-1968 và cho phép Đại sứ quán Triều Tiên tại Hà Nội được tìm một khu đất làm nơi an nghỉ cho các liệt sĩ đó. Đích thân ông đại sứ đã chọn một quả đồi trong khu rừng Hoàng ở xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc (nay là thuộc tỉnh Bắc Giang) làm nghĩa trang cho họ.
Sau chiến tranh, vào ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân của Triều Tiên, ngày 24-5 hàng năm, cán bộ của Đại sứ quán Triều Tiên, người thân của các liệt sỹ, đại diện chính quyền các sở ban ngành cấp tỉnh đến cấp xã và bà con nhân dân quanh vùng về đây đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm. Còn vào các ngày 20-7, ngày rằng và mùng một thì ông bà quản trang và bà con lối xóm đều hương khói chu đáo cho hương hồn các liệt sĩ Triều Tiên.
Tháng 6-2002, Nhà nước Triều Tiên đã cử đoàn công tác sang tận nơi để đưa hài cốt những chiến sĩ của họ trở về cố quốc. Từ sáng sớm hôm đó, đại diện đại sứ quán Triều Tiên cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã có mặt làm lễ dâng hương. 20 người phụ trách đào một huyệt cho đến khi hoàn thành và chuyển hài cốt lên xe đưa tới sân bay Kép và sau đó lên máy bay về Triều Tiên. Những gì còn lại trong những chiếc quan tài gỗ lâu năm đã mục nát không nhiều, Có khi chỉ còn lại một nắm đất tượng trưng, nơi thịt da xương máu của các liệt sĩ Triều Tiên đã tan vào lòng đất mẹ Việt Nam.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Ngay sau khi phía Triều Tiên quyết định mang hài cốt chiến sĩ của họ về nước, Đảng ủy và chính quyền tỉnh Bắc Giang đã đầu tư 100 triệu đồng xây dựng nhà bia tưởng niệm, trong đó có lư hương và 14 tấm bia mộ liệt sĩ để ghi nhớ sự đóng góp của các chiến sĩ Triều Tiên cho cho nền độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Khu tưởng niệm được xây dựng trong hơn một năm và khánh thành vào giữa năm 2004.

Tấm bia tưởng niệm ở đây được thiết kế đơn giản với hình cột trụ có bốn mặt đều ốp đá màu đen, mỗi mặt đá đều có hình vẽ là biểu tượng của nước bạn Triều Tiên. Mặt trước tấm bia mang dòng chữ bằng tiếng Việt: “Nơi đã từng yên nghỉ của 14 cán bộ, chiến sỹ Quân đội Nhân dân Triều Tiên”. Sau tấm bia là 14 nấm mộ hình chữ nhật ốp gạch màu đỏ tươi được xếp thành hai hàng song song. Trên mỗi mộ đều có một tấm bia hai mặt bằng đã cẩm thạch trằng. Mặt trước ghi đầy đủ tên tuổi, ngày tháng năm sinh, năm mất, quê quán bằng tiếng Triều Tiên, mặt sau cũng ghi đầy đủ những thông tin ấy bằng tiếng Việt. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân Việt Nam được các bạn Triều Tiên đánh giá rất cao, cũng như Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đánh giá cao tinh thần quốc tế vô sản của các phi công Không quân Nhân dân Triều Tiên vậy..
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Trình bày xong, Kissinger trao cho ông Thiệu một bản sao duy nhất của hiệp định, bằng tiếng Anh. Thiệu ra hiệu cho Nhã tới, đứng sau ghế Thiệu, đọc bản văn trong lúc Kissinger trình bày các điều khoản của hiệp định. Nhã ghé tai ông Thiệu nói thầm: “Đây đâu phải là những điều mà mình trông đợi! Hãy cứ nói vài điều vớ vẩn nào đó, để lấy thêm thời giờ suy nghĩ”.
Về sau Nhã nhớ lại: “Tôi kinh ngạc hết sức! Tất cả những điểm VNCH đề nghị, rồi phản đề nghị, đều đã bị gạt ra ngoài… Tôi khựng lại vì ngạc nhiên, nhưng cố không để lộ ra mặt”.
Ông Thiệu cũng kinh ngạc và cũng cố giữ trong lòng. Về sau ông nói là ông căm phẫn với Kissinger đến độ ông muốn “đấm cho ông ta một quả vào miệng”. Thế nhưng ông cố tự kiềm chế, và yêu cầu Kissinger cho một bản tiếng Việt của Hiệp định.
Kissinger nói không có, nhưng sẽ kiếm trong hồ sơ một bản. Thiệu cám ơn Kissinger về “phần trình bày hay”, và nói thêm: “Cho tôi thời giờ suy nghĩ. Ta sẽ hội lại lúc năm giờ chiều”.
Thiệu hứa sẽ nghiên cứu cẩn thận bản tiếng Anh trước khi đó.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực

Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân, Đại tá Phan Khắc Hy (hàng đầu, thứ 4 từ phải sang) và thượng tá Kim Chang San (hàng đầu, thứ 5 từ phải sang) và một số phi công của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Đoàn Z) tại căn cứ Trung đoàn Không quân 923 đóng ở sân bay Kép, Bắc Giang, năm 1967.



Khu nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ Không quân Nhân dân Triều Tiên ở Rừng Hoàng, Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Buổi họp chấm dứt trong tinh thần thân hữu, và Kissinger có đôi chút phấn khởi.
Về phần Thiệu, ông lập tức chỉ thị cho Nhã phân tích toàn bộ đề án, và phải xong lúc 3 giờ chiều để có thể thảo luận trước phiên họp năm giờ.
Sau này Nhã kể lại: “Tôi vội cho in thành nhiều bản và mời Ngoại trưởng Lắm, cố vấn Nguyễn Phú Đức và đại sứ Trần Kim Phượng đến dùng cơm trưa với tôi tại nhà hàng La Cave.
Ngồi vào bàn, tôi hỏi ngay: “Quý vị nghĩ thế nào?”.
Họ nói: “Không đến nỗi nào. Chúng tôi tưởng còn tệ hơn nữa”.
“Thế nào là không đến nỗi nào? Quý vị đã đọc kỹ chưa?”.
Nhã để ý là không có khoản nào nói đến việc rút quân Bắc Việt; ngoài ra Hiệp định chỉ nói tới “ba quốc gia Đông Dương” ý muốn nói là chỉ có một nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Về phía Bắc Việt, thì họ vẫn cho VNCH, quốc gia thứ tư, với thủ đô ở Sài gòn, là không được kể như một chính phủ hợp pháp.
Nhã nói tiếp: “Quý vị có thấy chữ National council of Reconciliation trong đó không? Tôi sẽ hỏi họ xem cái này là cái gì trong bản Việt ngữ”.
Không có bản tiếng Việt, mọi người đều phải nghiên cứu bản tiếng Anh, rồi đến dự phiên họp khẩn của Hội đồng An ninh Quốc gia vào lúc ba giờ như đã dự liệu.
Hội đồng quyết định có năm điểm chính cần được minh xác.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Năm giờ chiều hôm đó, Kissinger và Bunker trở lại Dinh Độc Lập để gặp Thiệu. Kissinger có vẻ rất “hăng”. Thiệu lịch sự, nhưng nhất định cứ hỏi bằng tiếng Việt, cho Nhã thông ngôn, để giữ cho buổi họp ở cấp lễ nghi, hình thức.
Thiệu nói:
“Chúng tôi đã phân tích sơ qua, và chúng tôi muốn hỏi một vài điểm cần được minh xác, rồi sau đó, chúng tôi cần có thêm thời gian để nghiên cứu bản văn, cả tiếng Việt, lẫn tiếng Anh”.
Rồi ông hỏi thêm: “À, còn ba quốc gia Đông Dương mà ông nói đến là những quốc gia nào vậy?”
Kissinger, không để lỡ một giây đáp liền: “Thưa Ngài, chắc là thư ký đánh máy sai đó”.
Bản tiếng Anh nói đến “ba dân tộc Đông Dương” - ám chỉ Lào, Campuchia và một nước Việt Nam. Thiệu nhất định không chấp nhận công thức ấy. Hội nghị Genève đã thừa nhận bốn quốc gia, trong đó có hai Việt Nam: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Việt Nam Cộng hoà; sự việc này đâu có thể thay đổi. Thiệu còn nhất định không chịu cho Mặt trận giải phóng được xưng là đại diện cho miền Nam Việt Nam.
Kissinger giải thích rằng sự nhắc nhở “ba dân tộc Đông Dương” là một sự sơ ý, là lỗi đánh máy! Ông dám nói như vậy dù là bản dự thảo nhắc nó đến hai ba lần, và được viết xuống vừa bằng chữ (three) và bằng số 3.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Ông Thiệu còn quan tâm đặc biệt đến định nghĩa của Hội đồng hoà hợp và Hoà giải Dân tộc. Nhiều lần trong bản văn, danh xưng này được gọi là một “cơ cấu hành chính”; nếu đứng về ngôn ngữ Việt Nam thì “cơ cấu hành chính” và “cơ cấu chính quyền” rất giống nhau và ý nghĩa của nó dễ được hiểu lầm là chính phủ liên hiệp trá hình.
Kissinger giải thích rằng Hội đồng sẽ không có quyền hành của một chính phủ, mà chỉ có nhiệm vụ “cố vấn”, thi hành những gì đã được các phe phái đồng ý. Nó không phải là chính phủ liên hiệp. Kissinger khăng khăng: “Nó chỉ là một hội đồng bé tí ti. Nó không có quyền hành. Nó chỉ là một cơ quan tư vấn thôi”.

Còn quân đội Bắc Việt sẽ ra sao một khi Hiệp định Paris đã được ký kết?
Kissinger đáp, sẽ không có sự thâm nhập thêm nữa của quân đội từ miền Bắc, và quân lực VNCH, với quân số 1 triệu 100 ngàn người, sẽ chẳng việc gì phải sợ sự hiện diện của 140 ngàn quân Bắc Việt.
Được hỏi tại sao lại không có đoạn nào nói rõ về sự rút quân Bắc Việt, thì Kissinger giải thích: Ờ, thì như quý ông biết, chúng tôi đã thảo luận điều đó với Bắc Việt và họ không chấp nhận cho nên chúng tôi nghĩ là không nên để nó vào (bản văn), để khỏi làm hỏng bầu không khí”!
Điều đó làm ông Thiệu giận nhất trong phần trình bày của Kissinger, là ông này cứ khăng khăng cho rằng hiệp định là “một thắng lợi to lớn nhất có thể đạt được, và là một sự sụp đổ của lập trường Bắc Việt”.
Đến đây, ông Thiệu đề nghị một buổi họp ở cấp tiểu nhóm với Ngoại trưởng Lắm sáng hôm sau để thảo luận vào chi tiết bản hiệp định.
Kissinger đồng ý.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Dường như để đấm mõm, Kissinger và Bunker lại xin họp riêng với Thiệu, Cao Văn Viên, và Đại tướng Creighton Abrams, người đứng đầu MACV để thảo luận việc gấp rút tăng cường tiếp liệu quân cụ cho Sài gòn trước ngày ký kết hiệp định và sẽ được thay thế căn bản một - đổi - một, theo các điều kiện trong hiệp ước.
Ông Thiệu tìm cách đối phó với Kissinger sau buổi họp mặt ban đầu ngày 19-10-1972. Ông yêu cầu Kissinger đến họp với các thành viên Hội đồng an ninh quốc gia tại nhà riêng Ngoại trưởng Trần Văn Lắm, tại đường Hồng Thập Tự vào sáng thứ Sáu, ngày 20-10 lúc 10 giờ. Đến lúc đó, thì phía Việt Nam đã có dịp nghiên cứu bản văn hiệp định bằng tiếng Việt do John Negroponte, phụ tá của Kissinger, trao cho hôm trước.
Đọc bản tiếng Việt (do VNDCCH soạn thảo), phía VNCH đã thấy rõ ràng những mối lo âu của mình là có căn cứ. Kissinger đã chấp nhận bản dự thảo bằng tiếng Việt với tất cả thuật ngữ của Bắc Việt, và nó khác hẳn bản Anh ngữ. Bắc Việt quả đã dùng chữ, “cơ cấu chính quyền” để mô tả Hội đồng Hoà hợp và Hoà giải Dân tộc và các lực lượng Mỹ được gọi bằng từ ngữ cố tình xúc phạm là “quân Mỹ”. Một đoạn khác trong bản tiếng Việt kêu gọi Mỹ và các chư hầu phải rút lui.
Trước khi phiên họp bắt đầu, quanh một bàn ăn dài bằng gỗ mun, Ngoại trưởng Lắm, người công giáo đọc lời cầu nguyện: “Xin Chúa ban ơn cho những người có mặt tại đây làm việc đắc lực đem lại hoà bình cho Việt Nam”. Phía VNCH phản đối, đòi minh xác tổng hợp hai mươi ba điểm, Kissinger nói chỉ có 8 điểm là đáng được minh xác thôi. Buổi họp kết thúc vào lúc trưa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Tới Dinh, Nhã vào gặp Thiệu giữa lúc ăn trưa. Thiệu bảo Nhã ngồi xuống cùng ăn. Nhã nói: “Em (cháu) không có thời gian ăn đâu. Việc này nghiêm trọng lắm”. Thiệu hỏi cái gì nghiêm trọng. Nhã liền đọc một danh sách dài những khác biệt giữa Việt Nam và Kissinger.

Sau này Nhã kể lại: “Càng đọc thêm mình càng thấy ổng hết muốn ăn luôn”. Nhã giục ông Thiệu đòi thêm thời gian nghiên cứu bản Hiệp định, và đề nghị: “Xin anh bỏ buổi họp năm giờ đi”. Thiệu đáp “nhưng mình lỡ hứa rồi!”.
Cùng một lúc, ông Thiệu lại nhận ngay được những báo cáo khẩn từ các Bộ tư lệnh quân đoàn cho biết địch đang tập trung theo đúng những chỉ thị ghi trên những tài liệu tịch thu. Nếu như ông Thiệu cứ tiếp tục tiến hành ký tắt vào bản Hiệp định, thì chắc sẽ có ngay một cuộc tấn công của địch trên toàn lãnh thổ trước khi có cuộc ký kết chính thức tại Paris.
Sự việc này hình như đã được dàn xếp tháng trước với Kissinger tại Paris rồi. Nhã nói: “Mình phải triệu tập tất cả các tỉnh trưởng về Sài gòn sáng ngày mai, và em sẽ lấy đó làm cái cớ để hoãn cuộc họp với Kissinger”.
Thiệu quyết định không cho Kissinger biết về những tài liệu tịch thu, vì ông muốn để xem Kissinger sẽ nói gì về những điều kiện ông ta đã thoả thuận với Bắc Việt; ngoài ra Thiệu không muốn Kissinger có dịp để cãi rằng đó chỉ là chiến dịch phản tuyên truyền của Cộng sản. Thiệu nghĩ rằng đối chất Kissinger với những tài liệu tịch thu đó thì chỉ gây thêm căng thẳng mà thôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Bốn giờ chiều, Nhã gọi điện thoại cho Đại sứ Bunker nói rằng buổi họp với Thiệu sẽ phải huỷ bỏ.
- Tôi rất tiếc, nhưng một số biến cố bất ngờ vừa xảy đến; địch đang tập trung quân. Chúng tôi đang gọi tất cả các tỉnh trưởng và tư lệnh quân đoàn về Sài gòn để họp vào sáng mai”.
Bunker hỏi điềm nhiên:
- Thế bao giờ sẽ họp vào ngày mai?
Nhã đáp:
- Tôi sẽ tìm cách thông báo cho ngài sau
Bunker yêu cầu được nói chuyện với Thiệu, nhưng Nhã nói:
- Xin Ngài tha lỗi, vì tình hình khẩn cấp, Tổng thống đã ra chỉ thị cắt hết mọi liên lạc. Ông không muốn nói chuyện điện thoại với bất cứ ai. Tôi sẽ gọi lại Ngài chừng nào tôi biết được thời giờ Tổng thống có thể gặp lại Ngài được.
Sau đó mấy tiếng đồng hồ, lúc Nhã đang ở tư thất Phó Tổng thống Trần Văn Hương, anh ta nhận được điện thoại của Bunker. Bunker hỏi:
- Chúng tôi có thể tới gặp Tổng thống lúc này được không? Chúng tôi sắp rời toà đại sứ ngay bây giờ đây.
Nhã nói:
- Trong Dinh chưa chuẩn bị. Chúng tôi có một số việc khác khẩn cấp, Ngài chưa thể gặp được Tổng thống lúc này! Tôi thực sự không muốn quý vị lên xe rồi tới tổng Dinh lại không thể vào được, vì tôi đã được Tổng thống chỉ thị là ông ta không muốn gặp ai chiều nay hết.
Đại sứ Bunker, lúc này mới nổi giận, vì đã bị Kissinger áp đảo tinh thần, lắp bắp:
- Anh đâu có thể làm như vậy được.
Kissinger bèn giật lấy ống nói:
- Đây là Tiến sĩ Kissinger.
Nhã đáp:
- Thưa ông mạnh giỏi?
Kissinger gặng hỏi:
- Tại sao chúng tôi lại không được gặp Tổng thống?
Nhã đáp:
- Như tôi vừa mới giải thích cho Đại sứ Bunker, tôi rất tiếc là Tổng thống không thể gặp quý vị lúc này. Ông ta sẽ gặp quý vị vào ngày mai!
Kissinger nói:
- Tôi là Đặc sứ của Tổng thống Mỹ. Anh thừa biết là tôi không thể được đối xử như một nhân viên chạy vặt.
Nhã trả lời:
- Chúng tôi không bao giờ coi ông là nhân viên chạy vặt, nhưng nếu ông nghĩ vậy, thì tôi đâu thể làm gì được.
- Tôi đòi được gặp Tổng thống!
- Xin ông cho phép tôi nhắc lại lần nữa điều mà tôi vừa thưa với ông. Tôi xin lỗi.
Kissinger trao ống nghe cho Bunker. Ông này dằn mặt:
- Khôn hồn thì anh nên gọi lại cho tôi.
Sau này người ta mới hiểu tại sao Kissinger phải vội vã vô Dinh: Vì ông muốn Thiệu đồng ý để còn kịp đi Hà Nội ký tắt vào bản thảo hiệp định với Phạm Văn Đồng như ngày giờ đã định (tức 24-10-1972).
 
Biển số
OF-454673
Ngày cấp bằng
20/9/16
Số km
417
Động cơ
208,490 Mã lực
Đọc mới thấy phận bù nhìn nó khổ nhục thế nào, chả tự quyết được cái gì, kể cả số phận mình 8-x8-x8-x
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Những điều nghe thấy càng đau đớn nòng!:(
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Lúc đó, Kissinger lại có thêm một vấn đề khó khăn nữa muốn thanh minh cho ông Thiệu. Phóng viên Arnaud de Borchgrave vừa thực hiện được một cuộc phỏng vấn với ông Phạm Văn Đồng dành riêng cho tạp chí Newsweek, và vừa rời Hà Nội bay qua Vientian.
Cuộc phỏng vấn khẳng định ý đồ của Bắc Việt là coi Hội đồng Hoà hợp Dân tộc là một chính phủ liên hiệp. Muốn gửi bài về New York cho kịp hạn chót, De Borchgrave đã yêu cầu đại sứ Hoa Kỳ ở Vientian, G. McMurtie Godley, cho phép ông sử dụng đường dây liên lạc của sứ quán.
Để có đi có lại, ông chuyển cho Đại sứ Godley một bản văn ghi đầy đủ tại chỗ cuộc phỏng vấn, cũng như các phần nói chuyện ứng khẩu của ông Đồng. Chỉ nội hai giờ sau, Kissinger đã được đọc bài phỏng vấn đó tại Sài gòn. Ông hết sức bực mình vì âm mưu đã bị bại lộ!
Trong bài phỏng vấn, ông Đồng được hỏi về vai trò của Thiệu trong một chính phủ liên hiệp ba bên. Ông Đồng đáp: “Thiệu đã bị những biến cố mới đây bỏ xa rồi. Và những biến cố thì có hướng đi riêng của chúng”.
Sau khi ngừng bắn sẽ có hai quân đội và hai cơ cấu hành chính, “và trong tình trạng mới ấy, họ sẽ phải tự dàn xếp lấy một chính phủ liên hiệp chuyển tiếp ba bên và ổn định tình hình sau khi Mỹ rút quân”.
Về sau Kissinger lại tiết lộ cho báo chí rằng ông rất bực tức chỉ vì ông tin rằng chính phủ liên hiệp đâu có phải là giải pháp mà ông đã “thương lượng” ở Paris? Sự thực là tuy ông không “thương lượng” nhưng ông đã để mặc cho Hà Nội tự giải thích Hội đồng đó là một chính phủ liên hiệp.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Sau khi đánh điện gửi bài về Mỹ, De Borchgrave bay qua Sài gòn và điện thoại cho tướng Trần Văn Đôn để nhờ dàn xếp một cuộc phỏng vấn với ông Thiệu: “Sẽ quả là một điều ngạc nhiên đối với chúng tôi nếu ông Thiệu đã đồng ý ký bản hiệp định mà Phạm Văn Đồng vừa tiết lộ cho tôi biết nội dung khi tôi phỏng vấn ông ta ngày 18 tháng 10”.
Đôn liền gọi Nhã và nhờ thu xếp hộ cho De Borchgrave phỏng vấn. Đôn cũng nói sơ qua về cuộc phỏng vấn Phạm Văn Đồng của Newsweek, nhưng ông không có bản văn trong tay.
Xế trưa thứ Sáu (20-10), Kissinger lại điện thoại cho Dinh đòi gặp Thiệu, vì ông muốn cho Thiệu coi bài phỏng vấn ông Đồng và đồng thời giải thích với Thiệu rằng ở Paris ông đã không hề thương lượng về một chính phủ liên hiệp.
Qua điện thoại, Kissinger chỉ bảo Nhã là vừa có “một biến chuyển mới, và tôi cần phải thưa chuyện với Tổng thống”.
Nhưng Nhã không đổi ý, và yêu cầu Kissinger nán chờ thêm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Mười hai giờ sáng hôm sau, thứ Bảy, 21-10, Kissinger và Bunker được mời đến gặp Thiệu.
Trong hai tiếng đồng hồ họp Kissinger không nói gì đến bài phỏng vấn của De Borchgrave. Thiệu lại không biết là Kissinger đã có bài phỏng vấn, nên chỉ duyệt lại kết quả buổi họp sáng thứ Sáu với Ngoại trưởng Lắm và Hội đồng An ninh Quốc gia.
Trong số 23 thay đổi mà VNCH yêu cầu, Kissinger quả quyết rằng có lẽ chỉ có thể giải quyết được 16 thôi, số còn lại phải để nguyên vì chúng đưa ra “những đòi hỏi quá đáng, không thể thoả mãn được”. Các điểm chính là sự hiện diện của quân đội Bắc Việt tại miền Nam và cương vị của Hội đồng Hoà hợp và Hoà giải Dân tộc trong tư cách một cơ quan chính quyền.
Tới đây, nhân viên văn phòng Tổng thống bước vào đưa một mật điện từ toà đại sứ Hoa Kỳ chuyển sang. Đó là một thông điệp của Nixon gửi cho Thiệu qua Kissinger. Kissinger đọc cho Thiệu nghe thông điệp vừa nhận được. Bức điện tín của Nixon giục Thiệu ký Hiệp định và doạ rằng nếu không sẽ cắt viện trợ:
"Nếu như ngài thấy Hiệp định này không thể chấp nhận được vào lúc này, và nếu như phe bên kia quả thực đã cố gắng hết sức để thoả mãn những đòi hỏi (của chúng ta), thì, theo ý kiến của tôi, quyết định của ngài sẽ mang đến những tác dụng nghiêm trọng nhất đối với khả năng của tôi tiếp tục yểm trợ ngài và chính phủ miền Nam Việt Nam".

Thật là khéo dàn cảnh. Kissinger trao bức điện văn cho Thiệu, Thiệu chỉ mỉm cười mà không đọc. Nhã cầm lên một bản, đọc qua rồi trả lại cho Bunker, và nói “Cám ơn”.
Buổi họp không một tiến triển, nhưng Kissinger đứng dậy và ra về vẫn hí hửng là Thiệu chắc chắn sẽ chấp nhận bản Hiệp định.
Một phiên họp khác được định vào sáng Chủ nhật (22-11) lúc 8 giờ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Sáu giờ sáng Chủ nhật (22-11), từ toà đại sứ VNCH ở Washington điện về, có đầy đủ bản văn phỏng vấn ông Đồng của De Borchgrave.
Đọc xong bài phỏng vấn, Thiệu giận tím ruột.
Ông đã bảo Kissinger nhiều lần là Hà Nội coi Hội đồng ấy như một chính phủ liên hiệp thực sự, và giờ đây, ông đã có bằng chứng Bắc Việt đòi cho Mặt trận Giải phóng cái quyền có một cơ cấu hành chính riêng tại miền Nam, để rồi đi đến một chính phủ liên hiệp, với sự hậu thuẫn của tất cả các lực lượng quân đội Bắc Việt để lại.
Cuộc ngưng bắn “da beo” sẽ là căn bản cho một chính quyền đối nghịch. Hội đồng sẽ chính là cơ cấu để thực hiện chiến lược đó. Và đây là bằng chứng công khai.
Nhưng Thiệu quyết định không đưa “bằng chứng” ấy cho Kissinger coi, mà muốn xem chính ông này sẽ có nêu lên không: “Chúng tôi chơi trò mèo rình chuột với Kissinger và đợi xem ông ta sẽ nói gì, ông không hề đả động gì hết (về bài phỏng vấn ông Đồng)”.
Sau bốn mươi lăm phút họp không kết quả, Thiệu nói với Kissinger là ông không thể ký các hiệp ước theo các điều kiện hiện hữu. Thế nhưng Kissinger lại có cảm tưởng rằng Thiệu đang tìm cách dàn xếp theo ý mình muốn và lúc ra về cảm thấy phấn khởi.
Ông đánh điện ngay cho Nixon, rất lạc quan: “Tôi nghĩ là chúng tôi đã tìm được lối thoát”.
Khi Kissinger bay qua Phnom-Penh, Bunker tiếp tục hội họp với phía VNCH và thông báo toà Nhà Trắng rằng cả ông lẫn Kissinger đều thấy lạc quan khi họp với Thiệu. Bunker còn quả quyết rằng Bắc Việt đã thất bại trong nỗ lực giành đất trước khi ngưng chiến.
Trong cùng ngày khi họp với Hội đồng An ninh Quốc gia, ông Thiệu cũng trấn an họ là sẽ không chấp nhận công thức liên hiệp, và ông tin chắc rằng Kissinger đã bị Hà Nội lừa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Trong lúc Kissinger đang ở Phnom-Penh họp với Tổng thống Campuchia Lon Nol, thì các viên chức Hoa Kỳ đi các nước Đông Nam Á thông báo cho Thái Lan, Đại Hàn và Lào là VNCH đã đồng ký kết hiệp định.
Tại Sài gòn, theo chỉ thị của Kissinger, các viên chức toà đại sứ Mỹ cũng đi phao tin Thiệu sẽ ký!
Trong buổi gặp gỡ với Lon Nol tại Phnom-Penh, Kissinger còn nói năng như thể Thiệu đã hoàn toàn tán thành bản hiệp ước. Lon Nol bèn mở Champagne để chúc mừng.
Thiệu cho rằng VNCH hiểu Bắc Việt hơn Mỹ, rằng Kissinger đã bị ông Thọ đánh lừa, hoặc đã có trao đổi bí mật gì với Hà Nội. Ông cố gắng giải thích cho Kissinger là ông không làm cản trở hoà bình, nhưng hiệp định là “một vấn đề sinh tử cho nước tôi”.
Thiệu càng tỏ ra cứng rắn, thì Kissinger lại càng nổi giận:
- Đây là sự thất bại ngoại giao lớn nhất trong sự nghiệp của tôi.
Thiệu cũng bực tức hỏi:
- Sao ông vội đi tranh giải hoà bình Nobel đến thế?
Kissinger quay lưng đi không đáp. Bunker, lúc này cũng đã nổi nóng, bèn tiếp tục cuộc đàm thoại:
- Vậy thì, thưa Tổng thống, lập trường chót của Ngài là không ký, phải không?
Thiệu nói:
- Vâng, đó là lập trường cuối cùng của tôi. Tôi sẽ không ký và tôi xin ngài thông báo cho Tổng thống Nixon biết như thế. Xin quý vị trở về Washington và nói với Tổng thống Nixon rằng tôi cần được trả lời.
Nhất quyết không chịu để cho bao nhiêu nỗ lực của mình tan vỡ, Kissinger yêu cầu Thiệu cùng họp thêm một lần chót trước khi rời Sài gòn vào sáng thứ Hai, ngày 23-10.
Thiệu hỏi:
- Để làm gì?
Kissinger đáp:
- Báo chí vẫn còn nghĩ là chúng ta gần đi tới được một giải pháp, vậy ta nên có một buổi họp ngắn để chứng tỏ rằng đang có sự tham khảo giữa các đồng minh.
Thiệu nói:
- Được rồi, nếu việc đó có thể giúp quý vị được chút nào, thì sáng mai ta có thể có một buổi họp ngắn, năm phút.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Tám giờ sáng hôm sau (23-10), khi hai bên gặp nhau lại, sự việc đã rõ là Thiệu sẽ không thay đổi ý kiến. Ông trao cho Kissinger một lá thư riêng gửi Nixon, trong đó, ông tóm lược những điểm phản đối của VNCH, nhắc lại rằng ông muốn ký kết một hiệp định hoà bình, nhưng chỉ với những điều kiện thoả đáng và khi nào đến đúng lúc.
Trước khi từ giã, Kissinger yêu cầu Thiệu:
- Tôi yêu cầu có một sự đồng ý giữa chúng ta là không tiết lộ cho báo chí biết bất cứ điều gì đang diễn tiến. Hãy làm như chúng ta đã có được một buổi họp xây dựng.
Kissinger bắt tay Thiệu và vội vã ra về.
Tới phi trường Tân Sơn Nhất, Kissinger đã thấy một đám ký giả và nhiếp ảnh chờ sẵn. Ông ngừng lại vài phút. Có một phóng viên hỏi:
- Chuyến đi này có được việc không?
- Được việc.
- Có xây dựng không?
- Xây dựng. Như bất cứ lần nào tôi đến đây.
- Ông có trở lại đây nữa không?
Ông không đáp, mà chỉ nhoẻn miệng cười ngoại giao nổi tiếng của mình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Thiệu chỉ thị cho Nhã soạn thảo một bản nhận định mô tả “bốn ngày thảo luận xây dựng để đi đến một cuộc hoà giải”. Rồi ông triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia. Bằng những từ ngữ lạnh lùng, không xúc cảm, ông tóm lược những điểm bất đồng ý kiến trong mấy buổi họp cuối cùng với Kissinger và Bunker.
Ông nói:
- Ta sẽ không ký kết trừ khi nào đã có được những sửa đổi.
Sau buổi họp này, Thiệu gặp Nhã riêng trong Dinh. Nhã hỏi:
- Bây giờ mình sẽ làm gì? Đây là lúc phải có hành động cứng rắn. Chắc là khi về tới Washington, Kissinger sẽ gọi báo chí đến và bảo họ rằng mình làm trở ngại hoà bình. Ông ta sẽ nói là mình chơi xấu, không có thiện chí. Vậy thì mình phải hành động trước.
Thiệu hỏi:
- Hành động trước cách nào? Nếu nói ra những gì mình đã thảo luận, thì mình sẽ là người bội ước với Kissinger.
Nhã đề nghị ông Thiệu lên đài truyền hình thảo luận về kế hoạch mới nhất của Hà Nội, theo như cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng đã được đăng tải trên báo chí, và chỉ nên giới hạn vào kế hoạch đó thay vì nói đến những điểm ghi trong bản dự thảo hiệp định:
- Vì những điểm này thực chất tương tự như bản văn Kissinger mang qua Sài gòn, ta có thể chỉ tấn công mưu đồ của Cộng sản và ngụ ý rằng đó là những gì mình đã thảo luận với Kissinger… Đó là lối lẩn tránh vấn đề rất khéo. Mình sẽ dùng chính kỹ thuật của Kissinger: Lấy gậy ông đập lưng ông.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,202 Mã lực
Trước khi rời Sài gòn, Kissinger đã gửi một điện văn (đề ngày 22 tháng 10) cho Nixon nói là vẫn hy vọng có thể giữ nguyên chương trình đã định, tức chuyến đi Hà Nội. Nhận được điện văn, Nixon tưởng lầm là Thiệu đã đồng ý.
Nhưng rồi cùng ngày đó, ông lại nhận được một điện văn thứ 2, trong đó Kissinger chửi Thiệu thậm tệ: “Những yêu sách của tay này gần như điên khùng”.
Nghe vậy, Nixon quyết định triệu hồi Kissinger về Washington.
Tức giận, ông cảnh báo Thiệu:
- Nếu chiến tranh còn tiếp tục ở mức độ hiện nay trong sáu tháng nữa, thì Quốc hội sẽ cắt ngân khoản viện trợ cho VNCH.
Trước đó hai hôm, ngày 21 tháng 10, Kissinger đã gửi điện văn yêu cầu Nixon cho phép ông cứ đi Hà Nội, dù Sài gòn phản kháng Hiệp định, nhưng Nixon đã cản ông lại.
Chỉ còn hai tuần lễ nữa là bầu cử; Nixon lưu ý Kissinger là hoà giải hấp tấp quá, mà không có sự ủng hộ của Thiệu, sẽ là một trở ngại chính trị.
Nixon muốn giải quyết vấn đề Việt Nam sau bầu cử.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top