[Funland] Từ "Hoà bình trong tầm tay" đến Linebacker II

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,324
Động cơ
445,434 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Bức ảnh này cũng hay:

Thanh niên HN năm 1972 có kiểu đầu rất model, chân đi đôi xăng-đan em cũng ít thấy khi xưa, chắc là đồ da, phía sau là con xe Phượng Hoàng BKS bị che mờ cũng rất nổi tiếng.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Cảm ơn bác Armylvs. Như vậy sự kiện đặc công đánh sân bay Utapao và Udon là có thực.

Thiệt hại theo thông tin từ 2 phía khác biệt nhau khá lớn : ta nhó phá hủy 2 B52 và cháy (bị thương) 6 cái khác. Phía địch nói bị hỏ nhẹ 3 cái B52, 1 cái hỏng động cơ số 7 - và sau 24 giờ sửa chữa cả 3 cái đều bay đi làm nhiệm vụ. Các vụ khác ở Udon thì đánh hư hại 1 C141 , C47... chứ không có B52.

Thời gian cũng khác biệt - ta nói đánh vào tháng 12/1972 khi mỹ đánh phá miền bác VN bằng B52 trong đợt 12 ngày đêm, địch nói đầu năm 1972.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Hồi ký Kissinger
Trong cuốn hồi ký của mình Ending the Vietnam War, Kissinger có một số nhận xét về phong cách cá nhân và “thủ đoạn” của Nguyễn Văn Thiệu. Những “nét chấm phá” này là những sử liệu giúp hiểu thêm mối liên hệ căng thẳng Việt-Mỹ và lý do tan rã của liên minh Washington–Sài gòn
Hội nghị Paris kéo dài bốn năm, từ 1969 đến 1973. Cho đến tháng 7-1972, cuộc đàm phán giẫm chân tại chỗ sau 174 phiên nhóm công khai và 18 phiên họp mật. Phái đoàn Bắc Việt do Xuân Thuỷ cầm đầu nhưng thực quyền trong tay Cố vấn Lê Đức Thọ. Phái đoàn Mỹ do Kissinger hướng dẫn. Cuộc đối thoại giữa những người điếc này được khai thông ngày 1-8-1972, trong buổi họp dài 8 giờ đồng hồ. Trước viễn ảnh Nixon có hy vọng thắng đối thủ McGovern và đắc cử nhiệm kỳ hai vào tháng 11, ông Lê Đức Thọ tỏ ra mềm dẻo, tán thành việc lập một Chính phủ lâm thời ba thành phần, không đòi Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức, chấp nhận thảo luận các vấn đề chính trị và chuyện ngưng bắn tại chỗ. Trước các diễn tiến ấy, Nixon thúc Kissinger đến gặp Thiệu tại Sài gòn ngày 17 tháng 8 để thông báo và chuẩn bị tái nhóm với Thọ ngày 15 tháng 9 tại Paris.
Thiệu tiếp Kissinger và đại sứ Bunker tại Dinh Độc lập một cách “chững chạc và nhã nhặn“ trước mặt Cố vấn Nguyễn Phú Đức (được Kissinger mô tả châm biếm như “một sản phẩm mỹ lệ của hệ thống giáo dục Pháp, chuyên định nghĩa trừu tượng, kết luận lạc đề và có tài cãi bướng”) và thư ký Hoàng Đức Nhã (“cháu tâm phúc của Thiệu, khoảng 30 tuổi, phụ tá báo chí, từng du học tại Hoa Kỳ, tiêm nhiễm gương thành công của các chàng trẻ lanh lợi trong phim xi-nê, ăn bận đúng mốt Hollywood, tướng mạo giống hao hao Alan Ladd thời thanh xuân, nói tiếng Anh trôi chảy và vẫn giữ lại từ bản gốc Việt nam một khả năng mưu loạn vô biên. an infinite capacity for conspiracy”. Kissinger ghi thêm: “Bunker và tôi, cả hai, đều đồng ý rằng (Nhã) đã gây nhiều rắc rối bằng cách thổi phồng mỗi sự hiểu lầm”. (Ending the Vietnam War, trang 310)
Kissinger nhận định không dễ gì đọc được ý kiến thầm kín của Nguyễn Văn Thiệu qua cặp mắt “linh hoạt, sparkling” của ông. Cảm tưởng chung là Nguyễn Văn Thiệu và chính phủ Sài gòn không sẵn sàng thương nghị hoà bình; hơn thế, họ “có vẻ chân thực lo sợ hoà bình”. Thiệu bác bỏ các đề nghị, luôn cả đề nghị của Mỹ về thành phần Uỷ ban hoà giải hoà hợp quốc gia, vì tin miền Nam VN sắp “thắng trận hoàn toàn”, sau khi tướng Ngô Quang Trưởng đã tái chiếm thị xã Quảng Trị với sự yểm trợ của không lực Mỹ, gây thiệt hại cho phân nửa lực lượng chiếm đóng của Bắc Việt, chừng 75.000 người.

Kissinger than cuộc đối thoại Sài gòn - Washington diễn tiến như “một vở bi kịch Hy-lạp, trong đó mỗi bên vì theo đuổi những nhu cầu riêng của mình, đã tạo ra những gì mà chính họ lại khiếp sợ nhất… Thiệu là một nhà ái quốc và một người rất thông minh. Ông đã phục vụ xứ sở ông trong một cuộc chiến tàn khốc với khả năng và lòng tận tuỵ… Mục tiêu của Hoa Ký là danh dự. Vấn đề của Thiệu là tồn tại. Thiệu không có một giới hạn nào để sai lầm”. (trang 314).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Nguyễn Văn Thiệu mưu trí, đóng kịch giỏi và phản ứng nhiều cách.
Kissinger viết: “Chúng tôi (Hoa Kỳ) nhẫn nại tìm giải pháp. Thiệu lại áp dụng chiến thuật lẫn tránh, elusive tactics. Ông ấy lắng nghe, nêu câu hỏi, đề nghị sửa đổi, thảo luận chi tiết thực thi nhưng không bao giờ nêu ra một vấn đề gì rõ rệt đi thẳng vào trung tâm cuộc thương thuyết. Ông luôn luôn giữ sự đồng ý ở ngoài tầm tay (Ending the Vietnam War, trang 311).
Trong tình cảnh “Ông nói gà, bà nói vịt”, Kissinger và Thiệu thoả thuận trao đổi thông điệp qua trung gian của Bunker để giải quyết những điểm bất đồng. Sau đó, Thiệu rút vào yên lặng, để cho Nhã họp báo đả kích mục tiêu của Mỹ và luôn cả Bunker. Bunker bực bội xin gặp Nguyễn Văn Thiệu nhưng không được phúc đáp. Dinh Độc lập cũng không trả lời những khoản phê bình của Kissinger về bản giác thư của Thiệu gửi cho Kissinger. Kissinger gọi đòn phép ù lì này Bravado mà Kissinger định nghĩa: “Bravado là áo giáp của kẻ yếu. Đó là một sự biểu diễn hung hăng trong một tình trạng hoảng hốt”. (trang 315 Ending the Vietnam War)
Theo Kissinger, nạn nhân của cách đối xử “dằn mặt” của Chính phủ VNCH là đại sứ Elsworth Bunker, phục vụ 5 năm, dưới thời hai Tổng thống Mỹ và Việt và luôn luôn cố gắng bênh vực quan điểm của Sài gòn. Bunker luôn luôn phải chờ đợi khi xin hội kiến với Nguyễn Văn Thiệu, bị đình hoản nhiều phen, và thường nhận được những câu “ trả lời ăn trớt, nếu không nói rõ ràng giả dối, evasive if not downright deceptive answers” Tuy thế Bunker không bao giờ mở miệng than phiền (Ending the Vietnam War, trang 346)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Sau khi tiếp xúc với hai Đại sứ Liên Xô tại Hoa Kỳ Dobrynin và Đại sứ Trung Quốc Huang Hoa (Hoàng Hoa), Kissinger nhóm họp với Xuân Thuỷ ngày 17-10-1972 tại Paris, thu hoạch một số nhân nhượng về Uỷ ban hoà giải hoà hợp quốc gia, chương trình thay thế vũ khí cũ tại miền Nam VN. Kissinger bay qua Sài gòn ngày 19 tháng 10 để trình bày toàn bản dự thảo Thoả hiệp cho Thiệu. Nixon dặn Kissinger tránh chạm trán trước ngày bầu cử Tồng thống tháng 11 tại Hoa Kỳ. Kissinger và Bunker phải đợi 15 phút, Hoàng Đức Nhã mời vào phòng họp. Nguyễn Văn Thiệu không có một lời chào đón xã giao, thản nhiên đọc và không phê bình bức thơ riêng của Nixon do Kissinger trao lại. Xong Thiệu mời hai vị khách Mỹ bước sang phòng kế bên để gặp Hội đồng An ninh Quốc gia, có hai đại sứ Trần Kim Phượng (Washington) và Phạm Đăng Lâm (Paris) tham dự. Phái đoàn Hoa Kỳ có thêm Phó Đại sứ Charles Whitehouse, tướng Abrams, Đại sứ Sullivan, W. Lord và David Engel). Bầu không khí nặng nề bắt đầu. Thiệu tuyên bố giao cho Nhã thông dịch mặc dù phía VN đều nói tiếng Anh thông thạo. Nhã “bắt đầu chế giễu vai trò của mình, proceeded to mock his role” bằng cách chỉ tóm tắc lại gần phân nửa tất cả lời thuyết trình của Kissinger. Khi Kissinger lưu ý về điểm này. Nhã trả lời ngáo ngổ “I am a master of contraction, Tôi là một bực sư về khoa cắt ngắn!”. Kissinger ghi: “Như thường lệ, Nguyễn Văn Thiệu hỏi vòng quanh, tránh đề cập thẳng vấn đề hiệp ước chính. Bất thần, ông chất vấn tôi: Hiệp ước có cần thiết cho chuyện bầu Tổng thống Mỹ hay không? Tôi liền đọc cho ông nghe tài liệu viết tay của Nixon dặn tôi: “Do not let the timing be affected by the election”.
Rõ ràng Thiệu không muốn ký sớm. Trong thâm tâm, Thiệu dư biết cuộc du hành của Kissinger tại Sài gòn nhằm mục tiêu thúc Thiệu chấp nhận ngay hiệp ước vì có lợi cho ứng cử viên Nixon. Thiệu lợi dụng để đòi hỏi một số tu chính. Phía Hoa Kỳ than phiền chíến thuật trì hoãn, mua thời gian, và mập mờ - dilatoriness, procrastination, ambivalence - của chính quyền Sài gòn. (Ending the Vietnam War,trang 350-351).
Ngày 21 tháng 10, Ngoại trưởng Trần Văn Lắm trao cho Kissinger bản đề nghị sửa lại 23 điều khoản trong dự thảo Hiệp ước. Theo chương trình, Kissinger và Bunker gặp lại Hội đồng an ninh VNCH lúc 2.30 trưa cùng ngày. Lúc 3 giờ chiều, Nhã điện thoại để thông báo - không cho biết lý do và không một tiếng xin lỗi - phiên nhóm hoãn đến 5 giờ chiều. “Y nói theo kiểu cách của Humphrey Bogart mà có lẽ Nhã đã học đòi đâu đó trên màn ảnh!”, Kissinger cay cú ghi lại như vậy (Ending the Vietnam War,trang 358).
Đúng 5 giờ 30, vẫn không thấy hình bóng Nguyễn Văn Thiệu. Bunker bực mình kêu Dinh Độc lập thì được trả lời Thiệu đang nhóm Hội đồng Nội các. Bunker đòi nói chuyện với Nhã. Văn phòng đáp: Nhã vừa bước ra ngoài, không biết đi đâu. Một giờ sau - tức là trễ gần 5 giờ theo ước hẹn - Thiệu điện thoại cho Bunker hay Nội các chưa họp xong. 45 phút sau, Nhã điện thoại báo tin Thiệu sẽ tiếp Kissinger và Bunker ngày kế tiếp, lúc 8 giờ sáng. Bunker bắt bẻ: “có sự chậm trễ ít nửa giờ đồng hồ, giờ Washington”. Nhã liền gác điện thoại. Kissinger và Bunker hỏi nhau: “Những hành vi xấc xược này phải chăng báo hiệu một vụ chạm trán sắp đến? Về vấn đề gì?” (Ending the Vietnam War, trang 358-359).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Đêm 21 tháng 10, xảy ra hai chuyện hệ trọng:
1. Khoảng 9 giờ, Thiệu phôn cho Bunker để than phiền, “với một giọng gần như cuồng nộ” (nearly hysterical) rằng cách đó ba tuần, tướng Alexander Haig, phụ tá Tổng thống Nixon, đến Sài gòn âm mưu đảo chính Thiệu; nay nhân viên của ê kíp Kissinger cũng đang chủ trương việc này. Lẽ tất nhiên, Bunker và Kissinger cực lực phản bác, cho đây là tin đồn vô căn cứ.
2. Hệ trọng hơn, cũng trong đêm 21-10, để khiêu khích Sài gòn và gây ngờ vực, Hà nội tuyên bố chấp nhận phản đề nghị của Hoa Kỳ, đặc biệt về số tù binh tại Miên, Lào và về vấn đề ngưng chiến tại chỗ. Tuy nhiên, Bắc Việt phạm một sai lầm lớn: Thủ tướng Phạm Văn Đồng bất thần mời nhà báo danh tiếng Arnaud de Borchgrave ra phỏng vấn tại Hà nội. Ngày 23-10 - trong lúc Kissinger chưa rời Sài gòn - de Borchgrave công bố bài phỏng vấn trong đó ông Phạm Văn Đồng xác nhận một Chính phủ Liên hiệp chuyển tiếp với ba thành phần sẽ ra mắt tại miền Nam VN; mặt khác, ông Đồng nói đã thông báo cho Ngoại giao đoàn hay Hiệp ước hoàn tất và Chính quyền Bắc Việt sắp tổ chức ăn mừng thắng lớn! (trang 360)
Sáng chủ nhật 22 tháng 10, đúng 8 giờ, trái với dự đoán, vụ chạm trán với Thiệu không xảy ra. Kissinger viết: “Thật vậy. hình như Thiệu đã dàn một kịch cảnh mê-lô (melodrama) ngày hôm trước để tạo ra một dáng điệu độc lập có thể giúp ông thoả thuận với chúng tôi vào giờ chót”. Trước mặt Bunker và Nhã, Thiệu nhắc sơ những điều dị nghị thông thường đối với bản Hiệp ước và nhấn mạnh rằng mục tiêu của Hoa Kỳ là rút ra khỏi cuộc chiến nhưng đối với VN, đây là vấn đề sinh tử.
Chiều 22-10-1972, Kissinger và Bunker trở lại gặp Nguyễn Văn Thiệu thêm hai tiếng lúc 5 giờ. Kissinger ghi lại: “Một cuộc gặp gở ly kỳ! Thiệu từ chối sử dụng tiếng Anh mà ông thông thạo. Trong lúc nói chuyện, Ông nhiều lần bật khóc - vì tức giận hơn vì đau khổ, tôi và Bunker nghĩ vậy. (Hoàng Đức) Nhã thông dịch và, đến những đoạn thích hợp, y cũng khóc theo!” (trang 364)
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,324
Động cơ
445,434 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Cảm ơn bác Armylvs. Như vậy sự kiện đặc công đánh sân bay Utapao và Udon là có thực.

Thiệt hại theo thông tin từ 2 phía khác biệt nhau khá lớn : ta nhó phá hủy 2 B52 và cháy (bị thương) 6 cái khác. Phía địch nói bị hỏ nhẹ 3 cái B52, 1 cái hỏng động cơ số 7 - và sau 24 giờ sửa chữa cả 3 cái đều bay đi làm nhiệm vụ. Các vụ khác ở Udon thì đánh hư hại 1 C141 , C47... chứ không có B52.

Thời gian cũng khác biệt - ta nói đánh vào tháng 12/1972 khi mỹ đánh phá miền bác VN bằng B52 trong đợt 12 ngày đêm, địch nói đầu năm 1972.
Thêm cho bác, toàn nguồn VN:
http://nghiencuuquocte.org/forums/topic/dac-cong-vn-diet-8-chiec-b52-o-thai-lan-nhu-the-nao/
http://cand.com.vn/thoi-su/danh-B-52-ngay-tai-can-cu-khong-quan-My-377031/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Những_vụ_tấn_công_của_lực_lượng_biệt_động_Quân_Giải_phóng_Miền_Nam_Việt_Nam
http://soha.vn/quan-su/tran-danh-huyen-thoai-cua-tinh-bao-vn-tren-dat-thai-lan-p2-20140423150523075.htm
https://www.facebook.com/ToQuocThiengLieng/posts/516137338423678
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Những áp lực và đe doạ đối với Tổng thống Thiệu.
Trong giai đoạn hoà đàm Paris, Nguyễn Văn Thiệu bị áp lực từ tứ phía: phe phái đối lập trong nước, phe Cộng sản và đồng minh Hoa Kỳ. Trong phần dẫn đầu của hồi ký Ending the Vietnam War, trang 35, Kissinger so sánh thân phận hẩm hiu và éo le của hai lãnh tụ Đệ nhất và Đệ nhị cộng hoà VN ở trong thế trên đe, dưới búa: Ngô Đình Diệm bị tố cáo tìm cách điều đình với Hà nội. Trái lại, Nguyễn Văn Thiệu bị lên án vì bác bỏ sự thoả hiệp. Nhưng Thiệu không gan lì, khí khái như Diệm.
Trước tháng 10-1972, Bắc Việt nằng nặc đòi Washington buộc Chính phủ “hiếu chiến” miền Nam do Thiệu cầm đầu phải từ chức. Kissinger tiết lộ: Lê Đức Thọ đã gặp riêng Kissinger ở bên ngoài phòng Hội nghị để nhỏ to chỉ cách xoá bỏ Thiệu hoặc bằng bầu cử, hoặc bằng đảo chính và ngay cả bằng ám sát. Thọ cũng như Xuân Thuỷ thay phiên “dụ khị” Kissinger chấp nhận ý kiến của họ, cho đó là một “bước tiến quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thoả hiệp”. Xuân Thuỷ còn nói với Kissinger: “This understanding is between us only. It is not divulged, Chuyện này chỉ biết riêng giữa chúng ta mà thôi. Không xì ra ngoài!”(trang 218-220)
Trong hồi ký, Kissinger thề thốt rằng Washington đã bác bỏ đề nghị bất lương vừa nói. Tuy nhiên, Kissinger không giấu diếm việc Hoa Kỳ đã dùng biện pháp đe doạ công khai cúp viện trợ (tài chính lẫn quân sự) cho miền Nam VN nếu Thiệu từ chối ký Hiệp ước với Hà nội. Như đã ghi trên, Nguyễn Văn Thiệu tố cáo thẳng thừng ngày 21-10-1972 trên điện thoại Haig và Kissinger chủ mưu một vụ đảo chính. Điểm này nhắc lại cuộc điện đàm lần chót ngày 1-11-1963 giữa Ngô Đình Diệm và Thái thú Cabot Lodge.
Năm 1968, khi Thiệu chỉ trich sáng kiến hoà bình của Lyndon Johnson, cũng có tin đồn Thiệu sẽ bị loại bỏ. Trong diễn văn từ chức ngày 21-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu có nhắc lại: “Xin đồng bào nhớ rằng năm 1968, áp lực của người Mỹ không phải là nhỏ… Hồi đó, tôi đã nói với đồng bào, nếu đồng bào tin vào ý đồ chính trị của Mỹ thì đồng bào sẽ mất hết”.
Sự đắc cử của Nixon vào tháng 11-1968 đã cứu nguy được Thiệu. Tuy nhiên, năm 1972, để ép Thiệu nhân nhượng trong hoà đàm Paris, Nixon không do dự viết thư ngày 6 tháng 2 lưu ý Thiệu rằng Hoa Kỳ “ không muốn thấy tái diễn tại VN biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963”. Lời đe doạ không úp mở này hiệu nghiệm: Ngày 21-1-1973, Thiệu nói với Bunker qua điện thoại: “Tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được cho xứ sở tôi”. Ngày 22-4-1975, Thiệu từ chức, trao quyền cho Trần Văn Hương, vì sợ bị thanh toán như Ngô Đình Diệm (mà Thiệu tỏ ra kính trọng và cho tổ chức lễ cầu hồn hằng năm). CIA đưa Thiệu và Khiêm qua Đài loan.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Kissinger kết thúc hồi ký Ending the Vietnam War với nhận định: Cuộc tranh luận về Việt nam đến nay vẫn chưa đem lại những lời giải thích đáng. Trong lãnh vực chính trị, chính quyền Mỹ có khái niệm (concept) nhưng không gây được sự đồng thuận trong nước (consensus) Các nhà phê bình chỉ trích hăng say hơn là phân tích (passion without analysis). Chiến thuật du kích và đối ngoại của Bắc Việt hữu hiệu. Và Watergate đã triệt hạ hy vọng cuối cùng của Hoa Kỳ rút quân trong danh dự. Tóm tắt, kinh nghiệm thu được từ cuộc chiến đã qua là “Hoa Kỳ không bao giờ nên để lời cam kết của mình bị xé nát bởi những ly gián nội bộ, America must never again permit its promise to be overhelmed by its divisions”. (Ending the Vietnam War, trang 11-12).
Từ 31-12-1971 cho tới ngày 22-3-1975, Nixon đã gửi cho Nguyễn Văn Thiệu 31 bức thơ và G. Ford 4 bức cam kết sẽ trả đũa mạnh nếu Hà nội vi phạm Hiệp ước Paris. Các điệp văn này đều hứa cụi. Nội dung Hiệp định Paris thoả mãn gần toàn bộ những điều kiện mà Bắc Việt đòi hỏi 4 năm về trước, vào tháng 5-1969. Đường lối thương thuyết mật và dành thương thuyết thế cho VNCH dẫn đến kết quả Sài gòn bị bán đứng. Được Nguyễn Tiến Hưng phỏng vấn tại Londres về bổn phận với Đất nước, Nguyễn Văn Thiệu trả lời: “Tôi có trách nhiệm nhưng không có tội, Je suis responsable mais pas coupable!” (“Hồ sơ mật Dinh Độc Lập, trang 601).
Sau buổi phỏng vấn dài tại Dinh Độc lập đầu tháng 1-1973, trước ngày ký Hiệp định Paris, nữ ký giả Ý Oriana Fallaci (người đã từng diện kiến Kissinger và Võ Nguyên Giáp), nhận xét: “Có ít nhiều nhân cách trong Thiệu và thảm kịch của ông. Chúng ta có thật hiểu ông hay không? Ít nữa, trong giờ phút đặc biệt này, ông không còn là con múa rối lố bịch của người Mỹ như chúng ta tưởng… Tôi hoan hỉ tỏ lòng thương xót và kính trọng đối với ông”. (sách Interview with History, trang 48)
Đối với đồng minh VNCH bạc phước, Nixon, Ford, Kissinger và Haig đều hối tiếc chia buồn - Requiescat In Pace, Hảy yên giấc ngàn Thu! Đối với Nguyễn Văn Thiệu (qua đời ngày 29-9-2001 tại Boston, Massachussets), tất cả đều khen xã giao là “yêu nước và có cố gắng tối đa…vv.”. Dù sao, sự hy sinh tức tưởi của Đệ nhị cộng hoà VN đã giúp tạo một thời khoảng vừa phải, a decent interval, để Hoa Kỳ tái phối trí chính sách ở Á châu và trên thế giới dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Liên xô. Vào tháng 4-1975, nhà cầm quyền Washington - như quan Toà Ponce Pilate trong Thánh kinh - đã không luyến tiếc rửa tay, lật qua trang sử Việt nam. VNCH là con dê tế thần trên bàn thờ tranh giành ngôi thứ giữa các Đại cường.
Hiện nay, nước Mỹ lâm vào một chiến trận mới, phức tạp gấp bội, về lý tưởng, chiến địa và chiến thuật. Tính chất của mối đe doạ không mập mờ. Những bài học nào thu thập tại Việt nam có thể đem ra áp dụng trong những ngày sắp đến?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Kính thưa các cụ
Em khép thớt Từ hoà bình trong tầm tay đến Linebacker II, xoay quanh lý do tại sao có trận tập kích B-52
Về Hội nghị Paris, em sẽ mở thớt riêng vì khá dài, liên quan đến trao trả tù binh, dự kiến khoảng 8-1-2017, ngày mà 44 năm trước đó ông Lê Đức Thọ và Kissinger mật đàm căng thẳng sau trận chiến B-52 và lễ ký Hiệp định hoà bình
Tiếp đó dịp Tết, em sẽ mở thớt cuộc chiến Tết Mậu Thân ở Sài gòn cách đây 48 năm
Bây giờ em chuẩn bị mở thớt nhân 58 năm Cách mạng Cuba (1-1-1959)
Mong các cụ đón xem
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top