[Funland] Tự dưng thấy hoang mang cho nhà giàu ?!

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,162
Động cơ
1,065,813 Mã lực
Dạo vừa rồi : bitcoin- đất - vàng- chứng khoán sốt ầm ầm! Mấy ngân hàng làm ăn kiểu này chết :))
 

windy1

Xe điện
Biển số
OF-735184
Ngày cấp bằng
7/7/20
Số km
2,495
Động cơ
97,421 Mã lực
Khoảng 2 triệu mốt Mợ ạ !
Cám ơn cụ nhé.
2 triệu đô là con số lớn, không biết có phải là cả gia tài của ông đại gia hay không. Nếu đúng thì buồn cho ông ấy, không thể làm đại gia tiếp tục
 

nicholas1618

Xe điện
Biển số
OF-113926
Ngày cấp bằng
23/9/11
Số km
3,422
Động cơ
417,238 Mã lực
Đến mức này thì nên khởi kiện. Cộng tất các chi phí và tổn hại tinh thần, danh dự uy tín bản thân vào cho nó bồi thường thêm đủ 100 tỷ hãy về. Mong anh thắng.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,790
Động cơ
422,017 Mã lực
bọn pvcombank này lại cù nhây như vụ Huyền Như thì anh này vỡ mồm
Nó lại bảo anh đi mà đòi thằng lừa đảo ấy mà thằng đó lại đang mặc áo juve thì có đòi lên trời
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
24,708
Động cơ
25,300 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Anh Công Lý chắc đang bận tập Táo quân năm nay rồi :-??
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,095
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đến mức này thì nên khởi kiện. Cộng tất các chi phí và tổn hại tinh thần, danh dự uy tín bản thân vào cho nó bồi thường thêm đủ 100 tỷ hãy về. Mong anh thắng.
Thắng thì thắng chắc rồi nhưng hành trình lấy lại tiền về nó mới gian nan.
 

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,309
Động cơ
293,321 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
May quá, iem trên răng dưới ca tút nên chả lo.
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,725
Động cơ
523,619 Mã lực
THỜI SỰ PHÁP LUẬT

Khi đại gia trở thành 'dân oan'
05:15 - 21/01/2021 17 THANH NIÊN
Thái Sơn
Thái Sơn
Liên hệ
Đánh giá tác giả
1
2
3
4
5

Bất đắc dĩ, cuối tháng 12.2020, ông Toàn mặc áo in chữ tố PVcomBank chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm đến trụ sở ngân hàng này thì bị bảo vệ trấn áp, cấm cửa từ nay không được đến...
Ông Đặng Nghĩa Toàn bị bảo vệ PVcomBank khống chế, cấm cửa vào ngày 18.12.2020 khi đến đòi quyền lợi      /// Ảnh: Hồng Quang
Ông Đặng Nghĩa Toàn bị bảo vệ PVcomBank khống chế, cấm cửa vào ngày 18.12.2020 khi đến đòi quyền lợi
ẢNH: HỒNG QUANG
Từ chỗ có hàng chục tỉ đồng gửi ngân hàng lấy lãi, trong 2 năm qua, vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn lâm vào phận “dân oan” khi đến ngân hàng rút tiền thì bị cấm cửa, phải chạy tới hàng chục cơ quan chức năng để kêu cứu, khiếu nại đòi quyền lợi.
“Quýt” làm, cam “chịu”
Phản ánh tới Thanh Niên, ông Đặng Nghĩa Toàn (46 tuổi, ngụ Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) cho biết vừa gửi đơn đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật điều tra dấu hiệu chiếm giữ tài sản trái pháp luật của Ngân hàng (NH) thương mại CP Đại chúng VN (PVcomBank) tại phố Ngô Quyền, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội sau gần 2 năm bị NH này chối bỏ trách nhiệm.
Theo hồ sơ do ông Toàn cung cấp, tháng 10.2018, ông Toàn và vợ là bà Tạ Thị Thu Trang gửi tiết kiệm tổng số tiền 52 tỉ đồng, chia làm 3 sổ tiết kiệm tại PVcomBank, một sổ trị giá 12 tỉ đồng đứng tên ông Toàn, 2 sổ còn lại trị giá 40 tỉ đồng đứng tên bà Trang. Đến cuối năm 2018, vợ chồng ông Toàn phát hiện cả 3 sổ tiết kiệm của mình bị phong tỏa do cầm cố để bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại PVcomBank. Tá hỏa vì sự việc này, ông Toàn gửi đơn tố cáo đến Công an TP.Hà Nội và các cơ quan liên quan để giải quyết.
Liên quan đến vụ việc này, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.Hà Nội đã phát hiện vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng khi một số cán bộ NH cấu kết với người bên ngoài giả mạo hồ sơ vay vốn để chiếm đoạt tiền của 3 NH, trong đó có PVcomBank.
Quá trình giải quyết, Công an TP.Hà Nội và PVcomBank xác định 3 quyển sổ tiết kiệm đứng tên ông Đặng Nghĩa Toàn, bà Tạ Thị Thu Trang được cầm cố để bảo lãnh cho Công ty TNHH cơ điện và xây dựng Jeongho Landmark VN (Công ty Jeongho) vay vốn tại PVcomBank. Tuy nhiên, ông Toàn khẳng định không biết Công ty Jeongho và chưa bao giờ ký vào các văn bản bảo lãnh vay vốn cho công ty này vay vốn. Đồng thời, ông Toàn có văn bản kiến nghị Công an TP.Hà Nội làm rõ. Ngày 20.3.2019, Công an TP.Hà Nội có thông báo kết luận giám định trả lời ông Toàn cho biết chữ ký, chữ viết trong hợp đồng vay vốn là giả mạo.
“Từ cuối năm 2018, PVcomBank đã cam kết giải tỏa, trả lại sổ tiết kiệm trong trường hợp chúng tôi không ký văn bản cầm cố các cuốn sổ này. Đến khi có kết luận giám định, họ hẹn hạn chót là ngày 29.3.2019 trả tiền, nhưng khi chúng tôi đến thì PVcomBank lại đưa ra đề nghị chưa thể trả tiền tiết kiệm cho khách hàng đến khi có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng, do Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Hà Nội đang thụ lý điều tra vụ việc”, ông Toàn nói và cho biết đã đồng hành với NH hơn 1 năm qua nhưng ông vẫn không thể lấy lại tiền, dù lỗi không phải do mình.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, đến nay, các cơ quan tố tụng TP.Hà Nội đã ban hành kết luận điều tra, truy tố 17 bị can trong vụ án Nguyễn Thị Hà Thành (37 tuổi, ngụ Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) và đồng phạm đã cấu kết với một số cán bộ NH giả mạo chữ ký hồ sơ của người gửi tiền để thực hiện 26 vụ lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 432 tỉ đồng của 3 NH, trong đó tại PVcomBank là 49,4 tỉ đồng. Trong số này có 12 bị can là cán bộ các NH, có 2 cán bộ PVcomBank là Đỗ Minh Đức, Giám đốc Trung tâm phát triển khách hàng doanh nghiệp phía bắc, và Bùi Văn Tuấn - nhân viên.
Trong quá trình giải quyết vụ việc nêu trên, PVcomBank đã 4 lần có văn bản cam kết trả lại tiền cho vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, 3 quyển sổ tiết kiệm của vợ chồng ông Toàn vẫn đang bị phong tỏa.
“Trong vụ việc này, quá trình giao dịch tại NH của chúng tôi đến nay không có bất cứ quyết định, văn bản nào về việc thanh tra, đồng thời cơ quan công an cũng chưa ban hành văn bản nào yêu cầu PVcomBank phong tỏa tài sản của chúng tôi; 3 cuốn sổ tiết kiệm, số tiền gửi 52 tỉ đồng trong kết luận điều tra của cơ quan công an cũng không được coi là vật chứng của vụ án. Vì vậy, họ giữ tiền của chúng tôi là trái pháp luật”, ông Toàn cho hay.
Khi đại gia trở thành 'dân oan' - ảnh 1'dân oan' - ảnh 1
Khi đại gia trở thành 'dân oan' - ảnh 2'dân oan' - ảnh 2

Văn bản trả lời của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước ngày 8.1.2021

Muốn lấy lại tiền thì kiện ra tòa?
Liên quan đến vụ việc này, ngày 8.1.2021, Cơ quan Thanh tra, giám sát NH thuộc NH Nhà nước có văn bản hướng dẫn ông Đặng Nghĩa Toàn về hướng giải quyết. Theo văn bản do ông Trần Đăng Phi, Phó chánh thanh tra, giám sát NH ký, cho biết ông Toàn có thể liên hệ các NH để được xem xét, hướng dẫn, giải quyết. Nếu không đồng ý với việc giải quyết của các NH, ông Toàn có thể gửi đơn đến TAND có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Văn bản do ông Trần Đăng Phi ký cũng cho rằng việc gửi tiền của ông Toàn tại NH là giao dịch dân sự có liên quan đến vụ án hình sự “Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Hà Nội”, nên đề nghị ông Toàn gửi đơn đến cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết việc gửi, rút tiền tiết kiệm của ông đồng thời cùng vụ án hình sự nêu trên.
Trao đổi với Thanh Niên chiều 17.1, ông Đặng Nghĩa Toàn bức xúc cho rằng các hướng dẫn của NH Nhà nước đẩy “quả bóng” trách nhiệm và tiếp tục tạo điều kiện cho PVcomBank chiếm dụng tài sản của vợ chồng ông: “Khi chúng tôi đưa tiền đi gửi thì được hứa hẹn chăm sóc đủ thứ về quyền lợi, xảy ra chuyện thì bảo ra tòa mà đòi thì khác gì đánh đố nhau”.
Cũng theo phản ánh của ông Đặng Nghĩa Toàn, sau khi các cơ quan tố tụng Hà Nội kết luận vợ chồng ông không liên quan đến vụ án, khoản tiền gửi tiết kiệm của vợ chồng ông không phải là vật chứng trong vụ án, ông đã nhiều lần có văn bản đề nghị được gặp, làm việc trực tiếp với lãnh đạo PVcomBank yêu cầu hoàn trả tiền tiết kiệm nhưng luôn bị trốn tránh. Bất đắc dĩ, cuối tháng 12.2020, ông Toàn mặc áo in chữ tố PVcomBank chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm đến trụ sở NH này thì bị bảo vệ trấn áp, cấm cửa từ nay không được đến.
“Tiền tiết kiệm là mồ hôi nước mắt của vợ chồng tôi, gửi hợp pháp theo đúng quy định của NH và được coi như VIP, nhưng hơn 2 năm qua chúng tôi gửi đơn từ kêu cứu đến nhiều cơ quan chức năng mà không thể nào đòi lại được tài sản của mình. Ngoài thiệt hại lớn về kinh tế còn uy tín, danh dự của bản thân, gia đình, không ai có thể đo đếm được”, ông Toàn bức xúc nói.

Cái cụm "căn cứ vào quy định pháp luật" đúng là 1 kiểu tệ nạn trong văn bản hành chính, quy định tại điều, khoản nào sao ko trích ra. Nói chung làm việc với bộ phận pháp chế của khối NN thì thấy trình độ thực sự đáng báo động.
 

arch.zung

Xe tăng
Biển số
OF-427296
Ngày cấp bằng
4/6/16
Số km
1,818
Động cơ
-222,025 Mã lực
Giữa thổ đu, "trên phố" mà còn bị như vậy đấy. Thế mới thấy quyết định không trở nên giàu có của em thật sáng suốt, không là giờ cũng bị lừa như 2 anh chị ấy rồi.
Ặc ặc , cụ làm e sặc nước
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
10,847
Động cơ
1,035,927 Mã lực
Mịa, đúng là bị quả này như sao quả tạ vào đầu, tiền mình mà giờ thành kẻ đi đòi nợ. Công văn trả lời của NHNN chán thật.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,525
Động cơ
232,470 Mã lực
Tuổi
48
NHNN ra văn bản này thực sự là hèn.
Em cũng không rõ có quy định nào khác về việc giải tỏa sổ tiết kiệm là vật chứng vụ án trong vụ này hay không, ví dụ như cơ quan ra quyết định phong tỏa là cơ quan ANĐT thì có khi phải chính cơ quan này ra quyết định giải tỏa thì ngân hàng mới dám làm.. kiểu thế
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
8,742
Động cơ
-393,122 Mã lực
NCB cũng có luôn cụ nhé.
Gửi sổ giấy nhưng trên app vẫn hiện bình thường.
Hiện được thì nó xóa cũng được mà :D, nó xóa lúc nào có khi cụ cũng chả biết vì có phải lúc nào cũng mở app canh đâu
 

BạchMộc

Xe đạp
Biển số
OF-553368
Ngày cấp bằng
4/2/18
Số km
34
Động cơ
155,406 Mã lực
Tuổi
37
Anh Toàn có nhiều tiền gửi nhiều ngân hàng mà cái nào anh gửi cũng bị kiện cáo nhỉ, có cụ ộp phơ nào tốt bụng vào dạy anh ấy cách gửi tiền với ;));));))
Chiều cùng ngày 4-1, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đã phát đi thông cáo báo chí khẳng định không phát hành hợp đồng tiền gửi cho khách hàng trong vụ 170 tỉ đồng tiền gửi "biến mất".

Theo thông cáo từ ngân hàng, giữa năm 2018, nhóm khách hàng, trong đó có ông Đặng Nghĩa Toàn, Nguyễn Thị Hà Thành, ông Triệu Hùng Cường và bà Triệu Thị Tuyết Trinh (2 anh em ruột) đã bắt đầu giao dịch tại Ngân hàng TMCP Việt Á - VietABank, mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu.

Ngay sau khi mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu, những người này thực hiện ngay việc vay cầm cố các sổ tiết kiệm trên (trong cùng ngày gửi hoặc ngày hôm sau với số tiền vay từ 95% đến 98,5% giá trị sổ) và việc giải ngân vay cầm cố đã được thực hiện vào chính tài khoản của những khách hàng nêu trên. Bằng cách này, doanh số giao dịch mở sổ tiết kiệm lên đến hàng trăm tỉ đồng nhưng số tiền thực gửi còn lại rất ít (chênh lệch giữa tiền gửi và tiền vay); đồng thời, có chuyển tiền qua lại lẫn nhau. Trong đó có chuyển và nhận tiền với Nguyễn Thị Hà Thành trên hệ thống ngân hàng Việt Á tại các chi nhánh khác nhau (Công an Hà Nội khẳng định Nguyễn Thị Hà Thành không phải nhân viên của VietABank).

Đến thời điểm hiện tại, các sổ tiết kiệm liên quan đến nhóm đối tượng trên đã được cầm cố cho các hợp đồng vay nêu trên tại VietABank và ngân hàng có đầy đủ chứng từ chứng minh việc chuyển tiền qua lại lẫn nhau giữa các đối tượng này.
 

cháu lên 3

Xe container
Biển số
OF-92986
Ngày cấp bằng
26/4/11
Số km
5,675
Động cơ
456,508 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
có làm sao thì bảo hiểm tiền gửi cũng chỉ trả có 75 củ khoai ta thôi :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top