- Biển số
- OF-214
- Ngày cấp bằng
- 10/6/06
- Số km
- 23,990
- Động cơ
- 736,537 Mã lực
- Nơi ở
- Bơ Vơ Club
- Website
- www.facebook.com
Cụ có thể giải thích cụ thể được không? Trung =giữa, còn Ương=???
Như trên em đã nghi ngờ Trung Ương là từ được phiên âm 2 lần (từ gốc->phiên âm Trung Quốc->phiên âm Việt) nên có vẻ giống từ Hán Việt, nhưng thực tế từ đó không có nghĩa.
Thùy linh
- Chữ “ương” trong “trung ương” là một hình vị Hán Việt mà Hán tự là [央]. Đây là một chữ hội ý, gồm có chữ “đại” [大á], được phân tích là hình của một người, trong chữ “quynh” [冂], được phân tích là một vật thể, có thể là một cái khung. Với cái ý được hội này (một người trong một cái khung) thì “ương” có nghĩa là “trong”, là “giữa”.
Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức đã giảng về chữ “ương” như sau:
“Ở giữa: Dạ-ương (giữa đêm - AC), trung-ương // (Rộng) a/Giốt, gần chín: Ổi ương - b/ Lình-bình, dở ròng, dở lớn: Con nước ương. - c/ Lỡ dở, gàn bướng, nửa khôn nửa dại: Lương-ương, tính ương”.
Còn nhà thơ Thành Nam thì có câu:
Vị Xuyên có Tú Xương,
Dở dở lại ương ương.
Chữ “ương” này còn có mấy chữ đồng âm, đáng chú ý, nhất là ba chữ sau: 1.- Chữ viết với bộ “đãi” [歹] thành [殃], có nghĩa là “xấu”, “có hại”, “tai họa” (như: tai ương). 2.- Chữ viết với bộ “hòa” [禾] thành [秧], có nghĩa là “mạ (lúa)”, “cây cối mới mọc”, “cá con mới nở”, v.v... 3.- Chữ viết với bộ “điểu” [鳥] thành [鴦], có nghĩa là con mái của chim uyên.