- Biển số
- OF-60822
- Ngày cấp bằng
- 3/4/10
- Số km
- 2,437
- Động cơ
- 464,550 Mã lực
Em ngạc nhiên từ này quá Cụ ạhCụ Xe và các cụ kiểm định hộ nhà cháu Đồ chơi Lê gô (Leg Godt) với ạ.
![surprise :-o :-o](/styles/yahoo/13.gif)
![nerd :-B :-B](/styles/yahoo/26.gif)
Từ "Tùng bê ~ Tomber" có rồi Cụ ạh
![happy :) :)](/styles/yahoo/1.gif)
Em ngạc nhiên từ này quá Cụ ạhCụ Xe và các cụ kiểm định hộ nhà cháu Đồ chơi Lê gô (Leg Godt) với ạ.
Cảm ơn cụ!Từ "Tùng bê ~ Tomber" có rồi Cụ ạh![]()
Thực ra từ Hán Việt cũng có chữ Sở với nghĩa này cụ ạ: 所 Nơi, chốn; Cơ quan, cơ cấu. ◎Như: khu công sở 區公所 khu sở công, nghiên cứu sở 研究所 viện nghiên cứu, v.v...Ngày trước các Cụ công chức hay gọi văn phòng, cơ quan là " Sở ", " Sở làm", " nhiệm sở", " Sở Mỹ" (làm cho cơ quan, tổ chức của Mỹ) có khi nào bắt nguồn từ chữ "Service" không ạ? VD như Sở giáo dục : Service de L'Enseignement ; ông Chánh Sở: Chef de Service...
Không cụ ơi. Sở là từ Hán Việt.Ngày trước các Cụ công chức hay gọi văn phòng, cơ quan là " Sở ", " Sở làm", " nhiệm sở", " Sở Mỹ" (làm cho cơ quan, tổ chức của Mỹ) có khi nào bắt nguồn từ chữ "Service" không ạ? VD như Sở giáo dục : Service de L'Enseignement ; ông Chánh Sở: Chef de Service...
Cuối năm vắng vẻ quá, cháu thêm từ măng sét của báo mà tiếng anh gọi là masthead để các cụ ném đá cho vui
ví dụ:
Các báo điện tử đồng loạt đổi măng - sét đen để tang Đại tướng
http://soha.vn/xa-hoi/cac-bao-dien-tu-dong-loat-doi-mau-den-de-tang-dai-tuong-20131011192623669.htm
Cụ hay thật đấy - nhưng em tưởng "măng sét" lấy gốc Pháp hợp lý hơn chứ CụCuối năm vắng vẻ quá, cháu thêm từ măng sét của báo mà tiếng anh gọi là masthead để các cụ ném đá cho vui
ví dụ: Các báo điện tử đồng loạt đổi măng - sét đen để tang Đại tướng
http://soha.vn/xa-hoi/cac-bao-dien-tu-dong-loat-doi-mau-den-de-tang-dai-tuong-20131011192623669.htm
Chắc Cụ có lời giải rồi - tuy nhiên Cụ từ từ hãy công bố đáp án nhéCháu có từ này đố các cụ vừa ăn bánh trưng vừa tìm từ gốc nhé
Giáp lá cà / sáp lá cà / xáp lá cà Từ dùng đê chỉ lối đánh gần bằng báng súng, lưỡi lê, dao găm, gươm giáo, gậy gộc, v.v., hoặc bằng tay không
Em xác nhận Măng sét có gốc từ Manchette (F)Cụ hay thật đấy - nhưng em tưởng "măng sét" lấy gốc Pháp hợp lý hơn chứ Cụ(tất nhiên ở mình thì vẫn hiểu là cái cườm cổ tay áo, từ "Manchette" em sẽ tra lại từ điển Pháp rồi báo cáo lại các Cụ
)
Chắc Cụ có lời giải rồi - tuy nhiên Cụ từ từ hãy công bố đáp án nhé, em cũng muốn lên dây cót bộ nhớ tí
![]()
Em hỏi anh Gúc gồ thì ra cái này:Cháu có từ này đố các cụ vừa ăn bánh trưng vừa tìm từ gốc nhé
Giáp lá cà / sáp lá cà / xáp lá cà Từ dùng đê chỉ lối đánh gần bằng báng súng, lưỡi lê, dao găm, gươm giáo, gậy gộc, v.v., hoặc bằng tay không
Và cái này:Tôi xin nêu vài cách giải thích theo gợi ý từ ngoại ngữ Pháp và Anh.
Đánh giáp (hay xáp) lá cà:
1) Poignard (Pháp) = Dagger (Anh) = Ba-(gh)-nha (Phiên Âm Pháp-Việt) = Lá cà (Việt đọc trại) = Con dao găm
Ðánh gần bằng dao găm = đánh cận chiến = đánh giáp (với) ba-(gh)-nha = đánh giáp lá cà
2) N’a pas gardé (Pháp) = Unguarded (Anh) = Ná -Pá – gạc – đ(e) (Phiên âm Pháp-Việt) = Lá cà
Ðánh lúc không bảo vệ = đánh cận chiến = Lutter sans garde = Lutter n’a pas gardé = Lúy –te ná pa gạc-đ(e) (Phiên âm Pháp – Việt) = Ðánh giáp n’a pas gardé (ráp vừa Việt vừa Pháp) = đánh giáp ná-pa-gạc-đ(e) = đánh giáp lá cà
Có lẽ xưa kia, lúc ông bà ta nói ráp lại vừa tiếng Việt vừa tiếng Pháp và nói nhanh nên “đánh giáp n’a pas garde’” ghe dần dần thành “đánh giáp la’ cà” .
Sơn Ðiền
P.S: Và nếu bây giờ ta dịch “đánh giáp lá cà” ra chữ Nôm nữa thì tuyệt ! Nếu ông bà ta sống lại chắc cũng phải thắc mắc nguồn gốc của những chữ Nôm này :=) !
Nếu tôi nhớ không lầm thì "giáp lá cà" có gốc từ tiếng pháp "corps à corps", là phiên âm thì dùng "giáp lá cà" hay "xáp lá cà" gì cũng được.
Cụ đúng là Thích Là Bụp - nhanh quá thể đáng chẳng để cho em kịp nghĩ j cả
Vưng, chuận rùi CụNhà cháu vừa đọc bài báo này http://sgtt.vn/Van-hoa/186538/Nha-van-di-mua-nha.html Nhà văn đi mua nhà thấy nhà văn ấy dùng chữ lim để chỉ limit và từ biu để chỉ bill ạ.
Khối U tiếng Anh là Tumor và tiếng Pháp là Tumeur nữa cụ ạ.U (khối u) - Houle (F) -
Từ này hôm trước cháu cũng hỏi mà chưa có câu giải đáp. Có thể là tên thương hiệu chăng? các cụ xưa thường hay gọi nó là giày m õm nghoé hay m õm nhái. Cụ thử xem chúng có liên quan gì đến từ có or nhái tiếng Tây không ạ.Có cụ mợ nào nhớ đến những đôi giày Uy lích không ạ? Và xuất xứ của từ ấy là gì ạ?
Vâng, đúng loại đó đấy ạ. Bất luận giày hãng nào nhưng hình dạng ấy đều gọi vậy ạ - từ ấy biến thành tử chỉ loại giày đó rồi. Theo cách phát âm, nhà cháu đoán từ Pháp là Ouilique, nhưng chưa tra internet ra được ạ.Từ này hôm trước cháu cũng hỏi mà chưa có câu giải đáp. Có thể là tên thương hiệu chăng? các cụ xưa thường hay gọi nó là giày m õm nghoé hay m õm nhái. Cụ thử xem chúng có liên quan gì đến từ có or nhái tiếng Tây không ạ.
Em không biết từ này nhưng theo gợi ý của Cụ thì em suy diễn từ "Unique" có khi hợp hơnVâng, đúng loại đó đấy ạ. Bất luận giày hãng nào nhưng hình dạng ấy đều gọi vậy ạ - từ ấy biến thành tử chỉ loại giày đó rồi. Theo cách phát âm, nhà cháu đoán từ Pháp là Ouilique, nhưng chưa tra internet ra được ạ.