Lại George watson và bài viết bịp bợm đã được làm rõ ở đây: communism-explained.blogspot.com/2010/05/did-marx-call-for-extermination-of.html?m=1
Sử da Oát sơn hò hét về sự cổ vũ diệt trủng của Mác ăng ghen, thực chất là chơi trò bẻ chữ và dịch sai chữ của Ăng ghen, chữ đó lại vốn được Hegel dùng.
Em đã đọc trang blog, nhưng mấy hôm nay không thể tìm được bản scan gốc bài viết bằng tiếng Đức của Ăng-ghen để đối chiếu.
Ăng-ghen viết bài “Cuộc đấu tranh của Magyar” đăng lần đầu trên tạp chí Neue Rheinische Zeitung tháng 1 năm 1849. Magyar là tên gọi các bộ tộc Hungary từ thế kỷ thứ 5 - 8 trước Công nguyên.
Nội dung bài viết ông ca ngợi cuộc cách mạng của tộc người Magyar chống lại tộc người Slav theo chủ nghĩa bành trướng Slavism của Nga hoàng. Động lực cho cuộc chiến được ông dẫn chứng bằng lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống, văn hóa… của Magyar văn minh hơn tộc người Slav vừa đông vừa man rợ. Ông gọi đây là cuộc cách mạng của Magyar, văn minh đi từ Tây sang Đông, không phải ngược lại.
Nhưng trong mỗi quốc gia lại có những cuộc đấu tranh giữa các tầng lớp xã hội khác nhau, dẫn đến sự hỗn loạn. Ông cho rằng sẽ sớm chấm dứt được tình trạng này bằng cách tiến hành cuộc cách mạng, quét sạch các tộc người *********.
Tộc người Magyar sẽ có thể chiến thắng nếu liên minh với người Đức và Áo gốc Magyar. Ngay cả trường hợp xấu nhất là Magyar thất bại trong chiến tranh, ông tiên đoán cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo sẽ dẫn đến sự biến mất khỏi mặt đất không chỉ của các tầng lớp và triều đại ********* mà còn của toàn thể những tộc người *********. Và đó cũng là một bước tiến của văn minh.
Nếu Ăng-ghen đã sử dụng các từ “abfälle”, “völkerabfälle” dịch theo tiếng Đức là “phế thải”, “cặn bã”, “cặn bã quốc tế” hay là “dân tộc cặn bã”, thì các nghĩa này đều phù hợp với ngữ cảnh của bài viết theo lời dịch của sử gia Watson. Trang blog cố gắng giải thích bằng tiếng Anh “residual fragments of peoples” là nghĩa “những mảnh vỡ còn lại của các dân tộc”, khác hẳn nghĩa tiếng Đức và lý luận rằng Ăng-ghen mượn ngữ cảnh của Hegel, nhưng Hegel sử dụng ngữ cảnh với từ “völkerabfälle” ở đâu? Em chưa tìm thấy. Có thể gọi trò này của các Marxist là trò thay chữ chăng?
Một số bình luận của người đọc cũng đặt nghi vấn rằng Ăng-ghen không cùng quan điểm duy tâm với Hegel, tại sao lại phải mượn từ và ngữ cảnh của Hegel diễn đạt thay cho quan điểm của mình, một người mà chính ông phê phán? Ngôn ngữ Đức của ông quá thiếu từ để dùng?
Cảm nhận được tính bạo lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo xu hướng thanh lọc sắc tộc từ đầu đến cuối bài viết mà khó có thể biện minh được, trang blog mở đầu ngay bằng những lời thanh minh cho Các Mác, rằng Ăng-ghen viết bài này chứ không phải Mác viết - Điều này đúng, nhưng Watson cũng đâu có nói Mác viết.
Tuy vậy, không đủ thuyết phục để chối bỏ sự dính líu của Mác. Có một điều chắc chắn rằng, để bài viết của Ăng-ghen được đăng trên tạp chí Neue Rheinische Zeitung, phải được sự đồng ý của Mác, vì chính ông là Tổng biên tập của tạp chí.
Gắn liền với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của Hitler, Lenin và sau là Stalin, là tư tưởng bài Do Thái, không phải ngẫu nhiên Cộng sản và Phát xít đều cùng muốn tiêu diệt người Do Thái - Vì tư tưởng này cũng được chính Mác cổ vũ qua bài Về Vấn đề Do Thái:
“Theo họ, Marx coi người Do Thái như một hiện thân của chủ nghĩa tư bản và là những người tạo ra các tính chất ma quỷ của nó. Theo quan điểm của họ, sự đánh đồng chủ nghĩa Do Thái với chủ nghĩa tư bản của Marx, cùng với những tuyên bố của ông về người Do Thái, đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới các phong trào xã hội chủ nghĩa và định hình nên thái độ và chính sách của họ với người Do Thái. Theo những ý kiến của các học giả này, tác phẩm Về Vấn đề Do Thái của Marx đã ảnh hưởng tới chủ nghĩa Phát xít, cũng như các tình cảm chống Xê mít của Liên bang Xô viết và người Ả Rập.
Albert Lindemann và Hyam Maccoby đã cho rằng Marx cảm thấy bối rối vì lý lịch Do Thái của mình.” - Nguồn Wiki.
“Đâu là căn bản thế tục của chủ nghĩa Do Thái? Nhu cầu thực tế, tính ích kỷ. Đâu là sự sùng bái thế tục của người Do Thái? Mặc cả. Cái gì là vị thần thế tục của họ? Tiền. Khi ấy thì, một sự giải phóng khỏi sự mặc cả và tiền bạc, từ thực tế, chủ nghĩa Do Thái đích thực sẽ là tự giải phóng khỏi thời đại của chúng ta... Giải phóng xã hội của người Do Thái là giải phóng xã hội khỏi chủ nghĩa Do Thái.” - Các Mác.
Sở dĩ như vậy vì người Do Thái là đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa tư bản với các hoạt động cho vay từ rất sớm trong lịch sử, nhiều ý kiến còn cho rằng người Do Thái đầu tiên nghĩ ra lãi suất, nghĩa là trả nợ bằng tiền thay vì trả nợ bằng hiện vật - tiền đẻ ra tiền - một công cục bóc lột dã man của tư bản. Nhưng người Do Thái vô tổ quốc và họ dễ thích nghi ở mọi nơi, cuộc chiến tiêu diệt các quốc gia không diệt hết được họ, cách mạng đấu tranh giai cấp sẽ là vũ khí cuối cùng thủ tiêu chủ nghĩa Do Thái chăng?
Thật là bi hài khi Mác gốc người Do Thái, nhưng dường như ông cảm thấy an tâm một lối thoát cho sự tồn tại của bản thân khi tập trung vào lý thuyết đấu tranh giai cấp, ông vẫn thuộc giai cấp vô sản kia mà, mặc kệ cho những người Do Thái khác... hay kể cả cha mẹ ông thuộc tầng lớp tư sản.
Học thuyết XHCN liệu có phải là lý thuyết phản bội con người khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại? Nó bắt nguồn từ những vấn đề của hiện tượng bên ngoài hay là bắt đầu từ vấn đề tính cách cá nhân bên trong? Vậy hãy tạm gác hoạt động tư tưởng xã hội của Mác sang một bên để tìm hiểu về tính cách của ông:
………