Vâng, em tiếp cụ thêm chút.
- Ý 1&2: cụ nhầm lẫn ngay từ khái niệm. Đâu đó trên này em đã nói, lĩnh vực điện là độc quyền nhà nước chứ không phải độc quyền doanh nghiệp. EVN không độc quyền, nó chỉ đại diện phần vốn của nhà nước thôi. Thế nên chẳng có "ông bán điện nhân từ" nào cả. Thực tế tại Việt Nam, chính phủ quyết định giá bán điện, nhiệm vụ của chính phủ khi tính toán, quyết định giá điện, nó phải đảm bảo những thứ em đã nói ở trên + những thứ khác.
- Ý thứ 3 em hiểu rất rõ cái em nói và cả cái.. cụ nói
. Nó như thế này cụ ạ:
+ Nếu nói về đầu tư nguồn: chỉ cần đầu tư dự phòng khoảng 10% là quá đủ. Như cụ biết, hệ thống điện ổn định khi và chỉ khi đảm bảo cung (A) = cầu (B) tại mọi thời điểm. A bao gồm rất nhiều a là các nguồn phát, B bao gồm rất nhiều b la cac phụ tải + tổn thất. Rễ thấy B biến động không ngừng nghỉ và A phải chạy theo để đáp ứng. Tất nhiên cả A và B đều có lúc sự cố. Nếu một a nào đó bị sự cố thì nó dùng một phần cái 10% kia bù vào. B sự cố thì dễ rồi, giảm A xuống thôi. Tất cả hệ thổng bảo vệ rơ le nó có nhiệm vụ đảm bảo phương trình này. Nếu không có A để huy động thì không còn cách nào khác là giảm B xuống cho đến khi nào đảm bảo cân bằng. Trường hợp tồi tệ là tan rã hệ thống, hệ thống hình thành các ốc đảo (chuyên ngành nó gọi là tách đảo).
Lưới điện Việt Nam hiện giờ có tổng công suất tầm 50.000 MW, nếu đạt dự phòng 10%, tức là 5.000MW là đã quá khủng rồi. Nếu nhân tiền đầu tư khoảng 2 triệu đô/1MW đã là kinh rồi, chứ nhân với 3-4 lần của 50 nghìn MW (chỉ để dự phòng)thì kinh khủng khiếp quá ạ. Đến đây thì thấy rõ ràng bài toán kinh tế không đạt được, chưa nói là lãng phí. Các nước phát triển họ cũng không dự phòng nguồn lớn 3-4 lần nhu cầu đâu ạ, tuỳ theo mỗi nước, quy mô lưới điện, điều kiện kinh tế nó cũng xung quanh giá trị này thôi ạ. Mọi dự án đầu tư nó luôn đáp ứng được yếu tố Kinh tế - Kỹ thuật, dự phòng nhiều chẳng để làm gì!
Tuy nhiên thực tế hiện giờ lưới điện Việt Nam còn xa mới đạt con số 10% dự phòng kia, vận hành hệ thống điện có ít dự phòng rõ ràng là không kinh tế và không an toàn. Nếu cụ ở Hà Nội để ý một chút, hồi tháng 7 vừa rồi có việc xa thải các b để đảm bảo an toàn hệ thống đấy, tuy nhiên nó ở mức độ nhẹ. Em đã từng nói, viễn cảnh 2021 rất dễ xảy ra cắt b, nó rất hiện hữu đấy ạ.
+ Về phần truyền tải và phân phối, nếu cụ đem cộng hết công suất đặt của các máy biến áp, công suất của các đường dây có trong hệ thống điện (từ nguồn đến người dùng cuôi) rồi so sánh với nhu cầu phụ tải thì có lẽ nó hơn con số 3-4 lần nhiều, em ước nó tầm 7-8 lần
Nhưng thực tế không ai làm thế cả! Thường người ta chỉ tính chỉ số này trong phạm vi hẹp hơn, một huyện chẳng hạn. Ở quy mô một huyện thì con số này khoảng 3-4 lần như cụ nói. Cụ đang hiểu theo hướng này đúng không ạ?