[Funland] TS Trần Đình Thiên: ‘Không đủ điện mới chết chứ giá điện cao chưa chết’

gattaytrungma

Xe máy
Biển số
OF-578683
Ngày cấp bằng
11/7/18
Số km
99
Động cơ
140,411 Mã lực
Tuổi
42
Mắt mũi tèm nhem quá :D
 
Chỉnh sửa cuối:

gattaytrungma

Xe máy
Biển số
OF-578683
Ngày cấp bằng
11/7/18
Số km
99
Động cơ
140,411 Mã lực
Tuổi
42
Em nhầm , sorry các cụ !!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,821
Động cơ
770,306 Mã lực
Câu này em thấy chuẩn, đơn giản như phố cổ Hà Nội. Người ta nói buôn có bạn bán có phường, cả một phố bán cùng một mặt hàng nhưng không thằng nào dám phá giá. Nên thị trường cạnh tranh nó cũng không phải màu hồng hoàn toàn.
Em nói thêm một chút để các cụ nào còn lăn tăn vụ thị trường điện sẽ tăng giá thêm rõ.

Các cụ đều biết điện có nhiều nguồn từ thủy, than,dầu, khí, mặt trời, gió,... giá cũng khác nhau từ dăm trăm đồng đến dăm ngàn đồng. Khi dùng ở mức vừa phải các nguồn giá rẻ sẽ chạy lúc này nhà cung cấp có được tỷ suất lợi nhuận cao nhất, mức dùng tăng lên sẽ phải chạy thêm các nguồn đắt tiền hơn lợi nhuận không còn cao nữa, khi dùng tăng đến mức phải chạy các nguồn cao hơn giá bán thì lợi nhuận bắt đầu giảm đi nếu dùng tiếp tục tăng nữa phải chạy các nguồn đắt tiền nhất nếu duy trì mãi thì khả năng sẽ không còn lãi nữa, để tránh trường hợp này nó mới sinh ra cái giá bậc thang để hạn chế dùng quá nhiều (chứ giá bậc thang ban đầu không phải để hỗ trợ người nghèo).
Như thế khi ở trong một thị trường điện nếu bình thường đang ở mức cân bằng cụ nào giảm giá sẽ kích thích người ta dùng nhiều lên thì cụ đó sẽ phải chạy thêm nguồn đắt tiền hơn dãn đến giá thành tăng lên và do giảm giá thì tiền lại thu ít hơn kết cụ là lợi nhuận giảm hai lần (lần 1 do giảm giá, lần 2 do tăng chi phí); và ngược lại nếu tăng giá sẽ dẫn đến kết quả là lợi nhuận tăng lên (vì chênh giá + nguồn rẻ). Thế nên sẽ không khó đoán đa số các nhà cung cấp sẽ làm gì.
Đó là xét trong một thời gian ngắn hạn (vài năm),

Tiếp tục với thời hạn dài hơn (tính theo nhiều năm) thì lúc này do giá rất tốt lợi nhuận cao sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư cộng với tiêu dùng bị kìm hãm( và nhiều lý do khác hầu như không tăng) sẽ dẫn đến dư thừa nguồn cung khi đó giá sẽ không tăng nữa mà sẽ giảm để rồi sẽ thiết lập trạng thái cân bằng ổn định. Như thực tế một số thị trường đã đạt đến mức này thì họ có nguồn cung thường gấp 3-4 lần nhu cầu. Khi đó họ có được điều kiện có thể coi là lý tưởng cho cả xã hội, điện có nguồn cung dồi dào các nhà cung cấp cạnh tranh nhau để phục vụ tốt nhất người dùng dù giá có cao một chút nhưng đa số vẫn thấy thỏa mãn.
 
Chỉnh sửa cuối:

iTrust.2

Xe tải
Biển số
OF-738967
Ngày cấp bằng
10/8/20
Số km
202
Động cơ
65,673 Mã lực
Tuổi
35
Trước đây khoảng ba chục năm thì điện hầu như cả thế giới đều là độc quyền dù cả nền kinh tế là thị trường, do độc quyền nên nó không có động lực để thay đổi, vì nó trì trệ quá nên các nước mới chuyển sang thị trường để có động lực cho nó phát triển. Cái này khá là kinh điển rồi chỉ ai không tiếp xúc với bên ngoài mới không hiểu thôi chứ ở cấp quản lý NN thì chắc là biết, có điều khó làm với VN là kinh nghiệm rất nhiều nước chuyển sang thị trường thì điện ngay lập tức giá tăng phi mã, mà ta lại vốn định giá điện rất thấp nên càng khó, vì thế mà nhìn có vẻ hơi trù trừ, nói thì nhiều mà làm mới được một phần.
Tuy thế giờ đã đến lúc không thể không làm nên dù giá có tăng cũng sẽ phải làm thôi.
Có lẽ nhiều cụ thấy lạ là bỏ độc quyền tự do cạnh tranh thì giá lại tăng có vẻ rất phi lý nhưng thực tế đã diễn ra nó là như thế kể cả những nước không hề thiếu điện như ta mà giá nó cũng tăng. Người ta có lý giải là do tính chất đặc biệt của hàng hóa mà các nhà cung cấp thay vì cạnh tranh nhau về giá họ đã sớm nhận ra là nếu cùng nhau đẩy giá lên họ sẽ cùng có được lợi nhuận cao hơn nhiều.
Thế là chuyển từ độc quyền đơn sang độc quyền nhóm ạ? :-j Thế thì khác gì 3 ông viễn thông hiện giờ đâu?:-j:-j
 

iTrust.2

Xe tải
Biển số
OF-738967
Ngày cấp bằng
10/8/20
Số km
202
Động cơ
65,673 Mã lực
Tuổi
35
Em nói thêm một chút để các cụ nào còn lăn tăn vụ thị trường điện sẽ tăng giá thêm rõ.

Các cụ đều biết điện có nhiều nguồn từ thủy, than,dầu, khí, mặt trời, gió,... giá cũng khác nhau từ dăm trăm đồng đến dăm ngàn đồng. Khi dùng ở mức vừa phải các nguồn giá rẻ sẽ chạy lúc này nhà cung cấp có được tỷ suất lợi nhuận cao nhất, mức dùng tăng lên sẽ phải chạy thêm các nguồn đắt tiền hơn lợi nhuận không còn cao nữa, khi dùng tăng đến mức phải chạy các nguồn cao hơn giá bán thì lợi nhuận bắt đầu giảm đi nếu dùng tiếp tục tăng nữa phải chạy các nguồn đắt tiền nhất nếu duy trì mãi thì khả năng sẽ không còn lãi nữa, để tránh trường hợp này nó mới sinh ra cái giá bậc thang để hạn chế dùng quá nhiều (chứ giá bậc thang ban đầu không phải để hỗ trợ người nghèo).
Như thế khi ở trong một thị trường điện nếu bình thường đang ở mức cân bằng cụ nào giảm giá sẽ kích thích người ta dùng nhiều lên thì cụ đó sẽ phải chạy thêm nguồn đắt tiền hơn dãn đến giá thành tăng lên và do giảm giá thì tiền lại thu ít hơn kết cụ là lợi nhuận giảm hai lần (lần 1 do giảm giá, lần 2 do tăng chi phí); và ngược lại nếu tăng giá sẽ dẫn đến kết quả là lợi nhuận tăng lên (vì chênh giá + nguồn rẻ). Thế nên sẽ không khó đoán đa số các nhà cung cấp sẽ làm gì.
Đó là xét trong một thời gian ngắn hạn (vài năm),

Tiếp tục với thời hạn dài hơn (tính theo nhiều năm) thì lúc này do giá rất tốt lợi nhuận cao sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư cộng với tiêu dùng bị kìm hãm( và nhiều lý do khác hầu như không tăng) sẽ dẫn đến dư thừa nguồn cung khi đó giá sẽ không tăng nữa mà sẽ giảm để rồi sẽ thiết lập trạng thái cân bằng ổn định. Như thực tế một số thị trường đã đạt đến mức này thì họ có nguồn cung thường gấp 3-4 lần nhu cầu. Khi đó họ có được điều kiện có thể coi là lý tưởng cho cả xã hội, điện có nguồn cung dồi dào các nhà cung cấp cạnh tranh nhau để phục vụ tốt nhất người dùng dù giá có cao một chút nhưng đa số vẫn thấy thỏa mãn.
Lý thuyết lúc nào chả mầu hồng hở cụ, khi cụ đang ở trạng thái lợi nhuận cao, cụ sẽ bắt tay với các nhà cung cấp khác tiến hành vận động hành lang, lobby chính sách, chèn ép các nhà đầu tư mới tham gia thị trường... miếng bánh đang thơm chỉ có thằng ngu mới chia cho thằng khác... cụ cứ nhìn 3 ông viễn thông hiện tại mà tưởng tượng :))
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Cũng không hẳn thế, độc quyền thì ai chẳng thích nếu đi kèm với nó không có hàng loạt các nghĩa vụ. Với evn thì các nghĩa vụ nó đang ngày càng trở nên nặng nề và dễ thấy là sẽ đến lúc không thể kham nổi nên giờ rũ bỏ được các nghĩa vụ, cộng với hàng loạt các lợi ích khi không bị kiểm soát thì nó sẽ hơn giữ độc quyền nhiều.
Tại sao cụ lại nghĩ tư nhân hóa là không bị kiểm soát nhỉ?
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,821
Động cơ
770,306 Mã lực
Lý thuyết lúc nào chả mầu hồng hở cụ, khi cụ đang ở trạng thái lợi nhuận cao, cụ sẽ bắt tay với các nhà cung cấp khác tiến hành vận động hành lang, lobby chính sách, chèn ép các nhà đầu tư mới tham gia thị trường... miếng bánh đang thơm chỉ có thằng ngu mới chia cho thằng khác... cụ cứ nhìn 3 ông viễn thông hiện tại mà tưởng tượng :))
Em đồng ý với cụ là về lý thuyết (em có nói qua ở #407) thì kết cục khá đẹp nhưng để đạt đến đó thì không phải là dễ, thực tế thì sau ba chục năm sô thị trường được coi là đạt được đến mức ổn định đếm chưa hết đầu ngón tay (trong tổng số khoảng trăm thị trường). Với VN thì mức tăng tiêu dùng vẫn rất lớn và năm nào cũng thấy nói đến việc thiếu điện nên chắc là để đươc thế còn dài dài. Tuy nhiên ít ra thì nó cũng là sự thay đổi và dù sao cũng cho phép nhìn thấy khả năng tương lai sẽ ổn hơn.
 

Lungcu

Xe điện
Biển số
OF-37120
Ngày cấp bằng
2/6/09
Số km
2,524
Động cơ
495,841 Mã lực
Nơi ở
Cực Bắc Việt Nam
Cũng không khó lắm đâu, cụ cứ tạm bỏ qua cái rắc rối loằng ngoằng của lưới điện đi, học theo cách bọn Tây hồi bắt đầu thj trường.
Em ví dụ một cách đơn giản cứ bắt chước bọn nó coi tất cả lưới điện như một cái hồ ( nó gọi là Pool ), ông nào bán thì đổ vào ông nào mua thì lấy ra. Thời gian thì liên tục nhưng nó ngắt ra từng giờ một ( ngày chia ra làm 24 block ), các ông bán trước mỗi giờ chào giá theo từng block sẽ có bao nhiêu điện để bán và giá bao nhiêu, các ông mua chọn ông nào bán rẻ nhất thì mua và khi tới giờ ông bán khớp được bao nhiêu thì phát điện đúng từng ấy. Như thế điện từ các NM sẽ đến người mua mà không cần phải phân tách như cụ lo ngại.
Thực ra còn phải xử lý một số thứ nữa và nó hơi rắc rối hơn một chút chứ không đơn giản như thế nhưng đại để các cụ hiểu là hoàn toàn có thể có cơ chế để có thể lựa chọn mua bán điện được.
Lúc hỏng hóc sự cố thằng nào chịu chi phí sửa?
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,170
Động cơ
113,354 Mã lực
Cho cạnh tranh công bằng hết xem có kêu nữa hay không. E nhớ hồi trước mạng viễn thông vnpt nó nắm hết 1 mình một chợ với 2 nhà mạng mẹ - con là vina và mobi , cước di động chia ra 3 vùng như điện thoại bàn lên đến gần 10k/phút mà suốt ngày kêu lỗ . Đến lúc nn cho Sfone với Viettel vào thì giảm 1 dây và đến tận bây giờ không thấy kêu lỗ thẳng
 

kirkvn

Xe đạp
Biển số
OF-326654
Ngày cấp bằng
10/7/14
Số km
13
Động cơ
285,690 Mã lực
Cho cạnh tranh công bằng hết xem có kêu nữa hay không. E nhớ hồi trước mạng viễn thông vnpt nó nắm hết 1 mình một chợ với 2 nhà mạng mẹ - con là vina và mobi , cước di động chia ra 3 vùng như điện thoại bàn lên đến gần 10k/phút mà suốt ngày kêu lỗ . Đến lúc nn cho Sfone với Viettel vào thì giảm 1 dây và đến tận bây giờ không thấy kêu lỗ thẳng
Sao nhiều cụ cứ thích đi so với viễn thông nhỉ,
Viễn thông công nghệ thay đổi quá nhanh nên việc quay vòng vốn rất nhanh, sau khi quay vòng xong vốn rồi thì kinh phí duy trì không cao, khả năng mở rộng là vô biên

Điện thì công nghệ ít thay đổi, vòng đời dự án 25 năm, vốn đầu tư lớn hơn nhiều so với viễn thông, sau khi thu hồi xong vốn thì chạy máy vẫn phải có nhiên liệu, mà nó là tài nguyên thiên nhiên luôn nên việc mở rộng cũng chả phải vô biên.

2 cái khác hẳn nhau cụ nhé, nếu muốn so tương đương thì cụ so với ngành xăng dầu đi cho đúng
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,170
Động cơ
113,354 Mã lực
Sao nhiều cụ cứ thích đi so với viễn thông nhỉ,
Viễn thông công nghệ thay đổi quá nhanh nên việc quay vòng vốn rất nhanh, sau khi quay vòng xong vốn rồi thì kinh phí duy trì không cao, khả năng mở rộng là vô biên

Điện thì công nghệ ít thay đổi, vòng đời dự án 25 năm, vốn đầu tư lớn hơn nhiều so với viễn thông, sau khi thu hồi xong vốn thì chạy máy vẫn phải có nhiên liệu, mà nó là tài nguyên thiên nhiên luôn nên việc mở rộng cũng chả phải vô biên.

2 cái khác hẳn nhau cụ nhé, nếu muốn so tương đương thì cụ so với ngành xăng dầu đi cho đúng
Khi có sự cạnh tranh công bằng thì cụ sẽ thấy. Tôi chả lạ gì mấy ông tập đoàn nn cả, nuôi 1 bộ máy cồng kềnh, chi tiêu xả láng thì bảo sao mà không có lãi. Tư nhân mà làm thì hiệu quả gấp trăm lần
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,464
Động cơ
209,333 Mã lực
Thế là chuyển từ độc quyền đơn sang độc quyền nhóm ạ? :-j Thế thì khác gì 3 ông viễn thông hiện giờ đâu?:-j:-j
Thị trường tự do cạnh tranh nằm trên giấy thôi.
Xu thế là cá lớn nuốt cá bé. Đến khi còn vài con cá lớn là nó bắt đầu thịt người tiêu dùng.
Điển hình như cái điện thoại, dòng flagship ấy. Iphone tăng lên trên 1k, thì Samsung cũng tăng theo, có thấy giảm đếch đâu.
Hay nhãn tiền là thịt LON.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,464
Động cơ
209,333 Mã lực
Cho cạnh tranh công bằng hết xem có kêu nữa hay không. E nhớ hồi trước mạng viễn thông vnpt nó nắm hết 1 mình một chợ với 2 nhà mạng mẹ - con là vina và mobi , cước di động chia ra 3 vùng như điện thoại bàn lên đến gần 10k/phút mà suốt ngày kêu lỗ . Đến lúc nn cho Sfone với Viettel vào thì giảm 1 dây và đến tận bây giờ không thấy kêu lỗ thẳng
Ưu thế giảm giá viễn thông nó nằm chính ở công nghệ, chứ không phải vấn đề độc quyền.
Giá dịch vụ VIễn thông cả thế giới nó giảm, mà bọn đấy thì cạnh tranh lâu rồi.
 

kirkvn

Xe đạp
Biển số
OF-326654
Ngày cấp bằng
10/7/14
Số km
13
Động cơ
285,690 Mã lực
Khi có sự cạnh tranh công bằng thì cụ sẽ thấy. Tôi chả lạ gì mấy ông tập đoàn nn cả, nuôi 1 bộ máy cồng kềnh, chi tiêu xả láng thì bảo sao mà không có lãi. Tư nhân mà làm thì hiệu quả gấp trăm lần
Viễn thông thời kỳ đầu nếu Viettel không được hậu thuẫn và buff nhiệt tình từ phía quân đội thì có méo mà cạnh tranh được. Công bằng thì bác cứ nhìn mấy cái mạng Gphone, Vietnam Mobile hiện nay thì thấy, thằng nào lớn nó sẽ tìm đủ mọi thủ đoạn để trừ thằng nhỏ từ trong trứng nước và để độc quyền thao túng giá

Kể cả Apple, FB hay GG đều thế.

Tất nhiên là nếu nhà nước quyết liệt làm thì vẫn có thể tách đc (mà đã quyết liệt rồi, vừa thông qua thiết kế thị trường điện bán lẻ và giảm quyền hạn của EVN rồi), hướng của VN là theo thị trường điện của Sing, trong đó EVN sẽ chỉ còn nắm lưới điện truyền tải và cung cấp điện nông thôn, hải đảo, công ích thôi. Bác nào thích tìm hiểu thì tìm cái QĐ 2093 mới của Bộ công thương sẽ thấy rất rõ
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,821
Động cơ
770,306 Mã lực
Khi có sự cạnh tranh công bằng thì cụ sẽ thấy. Tôi chả lạ gì mấy ông tập đoàn nn cả, nuôi 1 bộ máy cồng kềnh, chi tiêu xả láng thì bảo sao mà không có lãi. Tư nhân mà làm thì hiệu quả gấp trăm lần
Có lẽ nhận xét của cụ là cảm giác chung khi so sánh giữa doanh nghiệp tư nhân và DN NN, tuy nhiên có lẽ không hẳn ở đâu cũng thế
Đã từng có một số nhà đầu tư, xây nhà máy điện rồi bán điện trực tiếp đến người dùng như Formosa, Hiệp Phước nhưng đều chỉ được một thời gian là phải thôi vì dù phục vụ tốt nhưng giá cao gấp 2-3 lần giá bán của EVN nên bị người mua phản đối đòi chuyển sang mua của evn.
Nếu tư nhân làm hiệu quả hơn thì nó nên thể hiện ở giá bán mới thành công vì ở ta người dùng quan tâm đến giá nhiều nhất.
So sánh về chi tiêu, em không thể biết thực sự bên trong hai bên thế nào nhưng cũng có mấy nhận xét bề ngoài thế này: em biết mặt một số đội làm điện thỉnh thoảng đi máy bay gặp thì thấy đội tư nhân, cổ phần cấp quản lý đa số bay hạng thương gia còn cấp tương đương của evn đa số bay hạng phổ thông; ngó qua phòng làm việc cũng thường là đàng hoàng hơn evn; nhân viên chủ chốt thường là người bỏ evn chuyển sang.

Vì thế cảm giác của em không lạc quan lắm về khả năng tư nhân cạnh tranh được trong ngắn hạn. Như hiện nay nếu không có ưu ái của chính sách ("Thu hút vốn đầu tư từ mọi,thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động dien lực". ) thì tư nhân khó mà tham gia chứ chưa nói đến cạnh tranh. Tuy nhiên với xu hướng hiện nay muốn đẩy nhanh thị trường điện thì tư nhân vẫn sẽ có rất nhiều điều kiện và cơ hội.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top