Ngắm sông Tiền Đường tý nào:
Một con sóng lớn bất ngờ ập lên con đường cạnh sông Tiền Đường ở phía đông Trung Quốc, cuốn các xe cộ đang lưu thông trên đường, khiến nhiều xe đâm vào nhau.
m.doisongphapluat.com
Theo CGTN, vụ việc xảy ra vào ngày 20/9 khi xe cộ đang di chuyển trên con đường cạnh sông Tiền Đường ở Hàng Châu, Chiết Giang thì một con sóng lớn bất ngờ xuất hiện. Theo đoạn video ghi lại hiện trường, thời gian xảy ra vụ việc là vào lúc 15h53 (giờ địa phương).
Sự cố bất ngờ khiến xe cộ đang đi lại trên đường bị mất đà và bị đẩy ra xa vài mét. Một số chiếc xe bị sóng cuốn đi và lao vào vào nhau. Theo điều tra ban đầu, có khoảng 7 chiếc xe bị hư hỏng sau vụ việc. Không có thông báo về thương vong liên quan tới sự cố.
Theo CGTN, sông Tiền Đường là một trong những con sông
có thủy triều lớn nhất thế giới do cấu tạo địa hình đặc trưng.
Rất hùng vỹ, đúng là:
“
Triều đâu nổi tiếng đùng đùng
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường.“
Sông Tiền Đường có tên cổ là sông Chiết, xuất hiện sớm nhất trong “Sơn hải Kinh” (một tư liệu địa lý thời cổ đại của Trung Quốc), ngoài ra còn có tên sông Tiệm. Thời Tam Quốc, tên Tiền Đường bắt đầu được sử dụng, nhưng lúc đó sông Tiền Đường chỉ dùng để chỉ đoạn sông chạy qua huyện Tiền Đường (Hàng Châu ngày nay).
Bản đồ cổ TQ về dòng sông Tiền Đường.
Từ năm 1911 trở đi tên này mới chỉ toàn bộ con sông. Do đoạn sông chảy qua Hàng Châu uốn lượn ngoằn ngoèo, thường có sóng to gió lớn nên người dân còn gọi là sông Chi, sông La Sát. Tiền Đường là con sông lớn nhất tỉnh Chiết Giang. Sông dài 668 km, chạy qua bốn tỉnh là Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến và thành phố Thượng Hải, cuối cùng đổ ra biển Thái Bình Dương, tổng diện tích lưu vực 55.558 km2, trong đó diện tích thuộc tỉnh Chiết Giang là 48.080km2 . Theo các di chỉ khảo cổ, bãi đất quanh đoạn của sông là cái nôi của văn hóa
Bách Việt. Đoạn sông Tiền Đường đổ ra biển cũng chính là nơi xảy ra hiện tượng thủy triều dâng nổi tiếng.
Sóng Tiền Đường
Tháng 5-2015, Trung Quốc phát hành bộ tem về triều dâng trên dòng sông Tiền Đường với thiết kế tem liên hoàn 3 cảnh sóng thủy triều xua nước sông chảy ngược và tạo nên sóng lớn dữ dội ở cửa sông Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) hết sức hùng tráng và ngoạn mục vào đúng ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Tem Trung Quốc về triều dâng trên dòng sông Tiền Đường
Ngay giữa khung tem là
Tháp Lục Hòa, là một tòa nhà đồ sộ, to lớn màu nâu sẫm toát lên vẻ cổ kính trang nghiêm. Bên trong tháp có cầu thang bằng gỗ xoắn trôn ốc để đi lên. Tháp bên trong thực sự có 7 tầng nhưng nhìn bên ngoài thấy đến 13 tầng và có hình bát giác cao 66 mét trên Núi Nguyệt Sơn và nhìn xuống sông Tiền Đường. Tháp Lục Hòa đầu tiên được xây vào năm 970 dưới thời Bắc Tống có 9 tầng và ngọn đèn trên chóp tháp dùng làm giang hải đăng để hướng dẫn tàu thuyền di chuyển trên sông Tiền Ðường. Năm 1156 tháp được đại trùng tu và xây thành 7 tầng, người ta đã dùng nhiều gạch trang trí để xây bên trong tháp. Vào cuối đời nhà Thanh cuối thế kỷ 19 xây thêm phần bên ngoài bao chung quanh tháp bằng gỗ hình bát giác có 13 mái ngói cong nên nhìn bên ngoài tưởng tháp 13 tầng, nhưng thực sự bên trong vẫn giữ kiến trúc 7 tầng, nghĩa là mỗi tầng lầu phiá bên ngoài trang trí bằng hai mái ngói. Mỗi tầng đều có cửa sổ vuông để nhìn ra bên ngoài và với 8 cạnh, mỗi cạnh có 3 cửa sổ.
Lục Hòa Tháp đã được nhà văn Trung Hoa
Kim Dung nhắc đến trong truyện Thư Kiếm Ân Cừu Lục, một trường thiên kiếm hiệp có hư cấu lịch sử. Trong truyện này ở hồi thứ 11 kể lại rằng vua Càn Long nhà Thanh đã bị những hảo hán thuộc Hồng Hoa Hội bắt về Hàng Châu và giam ở tầng chót của Lục Hòa Tháp. Nơi đây nhà vua gặp Trần Gia Lạc một trong những thủ lãnh Hồng Hoa Hội, ông ta tiết lộ rằng Càn Long không phải là dòng dõi nhà Thanh gốc Mãn Châu mà chính là người Hán. Nguyên ngày 13 tháng 8 năm Khang Hy thứ 50, hoàng tử Nhậm Trinh ăn ở với trác phi Nẫu Cô Lục Thị sinh một đứa con gái. Cùng ngày ấy Nhậm Trinh nghe nói phu nhân đại thần Trần Thế Quang cũng sinh một đứa con trai, bèn hạ lịnh mang con của Trần Thế Quang vào phủ để thăm hỏi. Nhậm Trinh tráo con với đại thần Trần Thế Quang vì muốn có con trai để vua cha Khang Hy chọn mình nối ngôi. Lập tự là kế sách lâu dài,khi chọn người thừa kế, hoàng thượng không những chỉ tính tới hoàng tử mà phải nghĩ đến con trai của hoàng tử nữa. Biết bị tráo con, Trần Thế Quang kinh hãi nhưng không dám tiết lộ ra ngoài vì biết Nhậm Trinh độc ác và thủ đoạn. Sau này Nhậm Trinh lên ngôi lấy hiệu là Ung Chính và đứa bé được tráo chính là vua Càn Long!
Chùa Lục Hòa chính là nơi mà Nhà sư Võ Trí Thâm và Võ Tòng là những nhân vật trong bộ tiểu thuyết
Thủy Hữ của Nhà văn Thi Nại Am đã về tu học sau khi Lương Sơn Bạc bị tàn phá và 108 anh hùng Lương Sơn bị tiêu diệt.
(Nguyễn Đại Hùng Lộc)