Ngay câu 2 trên đã rất đặc biệt, phải là người trải nhiều mới ngấm và thấy cái lung linh trong câu này!Vợ em xem phim, cứ tua tới đoạn nào kiểu có cãi nhau, hoặc cưới nhau, hoặc bỏ nhau, đại loại thế.
Cho nên em nghĩ ai đọc Kiều kiểu như vợ em xem film thì lấy gì mà hay mí chả ho Ai đời xem film bố già chỉ hỏi nhõn một câu, đôi này sau có lấy nhau k
Kiều nó hay khi người ta cảm thụ được nó, từng câu từng chữ nó ẩn dụ, hay điển tích này điển tích kia.
Em cũng lọ mọ thuộc mấy đoạn thôi, nhưng em nghĩ em cũng chưa đủ tầm cảm thụ hết cái hay của truyện Kiều.
Đơn giản em thấy 4 câu:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi..
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Để bình về khung cảnh mùa xuân trong 4 câu này chắc cũng phải tầm cỡ có cái cảm thụ rất tốt. Chứ mùa xuân mà chỉ có hóng pháo tết, rồi kiếm cái nhà nghỉ chịch một vài nháy như em đây thì chắc không thấy hay rồi
Ở đây, cụ Nguyễn Du dùng định lượng mà như ko đong đếm: 9 chục đã ngoài sáu mươi! Nghe có vẻ chính xác mà hoá ra lại ko cố định! Chúng ta chỉ biết là đầu xuân gấu nó cho có 9 chục bạc đi chơi Tết, thua mất hơn 60 đồng nên mới sợ sệt buông ra 1 câu như đập áo vào cột thế! Chả thế mà cỏ non “xanh rợn”! Cái xanh của cỏ non lúc nào cũng đẹp yên bình, báo hiệu sự sống tốt tươi, xanh rợn xanh lè cả lên thế, chỉ có mấy bố tam cúc tổ tôm thôi!