- Biển số
- OF-50674
- Ngày cấp bằng
- 11/11/09
- Số km
- 971
- Động cơ
- 465,090 Mã lực
- Nơi ở
- Trên Hàng Điếu
- Website
- baohiemvietlife.com
KỲ 33
[FONT='Times New Roman', Times, serif]Một lát sau thì Tú khỉ quay về cùng mấy gã cứu hộ. Nó lắc đầu ngao ngán: “Xác định được chính xác vị trí chiếc xe, nhưng chắc là đành bó tay thôi, nó chui tít vào một cái hang ngầm trong vách núi”. Mối quan tâm của nó bây giờ là con cá, chiếc xe coi như mất. Tuy nhiên, nó vẫn rủ rê mấy gã cứu hộ ở lại chơi, câu cá.
Trong khi cả đám kia nướng mấy con cá ranh vừa câu được để ăn với bánh trái mang theo, thì tôi và Tú khỉ cùng Hà trọc lại quay về nhà ông Văn ăn uống. Tôi thấy lòng chộn rộn khi nghĩ đến việc gặp lại em Vân.
Nhưng trước đó, Tú khỉ kéo tôi và Hà trọc lên đỉnh đồi, nơi có sóng điện thoại để kết nối 3G. Nó lôi laptop ra và chỉ cho chúng tôi thấy vị trí tìm thấy chiếc xe đang bị chìm (có lẽ là sẽ yên nghỉ thiên thu ở đó).
- Lúc còn ở Hà Nội, nhìn thấy tọa độ báo chiếc xe nằm dưới quả núi này, tao cứ nghĩ là do sai số máy móc chứ làm gì có chuyện chiếc xe bị lũ cuốn lại nằm giữa đỉnh núi như thế – Tú khỉ nói – Nhưng đến tận nơi thì hóa ra là hoàn toàn chính xác, rất có lý. Dòng sông này đến đó bị một dãy núi to tướng chặn lại, nó chảy vòng vèo sang một bên tránh rồi chảy xuôi tiếp, mãi rồi mới quành lại phía bên kia dãy núi. Chắc là hàng triệu năm nước chảy xói mòn nên nó cũng khoét được rỗng cái chân núi, thành một cái hang ngầm. Cái xe của tao chìm dưới đáy sông, có lẽ bị cuốn mẹ vào trong hang ấy rồi.
- Có vào hang được không anh? – Hà trọc hỏi.
- Chắc là có, nhưng *** ra được.
- Sao lại thế?
- Cửa hang ngầm nằm dưới dòng nước chảy, đã bị cuốn vào thì quên mẹ chuyện ngược dòng mà ra nổi. Mày hình dung xem, mày có đủ hơi lặn vào rồi quay ra không?
- Kinh quá! Thế thì chịu.
- Rồi, tao cũng nghĩ vậy, chết mất xác, *** đùa được.
- Đành chịu mất à?
- Đành vậy! Thôi, quên nó đi, giờ sang chuyện con cá, chúng mày nhìn đây!
Tú khỉ click chuột vào một số thanh công cụ, màn hình chuyển sang chế độ khác. Chúng tôi nhận ra bản đồ địa hình và con sông, rồi cái dấu thập hiển thị ở giữa lòng sông.
- Nó đấy! Khà khà! Các chú biết nó đang ở đâu không? – Tú khỉ khoái trá hỏi.
- Ở! Hình như là ngay gần chỗ cái xe à?
- Mày giỏi lắm! Ha ha ha! – Tú khỉ cười lớn, nó đớp cái đầu dò rồi xuôi dòng về núp ở đấy ngay sau khi chúng mày gọi bộ đàm thông báo, anh đã theo dõi nó suốt những hôm ở Hà Nội đến giờ. Chúng mày có biết cái gì làm cho anh tìm cái xe đầu tiên không?
- Không! – Cả tôi và Hà trọc cùng nói.
- Nó có vẻ thích cái xe của anh.
- Con cá ấy à?
- Chứ còn gì nữa.
- Sao nó lại thích cái xe làm gì? – Hà trọc thắc mắc.
- *** biết, nhưng phần lớn thời gian nó quanh quẩn cạnh cái xe ấy, nghĩa là nó rất hay chui vào cái hang ngầm dưới quả núi đá ấy, hiểu không? Rất nhiều lần anh thấy hiển thị trên bản đồ tín hiệu định vị cái chìa khóa và cái xe ở cùng một chỗ, rất kỳ quặc, khó hiểu, ban đầu anh nghĩ là tình cờ, nhưng mãi thấy nó cứ lặp đi lặp lại nên sinh nghi. Cái xe thì chắc là mắc kẹt ở đó rồi, còn con cá thì cứ quanh quẩn xuôi ngược sông, nhưng sớm muộn thì nó sẽ lại quay về đó, kiểu như đấy là hang ổ của nó ấy, thế mới quái. Chính thế nên anh đi tìm cái xe trước, để xác định hang ổ của nó. Anh đã theo dõi lịch trình con cá này, nó chỉ thích chỗ vực xoáy và cái hang, chắc một chỗ nó hóng mồi kiếm ăn, một chỗ để nghỉ ngơi.
- Sao giờ mày mới nói? – Tôi hỏi.
- Tao phải chắc chắn mọi thứ đã – Tú khỉ nói – Với cả, phải để mày cùng Hà trọc giám sát bọn kia, đánh lạc hướng chúng nó đã.
- Vậy giờ tính sao?
- Còn sao nữa? Có cái này với cái máy tầm ngư của Hà trọc, giờ nó chạy đâu cho thoát chứ? Vấn đề là làm sao lừa bắt được nó nữa thôi.
- Khó lắm! – Tôi lắc đầu – May ra cần cẩu mới kéo nó lên bờ được thôi.
- Không có việc gì khó, chỉ sợ mình không liều – Tú khỉ vênh váo.
- Thôi đi ạ! Con xin bố! – Tôi cười khẩy – Liều chết ngu ngốc kiểu này con chịu.
- Mày thì sao? – Tú khỉ hỏi Hà trọc.
- Tùy anh thôi – Hà trọc đáp – Miễn là có kế hoạch khả thi.
- Tất nhiên là có chứ.
- Như thế nào?
- Theo dõi nó, đến tận hang nó tóm sống.
- Kế hoạch đấy à?
- Ừ, thế thôi.
- Nghĩa là mình đến đấy, ném mồi ngay cửa hang, tóm nó? – Hà trọc ngờ vực.
- Ừ, đại khái thế. Anh chưa nghĩ ra cái gì hay hơn.
- Ha ha ha! – Tôi cười phá lên – Kế hoạch là chúng mình chạy theo con cá thần như trò cút bắt và tóm lấy cái đuôi nó lôi lên, đơn giản như đan rổ thế thôi, nhỉ? Mày làm tao buồn cười quá đấy đồ con khỉ ạ. Mày đã nghe Hà trọc nói chưa? Con cá này ước chừng tấn rưỡi đấy, cứ làm như nó là con cá cân rưỡi không bằng! Kế hoạch khả thi cái ***, có mà khỉ tha thì có.
- Thế mày có ý gì hay không hả Cuội? Hả? Hay mày chỉ biết suốt ngày đọc báo lá cải trên mạng rồi bô lô ba loa chê bai ỏng eo, õng à õng ẹo. Mẹ, nếu mà sự đời cứ lúc *** nào cũng dễ dàng nhẹ nhàng như đẩy xe hàng thì đã *** đến lượt anh mày, chúng nó chả thịt con cá này lâu rồi. Anh thích làm việc khó. Hiểu chưa cu?
- Thôi thôi các anh đừng cãi nhau! – Hà trọc ngắt lời – Vấn đề là làm thế nào để bắt được nó. Chiều nay anh em mình đi xem cái hang đấy như thế nào cái đã. Thực ra máy tầm ngư rất hay báo sai trọng lượng cá, nó chỉ dự báo chính xác nhất những con cá từ 10 cân đến 40 cân thôi. Em nghĩ con cá này tầm trên dưới 1 tấn là cùng.
- Ừ cứ cho là thế - Tôi nói – Nhưng cá 1 tấn thì cũng đã chả khác *** gì cá voi rồi, có 20 thằng đười ươi như mày cũng chả giữ ống được đâu.
- Mày còn ăn nói kiểu ấy thì ở mẹ nhà bám váy em Vân đi cho lành, nhá! – Tú khỉ cáu.
- Ờ, đừng có móc máy chuyện em Vân vào đây, thằng khỉ! – Tôi nói.
Tú khỉ cáu lắm rồi, nó đứng phắt dậy gập laptop cất vào túi, hằm hằm quay xuống chân đồi. Hà trọc nháy tôi, nói nhỏ: “Lão ấy đang say máu săn con quái này, kệ lão đi anh!”.
Bọn tôi quay về nhà ông Văn ăn cơm, không khí ban đầu có phần gượng gạo, nhưng chỉ một lát sau Tú khỉ lại say sưa nói chuyện về con cá thần. Tôi đã nói rồi, thằng này chả bao giờ giận tôi được quá nửa tiếng đồng hồ.
- Đừng có dại chui vào cái hang ấy! – Ông Văn nói luôn, ngay sau khi nghe Tú khỉ kể chuyện.
- Bố biết cái hang ấy à? – Tú khỉ hỏi.
- Vùng này ai chả biết, độc kinh người!
- Độc như nào?
- 10 thằng chui vào, 10 thằng ở lại trong đấy, chết cả 10.
- Chui vào làm gì?
- Thì có thằng thử sức, có thằng chẳng may bị nước cuốn vào, chết mất xác luôn, chết tất.
- Con cũng nghĩ thế, nếu không biết cách thì chẳng thể nào chống lại dòng nước xiết ấy.
- Có mà cách giời!
- Bố đã từng thử chưa? – Tôi hỏi.
- Chưa, tao mới thử mon men cửa hang đã chết khiếp rồi, nước chảy mạnh lắm! Mùa này nước cạn mà vẫn chảy mạnh lắm.
- Sao lại thế nhỉ? – Tôi thắc mắc - Nước chảy vào đầy hang rồi thì phải có chỗ chảy ra nhanh nó mới tạo thành dòng nước xiết như thế được chứ nhỉ?
- Thì nó chảy ra phía bên kia núi mà – Ông Văn nói.
- Vậy sao không ai vào hang từ bên này rồi chui ra từ bên kia?
- Ha ha, ra bên kia thì lúc đấy mục xương rồi – Ông Văn giễu.
- Con không hiểu.
- Chúng mày chưa đi vòng qua quả núi thì không hình dung được là phải, bên ấy lại là đất Lào rồi. Nhưng mà phía bên kia núi thì chỗ nước chảy ra là một cái thác lưng chừng núi, hiểu chưa? Chẳng ai biết nước sông chảy vào rồi chảy theo hang hốc thế nào bên trong núi, chưa có ai vào được, nhưng thi thoảng người ta lại nhặt được mảnh xương xẩu người chết trôi ở bên kia thác, bên Lào ấy. Thường bị cuốn vào hang đấy thì nhanh cũng phải một hai tuần sau mới thấy xương trôi xuống thác bên kia.
- Kinh quá! – Tôi lắc đầu lè lưỡi – Thế cái thác ấy cao không bố?
- Cao lắm, vách núi dựng đứng, chỉ có chim chóc may ra đậu ở đấy được.
Tú khỉ đang ăn dở, nó buông bát lôi máy tính ra xem bản đồ địa hình. Chúng tôi cũng ăn quáng quàng cho em Vân dọn dẹp mâm, rồi chúi đầu vào nghiên cứu ảnh vệ tinh. Quả thật đúng như ông Văn nói, có một cái thác nước phía bên kia vách núi tạo thành một con suối nhỏ chảy ngoằn ngoèo, sau đó nhập trở lại dòng sông Thiêng bên đất bạn Lào, sống lưng trâu của dãy núi tự nhiên chắn ngang tạo thành đường biên giới. Sông Thiêng đến đây bị chắn, nên nó phải chảy vòng vèo một quãng rất dài.
- Chỉ có con cá thần mới đủ sức chui ra chui vào cái hang này – Tú khỉ kết luận.
- Sao mày biết? – Ông Văn kinh ngạc.
- Đây, bố nhìn đi! – Nó cho ông Văn xem lại nhật trình con cá mà máy tính lưu lại – Con còn biết chính xác giờ ăn uống ngủ nghỉ của nó nữa cơ.
- Biết cũng chả làm gì được nó đâu – Ông Văn nói.
- Phải thử mới biết được – Tú khỉ nói vẻ đầy tin tưởng.
- Tao nói lần cuối đấy – Ông Văn dọa – Chúng mày còn cố tình động vào con cá thần là sẽ cực kỳ đen đủi, giờ này còn chưa chết mất xác là may lắm rồi. Tao chỉ nói thế thôi, làm cái gì thì cứ nghĩ cho chín rồi hẵng làm.
- Con nghĩ kỹ rồi, phải thử thôi bố ạ - Tú khỉ vẫn ngoan cố.
ÔngVăn lắc đầu cười nhạt nhấp trà súc miệng, xỉa răng quèn quẹt, có vẻ như chẳng buồn nói chuyện này nữa. Tú khỉ thu dọn đồ đạc đứng dậy.
- Ý mày thế nào? – Tú khỉ hất hàm hỏi Hà trọc.
- Em theo anh tất tay.
- Còn thằng kia? – Nó quay sang tôi.
- Ừ thì cứ đến đấy xem thế nào cái đã, tao thích xem đánh bạc.
- Xong, đi thôi!
Ba thằng tôi lại ra xe, mang theo lỉnh kỉnh đồ nghề. Tú khỉ lấy bộ đàm gọi về cho đám câu ở bãi cát dặn dò úy lạo động viên chúng tiếp tục cuộc săn. Nó gọi hai thằng cứu hộ lên đi cùng, chả biết để làm cái gì nữa. Lúc đó mới đầu giờ chiều, nắng vàng ươm, trời lạnh và hanh hao, gió thổi hun hút qua những sườn núi. Một ngày mùa đông đẹp trời, tôi nghĩ bụng, thật thích hợp để người ta làm những chuyện điên rồ, và để chết.
Ngoái lại, tôi bắt gặp ánh mắt em Vân lo lắng nhìn chúng tôi. Tôi mỉm cười với em như lời hứa rằng tôi sẽ không sao, sẽ sớm quay về với em. Nhưng dường như điều đó vẫn không giúp em yên lòng, ánh mắt vẫn trĩu nặng âu lo.
Hai gã cứu hộ đã đến nơi, bấm còi inh ỏi. Chúng tôi cho xe chạy tiếp con đường vành đai biên giới hoang vắng, chạy qua cả đồn biên phòng gần đó, cho đến khi hiện ra trước mặt một dãy núi đá sừng sững chắn ngang.
Cảnh vật khá hùng vĩ, gây ấn tượng mạnh, nó khiến tôi cảm thấy mình thật là nhỏ bé, và cũng khiến tôi bỗng thấy cuộc sống này thật ngắn ngủi chừng nào, trước sự bất tử của những đỉnh núi răng cưa ấy. Mày đang làm cái quái gì ở nơi đây vậy hả Đăng cuội? Tôi tự hỏi lòng mình như thế, và rồi bất giác cứ nâng máy ảnh lên chụp phong cảnh liên tục.
Giá như đây là một cuộc dạo chơi thư thả, tôi sẽ để mặc hồn mình vơ vẩn theo những cơn gió, những đám mây lơ thơ trên trời cao xanh kia, mơ mộng đắm chìm trong những suy ngẫm buồn bã và ủy mị như thế. Và tôi bỗng ước ao được ở đây cùng em Vân, ngắm mặt trời lặn sau đỉnh núi, ngắm hoàng hôn buông xuống mỗi buổi chiều, ngắm mặt trời mọc mỗi sáng. Tôi bỗng ước gì có thể chia sẻ với em ấy những ý nghĩ buồn vu vơ trước những cảnh hoang vắng kỳ vĩ như thế này, nỗi cô đơn này, nó vừa khiến tôi cảm thấy thật tuyệt vọng, nhưng cũng yêu cuộc sống ngắn ngủi này biết chừng nào. Tôi thấy những gã đi cùng trở nên xa lạ, chúng hoàn toàn chẳng để ý gì đến phong cảnh, chỉ chăm chú bàn tính cách nào để săn bằng được con cá kia. Tú khỉ kêu dừng xe ở một đoạn đường trống men sườn núi, nơi có sóng điện thoại, nó kiểm tra vị trí con cá.
- Ha ha, đúng như mọi khi! – Tú khỉ khoái trá kêu lên – Nó lại đang nấp trong hang rồi, ngay gần sát chỗ cái xe.
- Chắc gì đấy là cái xe? – Hà trọc trêu – Có khi chỉ mỗi cái hộp đen thôi, còn lại thành sắt vụn tòi ra chỗ cái thác bên Lào từ đời nào rồi ấy.
- À đấy! – Tú khỉ kêu lên – Tao đoán là cái hang trong núi này nó như cái rọ chắn rác ấy, nhỉ? Nó như cái bộ lọc nước ấy, bao nhiêu cặn bã nó giữ lại hết.
- Thì rõ thế - Hà trọc nói, cái xe của anh thành rác rồi còn gì.
- Ờ, con cá đã chui vào đấy, kiểu gì cũng phải quay ra, đúng không nào?
- À à em gần đoán ra được ý đồ ông anh rồi đấy! – Hà trọc huýt sáo phấn chấn.
- Cười lên xem nào! – Tú khỉ ngoái lại nhìn tôi khích bác – Làm gì mà mặt mũi như đưa đám thế hả? Được rồi tao sẽ không bắt mày đến gần nước đâu mà lo, đồ nhát chết!
Quả thật cứ nghĩ đến việc đến gần nước, tôi lại thấy như bị tụt huyết áp, chóng mày chóng mặt. Thôi thì đành nhắm mắt đưa chân đi theo bọn này, nhưng tôi tự hứa mình sẽ chỉ đứng từ xa quan sát, và cố gắng chụp ảnh ghi lại mọi thứ.
Chúng tôi tiến đến chân núi, cái hang núi đây rồi. Chỉ nhìn thoáng qua thôi tôi đã rùng mình ớn lạnh, đây mới thực sự là con đường dẫn xuống âm ti địa ngục. Cửa hang tối om, nhưng đến gần có thể thấy rõ cửa hang thấp dần xuống, chỉ hở một cái lỗ nhỏ thấp và tối thui, bên dưới là dòng nước xiết chảy vào. Đến đây dòng sông như bị chặn đứng lại, nó rẽ sang bên phải và chảy xuôi men theo chân núi, sau khi đã tạo thành một cái vực nước cuồn cuộn, chỗ thì ục lên từng quầng nước, chỗ thì thành xoáy tròn. Chúng tôi dừng xe bên bờ trái, tiến đến sát vực nước quan sát. Tôi cảnh giác lùi xa mép nước, chụp ảnh lia lịa.
Hà trọc lôi máy tầm ngư ra khởi động, ngay lập tức nó kêu tít tít liên hồi.
- Aaaaaaaa! - Tú khỉ kêu váng lên – Nó đấy phải không? Chính nó đấy phải không?
- Nó chứ còn gì nữa anh ơi, nó… nó đấy! – Hà trọc run run đáp.
Hai gã cứu hộ ngay lập tức chạy lại xem. Mặc dù rất sợ hãi, tôi cũng không nén được tò mò, mon men tiến lại gần ngó vào màn hình. Vẫn cái quầng sáng đó trên màn hình.
- Khoảng cách bao xa? – Tú khỉ hỏi.
- Chừng 40m hoặc 45m tính từ đây, góc 2 giờ – Hà trọc đáp.
- Vậy từ cửa hang là khoảng 25m. Thế còn độ sâu? – Tú khỉ hỏi.
- Độ sâu à? Để em xem, độ sâu khoảng… Ơ! Sao lại thế nhỉ?
- Sâu bao nhiêu? – Tú khỉ nôn nóng.
- Nó đang nổi trên mặt nước, anh ạ! – Hà trọc ngẩng lên đáp.
- Vô lý! – Tú khỉ kêu lên.
- Em cũng thấy vô lý, nhưng rõ ràng máy nó báo thế.
- Cái gì nổi trên mặt nước? – Một trong hai gã cứu hộ tò mò.
- Cá thần! – Cả tôi và Tú khỉ lẫn Hà trọc cùng đồng thanh.
[/FONT]
[FONT='Times New Roman', Times, serif]Một lát sau thì Tú khỉ quay về cùng mấy gã cứu hộ. Nó lắc đầu ngao ngán: “Xác định được chính xác vị trí chiếc xe, nhưng chắc là đành bó tay thôi, nó chui tít vào một cái hang ngầm trong vách núi”. Mối quan tâm của nó bây giờ là con cá, chiếc xe coi như mất. Tuy nhiên, nó vẫn rủ rê mấy gã cứu hộ ở lại chơi, câu cá.
Trong khi cả đám kia nướng mấy con cá ranh vừa câu được để ăn với bánh trái mang theo, thì tôi và Tú khỉ cùng Hà trọc lại quay về nhà ông Văn ăn uống. Tôi thấy lòng chộn rộn khi nghĩ đến việc gặp lại em Vân.
Nhưng trước đó, Tú khỉ kéo tôi và Hà trọc lên đỉnh đồi, nơi có sóng điện thoại để kết nối 3G. Nó lôi laptop ra và chỉ cho chúng tôi thấy vị trí tìm thấy chiếc xe đang bị chìm (có lẽ là sẽ yên nghỉ thiên thu ở đó).
- Lúc còn ở Hà Nội, nhìn thấy tọa độ báo chiếc xe nằm dưới quả núi này, tao cứ nghĩ là do sai số máy móc chứ làm gì có chuyện chiếc xe bị lũ cuốn lại nằm giữa đỉnh núi như thế – Tú khỉ nói – Nhưng đến tận nơi thì hóa ra là hoàn toàn chính xác, rất có lý. Dòng sông này đến đó bị một dãy núi to tướng chặn lại, nó chảy vòng vèo sang một bên tránh rồi chảy xuôi tiếp, mãi rồi mới quành lại phía bên kia dãy núi. Chắc là hàng triệu năm nước chảy xói mòn nên nó cũng khoét được rỗng cái chân núi, thành một cái hang ngầm. Cái xe của tao chìm dưới đáy sông, có lẽ bị cuốn mẹ vào trong hang ấy rồi.
- Có vào hang được không anh? – Hà trọc hỏi.
- Chắc là có, nhưng *** ra được.
- Sao lại thế?
- Cửa hang ngầm nằm dưới dòng nước chảy, đã bị cuốn vào thì quên mẹ chuyện ngược dòng mà ra nổi. Mày hình dung xem, mày có đủ hơi lặn vào rồi quay ra không?
- Kinh quá! Thế thì chịu.
- Rồi, tao cũng nghĩ vậy, chết mất xác, *** đùa được.
- Đành chịu mất à?
- Đành vậy! Thôi, quên nó đi, giờ sang chuyện con cá, chúng mày nhìn đây!
Tú khỉ click chuột vào một số thanh công cụ, màn hình chuyển sang chế độ khác. Chúng tôi nhận ra bản đồ địa hình và con sông, rồi cái dấu thập hiển thị ở giữa lòng sông.
- Nó đấy! Khà khà! Các chú biết nó đang ở đâu không? – Tú khỉ khoái trá hỏi.
- Ở! Hình như là ngay gần chỗ cái xe à?
- Mày giỏi lắm! Ha ha ha! – Tú khỉ cười lớn, nó đớp cái đầu dò rồi xuôi dòng về núp ở đấy ngay sau khi chúng mày gọi bộ đàm thông báo, anh đã theo dõi nó suốt những hôm ở Hà Nội đến giờ. Chúng mày có biết cái gì làm cho anh tìm cái xe đầu tiên không?
- Không! – Cả tôi và Hà trọc cùng nói.
- Nó có vẻ thích cái xe của anh.
- Con cá ấy à?
- Chứ còn gì nữa.
- Sao nó lại thích cái xe làm gì? – Hà trọc thắc mắc.
- *** biết, nhưng phần lớn thời gian nó quanh quẩn cạnh cái xe ấy, nghĩa là nó rất hay chui vào cái hang ngầm dưới quả núi đá ấy, hiểu không? Rất nhiều lần anh thấy hiển thị trên bản đồ tín hiệu định vị cái chìa khóa và cái xe ở cùng một chỗ, rất kỳ quặc, khó hiểu, ban đầu anh nghĩ là tình cờ, nhưng mãi thấy nó cứ lặp đi lặp lại nên sinh nghi. Cái xe thì chắc là mắc kẹt ở đó rồi, còn con cá thì cứ quanh quẩn xuôi ngược sông, nhưng sớm muộn thì nó sẽ lại quay về đó, kiểu như đấy là hang ổ của nó ấy, thế mới quái. Chính thế nên anh đi tìm cái xe trước, để xác định hang ổ của nó. Anh đã theo dõi lịch trình con cá này, nó chỉ thích chỗ vực xoáy và cái hang, chắc một chỗ nó hóng mồi kiếm ăn, một chỗ để nghỉ ngơi.
- Sao giờ mày mới nói? – Tôi hỏi.
- Tao phải chắc chắn mọi thứ đã – Tú khỉ nói – Với cả, phải để mày cùng Hà trọc giám sát bọn kia, đánh lạc hướng chúng nó đã.
- Vậy giờ tính sao?
- Còn sao nữa? Có cái này với cái máy tầm ngư của Hà trọc, giờ nó chạy đâu cho thoát chứ? Vấn đề là làm sao lừa bắt được nó nữa thôi.
- Khó lắm! – Tôi lắc đầu – May ra cần cẩu mới kéo nó lên bờ được thôi.
- Không có việc gì khó, chỉ sợ mình không liều – Tú khỉ vênh váo.
- Thôi đi ạ! Con xin bố! – Tôi cười khẩy – Liều chết ngu ngốc kiểu này con chịu.
- Mày thì sao? – Tú khỉ hỏi Hà trọc.
- Tùy anh thôi – Hà trọc đáp – Miễn là có kế hoạch khả thi.
- Tất nhiên là có chứ.
- Như thế nào?
- Theo dõi nó, đến tận hang nó tóm sống.
- Kế hoạch đấy à?
- Ừ, thế thôi.
- Nghĩa là mình đến đấy, ném mồi ngay cửa hang, tóm nó? – Hà trọc ngờ vực.
- Ừ, đại khái thế. Anh chưa nghĩ ra cái gì hay hơn.
- Ha ha ha! – Tôi cười phá lên – Kế hoạch là chúng mình chạy theo con cá thần như trò cút bắt và tóm lấy cái đuôi nó lôi lên, đơn giản như đan rổ thế thôi, nhỉ? Mày làm tao buồn cười quá đấy đồ con khỉ ạ. Mày đã nghe Hà trọc nói chưa? Con cá này ước chừng tấn rưỡi đấy, cứ làm như nó là con cá cân rưỡi không bằng! Kế hoạch khả thi cái ***, có mà khỉ tha thì có.
- Thế mày có ý gì hay không hả Cuội? Hả? Hay mày chỉ biết suốt ngày đọc báo lá cải trên mạng rồi bô lô ba loa chê bai ỏng eo, õng à õng ẹo. Mẹ, nếu mà sự đời cứ lúc *** nào cũng dễ dàng nhẹ nhàng như đẩy xe hàng thì đã *** đến lượt anh mày, chúng nó chả thịt con cá này lâu rồi. Anh thích làm việc khó. Hiểu chưa cu?
- Thôi thôi các anh đừng cãi nhau! – Hà trọc ngắt lời – Vấn đề là làm thế nào để bắt được nó. Chiều nay anh em mình đi xem cái hang đấy như thế nào cái đã. Thực ra máy tầm ngư rất hay báo sai trọng lượng cá, nó chỉ dự báo chính xác nhất những con cá từ 10 cân đến 40 cân thôi. Em nghĩ con cá này tầm trên dưới 1 tấn là cùng.
- Ừ cứ cho là thế - Tôi nói – Nhưng cá 1 tấn thì cũng đã chả khác *** gì cá voi rồi, có 20 thằng đười ươi như mày cũng chả giữ ống được đâu.
- Mày còn ăn nói kiểu ấy thì ở mẹ nhà bám váy em Vân đi cho lành, nhá! – Tú khỉ cáu.
- Ờ, đừng có móc máy chuyện em Vân vào đây, thằng khỉ! – Tôi nói.
Tú khỉ cáu lắm rồi, nó đứng phắt dậy gập laptop cất vào túi, hằm hằm quay xuống chân đồi. Hà trọc nháy tôi, nói nhỏ: “Lão ấy đang say máu săn con quái này, kệ lão đi anh!”.
Bọn tôi quay về nhà ông Văn ăn cơm, không khí ban đầu có phần gượng gạo, nhưng chỉ một lát sau Tú khỉ lại say sưa nói chuyện về con cá thần. Tôi đã nói rồi, thằng này chả bao giờ giận tôi được quá nửa tiếng đồng hồ.
- Đừng có dại chui vào cái hang ấy! – Ông Văn nói luôn, ngay sau khi nghe Tú khỉ kể chuyện.
- Bố biết cái hang ấy à? – Tú khỉ hỏi.
- Vùng này ai chả biết, độc kinh người!
- Độc như nào?
- 10 thằng chui vào, 10 thằng ở lại trong đấy, chết cả 10.
- Chui vào làm gì?
- Thì có thằng thử sức, có thằng chẳng may bị nước cuốn vào, chết mất xác luôn, chết tất.
- Con cũng nghĩ thế, nếu không biết cách thì chẳng thể nào chống lại dòng nước xiết ấy.
- Có mà cách giời!
- Bố đã từng thử chưa? – Tôi hỏi.
- Chưa, tao mới thử mon men cửa hang đã chết khiếp rồi, nước chảy mạnh lắm! Mùa này nước cạn mà vẫn chảy mạnh lắm.
- Sao lại thế nhỉ? – Tôi thắc mắc - Nước chảy vào đầy hang rồi thì phải có chỗ chảy ra nhanh nó mới tạo thành dòng nước xiết như thế được chứ nhỉ?
- Thì nó chảy ra phía bên kia núi mà – Ông Văn nói.
- Vậy sao không ai vào hang từ bên này rồi chui ra từ bên kia?
- Ha ha, ra bên kia thì lúc đấy mục xương rồi – Ông Văn giễu.
- Con không hiểu.
- Chúng mày chưa đi vòng qua quả núi thì không hình dung được là phải, bên ấy lại là đất Lào rồi. Nhưng mà phía bên kia núi thì chỗ nước chảy ra là một cái thác lưng chừng núi, hiểu chưa? Chẳng ai biết nước sông chảy vào rồi chảy theo hang hốc thế nào bên trong núi, chưa có ai vào được, nhưng thi thoảng người ta lại nhặt được mảnh xương xẩu người chết trôi ở bên kia thác, bên Lào ấy. Thường bị cuốn vào hang đấy thì nhanh cũng phải một hai tuần sau mới thấy xương trôi xuống thác bên kia.
- Kinh quá! – Tôi lắc đầu lè lưỡi – Thế cái thác ấy cao không bố?
- Cao lắm, vách núi dựng đứng, chỉ có chim chóc may ra đậu ở đấy được.
Tú khỉ đang ăn dở, nó buông bát lôi máy tính ra xem bản đồ địa hình. Chúng tôi cũng ăn quáng quàng cho em Vân dọn dẹp mâm, rồi chúi đầu vào nghiên cứu ảnh vệ tinh. Quả thật đúng như ông Văn nói, có một cái thác nước phía bên kia vách núi tạo thành một con suối nhỏ chảy ngoằn ngoèo, sau đó nhập trở lại dòng sông Thiêng bên đất bạn Lào, sống lưng trâu của dãy núi tự nhiên chắn ngang tạo thành đường biên giới. Sông Thiêng đến đây bị chắn, nên nó phải chảy vòng vèo một quãng rất dài.
- Chỉ có con cá thần mới đủ sức chui ra chui vào cái hang này – Tú khỉ kết luận.
- Sao mày biết? – Ông Văn kinh ngạc.
- Đây, bố nhìn đi! – Nó cho ông Văn xem lại nhật trình con cá mà máy tính lưu lại – Con còn biết chính xác giờ ăn uống ngủ nghỉ của nó nữa cơ.
- Biết cũng chả làm gì được nó đâu – Ông Văn nói.
- Phải thử mới biết được – Tú khỉ nói vẻ đầy tin tưởng.
- Tao nói lần cuối đấy – Ông Văn dọa – Chúng mày còn cố tình động vào con cá thần là sẽ cực kỳ đen đủi, giờ này còn chưa chết mất xác là may lắm rồi. Tao chỉ nói thế thôi, làm cái gì thì cứ nghĩ cho chín rồi hẵng làm.
- Con nghĩ kỹ rồi, phải thử thôi bố ạ - Tú khỉ vẫn ngoan cố.
ÔngVăn lắc đầu cười nhạt nhấp trà súc miệng, xỉa răng quèn quẹt, có vẻ như chẳng buồn nói chuyện này nữa. Tú khỉ thu dọn đồ đạc đứng dậy.
- Ý mày thế nào? – Tú khỉ hất hàm hỏi Hà trọc.
- Em theo anh tất tay.
- Còn thằng kia? – Nó quay sang tôi.
- Ừ thì cứ đến đấy xem thế nào cái đã, tao thích xem đánh bạc.
- Xong, đi thôi!
Ba thằng tôi lại ra xe, mang theo lỉnh kỉnh đồ nghề. Tú khỉ lấy bộ đàm gọi về cho đám câu ở bãi cát dặn dò úy lạo động viên chúng tiếp tục cuộc săn. Nó gọi hai thằng cứu hộ lên đi cùng, chả biết để làm cái gì nữa. Lúc đó mới đầu giờ chiều, nắng vàng ươm, trời lạnh và hanh hao, gió thổi hun hút qua những sườn núi. Một ngày mùa đông đẹp trời, tôi nghĩ bụng, thật thích hợp để người ta làm những chuyện điên rồ, và để chết.
Ngoái lại, tôi bắt gặp ánh mắt em Vân lo lắng nhìn chúng tôi. Tôi mỉm cười với em như lời hứa rằng tôi sẽ không sao, sẽ sớm quay về với em. Nhưng dường như điều đó vẫn không giúp em yên lòng, ánh mắt vẫn trĩu nặng âu lo.
Hai gã cứu hộ đã đến nơi, bấm còi inh ỏi. Chúng tôi cho xe chạy tiếp con đường vành đai biên giới hoang vắng, chạy qua cả đồn biên phòng gần đó, cho đến khi hiện ra trước mặt một dãy núi đá sừng sững chắn ngang.
Cảnh vật khá hùng vĩ, gây ấn tượng mạnh, nó khiến tôi cảm thấy mình thật là nhỏ bé, và cũng khiến tôi bỗng thấy cuộc sống này thật ngắn ngủi chừng nào, trước sự bất tử của những đỉnh núi răng cưa ấy. Mày đang làm cái quái gì ở nơi đây vậy hả Đăng cuội? Tôi tự hỏi lòng mình như thế, và rồi bất giác cứ nâng máy ảnh lên chụp phong cảnh liên tục.
Giá như đây là một cuộc dạo chơi thư thả, tôi sẽ để mặc hồn mình vơ vẩn theo những cơn gió, những đám mây lơ thơ trên trời cao xanh kia, mơ mộng đắm chìm trong những suy ngẫm buồn bã và ủy mị như thế. Và tôi bỗng ước ao được ở đây cùng em Vân, ngắm mặt trời lặn sau đỉnh núi, ngắm hoàng hôn buông xuống mỗi buổi chiều, ngắm mặt trời mọc mỗi sáng. Tôi bỗng ước gì có thể chia sẻ với em ấy những ý nghĩ buồn vu vơ trước những cảnh hoang vắng kỳ vĩ như thế này, nỗi cô đơn này, nó vừa khiến tôi cảm thấy thật tuyệt vọng, nhưng cũng yêu cuộc sống ngắn ngủi này biết chừng nào. Tôi thấy những gã đi cùng trở nên xa lạ, chúng hoàn toàn chẳng để ý gì đến phong cảnh, chỉ chăm chú bàn tính cách nào để săn bằng được con cá kia. Tú khỉ kêu dừng xe ở một đoạn đường trống men sườn núi, nơi có sóng điện thoại, nó kiểm tra vị trí con cá.
- Ha ha, đúng như mọi khi! – Tú khỉ khoái trá kêu lên – Nó lại đang nấp trong hang rồi, ngay gần sát chỗ cái xe.
- Chắc gì đấy là cái xe? – Hà trọc trêu – Có khi chỉ mỗi cái hộp đen thôi, còn lại thành sắt vụn tòi ra chỗ cái thác bên Lào từ đời nào rồi ấy.
- À đấy! – Tú khỉ kêu lên – Tao đoán là cái hang trong núi này nó như cái rọ chắn rác ấy, nhỉ? Nó như cái bộ lọc nước ấy, bao nhiêu cặn bã nó giữ lại hết.
- Thì rõ thế - Hà trọc nói, cái xe của anh thành rác rồi còn gì.
- Ờ, con cá đã chui vào đấy, kiểu gì cũng phải quay ra, đúng không nào?
- À à em gần đoán ra được ý đồ ông anh rồi đấy! – Hà trọc huýt sáo phấn chấn.
- Cười lên xem nào! – Tú khỉ ngoái lại nhìn tôi khích bác – Làm gì mà mặt mũi như đưa đám thế hả? Được rồi tao sẽ không bắt mày đến gần nước đâu mà lo, đồ nhát chết!
Quả thật cứ nghĩ đến việc đến gần nước, tôi lại thấy như bị tụt huyết áp, chóng mày chóng mặt. Thôi thì đành nhắm mắt đưa chân đi theo bọn này, nhưng tôi tự hứa mình sẽ chỉ đứng từ xa quan sát, và cố gắng chụp ảnh ghi lại mọi thứ.
Chúng tôi tiến đến chân núi, cái hang núi đây rồi. Chỉ nhìn thoáng qua thôi tôi đã rùng mình ớn lạnh, đây mới thực sự là con đường dẫn xuống âm ti địa ngục. Cửa hang tối om, nhưng đến gần có thể thấy rõ cửa hang thấp dần xuống, chỉ hở một cái lỗ nhỏ thấp và tối thui, bên dưới là dòng nước xiết chảy vào. Đến đây dòng sông như bị chặn đứng lại, nó rẽ sang bên phải và chảy xuôi men theo chân núi, sau khi đã tạo thành một cái vực nước cuồn cuộn, chỗ thì ục lên từng quầng nước, chỗ thì thành xoáy tròn. Chúng tôi dừng xe bên bờ trái, tiến đến sát vực nước quan sát. Tôi cảnh giác lùi xa mép nước, chụp ảnh lia lịa.
Hà trọc lôi máy tầm ngư ra khởi động, ngay lập tức nó kêu tít tít liên hồi.
- Aaaaaaaa! - Tú khỉ kêu váng lên – Nó đấy phải không? Chính nó đấy phải không?
- Nó chứ còn gì nữa anh ơi, nó… nó đấy! – Hà trọc run run đáp.
Hai gã cứu hộ ngay lập tức chạy lại xem. Mặc dù rất sợ hãi, tôi cũng không nén được tò mò, mon men tiến lại gần ngó vào màn hình. Vẫn cái quầng sáng đó trên màn hình.
- Khoảng cách bao xa? – Tú khỉ hỏi.
- Chừng 40m hoặc 45m tính từ đây, góc 2 giờ – Hà trọc đáp.
- Vậy từ cửa hang là khoảng 25m. Thế còn độ sâu? – Tú khỉ hỏi.
- Độ sâu à? Để em xem, độ sâu khoảng… Ơ! Sao lại thế nhỉ?
- Sâu bao nhiêu? – Tú khỉ nôn nóng.
- Nó đang nổi trên mặt nước, anh ạ! – Hà trọc ngẩng lên đáp.
- Vô lý! – Tú khỉ kêu lên.
- Em cũng thấy vô lý, nhưng rõ ràng máy nó báo thế.
- Cái gì nổi trên mặt nước? – Một trong hai gã cứu hộ tò mò.
- Cá thần! – Cả tôi và Tú khỉ lẫn Hà trọc cùng đồng thanh.
[/FONT]