[Funland] Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

bhb218

Xe buýt
Biển số
OF-165009
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
581
Động cơ
351,494 Mã lực
Ra đó không khó đặc biệt cụ lại là thân nhân anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông! Các chiến sĩ hy sinh năm xưa không có mộ giả, chỉ có bai tưởng niệm nhưng ở Cam Ranh cụ ạ. Còn giờ đây, tất cả tàu HQ vận tải ra đo, khi đi qua khu chiến sự đều thực hiện nghi lễ tưởng niệm.
E cũng mong ra đó 1 lần cho biết...được thả vòng hoa xuống biển xanh để hương hồn ông được yên nghỉ...

ông em hi sinh vào ngày 14.3 nhưng đến gần 1 tháng sau, đến tận tháng 4, nhà vẫn nhận được thư của ông gửi về. Sau này nhà mới biết, trước khi ra đảo làm nhiệm vụ,ông đã có linh tính ko lành, chuyến đi biển lần đó ông sợ mình sẽ ko trở về nên đã viết sẵn hàng chục lá thư, để lại đất liền dặn một chú cùng đơn vị là cách vài ngày lại điền ngày tháng vào thư để gửi về nhà cho gia đình. :(:(
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
tính ngày âm thì giỗ của các chiến sĩ hi sinh vào thứ 6 tuần này rồi các cụ ah...
Cháu có người ông ở tàu HQ 604- lỮ ĐOÀN PHÓ TRẦN ĐỨC THÔNG...cứ đến ngày này thì gia đình lại làm giỗ...buồn vì sự hi sinh của ông cha mà vẫn mất đảo!
Em nhờ cụ 1 việc nhỏ.
Khi có dịp, cụ thắp giùm em 3 nén hương trên bàn thờ Ông.
Tks cụ rất nhiều.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

Kỳ 3: Khi tiếng súng lặng im


TT - Thuyền phó Doan bị bỏng nặng vì pháo, cả người cháy đen, tóc sém hết, bốc mùi khét lẹt. Mặt anh cũng thủng lỗ chỗ, đầm đìa máu bởi mảnh đạn. Vậy mà anh vẫn tỉnh, tỉnh đến kỳ lạ. Được đồng đội dìu dưới biển, anh vẫn thoi thóp nhìn mãi về phía ngọn cờ Tổ quốc, mấp máy môi như nhắn nhủ anh em phải giữ vững bằng mọi giá...


Chiến sĩ Lê Viết Thảo, lữ đoàn 146, có mặt tại bãi Gạc Ma sáng 14-3, xúc động nhớ: Sau khi tàu Trung Quốc nổ súng, nhiều chiến sĩ hi sinh và thương vong. Trong đó có Hoàng Hải và Nguyễn Văn Lanh bị thương nặng. Anh Thảo cùng anh em cởi áo nhét vết thủng trên xuồng công binh, đặt người bị thương cùng thi thể anh Trần Văn Phương lên và bơi về đảo Cô Lin, nơi còn tàu HQ-505. Đêm đó, Thảo cùng một chiến sĩ tên Chúc được giao nhiệm vụ canh giữ thi thể anh hùng Trần Văn Phương trên đảo Sinh Tồn. Thấy tay anh Phương đeo nhẫn cưới, Thảo bàn với đồng đội tháo chiếc nhẫn mang về đất liền. “Chiếc nhẫn này sau đó được chúng tôi giao cho anh Trường lính hải đồ, nhờ đưa về trao lại cho vợ đồng chí Phương tại Quảng Bình”.

(QUỐC NAM)

Đại tá Vũ Huy Lễ, nguyên thuyền trưởng HQ-505, người đã ra lệnh cho tàu lao lên ủi bãi Cô Lin - Ảnh: QUỐC VIỆT


Không ảnh chụp tàu HQ-505 sau khi lao lên ủi bãi san hô Cô Lin. Tàu bị cháy phía sau và cột khói cao vẫn bốc lên. Nhưng HQ-505 anh hùng đã biến thành công sự không chìm, với lá cờ Việt Nam tung bay trên bãi san hô Cô Lin Ảnh: My Lăng chụp từ Bảo tàng Hải quân Việt Nam.

25 năm đã trôi qua, người lính hải quân Trường Sa Hoàng Văn Nam thuở ấy vẫn ứa nước mắt nhớ mãi hình ảnh kiên cường của đồng đội. Tàu hải vận HQ-605 làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở đảo chìm Len Đao bị bắn cháy sau 8g sáng 14-3-1988. Mọi người phải rời tàu, nhảy xuống biển, nhưng vẫn dìu nhau trụ lại vùng biển Len Đao dưới làn mưa đạn pháo cho đến lúc chiến hạm Trung Quốc rời trận địa quay sang bãi Gạc Ma.

Mỗi người lính là ngọn cờ


Nhớ lại quyết định rời tàu, thuyền trưởng HQ-605 Lê Lệnh Sơn kể: “Nếu ở lại tàu thì tất cả sẽ hi sinh hết. Chủ quyền cũng chưa chắc giữ được. Tôi cho anh em nhảy xuống biển, vì tin rằng mỗi người lính lúc ấy sẽ trở thành nhân chứng, thành ngọn cờ bằng xương máu giữ chủ quyền Tổ quốc!”. Kiên cường trụ lại Len Đao cho đến khi tàu chiến Trung Quốc rời đi, các chiến sĩ tàu HQ-605 mới bơi tập trung lại với nhau, hướng về đảo Sinh Tồn. Anh Nam tìm thấy thuyền phó Doan bị thương rất nặng, mọi người phải kẹp phao cho đầu anh nổi khỏi mặt nước biển.

Gần trưa, chiếc thuyền nhỏ của tổ chiến sĩ lên bảo vệ cờ tìm vớt đồng đội lên. 17 người, kể cả số bị thương. Anh Nam xúc động nhớ họ phát hiện thiếu một đồng đội nhưng không thể tìm thấy dưới biển. Có lẽ anh đã hi sinh và nằm lại trên con tàu đang bốc cháy rừng rực. Đại úy Sơn ra lệnh chiến sĩ chèo tay, hướng mũi xuồng về đảo Sinh Tồn. Trên xuồng có nhiều thương binh bị bỏng, bị mảnh đạn găm vào mình, gãy chân... Nam phải kìm nước mắt, ngồi đỡ thuyền phó Doan để anh dễ thở. 15g, về gần đến Sinh Tồn thì thuyền phó Doan trút hơi thở cuối cùng.

Trong lúc đó tình hình bãi Gạc Ma cũng rất căng thẳng. Mặc dù tàu chiến Trung Quốc ngừng nổ súng nhưng vẫn trơ lì ở lại vùng biển chủ quyền Việt Nam. Còn các chiến sĩ hải quân Việt Nam, người sống, người bị thương, người hi sinh đang nổi chìm dưới vùng nước loang máu. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ tàu HQ-505 rưng rưng kể: “Sau khi tàu lên được bãi Cô Lin, tôi lệnh cho nhóm chiến sĩ ở lại tàu sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, còn một nhóm tìm cách cứu hộ đồng đội ở Gạc Ma sau khi tàu HQ-604 đã chìm. Công việc nhân đạo nhưng rất căng thẳng dưới họng súng đối phương”. Thuyền trưởng Lễ nhớ chi tiết khi thuyền cứu hộ nhỏ của tàu HQ-505 vào vùng biển Gạc Ma, tàu chiến Trung Quốc dọa bắn cả những người tay không đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu thương. Nhưng họ vẫn quyết tâm tiến vào vì ở đó còn đồng đội mình.

Trung tá Phạm Văn Hưng, tàu HQ-505, có mặt trên xuồng cứu hộ, ngậm ngùi nhớ họ phải nén khóc khi chứng kiến vùng biển Gạc Ma sau vụ thảm sát tàn bạo. Chỉ trong một buổi ngày 14-3, trên vùng biển Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao này, 64 chiến sĩ, công binh hải quân VN đã dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.

Giữ vững chủ quyền

Sau khi chuyển các liệt sĩ và thương binh lên đảo Sinh Tồn, thuyền trưởng Lễ liên lạc về sở chỉ huy trong đất liền. Ông báo rõ tình hình Cô Lin rằng: “Cờ Tổ quốc vẫn còn, tàu vẫn còn và người vẫn còn, quyết tâm xin được ở lại để bảo vệ tàu và bảo vệ chủ quyền đảo của đất nước. Nếu cần phải hi sinh vì Tổ quốc sẽ sẵn sàng hi sinh đến người cuối cùng”. Đề nghị này được cấp trên chấp thuận. Chiều tối 14, thuyền trưởng Lễ và một số cán bộ, chiến sĩ đi thuyền máy qua đảo Sinh Tồn, viếng các liệt sĩ và thăm hỏi thương binh, rồi quay trở lại ngay tàu 505 vẫn đang nằm cùng ngọn cờ trên đảo Cô Lin.

Một cuộc họp được khiển khai gấp rút ngay trong đêm. Thuyền trưởng Lễ xúc động nói với đồng đội rằng ông sẽ ở lại bảo vệ con tàu này và ngọn cờ chủ quyền trên đảo Cô Lin. Ông đề nghị chín người tình nguyện xung phong ở lại cùng với ông để lập thành tiểu đội chiến đấu bảo vệ tàu. Rất nhiều cánh tay giơ cao trong cuộc họp. Thuyền trưởng Lễ trân trọng tinh thần quyết tử cho Tổ quốc của đồng đội và chọn chín người ở lại tàu cùng mình. Trong đó có thuyền phó Nguyễn Huy Cường, Thạc, Biên, Thanh, Xuyên... đến từ các miền quê Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng.

“Nhiều đêm tôi vẫn nằm mơ khoảnh khắc chia tay đầy xúc động này. Người về, người ở lại đều nghẹn ngào. Chiến sĩ trẻ khóc thành tiếng. Đại úy, chính trị viên Võ Tá Du gạt nước mắt dẫn nhóm anh em về và nhắn nhủ với những người ở lại: “Anh em ở lại quyết tâm bảo vệ tàu, bảo vệ đảo Tổ quốc. Chúng tôi hứa về đất liền sẽ kể lại toàn bộ cuộc hải chiến này và tinh thần quyết tử cho Tổ quốc của anh em...”. Đến lúc xuồng máy đã hạ xuống để chuyển người lên tàu khác về đất liền, nhiều chiến sĩ vẫn xúc động không nỡ chia tay, cứ xin được ở lại cùng con tàu. Thuyền trưởng Lễ phải nén cảm xúc, kiên quyết tiễn anh em. Ông hiểu rất rõ điều gì đang chờ đợi đội mười người ở lại với tàu ở đảo Cô Lin trong thời điểm nóng bỏng trên vùng biển này. Cả con tàu lúc ấy chỉ còn là một lô cốt sắt nằm bất động trên bãi san hô. Mười người ở lại đều sôi sục tinh thần yêu nước và sẵn sàng quyết tử chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Đội bảo vệ đảo Cô Lin do thuyền trưởng Lễ chỉ huy đã phân thành năm tổ sẵn sàng chiến đấu chống trả lại đối phương xâm lược đảo. Thuyền trưởng Lễ nhớ những đêm anh em không ngủ được, nằm bên nhau trên boong tàu. Ông tâm sự với chiến sĩ: “Mười anh em sống chết có nhau, phải giữ bằng được tàu, bằng được cờ và chủ quyền Tổ quốc”. Họ rưng rưng trả lời: “Chúng tôi quyết tâm bảo vệ tàu, bảo vệ đảo đến người cuối cùng. Có phải hi sinh thì sẽ cùng hi sinh với nhau!”.

QUỐC VIỆT
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Vụ nhà giàn thể hiện tầm nhìn xa, vụ 14/3 thì ngược lại, quá ấu trĩ trong khi tình trạng 2 nước vẫn đang có chién tranh biên giới, không bị ràng buộc quá nhiều về quan hệ chính trị. Tàu chiến của ta thì khá mạnh và nhiều, chắc là các cụ ấy nghĩ rằng xưa nay TQ chỉ dùng loa để chiếm đóng ấy nhỉ. Đợt này không rắn không xong, mong hậu thế thì có cái nhìn thực tế hơn
 

haisonynx

Xe tăng
Biển số
OF-145587
Ngày cấp bằng
13/6/12
Số km
1,286
Động cơ
379,716 Mã lực
bộ đội Việt Nam quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. các chiến sĩ hết đạn, đứng sếp hàng ngang như hiên ngang chấn giữ biển đảo. quân giặc xả súng.... :( các anh lần lượt nằm xuống....
http://www.youtube.com/watch?v=ppl6aMJTZes
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,383
Động cơ
548,776 Mã lực
em nghĩ mình không có chủ trương chiến thôi ạ. Nếu dàn tàu ở ngoài đấy thì khác gì tuyên chiến với chúng nó. Cụ không thấy là khi nó tấn công thì mình cũng oánh lại ghê lắm chứ. Dù sao cũng hy vọng chuyện này đừng bao giờ xảy ra nữa.
 

bhb218

Xe buýt
Biển số
OF-165009
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
581
Động cơ
351,494 Mã lực
Em nhờ cụ 1 việc nhỏ.
Khi có dịp, cụ thắp giùm em 3 nén hương trên bàn thờ Ông.
Tks cụ rất nhiều.
Vâng.Cháu cám ơn cụ.T6 cháu không về giỗ được nên cuối tuần cháu về thắp nhang .Mong các chiến sĩ TS năm xưa yên nghỉ , sự hi sinh đó được mãi nhớ đến.

Vụ nhà giàn thể hiện tầm nhìn xa, vụ 14/3 thì ngược lại, quá ấu trĩ trong khi tình trạng 2 nước vẫn đang có chién tranh biên giới, không bị ràng buộc quá nhiều về quan hệ chính trị. Tàu chiến của ta thì khá mạnh và nhiều, chắc là các cụ ấy nghĩ rằng xưa nay TQ chỉ dùng loa để chiếm đóng ấy nhỉ. Đợt này không rắn không xong, mong hậu thế thì có cái nhìn thực tế hơn
Đúng cụ ah. chúng ta không nhìn được xa như vậy.Đáng nhẽ chúng ra phải có cái nhìn về các "dải cát" sớm hơn...từ năm 74 ,TQ nó đã nhăm nhe rồi mà mình vẫn cứ nghĩ họ chả chiếm mấy hòn đảo xa tít ấy làm gì.
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,383
Động cơ
548,776 Mã lực
Việc công khai chuyện này chắc cũng có hoạch hết các cụ ạ. Dù sao thì các chú, các bác cũng đã được nhắc đến. Không biết những kẻ cố tình bưng bít thông tin khi đọc được những bài này sẽ nghĩ gì
 

SonrackTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-6764
Ngày cấp bằng
5/7/07
Số km
12,180
Động cơ
659,394 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu và...
Đúng cụ ah. chúng ta không nhìn được xa như vậy.Đáng nhẽ chúng ra phải có cái nhìn về các "dải cát" sớm hơn...từ năm 74 ,TQ nó đã nhăm nhe rồi mà mình vẫn cứ nghĩ họ chả chiếm mấy hòn đảo xa tít ấy làm gì.
Tầm nhìn hồi ấy thì có, nhưng lực bất tòng tâm cụ ạ. Có lẽ cụ cũng chưa biết hết lý do tại sao ta giải phóng Trường Sa ngày 29/4 rồi 30/4 giải phóng SG? Chính là cũng để cái "Nhăm nhe" mà bác nói không kịp trở tay đấy. Điều này thì em lại thực sự khâm phục các bác LĐ thời ấy, nếu chỉ chậm 1,2 ngày. Có lẽ chúng ta không còn Trường Sa ngày nay.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Đúng cụ ah. chúng ta không nhìn được xa như vậy.Đáng nhẽ chúng ra phải có cái nhìn về các "dải cát" sớm hơn...từ năm 74 ,TQ nó đã nhăm nhe rồi mà mình vẫn cứ nghĩ họ chả chiếm mấy hòn đảo xa tít ấy làm gì.
Tầm nhìn hồi ấy thì có, nhưng lực bất tòng tâm cụ ạ. Có lẽ cụ cũng chưa biết hết lý do tại sao ta giải phóng Trường Sa ngày 29/4 rồi 30/4 giải phóng SG? Chính là cũng để cái "Nhăm nhe" mà bác nói không kịp trở tay đấy. Điều này thì em lại thực sự khâm phục các bác LĐ thời ấy, nếu chỉ chậm 1,2 ngày. Có lẽ chúng ta không còn Trường Sa ngày nay.
Cụ Sonrack chuẩn!

Cụ bhb218 có thể xem thêm "nhận định" của Ofer ở bên này
http://www.otofun.net/threads/408151-nha-gian-tren-bien-dong-chien-luoc-dung-dan-cua-viet-nam
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Có mang tàu quân sự ra cũng không giữ nổi 1 khi Tàu nó đã có dã tâm và quyết tâm đánh. Hải quân mình lúc ấy quá yếu.
Sở dĩ ta mang tàu vận tải ra là dùng chở lực lượng chính là công binh hải quân cùng vật liệu xây dựng ra các đảo chìm hòng xây dựng gấp công trình, cho quân đóng khẳng định chủ quyền. Số lượng thủy binh (lính chiến) đi theo các tàu HQ 504-505-605 này rất ít.
Ta cũng đã xác định đi chiến dịch CQ-88 này là cảm tử nên trước khi xuất bến, nhà ta đã làm lễ truy điệu sống cho những cán bộ, chiến si đi làm nhiệm vụ. Em đọc thì thấy người ta viết vậy.
Bi tráng quá :(
E cũng băn khoăn, xác định quyết tử nghĩa là cũng xác định có tình huống phải chiến đấu. Vậy tại sao không có tàu quân sự hộ tống...???
 

hola

Xe tải
Biển số
OF-66594
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
302
Động cơ
436,695 Mã lực
Xin được nghiêng mình kính cẩn trước anh linh các liệt sĩ bất tử của đất nước
 

tausuot

Xe buýt
Biển số
OF-21331
Ngày cấp bằng
19/9/08
Số km
718
Động cơ
483,223 Mã lực
Xin kính cẩn nghiêng mình trước hương hồn các liệt sỹ và những người con dân tộc đã đổ máu cho lãnh thổ VN trên biển.
Em hậu sinh nên đọc nhiều bài viết về CQ88 nhưng vẫn có chỗ không hiểu lắm, nhờ các cụ giải ngố cho:
- Tại sao gọi là trận hải chiến trong khi chỉ thấy thông tin là quân địch xả súng bắn giết quân mình mà quân mình chỉ dùng tay không đánh lại, không (dám) nổ súng bắn trả, như vậy thì chỉ là 1 cuộc tàn sát của 1 phía (như kiểu vụ Sơn Mỹ / Mỹ Lai) chứ đâu có phải là đánh nhau tay đôi ? Ví như trận Hoàng Sa 1974 quân VNCH và TQ dàn trận bắn nhau thật sự trên biển thì mới coi là hải chiến được chứ.
- Như một cụ đã hỏi mà chưa có câu trả lời là nó bắn giết thẳng tay như thế sao lại dừng lại sau khi tàu HQ 505 đã leo lên đảo Len Đa khi với lực lượng vượt trội như vậy thì TQ muốn chiếm thêm đảo Len Đa và Cô Lin thì dễ như trở bàn tay, kể cả khi cần bắn chìm tất cả tàu của ta khi đó và đến tiếp ứng sau ? Lúc đó nó đã làm chủ tình thế nên nếu sợ mình để lại dấu ấn nào thì chỉ cần đổ quân lên chiếm đảo rồi kéo xác tàu ta ra hoặc dùng thuốc nổ phá tan xác tàu đi là xong ? Chả nhẽ bọn mặt người dạ thú đó là còn "lòng trắc ẩn" để biết dừng tay sau khi gây ra bao chết chóc và lấy được 1 bãi đá ngầm bé xíu.
Em không có ý kê kích gì cả, chỉ là thắc mắc trong bụng đã lâu nên nhận tiện có thớt này nhờ các cụ chỉ bảo.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
E cũng băn khoăn, xác định quyết tử nghĩa là cũng xác định có tình huống phải chiến đấu. Vậy tại sao không có tàu quân sự hộ tống...???
Chắc do ta có phần nào chủ quan. Không nghĩ rằng bọn Tàu sẽ manh động, nổ súng tàn sát chiến sĩ ta như vậy.
Phần khác, các tàu vận tải này cũng được vũ trang nhẹ bằng vũ khí bộ binh, có 1 số ít thủy binh đi cùng đám công binh hải quân.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Vâng.Cháu cám ơn cụ.T6 cháu không về giỗ được nên cuối tuần cháu về thắp nhang .Mong các chiến sĩ TS năm xưa yên nghỉ , sự hi sinh đó được mãi nhớ đến.



Đúng cụ ah. chúng ta không nhìn được xa như vậy.Đáng nhẽ chúng ra phải có cái nhìn về các "dải cát" sớm hơn...từ năm 74 ,TQ nó đã nhăm nhe rồi mà mình vẫn cứ nghĩ họ chả chiếm mấy hòn đảo xa tít ấy làm gì.
nhìn làm gì hả cụ năm 74 thì nói thật đến THÁNH còn chưa dám nói là 75 thì đảo ấy về tay VNDCCH từ tay VNCH bác ạ
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Xin kính cẩn nghiêng mình trước hương hồn các liệt sỹ và những người con dân tộc đã đổ máu cho lãnh thổ VN trên biển.
Em hậu sinh nên đọc nhiều bài viết về CQ88 nhưng vẫn có chỗ không hiểu lắm, nhờ các cụ giải ngố cho:
- Tại sao gọi là trận hải chiến trong khi chỉ thấy thông tin là quân địch xả súng bắn giết quân mình mà quân mình chỉ dùng tay không đánh lại, không (dám) nổ súng bắn trả, như vậy thì chỉ là 1 cuộc tàn sát của 1 phía (như kiểu vụ Sơn Mỹ / Mỹ Lai) chứ đâu có phải là đánh nhau tay đôi ? Ví như trận Hoàng Sa 1974 quân VNCH và TQ dàn trận bắn nhau thật sự trên biển thì mới coi là hải chiến được chứ.
- Như một cụ đã hỏi mà chưa có câu trả lời là nó bắn giết thẳng tay như thế sao lại dừng lại sau khi tàu HQ 505 đã leo lên đảo Len Đa khi với lực lượng vượt trội như vậy thì TQ muốn chiếm thêm đảo Len Đa và Cô Lin thì dễ như trở bàn tay, kể cả khi cần bắn chìm tất cả tàu của ta khi đó và đến tiếp ứng sau ? Lúc đó nó đã làm chủ tình thế nên nếu sợ mình để lại dấu ấn nào thì chỉ cần đổ quân lên chiếm đảo rồi kéo xác tàu ta ra hoặc dùng thuốc nổ phá tan xác tàu đi là xong ? Chả nhẽ bọn mặt người dạ thú đó là còn "lòng trắc ẩn" để biết dừng tay sau khi gây ra bao chết chóc và lấy được 1 bãi đá ngầm bé xíu.
Em không có ý kê kích gì cả, chỉ là thắc mắc trong bụng đã lâu nên nhận tiện có thớt này nhờ các cụ chỉ bảo.
ta không bắn là vì trang bị anh em ít và không đấu lại nổi 100%
chủ yếu chỉ giữ ở mức tranh chấp chư schusng nó đủ vũ khí hạng nặng có nổ súng thfi chắc chắn 100% ta thua . việc tranh chấp vẫn xẩy rât không nổ súng tránh thiệt hại nặng hơn ai dè bọn nó chơi tất tay
Hải chiếncuộc chiến diễn ra trên sông lớn, hồ, biển, đại dương và các hải đảo. Vũ khí chính tham gia là các loại tàu chiến, pháo hạm, súng trường, cung nỏ, lửa... cũng như sĩ quan chỉ huy, lính thủy... Ngoài ra còn có sự tham gia của các đơn vị như không quân, lính mặt đất...
Naval warfare is combat in and on seas, oceans, or any other major bodies of water such as large lakes and wide rivers.
đánh nhau như thế mà bác bảo không phải hải chiến thì là cái gì ??? trẻ con nô đùa ???
Việc kéo 1 xác tầu ra khỏi nơi mắc cạn mất rất rất nhiều công sức và thời gian . ta ủi tầu lên để đánh dấu chủ quyền là cực chẳng đã chúng nó cũng biết là ta sẽ cho tầu ra bảo vệ cái xác tầu đó nếu cố sẽ thiệt hại nặng nên chúng nó rút . vì ta vũ khí kém hơn rất nhiều mà cũng đã phang đc 20 thằng của nó chứ không bỡn
chứ khô
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top