[Funland] Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Những phân tích trên cho thấy lý lẽ của Việt Nam mạnh hơn của Trung Quốc, vì Việt Nam đã sử dụng hai quần đảo liên tục trong ba thế kỷ, sử dụng một cách hoà bình không có sự phản đối của bất cứ một quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Không những thế, sách sử của Trung Quốc lại còn công nhận rằng những quần đảo đó là vòng đai phòng thủ của Việt Nam, và qua thái độ của họ trong thời gian đó thì Trung Quốc cũng đã mặc thị công nhận chủ quyền của Việt Nam trên những quần đảo này. Nếu cho rằng Chúa Nguyễn đã khai thác các đảo từ đầu thế kỷ XVII, sau gần 100 năm, chủ quyền lịch sử của Việt Nam đã hoàn tất. Chủ quyền lịch sử đó lại được củng cố thêm qua sự chiếm hữu của vua Gia Long và Minh Mạng. Đồng thời, chủ quyền vẫn được hành xử liên tục qua sự khai thác và quản trị của hai Đội Hoàng Sa và Bắc Hải, là những bộ phận của nhà nước.
Phía Trung Quốc cũng đã đưa ra những tài liệu để chứng minh rằng mình đã khám phá và hành xử chủ quyền trước tiên. Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ cho thấy những thuyền bè của Trung Quốc thời đó đã lui tới Biển Đông, và trong lộ trình, họ tình cờ thấy những đảo mang nhiều tên khác nhau, nhưng không có đảo nào tên là Xisha hay Nansha. Nếu đặt giả thuyết là Trung Quốc đã khám phá ra những đảo này, thì Trung Quốc đã không hành xử chủ quyền trên đó. Sự hiện diện của những người đánh cá không đủ để gọi rằng đó là hành xử chủ quyền của nhà nước. Do đó, chủ quyền lịch sử mà Trung Quốc khẳng định mình có, rất yếu. Phần lớn các tác giả luật gia chuyên về luật quốc tế, trừ những tác giả Trung Hoa, đều công nhận điều này. So sánh chủ quyền lịch sử viện dẫn bởi hai bên, chúng ta có thể kết luận rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam mới là quốc gia có chủ quyền lịch sử trên hai quần đảo. Phân tích còn cho thấy chủ quyền lịch sử của Việt Nam đã được hoàn tất từ thế kỷ XVII, dưới thời Chúa Nguyễn.


Hiệp ước Pháp-Thanh 1887 không trao chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc vì Hiệp ước này chỉ là hiệp ước ấn định biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa. Do đó, nó chỉ ấn định phần biên giới ở Vân Nam, Quảng Đông và Vịnh Bắc Bộ.


Những lời tuyên bố trước đây của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về hai quần đảo này không có hiệu lực vì trước năm 1975 hai quần đảo này không thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hoà. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là quốc gia tranh chấp, nên những lời tuyên bố này chỉ là những lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không liên can. Hơn nữa, lúc đó nếu không chấp nhận rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia thứ ba, thì “estoppel” cũng không áp dụng trong những trường hợp này, vì Trung Quốc đã không bị thiệt hại gì, và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hưởng lợi gì qua những lời tuyên bố đó. Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là một lời hứa bị tác động bởi hoàn cảnh chiến tranh. Cuối cùng, nếu xem ba lời tuyên bố này như là của Việt Nam nói chung, thì nó thiếu tính liên tục và trường kỳ để có thể làm mất đi chủ quyền của Việt Nam, với tư cách là một chủ thể duy nhất, đã hành xử và khẳng định quyết liệt từ hơn ba thế kỷ nay.


Trên thực tế thì hiện nay, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã cho xây cất nhiều công trình nhằm củng cố sự chiếm hữu bất hợp pháp. Một sự chiếm hữu bất hợp pháp, với thời gian, nếu không có sự phản đối từ quốc gia kia, và nếu có sự thừa nhận của các quốc gia thứ ba, sẽ tạo nên chủ quyền cho quốc gia chiếm hữu. Vì thời gian với sự công nhận sẽ “tẩy xoá tội lỗi”.http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn85#_edn85


Trong hoàn cảnh hiện tại, muốn bảo đảm cho sự chiếm hữu của Trung Quốc không thể tạo ra chủ quyền được, thì Việt Nam phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa (và cả Trường Sa nữa). Việt Nam cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Toà án Quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, thì Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý.


Còn Trường Sa thì hiện nay đang bị 6 quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm giữ là: Philippin, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Malaxia và Brunây. Quốc gia nào cũng đòi chủ quyền của mình trên hết cả quần đảo hoặc một số đảo. Đến nay, vấn đề vẫn chưa giải quyết được mà còn trầm trọng thêm.


Năm 1988, Trung Quốc lần đầu tiên ra đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa, tàu của Việt Nam bị đánh đắm, nhưng Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh. Như vậy, có thể suy đoán Trung Quốc sẽ không ngần ngại gì mà không tiếp tục sử dụng vũ lực. Từ đó đến nay, lâu lâu, Trung Quốc lại chiếm thêm vài đảo ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc một mặt vẫn hô hào tôn trọng luật quốc tế, và đề nghị thương thuyết song phương, nhưng lời nói của Trung Quốc không đi đôi với việc làm. Vì vậy, không thể dựa vào những lời nói của Trung Quốc để kết luận rằng Trung Quốc sẽ ngừng không dùng vũ lực. Viễn tưởng Trung Quốc dùng biện pháp vũ lực để thôn tính hết các đảo tại quần đảo Trường Sa càng dễ xảy ra hơn, khi mà Mỹ và Nga đã rút khỏi Biển Đông, để lại một khoảng trống chính trị và quân sự tại vùng này, khiến cho Trung Quốc hiện nay là một quốc gia bá chủ ở Biển Đông. Điều này rất đáng lo ngại. Trung Quốc nắm hết cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là nắm hết Biển Đông, mà Biển Đông là con đường giao thông quan trọng của các thuyền bè Nga, Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới.http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn88#_edn88


Một giải pháp thương thuyết song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp khó thực hiện được một cách công bằng, vì sức mạnh để thương thuyết giữa hai bên không bằng nhau, nó chênh lệch và mạnh dĩ nhiên là Trung Quốc. Cũng vì vậy mà Trung Quốc cho đến nay chỉ chấp nhận thương thuyết song phương. Trung Quốc muốn thương thuyết song phương để buộc quốc gia đối phương phải thương thuyết theo chiều mà Trung Quốc muốn. Nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực.http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn89#_edn89 Đây chỉ là một chiến thuật để Trung Quốc tranh thủ thời gian để củng cố thêm thế của mình đối với hai quần đảo. Thời gian càng kéo dài thì càng có lợi cho Trung Quốc.


Giải pháp khai thác chung mà Trung Quốc đề nghị không thể thực hiện được khi mà vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết. Như vậy, thời gian càng kéo dài thì lại càng củng cố được những sự chiếm hữu bất hợp pháp, và quốc gia nào có chủ quyền pháp lý vững vàng sẽ bị thiệt thòi.


Giải pháp đưa ra Toà án Quốc tế hoặc Trọng tài Quốc tế có lẽ công bằng nhất, nhưng Trung Hoa ngày xưa đã hơn một lần phủ nhận giải pháp này, khi Pháp đề nghị vào năm 1932 và năm 1947. Đối với Trung Quốc bây giờ thì lại càng khó hơn nữa.


Giải pháp hiện thời, thực tiễn nhất là đem ra khối ASEAN hoặc Liên hợp quốc để giải quyết. Liên hợp quốc là giải pháp có thể hữu hiệu hơn, vì đem ra cơ quan này có tính cách khoáng đại, cho phép Mỹ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia khác tham dự vào. Hơn nữa, trường hợp Liên hợp quốc không giải quyết được, hoặc nếu có vấn đề trong việc giải quyết, Liên hợp quốc vẫn có quyền đem vấn đề ra Toà án quốc tế và yêu cầu Toà cho ý kiến (avis consultatif) mà không cần sự đồng ý của bất cứ quốc gia nào. “Thủ tục cho ý kiến” của Toà án Quốc tế không có hiệu lực quyết định như một bản án thực sự, nhưng nó vẫn có một tác động mạnh mẽ trong dư luận thế giới. Vụ tranh chấp vùng Tây Sahara đã được Toà cho ý kiến trong những hoàn cảnh như trên (nghĩa là thể theo yêu cầu của Liên hợp quốc).
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn90#_edn90
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Còn em xin cung cấp thêm một số tư liệu liên quan đến mấy cái giấy tờ giả mạo của chó khưạ để chứng minh chủ quyền của nó, nhưng đã bị lôi ra. Nên việc thành lập Tây Sa và Nam Sa là cái mà chó khựa muốn thôn tính dần lãnh thổ của mình. nên con cháu mình cho dù thế nào cũng phải hiểu khựa là chó thôi. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Còn có thể mình bây giờ chưa lấy lại hết, nhưng sẽ không bao giờ để bọn chó đấy nó làm càn được.

“Quốc vụ Viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam) trực tiếp quản lý ba quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” (báo Tuổi trẻ ra ngày thứ Ba - 4-12-2007). Theo như tên gọi này – Tam Sa – thì thành phố mới của Hải Nam còn có thêm tên của quần đảo Trung Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Sự thiết lập cơ quan quản lý hành chính đối với các quần đảo – thuộc chủ quyền hoặc không thuộc chủ quyền của mình – của Chính phủ CHND Trung Hoa vốn bắt đầu từ năm 1959, “năm 1959 thiết lập “Tây – Nam - Trung Sa Quần đảo Biện sự Xứ”, thuộc sự quản lý của khu hành chính Hải Nam.

Đến năm 1969, cơ quan này đổi tên là “Tây Sa - Trung Sa - Nam Sa Quần đảo Cách mạng Uỷ viên Hội”, trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Đến năm 1988, khi thành lập tỉnh Hải Nam, hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc sự quản lý của tỉnh này” (Tô Độc Sử - Sở Nghiên cứu học thuật quân sự hải quân –Quý san Trung Quốc biên cương sử địa nghiên cứu. 1-1992. Trung Quốc Xã hội Khoa học Viện – ISSN 1002 - 6800).

Nguyên nhân dẫn đến việc thiết lập các cơ quan quản lý các quần đảo Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc (vốn là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) bắt nguồn từ việc sử dụng các nguồn sử liệu rất mơ hồ để làm nền tảng, cố tình làm sai lệch ý nghĩa của nội dung ban đầu, phần lớn trách nhiệm này thuộc về một số học giả và chuyên gia nghiên cứu hiện đại Trung Quốc. Trên tinh thần nghiên cứu sử học, chúng tôi thấy rằng các vị này đã làm mất giá trị truyền thống vốn coi trọng sự thật của nền sử học Trung Hoa, ngay tại xứ sở của Tư Mã Thiên, của Lương Khải Siêu…Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ dựa vào thư tịch cổ hoặc sách, tạp chí hiện đại của Trung Quốc để nêu vài nghi vấn của riêng mình, và nếu có điều kiện xin được thảo luận rộng rãi hơn.

Tài liệu lịch sử: không chính thống
Điều dễ nhận thấy là, những sử liệu mà các học giả Trung Quốc như Tề Tân (1974 – Thất thập niên đại nguyệt san), Tô Độc Sử (1992 – Trung Quốc biên cương sử địa nghiên cứu quý san) dựa vào để chứng minh và đi đến kết luận về chủ quyền trên hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa đều là các nguồn tài liệu không phải chính sử, hoặc nếu có rải rác đôi câu thì chúng lại nằm ở phần truyện các nhân vật, như trong Nguyên sử, ở truyện Sử Bật (tuy nhiên chi tiết về quần đảo Tây Sa bị hiểu nhầm sang quần đảo Trung Sa). Lẽ ra, các ghi chép để xác định chủ quyền phải nằm ở các mục Địa lý chí (hoặc tương đương) trong các bộ chính sử. Điều chúng tôi lưu ý là, Trung Quốc vốn là nơi có truyền thống sử học lâu đời, các biên chép về lịch sử, địa dư luôn liên tục, nhưng trong Nhị thập tứ sử (bộ chính sử được tất cả các triều đại Trung Quốc thừa nhận) tức từ Sử ký ghi chép từ Thượng cổ đến Tần, Hán, cho đến Minh sử; và Thanh sử cảo soạn thời Dân Quốc, ở các mục Địa lý chí đều không đề cập đến các hòn đảo ở xa hơn đất Nhai Châu, Quỳnh Châu, tức Hải Nam ngày nay. Trong khi ở Việt Nam, mặc dù sử liệu có muộn hơn nhưng hầu hết đều nằm trong các bộ sử chính thống do Quốc sử Quán nhận chỉ dụ từ Triều đình tổ chức biên soạn, như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục…Hình


1: Một trang Quỳnh Châu phủ chí (1774), [Hải Nam lữ Đài xuất bản xã, 1957]
Mặt khác, xem trong Quỳnh Châu phủ chí (tức tương đương Hải Nam tỉnh chí ngày nay) (xem hình 1) do Quận thú Tiêu Khánh Thực tổ chức biên soạn vào năm Càn Long thứ 39 (1774), trong quyển 3, phần Dư địa chí, mục Cương vực, thấy chép: “… nam tắc Chiêm Thành; tây tắc Chân Lạp, Giao Chỉ; đông tắc Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc tiếp Lôi Châu phủ Từ Văn huyện” (nam là Chiêm Thành; tây là Chân Lạp, Giao Chỉ; đông là Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc giáp huyện Từ Văn phủ Lôi Châu). Đoạn văn hành chính về tứ cận này cho thấy rằng, Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường (tức Tây Sa và Nam Sa theo cách nghĩ và gọi của Trung Quốc ngày nay) còn là một nơi chưa rõ chủ quyền và ngoài lãnh hải Trung Quốc mà lại nằm ở hướng Đông của Hải Nam. Nên lưu ý rằng, ngoài Nhị thập tứ sử, thì các Thông chí của các tỉnh, phủ, huyện đều là những nguồn tài liệu chính thống và luôn có giá trị tối ưu trong việc trích dẫn và sử dụng đối với các vấn đề lịch sử (sử liệu từ Quỳnh Châu phủ chí này, tôi chưa thấy các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam sử dụng). Hầu hết các chi tiết có liên quan đến tên gọi Tây Sa và Nam Sa ngày nay mà địa danh lịch sử được các nhà nghiên cứu Trung Quốc dẫn dụng và quy kết mơ hồ như Thất Châu Dương, Thất Lý Dương, Trướng Hải, Vạn Lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường… đều được trích thải từ các sách mà ngay tên sách đã để lộ rõ ý rằng: Sách biên chép về các nước khác, như Giao Chỉ dị vật chí của Dương Phu (Đông Hán); Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn (Tam Quốc); Phù Nam truyện của Khang Thái (Tam Quốc); Chư Phiên chí của Triệu Nhữ Quát (Tống); Hải quốc đồ chí của Nguỵ Nguyên (Thanh)… Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết các biên chép và mô tả ấy tường tận hơn vào một dịp khác. Nhìn chung, các tác giả của mấy sách kể trên chỉ ghi nhận sự hiện diện của các đảo do họ nhìn thấy hoặc nghe kể lại, chưa từng thấy họ cho rằng các đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc, bởi trong những chuyến du hành hoặc công vụ họ biên chép là chép về các xứ sở khác, ngoài đất nước của họ.

Địa dư, địa đồ: khẳng định Tây Sa, Nam Sa nằm ngoài Trung QuốcChức Phương tổng bộ đồ (địa đồ số 1) Quảng Đông cương vực đồ (địa đồ số 157) Quỳnh Châu phủ cương vực đồ (địa đồ số 167) [Địa đồ 2, 3, & 4 trích từ Cổ kim đồ thư tập thành – Địa đồ tập, Văn tinh thư điếm. Ảnh ấn bản 1954]Quảng Đông thông chí Theo Cổ kim đồ thư tập thành, bộ bách khoa thư gồm một vạn quyển do Thanh triều tổ chức biên soạn, hoàn thành năm Khang Hi thứ 45 (1706), phần Chức phương điển (Sách điển chế về địa đồ các đơn vị hành chính) quyển thứ nhất, các địa đồ số 1 (xem H. 2), 157 (xem H. 3), 167 (xem H. 4) tức Chức Phương tổng bộ đồ, Quảng Đông cương vực đồ, Quỳnh Châu phủ cương vực đồ đều không thấy ghi nhận các quần đảo xa hơn Hải Nam ngày nay. Mặt khác, xem trong Quảng Đông lịch sử địa đồ tập (Quảng Đông tỉnh, Địa đồ xuất bản xã - 1995) khi trích in lại địa đồ từ sách Quảng Đông thông chí (xem H. 5) vẽ đời Minh Gia Tĩnh (1522 - 1566) thì phần hải đảo chỉ đến Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Xin lưu ý rằng, bức địa đồ này được vẽ sau khi “Trịnh Hoà hạ Tây Dương” lần cuối cùng (1430) đến 100 năm. Trong 100 năm ấy, Minh triều không đủ thời gian và điều kiện để xác lập chủ quyền (dù chỉ trên bản đồ) đối với các nơi mà họ đã đầu tư thám hiểm ư?Đông nam dương các quốc diên cách đồ trong sách Hải quốc đồ chí (1842)

Mặt khác nữa, bức địa đồ Đông nam dương các quốc diên cách đồ (Bản đồ về sự thay đổi địa giới của các nước ở biển đông nam, xem H. 6) trong sáchHải quốc đồ chí của Nguỵ Nguyên soạn/ vẽ năm 1842 thể hiện khá chi tiết hai quần đảo Vạn Lý Trường Sa và Thiên Lý Thạch Đường, đương nhiên là ở hai bức địa đồ này, Nguỵ Nguyên mô tả hình thế các quốc gia khác ngoài Trung Quốc như tên bức địa đồ đã nêu rõ. Tóm lại, các địa đồ hành chính Trung Quốc từ thời Dân quốc trở về trước không hề có các quần đảo xa hơn Quỳnh Châu (Hải Nam). Vào thời nhà Thanh, các quan lại Trung Quốc dùng câu “hải giác thiên nhai” (chân trời góc biển) để chỉ trấn Tam Á, huyện Nhai tức là đất cực nam tỉnh Hải Nam ngày nay (theo Địa lý song khẩu – Đương Án xuất bản xã - 1988). Như vậy trong khái niệm của giới cầm quyền địa phương (Quỳnh Châu) và cả trên phương diện pháp lý, các quần đảo mà Trung Quốc nay xác lập chủ quyền thực sự chưa hề có một quá trình lịch sử như các nhà nghiên cứu Trung Quốc gần đây lập luận một cách gượng ép.

Từ việc xử lý sử liệu một cách không trung thực và thiếu khoa học, dẫn đến sự không nhất quán về bối cảnh, thời gian và không gian mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa chính phủ nước họ đến tình trạng đặt để tên gọi các quần đảo ở biển Đông rất không trật tự. Quan sát bản đồ Trung Quốc hiện nay, có thể đặt một câu hỏi rằng: các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa được xác định dựa trên hệ quy chiếu nào so với lục địa? Nếu lấy Bắc Kinh làm trung tâm thì Tây Sa phải ở hướng Tân Cương, Tây Tạng hoặc Vân Nam. Nếu lấy tỉnh lỵ Quảng Châu tỉnh Quảng Đông làm trung tâm, thì cả Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa đều chỉ dọc về hướng nam, làm sao chính danh được? Còn như muốn lấy Trung Sa làm trung tâm đúng như tên gọi của nó, thì quần đảo Đông Sa phải gọi là Bắc Sa mới phải vì nó nằm ở hướng bắc so với Trung Sa.

Tóm lại, về phương diện sử liệu, các học giả Trung Quốc ngày nay đã để lại quá nhiều tồn nghi do cố tình sử dụng sai phương pháp sử học hiện đại. Sử liệu địa dư, phương chí và địa đồ cổ trong kho tàng văn hiến Trung Quốc tính đến cuối đời Thanh chưa từng thể hiện sự xác nhận chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông ngoài Hải Nam. Trong khi đó, từ đời nhà Lê của Việt Nam, địa đồ chính thống Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư thời Hồng Đức đã xác định sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa. Và Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ khoảng 1834 (thời Minh Mệnh) đã ghi nhận các quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc Việt Nam. Khi các học giả Trung Quốc vẫn còn vòng vo trong việc đưa ra các luận cứ có tính thuyết phục về vấn đề chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Tây Sa và Nam Sa, việc vội vã lập thành phố Tam Sa nhằm quản lý các đảo này của Chính phủ Trung Quốc chỉ góp thêm một “sử liệu” sai lầm nữa cho các học giả về sau.

 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
@ cụ CCC
Cám ơn cụ về những thông tin liên quan đến chủ quyền, biển đảo... nhưng cụ đi xa quá chủ điểm rồi và box này là box quân sự cụ ơi.

Vâng. Em cũng biết thế. Em cũng đã ở Trường Sa hai tháng và cũng hiểu thế nào là Trường Sa. Nhưng vì tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh vì lý tưởng của Việt Nam, em cũng mạn phép góp thêm những thông tin về lãnh thổ Việt Nam để mọi người có thể đọc được. Dù sao những hy sinh của các anh, các chú cũng là vì giữ trọn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Mặt trận có tiếng súng và mặt trận không tiếng súng này đều là vì một lý tưởng, một niềm tin. Nên em post lên để thêm thông tin thôi.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Nhưng bộ mặt khốn nạn của Trung quốc lộ rõ khi ba tuần sau cuộc xung đột, họ vẫn cản trở các tàu cứu hộ Việt Nam, thậm chí còn bắn vào tàu cứu hộ Đại Lãnh và do sự cản trở từ phía Trung Quốc, thi thể của hầu hết những người hy sinh đã không được tìm thấy!















Đúng là chỉ có thể tóm tắt bằng 2 chữ KHỐN NẠN
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
lẽ phải nằm trong tay kẻ mạnh mà các cụ. em cam đoan rằng nếu 1 ngày đẹp trời nhà ta có tiềm lực quân sự mạng hơn nó thì gió lại đảo chiều. có khi mình còn chiếm luôn cả Hải nam hay đài loan cũng nên. nó lại chửi mình như vậy thôi.
 

27091403

Xe tăng
Biển số
OF-173970
Ngày cấp bằng
27/12/12
Số km
1,392
Động cơ
355,283 Mã lực
Nơi ở
Ngoài ruộng
Đúng ngày em tròn 15 tuổi , xem youtube bọn khựa quay cảnh xả đạn bắn bộ đội mình xót ruột lắm , không bao giờ quên .
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,100
Động cơ
557,767 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Hoàng Sa - Trường Sa.Máu của máu Việt Nam.Thịt của thịt Việt Nam.
 

nhadatuytin

Xe container
Biển số
OF-86292
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
6,125
Động cơ
464,847 Mã lực
nếu tính lịch âm thì hôm qua đúng ngày lễ tưởng niệm các AHLS đấy ạ.
 

inochi

Xe điện
Biển số
OF-28925
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
2,786
Động cơ
510,625 Mã lực
Nơi ở
HCM
Chỉ là niềm mơ ước nhưng em cũng vẫn luôn mong có ngày thành sự thực mình thu hồi được những cái đã mất, nhà ta phải làm dân ta hiểu sử ta để mà không quên

lẽ phải nằm trong tay kẻ mạnh mà các cụ. em cam đoan rằng nếu 1 ngày đẹp trời nhà ta có tiềm lực quân sự mạng hơn nó thì gió lại đảo chiều. có khi mình còn chiếm luôn cả Hải nam hay đài loan cũng nên. nó lại chửi mình như vậy thôi.
 

taplai tapdi

Xe tăng
Biển số
OF-121008
Ngày cấp bằng
17/11/11
Số km
1,264
Động cơ
394,270 Mã lực
Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương.
 

LongThan

Xe hơi
Biển số
OF-66616
Ngày cấp bằng
19/6/10
Số km
135
Động cơ
433,786 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nghiêng mình trước Vong linh các anh !
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Otofun chúng ta đã và vẫn đăng cùng bình luận từ láu rồi. 1 phút dành cho các a
 

pkhcsht

Xe điện
Biển số
OF-93302
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
2,211
Động cơ
420,796 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ, phố nhỏ
Nghiêng mình tưởng nhớ các anh - những người con đất Việt - những anh hùng.
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Tư liệu về trận hải chiến ở Trường sa năm 1988 có nhiều rồi, em xin góp thêm vài ảnh ghi lại cảnh sinh hoạt và sẵn sàng chiến đấu của bộ đội ta đóng quân ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa ngày ấy.


Nhằm tăng cường khả năng xây dựng, bảo vệ Quần đảo Trường Sa - DK1, từ năm 1987 Quân chủng Hải Quân được Bộ Tổng Tham mưu điều chuyển bổ sung hàng chục xe tăng T54, K63-85, hàng chục khẩu súng pháo (chủ yếu là ĐKZ, pháo 85mm và 37mm), tiếp nhận hàng chục tấn vũ khí, đạn. Năm 1988, Nhà nước, Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường vũ khí trang bị kỹ thuật cho Hải quân như pháo D30, 122mm, 23mm, tên lửa phòng không, súng phóng lựu AGF... để Quân chủng trang bị cho các đảo.

Tuy vậy xem qua ảnh ta chỉ thấy có T-34, K63-85 chứ không thấy chiếc T-54 nào.


Chiến sỹ lái xe PTS trên đảo Trường Sa lớn.


Một khẩu đội pháo 130 ly. Những chiếc xe tăng, pháo phòng không, pháo phản lực, pháo mặt đất ... tập trung ở TSL cho thấy tính khẩn trương và căng thẳng của CQ-88 và thể hiện rõ tầm quan trong và sự quyết tâm bảo vệ thủ phủ của Trường sa.


Mang thiết bị truyền tin mới được LX viện trợ ra đảo .


Pháo cao xạ 100mm trên Đảo Tốc Tan 1988.


Phương tiện, khí tài luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.


Buổi chào cờ đầu tuần trên Đảo Thuyền Chài.


Giây phút thư giãn vẫn sẵn sàng, cảnh giác.


Chiều trên đảo Núi Le.


13 giờ ngày 15/5/1988, tại tọa độ 112 độ 52 phút kinh đông- 8 dộ 46 phút vĩ bắc, 2 tàu chiến Trung quốc ( Trong đó có một tàu số hiệu 677 ) xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn cản các tàu của Việt Nam đang hoạt động bình thường.


Nhạc sỹ Xuân An và ca sỹ Thanh Thanh phục vụ chiến sỹ trên đảo Phan Vinh

Cuối cùng là quyết tâm của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

hanoi beer

Xe điện
Biển số
OF-34364
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
2,307
Động cơ
497,504 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia
Em thề sẽ nhồi sọ cho mấy đứa f1 nhà em từ bây giờ rằng : bọn chó TQ chính là kẻ thù truyền kiếp và duy nhất của dân tộc VN mình trên trái đất này. Con đừng quên câu này cho dù con đang nằm ngủ với một cô bé trung hoa.........
 

bhb218

Xe buýt
Biển số
OF-165009
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
590
Động cơ
351,494 Mã lực
tính ngày âm thì giỗ của các chiến sĩ hi sinh vào thứ 6 tuần này rồi các cụ ah...
Cháu có người ông ở tàu HQ 604- lỮ ĐOÀN PHÓ TRẦN ĐỨC THÔNG...cứ đến ngày này thì gia đình lại làm giỗ...buồn vì sự hi sinh của ông cha mà vẫn mất đảo!
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
tính ngày âm thì giỗ của các chiến sĩ hi sinh vào thứ 6 tuần này rồi các cụ ah...
Cháu có người ông ở tàu HQ 604- lỮ ĐOÀN PHÓ TRẦN ĐỨC THÔNG...cứ đến ngày này thì gia đình lại làm giỗ...buồn vì sự hi sinh của ông cha mà vẫn mất đảo!
Thành kính phân ưu cùng gia đình cụ. Cụ hãy ngẩng cao đầu tự hào về ông của mình. Nhờ cụ thắp nén nhang lên bàn thờ hộ chúng cháu !
 

bhb218

Xe buýt
Biển số
OF-165009
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
590
Động cơ
351,494 Mã lực
Thành kính phân ưu cùng gia đình cụ. Cụ hãy ngẩng cao đầu tự hào về ông của mình. Nhờ cụ thắp nén nhang lên bàn thờ hộ chúng cháu !
Vâng,,,cháu cám ơn cụ. Cháu vẫn mong ước 1 lần ra Trường Sa mà chưa làm được. Thấy bảo ngoài ấy, có mộ giả của các chiến sĩ HQ hi sinh năm xưa.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Vâng,,,cháu cám ơn cụ. Cháu vẫn mong ước 1 lần ra Trường Sa mà chưa làm được. Thấy bảo ngoài ấy, có mộ giả của các chiến sĩ HQ hi sinh năm xưa.
Ra đó không khó đặc biệt cụ lại là thân nhân anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông! Các chiến sĩ hy sinh năm xưa không có mộ giả, chỉ có bai tưởng niệm nhưng ở Cam Ranh cụ ạ. Còn giờ đây, tất cả tàu HQ vận tải ra đo, khi đi qua khu chiến sự đều thực hiện nghi lễ tưởng niệm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top