Những phân tích trên cho thấy lý lẽ của Việt Nam mạnh hơn của Trung Quốc, vì Việt Nam đã sử dụng hai quần đảo liên tục trong ba thế kỷ, sử dụng một cách hoà bình không có sự phản đối của bất cứ một quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Không những thế, sách sử của Trung Quốc lại còn công nhận rằng những quần đảo đó là vòng đai phòng thủ của Việt Nam, và qua thái độ của họ trong thời gian đó thì Trung Quốc cũng đã mặc thị công nhận chủ quyền của Việt Nam trên những quần đảo này. Nếu cho rằng Chúa Nguyễn đã khai thác các đảo từ đầu thế kỷ XVII, sau gần 100 năm, chủ quyền lịch sử của Việt Nam đã hoàn tất. Chủ quyền lịch sử đó lại được củng cố thêm qua sự chiếm hữu của vua Gia Long và Minh Mạng. Đồng thời, chủ quyền vẫn được hành xử liên tục qua sự khai thác và quản trị của hai Đội Hoàng Sa và Bắc Hải, là những bộ phận của nhà nước.
Phía Trung Quốc cũng đã đưa ra những tài liệu để chứng minh rằng mình đã khám phá và hành xử chủ quyền trước tiên. Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ cho thấy những thuyền bè của Trung Quốc thời đó đã lui tới Biển Đông, và trong lộ trình, họ tình cờ thấy những đảo mang nhiều tên khác nhau, nhưng không có đảo nào tên là Xisha hay Nansha. Nếu đặt giả thuyết là Trung Quốc đã khám phá ra những đảo này, thì Trung Quốc đã không hành xử chủ quyền trên đó. Sự hiện diện của những người đánh cá không đủ để gọi rằng đó là hành xử chủ quyền của nhà nước. Do đó, chủ quyền lịch sử mà Trung Quốc khẳng định mình có, rất yếu. Phần lớn các tác giả luật gia chuyên về luật quốc tế, trừ những tác giả Trung Hoa, đều công nhận điều này. So sánh chủ quyền lịch sử viện dẫn bởi hai bên, chúng ta có thể kết luận rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam mới là quốc gia có chủ quyền lịch sử trên hai quần đảo. Phân tích còn cho thấy chủ quyền lịch sử của Việt Nam đã được hoàn tất từ thế kỷ XVII, dưới thời Chúa Nguyễn.
Hiệp ước Pháp-Thanh 1887 không trao chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc vì Hiệp ước này chỉ là hiệp ước ấn định biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa. Do đó, nó chỉ ấn định phần biên giới ở Vân Nam, Quảng Đông và Vịnh Bắc Bộ.
Những lời tuyên bố trước đây của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về hai quần đảo này không có hiệu lực vì trước năm 1975 hai quần đảo này không thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hoà. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là quốc gia tranh chấp, nên những lời tuyên bố này chỉ là những lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không liên can. Hơn nữa, lúc đó nếu không chấp nhận rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia thứ ba, thì “estoppel” cũng không áp dụng trong những trường hợp này, vì Trung Quốc đã không bị thiệt hại gì, và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hưởng lợi gì qua những lời tuyên bố đó. Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là một lời hứa bị tác động bởi hoàn cảnh chiến tranh. Cuối cùng, nếu xem ba lời tuyên bố này như là của Việt Nam nói chung, thì nó thiếu tính liên tục và trường kỳ để có thể làm mất đi chủ quyền của Việt Nam, với tư cách là một chủ thể duy nhất, đã hành xử và khẳng định quyết liệt từ hơn ba thế kỷ nay.
Trên thực tế thì hiện nay, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã cho xây cất nhiều công trình nhằm củng cố sự chiếm hữu bất hợp pháp. Một sự chiếm hữu bất hợp pháp, với thời gian, nếu không có sự phản đối từ quốc gia kia, và nếu có sự thừa nhận của các quốc gia thứ ba, sẽ tạo nên chủ quyền cho quốc gia chiếm hữu. Vì thời gian với sự công nhận sẽ “tẩy xoá tội lỗi”.http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn85#_edn85
Trong hoàn cảnh hiện tại, muốn bảo đảm cho sự chiếm hữu của Trung Quốc không thể tạo ra chủ quyền được, thì Việt Nam phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa (và cả Trường Sa nữa). Việt Nam cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Toà án Quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, thì Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý.
Còn Trường Sa thì hiện nay đang bị 6 quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm giữ là: Philippin, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Malaxia và Brunây. Quốc gia nào cũng đòi chủ quyền của mình trên hết cả quần đảo hoặc một số đảo. Đến nay, vấn đề vẫn chưa giải quyết được mà còn trầm trọng thêm.
Năm 1988, Trung Quốc lần đầu tiên ra đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa, tàu của Việt Nam bị đánh đắm, nhưng Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh. Như vậy, có thể suy đoán Trung Quốc sẽ không ngần ngại gì mà không tiếp tục sử dụng vũ lực. Từ đó đến nay, lâu lâu, Trung Quốc lại chiếm thêm vài đảo ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc một mặt vẫn hô hào tôn trọng luật quốc tế, và đề nghị thương thuyết song phương, nhưng lời nói của Trung Quốc không đi đôi với việc làm. Vì vậy, không thể dựa vào những lời nói của Trung Quốc để kết luận rằng Trung Quốc sẽ ngừng không dùng vũ lực. Viễn tưởng Trung Quốc dùng biện pháp vũ lực để thôn tính hết các đảo tại quần đảo Trường Sa càng dễ xảy ra hơn, khi mà Mỹ và Nga đã rút khỏi Biển Đông, để lại một khoảng trống chính trị và quân sự tại vùng này, khiến cho Trung Quốc hiện nay là một quốc gia bá chủ ở Biển Đông. Điều này rất đáng lo ngại. Trung Quốc nắm hết cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là nắm hết Biển Đông, mà Biển Đông là con đường giao thông quan trọng của các thuyền bè Nga, Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới.http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn88#_edn88
Một giải pháp thương thuyết song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp khó thực hiện được một cách công bằng, vì sức mạnh để thương thuyết giữa hai bên không bằng nhau, nó chênh lệch và mạnh dĩ nhiên là Trung Quốc. Cũng vì vậy mà Trung Quốc cho đến nay chỉ chấp nhận thương thuyết song phương. Trung Quốc muốn thương thuyết song phương để buộc quốc gia đối phương phải thương thuyết theo chiều mà Trung Quốc muốn. Nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực.http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn89#_edn89 Đây chỉ là một chiến thuật để Trung Quốc tranh thủ thời gian để củng cố thêm thế của mình đối với hai quần đảo. Thời gian càng kéo dài thì càng có lợi cho Trung Quốc.
Giải pháp khai thác chung mà Trung Quốc đề nghị không thể thực hiện được khi mà vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết. Như vậy, thời gian càng kéo dài thì lại càng củng cố được những sự chiếm hữu bất hợp pháp, và quốc gia nào có chủ quyền pháp lý vững vàng sẽ bị thiệt thòi.
Giải pháp đưa ra Toà án Quốc tế hoặc Trọng tài Quốc tế có lẽ công bằng nhất, nhưng Trung Hoa ngày xưa đã hơn một lần phủ nhận giải pháp này, khi Pháp đề nghị vào năm 1932 và năm 1947. Đối với Trung Quốc bây giờ thì lại càng khó hơn nữa.
Giải pháp hiện thời, thực tiễn nhất là đem ra khối ASEAN hoặc Liên hợp quốc để giải quyết. Liên hợp quốc là giải pháp có thể hữu hiệu hơn, vì đem ra cơ quan này có tính cách khoáng đại, cho phép Mỹ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia khác tham dự vào. Hơn nữa, trường hợp Liên hợp quốc không giải quyết được, hoặc nếu có vấn đề trong việc giải quyết, Liên hợp quốc vẫn có quyền đem vấn đề ra Toà án quốc tế và yêu cầu Toà cho ý kiến (avis consultatif) mà không cần sự đồng ý của bất cứ quốc gia nào. “Thủ tục cho ý kiến” của Toà án Quốc tế không có hiệu lực quyết định như một bản án thực sự, nhưng nó vẫn có một tác động mạnh mẽ trong dư luận thế giới. Vụ tranh chấp vùng Tây Sahara đã được Toà cho ý kiến trong những hoàn cảnh như trên (nghĩa là thể theo yêu cầu của Liên hợp quốc).
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn90#_edn90
Phía Trung Quốc cũng đã đưa ra những tài liệu để chứng minh rằng mình đã khám phá và hành xử chủ quyền trước tiên. Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ cho thấy những thuyền bè của Trung Quốc thời đó đã lui tới Biển Đông, và trong lộ trình, họ tình cờ thấy những đảo mang nhiều tên khác nhau, nhưng không có đảo nào tên là Xisha hay Nansha. Nếu đặt giả thuyết là Trung Quốc đã khám phá ra những đảo này, thì Trung Quốc đã không hành xử chủ quyền trên đó. Sự hiện diện của những người đánh cá không đủ để gọi rằng đó là hành xử chủ quyền của nhà nước. Do đó, chủ quyền lịch sử mà Trung Quốc khẳng định mình có, rất yếu. Phần lớn các tác giả luật gia chuyên về luật quốc tế, trừ những tác giả Trung Hoa, đều công nhận điều này. So sánh chủ quyền lịch sử viện dẫn bởi hai bên, chúng ta có thể kết luận rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam mới là quốc gia có chủ quyền lịch sử trên hai quần đảo. Phân tích còn cho thấy chủ quyền lịch sử của Việt Nam đã được hoàn tất từ thế kỷ XVII, dưới thời Chúa Nguyễn.
Hiệp ước Pháp-Thanh 1887 không trao chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc vì Hiệp ước này chỉ là hiệp ước ấn định biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa. Do đó, nó chỉ ấn định phần biên giới ở Vân Nam, Quảng Đông và Vịnh Bắc Bộ.
Những lời tuyên bố trước đây của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về hai quần đảo này không có hiệu lực vì trước năm 1975 hai quần đảo này không thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hoà. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là quốc gia tranh chấp, nên những lời tuyên bố này chỉ là những lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không liên can. Hơn nữa, lúc đó nếu không chấp nhận rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia thứ ba, thì “estoppel” cũng không áp dụng trong những trường hợp này, vì Trung Quốc đã không bị thiệt hại gì, và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hưởng lợi gì qua những lời tuyên bố đó. Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là một lời hứa bị tác động bởi hoàn cảnh chiến tranh. Cuối cùng, nếu xem ba lời tuyên bố này như là của Việt Nam nói chung, thì nó thiếu tính liên tục và trường kỳ để có thể làm mất đi chủ quyền của Việt Nam, với tư cách là một chủ thể duy nhất, đã hành xử và khẳng định quyết liệt từ hơn ba thế kỷ nay.
Trên thực tế thì hiện nay, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã cho xây cất nhiều công trình nhằm củng cố sự chiếm hữu bất hợp pháp. Một sự chiếm hữu bất hợp pháp, với thời gian, nếu không có sự phản đối từ quốc gia kia, và nếu có sự thừa nhận của các quốc gia thứ ba, sẽ tạo nên chủ quyền cho quốc gia chiếm hữu. Vì thời gian với sự công nhận sẽ “tẩy xoá tội lỗi”.http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn85#_edn85
Trong hoàn cảnh hiện tại, muốn bảo đảm cho sự chiếm hữu của Trung Quốc không thể tạo ra chủ quyền được, thì Việt Nam phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa (và cả Trường Sa nữa). Việt Nam cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Toà án Quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, thì Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý.
Còn Trường Sa thì hiện nay đang bị 6 quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm giữ là: Philippin, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Malaxia và Brunây. Quốc gia nào cũng đòi chủ quyền của mình trên hết cả quần đảo hoặc một số đảo. Đến nay, vấn đề vẫn chưa giải quyết được mà còn trầm trọng thêm.
Năm 1988, Trung Quốc lần đầu tiên ra đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa, tàu của Việt Nam bị đánh đắm, nhưng Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh. Như vậy, có thể suy đoán Trung Quốc sẽ không ngần ngại gì mà không tiếp tục sử dụng vũ lực. Từ đó đến nay, lâu lâu, Trung Quốc lại chiếm thêm vài đảo ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc một mặt vẫn hô hào tôn trọng luật quốc tế, và đề nghị thương thuyết song phương, nhưng lời nói của Trung Quốc không đi đôi với việc làm. Vì vậy, không thể dựa vào những lời nói của Trung Quốc để kết luận rằng Trung Quốc sẽ ngừng không dùng vũ lực. Viễn tưởng Trung Quốc dùng biện pháp vũ lực để thôn tính hết các đảo tại quần đảo Trường Sa càng dễ xảy ra hơn, khi mà Mỹ và Nga đã rút khỏi Biển Đông, để lại một khoảng trống chính trị và quân sự tại vùng này, khiến cho Trung Quốc hiện nay là một quốc gia bá chủ ở Biển Đông. Điều này rất đáng lo ngại. Trung Quốc nắm hết cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là nắm hết Biển Đông, mà Biển Đông là con đường giao thông quan trọng của các thuyền bè Nga, Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới.http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn88#_edn88
Một giải pháp thương thuyết song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp khó thực hiện được một cách công bằng, vì sức mạnh để thương thuyết giữa hai bên không bằng nhau, nó chênh lệch và mạnh dĩ nhiên là Trung Quốc. Cũng vì vậy mà Trung Quốc cho đến nay chỉ chấp nhận thương thuyết song phương. Trung Quốc muốn thương thuyết song phương để buộc quốc gia đối phương phải thương thuyết theo chiều mà Trung Quốc muốn. Nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực.http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn89#_edn89 Đây chỉ là một chiến thuật để Trung Quốc tranh thủ thời gian để củng cố thêm thế của mình đối với hai quần đảo. Thời gian càng kéo dài thì càng có lợi cho Trung Quốc.
Giải pháp khai thác chung mà Trung Quốc đề nghị không thể thực hiện được khi mà vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết. Như vậy, thời gian càng kéo dài thì lại càng củng cố được những sự chiếm hữu bất hợp pháp, và quốc gia nào có chủ quyền pháp lý vững vàng sẽ bị thiệt thòi.
Giải pháp đưa ra Toà án Quốc tế hoặc Trọng tài Quốc tế có lẽ công bằng nhất, nhưng Trung Hoa ngày xưa đã hơn một lần phủ nhận giải pháp này, khi Pháp đề nghị vào năm 1932 và năm 1947. Đối với Trung Quốc bây giờ thì lại càng khó hơn nữa.
Giải pháp hiện thời, thực tiễn nhất là đem ra khối ASEAN hoặc Liên hợp quốc để giải quyết. Liên hợp quốc là giải pháp có thể hữu hiệu hơn, vì đem ra cơ quan này có tính cách khoáng đại, cho phép Mỹ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia khác tham dự vào. Hơn nữa, trường hợp Liên hợp quốc không giải quyết được, hoặc nếu có vấn đề trong việc giải quyết, Liên hợp quốc vẫn có quyền đem vấn đề ra Toà án quốc tế và yêu cầu Toà cho ý kiến (avis consultatif) mà không cần sự đồng ý của bất cứ quốc gia nào. “Thủ tục cho ý kiến” của Toà án Quốc tế không có hiệu lực quyết định như một bản án thực sự, nhưng nó vẫn có một tác động mạnh mẽ trong dư luận thế giới. Vụ tranh chấp vùng Tây Sahara đã được Toà cho ý kiến trong những hoàn cảnh như trên (nghĩa là thể theo yêu cầu của Liên hợp quốc).
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn90#_edn90