[Funland] Trường Sa 1988 với góc nhìn của CIA

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
9,182
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
Giả sử năm 1988 mà mình mạnh và giàu như Tàu, còn Tàu mà kiệt quệ mà rách như mình lúc đó (đổi vai) thì nói thẳng là RIP Tàu! Gì chứ có đụng độ thì VN làm tới xơi luôn Hoàng Sa chứ không thèm ở chuyện lấy lại Gạc Ma đâu.
Năm 1988 chỉ có hải chiến ngắn ngủi cũng khó hiểu cho chiến lược của Tàu, có vẻ họ khá thận trọng và ngại xung đột.
Lúc ý nó cũng chả giàu có gì đâu cụ ạ !
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
10,724
Động cơ
572,214 Mã lực
Trước có 1 bài trên mạng của ông Phó đề đốc VNCH kể về chuyện này. Đại loại là sau khi thua Hoàng sa VNCH đã tập trung hơn 100 con F5 ở Đà nẵng chuẩn bị ném bom hủy diệt Hoàng sa.
Mấy ông toàn chém là chính, muốn ra thì chỉ cần dùng 2-4 máy bay F5, mất 5 phút ném bom cái tàu xong thì bay về, thế thôi.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
9,182
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
Anh pilot gián điệp NT Trung nổ kinh lắm trên báo Thanh Niên: nào là thêm bình xăng con, nhầm thùng dầu phụ, bỏ bớt bom, quần thảo chừng 30p là lượn về Đà Nẵng vẫn kịp. Nói chung là lý thuyết thì có thể, nhưng chưa thử nên khả năng rủi ro cao.
Toàn bọn phét lác, bay tốn tiền chứ đánh đấm méo giề! Đã thấy bọn này đânhs đấm trận nào ra hồn đâu, chỉ bay le ve thôi ! Giờ thò tay túi quần phét lác !
 

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
9,394
Động cơ
323,231 Mã lực
Mấy ông toàn chém là chính, muốn ra thì chỉ cần dùng 2-4 máy bay F5, mất 5 phút ném bom cái tàu xong thì bay về, thế thôi.
Về xong rồi sao?
Nên nhớ Tàu đang đóng quân 1/2 quần đảo phiá đông. Vụ hải chiến là nó chiếm nốt 1/2 quần đảo phía tây.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,593
Động cơ
408,892 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mấy ông toàn chém là chính, muốn ra thì chỉ cần dùng 2-4 máy bay F5, mất 5 phút ném bom cái tàu xong thì bay về, thế thôi.
Các anh bẩu là hủy diệt cả quần đảo kể cả Phú lâm. Thấy phó đề đốc dẫn phiên hiệu đơn vị và ngày giờ rất cụ thể, tiếc là không thể tìm lại bài ấy nữa
 

Nani2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752438
Ngày cấp bằng
9/12/20
Số km
754
Động cơ
60,643 Mã lực
Tuổi
39
Thôi cứ xác định là mất Hoàng sa rồi, quên nó đi thôi.
 

QL72

Xe tải
Biển số
OF-549369
Ngày cấp bằng
7/1/18
Số km
423
Động cơ
162,590 Mã lực
Tuổi
52
Chuyện trong quá khứ
 

VKN

Xe tăng
Biển số
OF-358168
Ngày cấp bằng
14/3/15
Số km
1,325
Động cơ
302,848 Mã lực
Mấy ông toàn chém là chính, muốn ra thì chỉ cần dùng 2-4 máy bay F5, mất 5 phút ném bom cái tàu xong thì bay về, thế thôi.
Thiệu thì ngán là cái chắc
Tôi thật sự tiếc là vụ đó ko phải là Nguyễn Cao Kỳ.
Ông cao bồi đó hơi bị chơi. Máu thể hiện, và luôn đi đầu
 

Pathfinder2003

Xe tải
Biển số
OF-733128
Ngày cấp bằng
18/6/20
Số km
331
Động cơ
72,150 Mã lực
Cụ chưa phân biệt được lãnh hải (hải phận) với vùng đặc quyền kinh tế mà phán như đúng rồi. Cụ tìm thử xem ở đâu quy định hải phận 200 hải lý không???
Haiz, họ kiên định ủng hộ TQ trong chuyện này cụ ạ. Chỉ vì lí do duy nhất là được chửi, còn lợi ích quốc gia đối với họ không quan trọng. Em nhớ họ cũng rất hả hê khi chuyền nhau cái gọi là tài liệu của nhật về trận Núi Đất với cái chết của 3700 bộ đội VN.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
15,833
Động cơ
567,319 Mã lực
Đứng giữ cờ chấp nhận hy sinh chứ không bỏ chạy cũng là chiến đấu. Ai chả ham sống, không vì Tổ Quốc vì sao phải chấp nhận cái chết?
Bọn vô liêm lại nghĩ đó là không chiến đấu cụ ạ.
Theo nhiều nguồn thì lính công binh mình lội nước ra cắm cờ, lính TQ bao vây, 2 bên xô đẩy nhau, dùng lưỡi lê và xẻng công binh phang nhau, có vẻ như lính Vn nổ súng trước, TQ bị chết 6 và bị thương 23, chúng nó rút lui về tàu, sau đó là màn thảm sát bằng pháo phòng không 23ly và 37 ly như clip trên mạng.
Tình huống bắn pháo là phần sau của màn xô xát kiểu giáp lá cà trước đó.
Trong hầm tàu bị chìm còn nguyên các thùng vũ khí mới cứng, nếu mình chủ động phệt trước thì chưa biết thế nào vì lính công binh của mình cũng rất thiện chiến máu lửa.
Nhìn lại vụ việc thì nó giống tình huống mình bị úp sọt. Thương vong như vậy cũng là điều dễ hiểu
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,342
Động cơ
473,871 Mã lực
Đứng giữ cờ chấp nhận hy sinh chứ không bỏ chạy cũng là chiến đấu. Ai chả ham sống, không vì Tổ Quốc vì sao phải chấp nhận cái chết?
Bọn vô liêm lại nghĩ đó là không chiến đấu cụ ạ.
Bọn đấy làm gì đến tầm vô sỉ, chỉ là não bã đậu thôi.
Bọn đấy nghe chuyện nhà giàn vì bão quật đổ, những người sống sót sau cơn bão vẫn tình nguyện quay lại nhà giàn sau khi được khôi phục ...chắc cháy cmn não, vì không đủ trình tư duy :))
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
15,833
Động cơ
567,319 Mã lực
Bọn đấy làm gì đến tầm vô sỉ, chỉ là não bã đậu thôi.
Bọn đấy nghe chuyện nhà giàn vì bão quật đổ, những người sống sót sau cơn bão vẫn tình nguyện quay lại nhà giàn sau khi được khôi phục ...chắc cháy cmn não, vì không đủ trình tư duy :))
cuối năm 1987 TQ chiếm mấy đảo ko người ở Trường Sa nên mới có CQ88 của cụ Giáp văn Cương, cụ nhìn xa trông rộng nên làm luôn 1 vòng cung nhà giàn DK để giằn mặt ngoại bang nhòm ngó vùng biển Tây Nam
Thời đấy đi tàu còn dò dẫm tìm đường ra đảo, nhưng tầm nhìn chiến lược là ko hề kém bố con thằng lào
 

Pathfinder2003

Xe tải
Biển số
OF-733128
Ngày cấp bằng
18/6/20
Số km
331
Động cơ
72,150 Mã lực
Ko quân VNCH ra cũng chả để làm gì, lúc đấy làm gì có tên lửa đâu,có mỗi bom ngu. F5 thì ra lượn chắc được 5p phải về ko thì rơi mịa nó xuống biển vì hết xăng. Cụ buôn gió bảo vụ đấy phi công cay lắm mà ko làm gì được
Máy bay F5e :
  • Vận tốc cực đại: 917 kn (1.060 mph, 1.700 km/h, mach 1.6)
  • Tầm bay: 2.010 nmi (2.310 mi, 3.720 km)
  • Bán kính chiến đấu: 760 nmi (870 mi, 1.405 km)
  • Trần bay: 51.800 ft (15.800 m)
  • Dư sức bay ra Hoàng Sa có 315km
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-101864
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
575
Động cơ
402,995 Mã lực
Lúc đấy mình chỉ có An26 bay ra Trường sa được thôi, còn không có dẫn đường. Các cái khác chưa ra được. Cân bằng lực lượng khó mà. Thế nên nhiều Cụ đã viết ở trên là mình phải dùng cả 2 biện pháp Ngoại giao và Quân sự.

Theo em nghĩ bây giờ vẫn thế: Theo thứ tự là Ngoại giao và Quân sự!!!
Những ngày đó Tàu định đánh để chiếm tiếp nhưng mình cho máy bay ném bom SU22 bay ra nên Tàu khiếp không dám đánh chứ không phải tự nhiên nó dừng: https://tuoitre.vn/30-nam-ngay-14-3-bay-ra-truong-sa-20180317115749931.htm
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,555
Động cơ
512,308 Mã lực
Theo nhiều nguồn thì lính công binh mình lội nước ra cắm cờ, lính TQ bao vây, 2 bên xô đẩy nhau, dùng lưỡi lê và xẻng công binh phang nhau, có vẻ như lính Vn nổ súng trước, TQ bị chết 6 và bị thương 23, chúng nó rút lui về tàu, sau đó là màn thảm sát bằng pháo phòng không 23ly và 37 ly như clip trên mạng.
Tình huống bắn pháo là phần sau của màn xô xát kiểu giáp lá cà trước đó.
Trong hầm tàu bị chìm còn nguyên các thùng vũ khí mới cứng, nếu mình chủ động phệt trước thì chưa biết thế nào vì lính công binh của mình cũng rất thiện chiến máu lửa.
Nhìn lại vụ việc thì nó giống tình huống mình bị úp sọt. Thương vong như vậy cũng là điều dễ hiểu
Vâng, không chẳng lẽ tự dưng lính TQ "đau tim mà chết".
 
Chỉnh sửa cuối:

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,555
Động cơ
512,308 Mã lực
Haiz, họ kiên định ủng hộ TQ trong chuyện này cụ ạ. Chỉ vì lí do duy nhất là được chửi, còn lợi ích quốc gia đối với họ không quan trọng. Em nhớ họ cũng rất hả hê khi chuyền nhau cái gọi là tài liệu của nhật về trận Núi Đất với cái chết của 3700 bộ đội VN.
Họ luyên thuyên thì kệ. Nhưng nói sai, xuyên tạc mình phải chỉnh :)
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,736
Động cơ
293,234 Mã lực
Bàn tán chuyện xưa nhiều rồi.giờ em xin hỏi là nếu TQ nó lại khởi chiến 1 lần nữa thì trong cõi ộp này cụ nào xung phong nhận súng đạn xuống tàu. .cụ nào ra nhập công binh.cc làm ơn điểm danh để em chộp ảnh màn hình gửi cho bọn otoful TQ nào.
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,035
Động cơ
505,924 Mã lực
Em cop trên fa về cho các cụ cãi và chém tiếp.

Không quân Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền 88). Lưu ý bài dài.

Trong năm 1987, đứng trước tình hình hết sức căng thẳng, để bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Quân chủng Không quân được giao các nhiệm vụ:
- Trinh sát chụp ảnh, quan sát bằng mắt trên các đảo và vùng biển xung quanh Trường Sa
- Bay thả hàng không dù trên các đảo có diện tích rộng
- Tổ chức huấn luyện phi công làm nhiệm vụ bay biển xa, trinh sát chụp ảnh, chi viện cho các đảo
- Sử dụng không quân tiêm kích - bom (cường kích) hoạt động ở tầm bay tối đa, mục tiêu ngắm vào tàu chở quân tiếp viện của đối phương.

Ngày 7/11/1987, Tư lệnh Quân chủng Không quân lệnh cho Sư đoàn 372 cơ động một phi đội Su-22 thuộc Trung đoàn 923 vào sân bay Phan Rang để huấn luyện làm quen với khu vực chiến đấu. Su-22 là máy bay tiêm kích - bom do Liên Xô chế tạo, mới gia nhập Không quân Xô viết năm 1972 và năm 1979 được viện trợ cho Việt Nam, là máy bay duy nhất của Không quân nhân dân Việt Nam lúc đó mang được vũ khí ra Trường Sa.

Ngày 14/11/1987, phi đội Su-22 đã bay từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Từ ngày 21/11, sư đoàn 372 tổ chức trực ban chiến đấu và huấn luyện bay biển cho phi công lái Su-22 tại sân bay Phan Rang.

Ngoài đơn vị Su-22, một bộ phận máy bay vận tải chiến thuật An-26 cũng được cơ động vào Nam để trinh sát chụp ảnh, chở quân tiếp viện, thả dù hàng…

Sáng ngày 10/2/1988, phi công Vũ Xuân Cương đã thành công chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên trên máy bay Su-22M từ Phan Rang ra tuần tiễu Trường Sa. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam ra tới Trường Sa. Để có thể bay đường dài ra Trường Sa, máy bay đã phải lắp thêm 4 thùng dầu phụ cho máy bay. Chiếc Su-22M được lệnh cất cánh lúc 8h sáng 10/2/1988. Các phi công đã phát hiện ra đảo đầu tiên của quần đảo Trường Sa ở khoảng cách hơn 30 km. Hạ thấp độ cao, phi công cho máy bay bay qua đảo và trở về căn cứ an toàn. Hình ảnh máy bay của ta vươn ra tới Trường Sa đã cổ vũ rất lớn cho tinh thần bộ đội đang làm nhiệm vụ ngoài Trường Sa.

Tuy nhiên, để có được những chuyến bay ra đảo, Không quân Việt Nam đã phải khắc phục rất nhiều khó khăn và cả nguy hiểm nữa.

Trước hết, thời điểm đó phương tiện dẫn đường của ta chỉ có bán kính 300 km nên sau đó phi công phải tự đi. Giữa mênh mông biển nước không có điểm mốc, việc xác định vị trí là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi người phi công vừa phải tài giỏi vừa phải gan dạ. Bay biển cực kỳ phức tạp vì thời tiết thay đổi đột ngột, hơn nữa nền trời và biển giống nhau, lại không có địa tiêu nào để phi công dựa vào phán đoán tọa độ, phương vị, so sánh giữa vị trí của mình với khu vực cần đến. Hơn nữa Su-22M không phải là máy bay có tầm bay xa trên biển vì vậy nếu sai một chút nhỏ về phương hướng thì không còn đủ nhiên liệu để về đến đất liền. Khi bay về hạ cánh, lượng dầu mỗi máy bay chỉ còn lại khoảng 700 kg, chỉ đủ bay thêm được khoảng 10 phút nữa.

Không chỉ hạn chế về trang bị mà điều kiện khí tượng cũng gây ra sự nguy hiểm cho những chuyến bay, biển Đông là nơi hội tụ nhiều cơn bão nhiệt đới cũng như mây, mưa, lốc quanh năm. Những đám mây, cột lốc xoáy luôn rình rập những cánh chim sắt của Không quân Việt Nam.

* Xuất kích giữ Len Đao

Trước hết xin nhắc lại rằng, trong chiến dịch CQ-88 ngay từ đầu chủ trương của ta là chỉ sử dụng các lực lượng vận tải và công binh để thực hiện đóng quân bảo vệ chủ quyền, không để đối phương tạo cớ đánh chiếm toàn bộ quần đảo khi lực lượng của ta còn mỏng do phải căng sức trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc và Tây Nam vì vậy không quân tiêm kích ít khi hiện diện trên quần đảo Trường Sa. Thực hiện nhiệm vụ lúc này là các máy bay vận tải An-26 của Trung đoàn 918.

Từ ngày 1/3-20/4/1988, Trung đoàn không quân 918 thực hiện 10 chuyến bay ra Trường Sa quan sát chụp ảnh, thông báo tình hình đối phương trên biển về sở chỉ huy. Ngay sau trận chiến ở đá Gạc Ma, ngày 14-15-16/3/1988, máy bay An-26 của Không quân Việt Nam đã bay ra Cô Lin, Len Đao trinh sát trận địa nhưng Trung Quốc cũng điều máy báy ngăn chặn.

Ngày 30/3/1988, tư lệnh Quân chủng ra chỉ thị về việc tăng cường bay huấn luyện trên biển xa cho Su-22M nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Ngày 24/4, quân chủng quyết định điều thêm 3 chiếc Su-22M từ Thọ Xuân vào Phan Ranh. Cuối tháng 6, có thêm 10 chiếc Su-22M nữa vào Phan Rang.

Một tháng sau sự kiện ngày 14/3, tàu hải quân, chở theo 35 lính công binh và 7 lính hải quân do Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chỉ huy, chỉ mang theo trang bị súng 12ly7, DKZ… quay lại quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma. Trước khi đi, phía ta đã xác định có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông và họ cũng quyết liệt xâm chiếm đảo của ta.

Từ 2h sáng, Hải quân Việt Nam bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên ta chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao. Tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo nên các chiến sĩ không tiếp cận được.

Buổi sáng ra, phát hiện ra ta cắm cờ ở Len Đao, Trung Quốc cho 7 tàu chiến và vô số xuồng nhỏ bao vây, uy hiếp, lực lượng của ta ít hơn rất nhiều vẫn kiêm quyết bám đảo. Không khí hết sức căng thẳng có thể nổ ra giao tranh, nhưng khi trên bầu trời xuất hiện 7 máy bay Su-22M của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, ngay lập tức phía tàu Trung Quốc tản ra. Bộ đội ta tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ xây dựng công sự và bảo vệ vững chắc đảo Len Đao cho đến ngày hôm nay.

Sau sự kiện đó, Không quân Việt Nam còn thực hiện nhiều chuyến bay nối đất liên với đảo xa. Nhận thấy sự cần thiết tăng cường lực lượng Không quân trong nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa, ngày 10/6/1988, Tư lệnh Không quân phê duyệt lại kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo vệ và chi viện Trường Sa. Quân chủng chủ trương sử dụng các lực lượng hiện có (gồm tiêm kích đánh chặn MiG-21bis, cường kích Su-22M, vận tải cơ An-26 và trực thăng Mi-8/Ka-25) thực hiện 4 nhiệm vụ chính: bay trinh sát, vận chuyển đường không; tấn công các mục tiêu trên biển và đảo; tiêm kích bảo vệ đội hình chiến đấu không quân - hải quân; hiệp đồng chặt chẽ với hải quân và phòng không bảo vệ Trường Sa.

Ngày 24-28/6 hai biên đội Su-22M (4 chiếc) của trung đoàn 923 lần lượt bay nhiệm vụ ra đảo Trường Sa và An Bang.

Từ 24 đến 29/10/1988, Quân chủng Không quân tham gia đợt diễn tập chi viện quần đảo Trường Sa (mang tên CV-88). Địa điểm diễn tập là căn cứ Phan Rang, Cam Ranh và vùng biển hai tỉnh Phú Khánh - Thuận Hải. Lực lượng tham gia có: máy bay tiêm kích - bom Su-22M (Trung đoàn 923), 2 trực thăng Mi-8 (Trung đoàn 917), 2 máy bay vận tải An-26 (Trung đoàn 918)…

Trong diễn tập, phi đội Su-22M thực hiện các phương án tấn công tiêu diệt và ngăn chặn đội hình hải quân địch trên biển, chi viện yểm hộ cho hải quân phản công chiếm lại đảo. Đội hình tiêm kích đánh chặn MiG-21 yểm trợ bảo vệ đội hình tàu và máy bay Su-22M. Các đơn vị trực thăng Ka-28, Mi-8, vận tải An-26 làm nhiệm vụ trinh sát, chuyển quân, tìm kiếm cứu nạn.

Ngày 25/11/1988, tổng tham mưu trưởng ra mệnh lệnh bảo vệ Trường Sa, khu vực biển và thềm lục địa. Ở phía Nam, Quân chủng Không quân tích cực tham gia bảo vệ Trường Sa, khi tàu nước ngoài gây ra chiến sự thì phối hợp với hải quân đánh bại họ ở vùng biển quần đảo Trường Sa.

Với sự xuất hiện của những chuyến xuất kích của Không quân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa năm 1988, chúng ta đã góp phần ngăn chặn được âm mưu đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Trung Quốc góp phần cùng quân chủng Hải quân đóng giữ và bảo vệ thắng lợi 11 đảo mới với 32 điểm đóng quân. Hiện nay, Việt Nam là nước nắm nhiều điểm đảo nhất tại Trường Sa, riêng số điểm đảo ta kiểm soát được tại Trường Sa năm 1988 đã nhiều hơn số thực thể mà bất kỳ nước nào khác hiện kiểm soát tại Trường Sa (Philippines 10, Trung Quốc 7, Mã Lai 7, Đài Loan 2), tất cả là nhờ sự cố gắng, hi sinh của cán bộ chiến sĩ trong những điều kiện hết sức khó khăn lúc đó.

Ảnh cán bộ chiến sĩ Không quân đang lắp tên lửa Kh-28 (X-23) lên máy bay Su-22 những năm 1980. Kh-28 là loại tên lửa chống hạm phóng từ máy bay phổ biến của các nước XHCN hồi đó. Những người lính gầy gò vì thiếu ăn, quần áo sờn rách kéo cao quá mắt cá, lắp đặt quả tên lửa nặng 7 tạ mà không có bất kỳ đồ bảo hộ nào (X-23 là tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, luôn có nguy cơ độc hại khi bảo quản và sử dụng) đủ cho thấy những khó khăn và quyết tâm vượt qua khó khăn của bộ đội ta hồi đó. Những gì cha anh chũng ta làm được thật phi thường, vậy nên đừng có xoáy vào 1 sự kiện đau thương ở một đảo đá bé tí để xuyên tạc và chà đạp lên mọi nỗ lực của bộ đội, của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

1615818032415.png


"Bài của Tú Anh Phạm"
 

Pathfinder2003

Xe tải
Biển số
OF-733128
Ngày cấp bằng
18/6/20
Số km
331
Động cơ
72,150 Mã lực
Bàn tán chuyện xưa nhiều rồi.giờ em xin hỏi là nếu TQ nó lại khởi chiến 1 lần nữa thì trong cõi ộp này cụ nào xung phong nhận súng đạn xuống tàu. .cụ nào ra nhập công binh.cc làm ơn điểm danh để em chộp ảnh màn hình gửi cho bọn otoful TQ nào.
Em đăng ký ngay nhưng chắc không được chọn vì em chích vaccine ngừa covid rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top