[Funland] Trường Sa 1988 với góc nhìn của CIA

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,570
Động cơ
529,306 Mã lực
Bàn tán chuyện xưa nhiều rồi.giờ em xin hỏi là nếu TQ nó lại khởi chiến 1 lần nữa thì trong cõi ộp này cụ nào xung phong nhận súng đạn xuống tàu. .cụ nào ra nhập công binh.cc làm ơn điểm danh để em chộp ảnh màn hình gửi cho bọn otoful TQ nào.
Khi nào TQ đánh mới biết thực sự thế nào chứ cụ.
Lịch sử cả mấy ngàn năm oánh nhau chẳng lẽ cụ thiếu tự tin vậy sao?
 

Vô-va

Xe tải
Biển số
OF-118025
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
318
Động cơ
388,161 Mã lực
Trước có 1 bài trên mạng của ông Phó đề đốc VNCH kể về chuyện này. Đại loại là sau khi thua Hoàng sa VNCH đã tập trung hơn 100 con F5 ở Đà nẵng chuẩn bị ném bom hủy diệt Hoàng sa. Nhưng sau khi Thiệu nhận được điện từ Mỹ thì lại lệnh ngừng hành động. Cũng không nói nội dung bức điện là gì.

Không hiểu sao giờ tìm không thấy bài đấy nữa.
Hồi đấy quân lực Vịt ngan cọng hành cũng đã chuẩn bị tổng tiến công ra Hà nội, chuẩn bị xong hết rồi chỉ mỗi đánh thôi nhưng ông chủ bảo đừng đánh nữa, thế là lịch sử đi sang một hướng khác.
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
3,377
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Thằng tàu là 1 quốc gia to và có bờ biển khá dài. Nhưng ngặt 1 nỗi, toàn bộ biển phía đông thì bị thằng khác án ngữ: phía trên là thằng Ngố cục tính, giữa là thằng samurai Nhật với cả chuỗi đảo dài ngoằn, có bọn sen đầm Mỹ đóng quân. Lui dưới lại có thằng Đài loan đệ của Mỹ. Còn mỗi tẹo biển dẹp lép, muốn vươn cũng chả có chỗ mà vươn, và cũng chả dám vươn.
Chính vì vậy, tàu dòm xuống phía nam. Vùng biển này cũng tiếp giáp với tàu, song tự cổ chí kim, tàu chửa bao giờ mò xuống chỗ ấy. Đấy là vùng biển của các nước Đông nam Á. Vùng biển này khá dài và đủ rộng, người dân Đông nam Á đã quản lý khai thác toàn bộ từ hàng trăm năm trước. Xin 1 phần thì không ai cho, tàu chỉ còn cách ăn trộm... và tàu đã trộm được 1 tẹo dù phải chấp nhận mặt dày.
Gần đây, do kinh tế tốt, tàu phát triển mạnh hải quân. Phương tiện và lực lượng tạm đủ để phát triển thành hải quân nước xanh, nhưng khốn nỗi chả có nước xanh để mà trở. Vì thế, cậy khoẻ, tàu rắp tâm cướp luôn vùng biển ĐNA để làm vùng nước xanh cho mình. Đương nhiên muốn cướp thì cũng phải có cớ dù chỉ là cái cớ bịa đặt. Và tàu tìm ra 1 tấm bản đồ cách nay cũng chưa lâu, bản đồ này có 11 nét đứt đoạn vẽ thêm 1 cách ngệch ngoạc do 1 tay sĩ quan của chế độ tàu tưởng - chế độ mà tàu luôn phủ nhận - trong lúc phê thuốc phiện vẽ ra...:))
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,903
Động cơ
420,179 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hồi đấy quân lực Vịt ngan cọng hành cũng đã chuẩn bị tổng tiến công ra Hà nội, chuẩn bị xong hết rồi chỉ mỗi đánh thôi nhưng ông chủ bảo đừng đánh nữa, thế là lịch sử đi sang một hướng khác.
Ông chủ bảo "tao có hàng khủng, để tao" và lịch sử đi theo hướng chúng ta đã thấy.

Chứ thực ra các vị đã chuẩn bị đâu vào đấy:
Tranh cđ VNCH.jpg
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,570
Động cơ
529,306 Mã lực
Thằng tàu là 1 quốc gia to và có bờ biển khá dài. Nhưng ngặt 1 nỗi, toàn bộ biển phía đông thì bị thằng khác án ngữ: phía trên là thằng Ngố cục tính, giữa là thằng samurai Nhật với cả chuỗi đảo dài ngoằn, có bọn sen đầm Mỹ đóng quân. Lui dưới lại có thằng Đài loan đệ của Mỹ. Còn mỗi tẹo biển dẹp lép, muốn vươn cũng chả có chỗ mà vươn, và cũng chả dám vươn.
Chính vì vậy, tàu dòm xuống phía nam. Vùng biển này cũng tiếp giáp với tàu, song tự cổ chí kim, tàu chửa bao giờ mò xuống chỗ ấy. Đấy là vùng biển của các nước Đông nam Á. Vùng biển này khá dài và đủ rộng, người dân Đông nam Á đã quản lý khai thác toàn bộ từ hàng trăm năm trước. Xin 1 phần thì không ai cho, tàu chỉ còn cách ăn trộm... và tàu đã trộm được 1 tẹo dù phải chấp nhận mặt dày.
Gần đây, do kinh tế tốt, tàu phát triển mạnh hải quân. Phương tiện và lực lượng tạm đủ để phát triển thành hải quân nước xanh, nhưng khốn nỗi chả có nước xanh để mà trở. Vì thế, cậy khoẻ, tàu rắp tâm cướp luôn vùng biển ĐNA để làm vùng nước xanh cho mình. Đương nhiên muốn cướp thì cũng phải có cớ dù chỉ là cái cớ bịa đặt. Và tàu tìm ra 1 tấm bản đồ cách nay cũng chưa lâu, bản đồ này có 11 nét đứt đoạn vẽ thêm 1 cách ngệch ngoạc do 1 tay sĩ quan của chế độ tàu tưởng - chế độ mà tàu luôn phủ nhận - trong lúc phê thuốc phiện vẽ ra...:))
Tất cả bản đồ cổ TQ không hề có vùng biển phía nam. Thực tế quản lý cũng không.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,059
Động cơ
323,925 Mã lực
Tuổi
58
Em cop trên fa về cho các cụ cãi và chém tiếp.

Không quân Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền 88). Lưu ý bài dài.

Trong năm 1987, đứng trước tình hình hết sức căng thẳng, để bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Quân chủng Không quân được giao các nhiệm vụ:
- Trinh sát chụp ảnh, quan sát bằng mắt trên các đảo và vùng biển xung quanh Trường Sa
- Bay thả hàng không dù trên các đảo có diện tích rộng
- Tổ chức huấn luyện phi công làm nhiệm vụ bay biển xa, trinh sát chụp ảnh, chi viện cho các đảo
- Sử dụng không quân tiêm kích - bom (cường kích) hoạt động ở tầm bay tối đa, mục tiêu ngắm vào tàu chở quân tiếp viện của đối phương.

Ngày 7/11/1987, Tư lệnh Quân chủng Không quân lệnh cho Sư đoàn 372 cơ động một phi đội Su-22 thuộc Trung đoàn 923 vào sân bay Phan Rang để huấn luyện làm quen với khu vực chiến đấu. Su-22 là máy bay tiêm kích - bom do Liên Xô chế tạo, mới gia nhập Không quân Xô viết năm 1972 và năm 1979 được viện trợ cho Việt Nam, là máy bay duy nhất của Không quân nhân dân Việt Nam lúc đó mang được vũ khí ra Trường Sa.

Ngày 14/11/1987, phi đội Su-22 đã bay từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Từ ngày 21/11, sư đoàn 372 tổ chức trực ban chiến đấu và huấn luyện bay biển cho phi công lái Su-22 tại sân bay Phan Rang.

Ngoài đơn vị Su-22, một bộ phận máy bay vận tải chiến thuật An-26 cũng được cơ động vào Nam để trinh sát chụp ảnh, chở quân tiếp viện, thả dù hàng…

Sáng ngày 10/2/1988, phi công Vũ Xuân Cương đã thành công chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên trên máy bay Su-22M từ Phan Rang ra tuần tiễu Trường Sa. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam ra tới Trường Sa. Để có thể bay đường dài ra Trường Sa, máy bay đã phải lắp thêm 4 thùng dầu phụ cho máy bay. Chiếc Su-22M được lệnh cất cánh lúc 8h sáng 10/2/1988. Các phi công đã phát hiện ra đảo đầu tiên của quần đảo Trường Sa ở khoảng cách hơn 30 km. Hạ thấp độ cao, phi công cho máy bay bay qua đảo và trở về căn cứ an toàn. Hình ảnh máy bay của ta vươn ra tới Trường Sa đã cổ vũ rất lớn cho tinh thần bộ đội đang làm nhiệm vụ ngoài Trường Sa.

Tuy nhiên, để có được những chuyến bay ra đảo, Không quân Việt Nam đã phải khắc phục rất nhiều khó khăn và cả nguy hiểm nữa.

Trước hết, thời điểm đó phương tiện dẫn đường của ta chỉ có bán kính 300 km nên sau đó phi công phải tự đi. Giữa mênh mông biển nước không có điểm mốc, việc xác định vị trí là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi người phi công vừa phải tài giỏi vừa phải gan dạ. Bay biển cực kỳ phức tạp vì thời tiết thay đổi đột ngột, hơn nữa nền trời và biển giống nhau, lại không có địa tiêu nào để phi công dựa vào phán đoán tọa độ, phương vị, so sánh giữa vị trí của mình với khu vực cần đến. Hơn nữa Su-22M không phải là máy bay có tầm bay xa trên biển vì vậy nếu sai một chút nhỏ về phương hướng thì không còn đủ nhiên liệu để về đến đất liền. Khi bay về hạ cánh, lượng dầu mỗi máy bay chỉ còn lại khoảng 700 kg, chỉ đủ bay thêm được khoảng 10 phút nữa.

Không chỉ hạn chế về trang bị mà điều kiện khí tượng cũng gây ra sự nguy hiểm cho những chuyến bay, biển Đông là nơi hội tụ nhiều cơn bão nhiệt đới cũng như mây, mưa, lốc quanh năm. Những đám mây, cột lốc xoáy luôn rình rập những cánh chim sắt của Không quân Việt Nam.

* Xuất kích giữ Len Đao

Trước hết xin nhắc lại rằng, trong chiến dịch CQ-88 ngay từ đầu chủ trương của ta là chỉ sử dụng các lực lượng vận tải và công binh để thực hiện đóng quân bảo vệ chủ quyền, không để đối phương tạo cớ đánh chiếm toàn bộ quần đảo khi lực lượng của ta còn mỏng do phải căng sức trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc và Tây Nam vì vậy không quân tiêm kích ít khi hiện diện trên quần đảo Trường Sa. Thực hiện nhiệm vụ lúc này là các máy bay vận tải An-26 của Trung đoàn 918.

Từ ngày 1/3-20/4/1988, Trung đoàn không quân 918 thực hiện 10 chuyến bay ra Trường Sa quan sát chụp ảnh, thông báo tình hình đối phương trên biển về sở chỉ huy. Ngay sau trận chiến ở đá Gạc Ma, ngày 14-15-16/3/1988, máy bay An-26 của Không quân Việt Nam đã bay ra Cô Lin, Len Đao trinh sát trận địa nhưng Trung Quốc cũng điều máy báy ngăn chặn.

Ngày 30/3/1988, tư lệnh Quân chủng ra chỉ thị về việc tăng cường bay huấn luyện trên biển xa cho Su-22M nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Ngày 24/4, quân chủng quyết định điều thêm 3 chiếc Su-22M từ Thọ Xuân vào Phan Ranh. Cuối tháng 6, có thêm 10 chiếc Su-22M nữa vào Phan Rang.

Một tháng sau sự kiện ngày 14/3, tàu hải quân, chở theo 35 lính công binh và 7 lính hải quân do Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chỉ huy, chỉ mang theo trang bị súng 12ly7, DKZ… quay lại quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma. Trước khi đi, phía ta đã xác định có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông và họ cũng quyết liệt xâm chiếm đảo của ta.

Từ 2h sáng, Hải quân Việt Nam bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên ta chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao. Tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo nên các chiến sĩ không tiếp cận được.

Buổi sáng ra, phát hiện ra ta cắm cờ ở Len Đao, Trung Quốc cho 7 tàu chiến và vô số xuồng nhỏ bao vây, uy hiếp, lực lượng của ta ít hơn rất nhiều vẫn kiêm quyết bám đảo. Không khí hết sức căng thẳng có thể nổ ra giao tranh, nhưng khi trên bầu trời xuất hiện 7 máy bay Su-22M của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, ngay lập tức phía tàu Trung Quốc tản ra. Bộ đội ta tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ xây dựng công sự và bảo vệ vững chắc đảo Len Đao cho đến ngày hôm nay.

Sau sự kiện đó, Không quân Việt Nam còn thực hiện nhiều chuyến bay nối đất liên với đảo xa. Nhận thấy sự cần thiết tăng cường lực lượng Không quân trong nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa, ngày 10/6/1988, Tư lệnh Không quân phê duyệt lại kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo vệ và chi viện Trường Sa. Quân chủng chủ trương sử dụng các lực lượng hiện có (gồm tiêm kích đánh chặn MiG-21bis, cường kích Su-22M, vận tải cơ An-26 và trực thăng Mi-8/Ka-25) thực hiện 4 nhiệm vụ chính: bay trinh sát, vận chuyển đường không; tấn công các mục tiêu trên biển và đảo; tiêm kích bảo vệ đội hình chiến đấu không quân - hải quân; hiệp đồng chặt chẽ với hải quân và phòng không bảo vệ Trường Sa.

Ngày 24-28/6 hai biên đội Su-22M (4 chiếc) của trung đoàn 923 lần lượt bay nhiệm vụ ra đảo Trường Sa và An Bang.

Từ 24 đến 29/10/1988, Quân chủng Không quân tham gia đợt diễn tập chi viện quần đảo Trường Sa (mang tên CV-88). Địa điểm diễn tập là căn cứ Phan Rang, Cam Ranh và vùng biển hai tỉnh Phú Khánh - Thuận Hải. Lực lượng tham gia có: máy bay tiêm kích - bom Su-22M (Trung đoàn 923), 2 trực thăng Mi-8 (Trung đoàn 917), 2 máy bay vận tải An-26 (Trung đoàn 918)…

Trong diễn tập, phi đội Su-22M thực hiện các phương án tấn công tiêu diệt và ngăn chặn đội hình hải quân địch trên biển, chi viện yểm hộ cho hải quân phản công chiếm lại đảo. Đội hình tiêm kích đánh chặn MiG-21 yểm trợ bảo vệ đội hình tàu và máy bay Su-22M. Các đơn vị trực thăng Ka-28, Mi-8, vận tải An-26 làm nhiệm vụ trinh sát, chuyển quân, tìm kiếm cứu nạn.

Ngày 25/11/1988, tổng tham mưu trưởng ra mệnh lệnh bảo vệ Trường Sa, khu vực biển và thềm lục địa. Ở phía Nam, Quân chủng Không quân tích cực tham gia bảo vệ Trường Sa, khi tàu nước ngoài gây ra chiến sự thì phối hợp với hải quân đánh bại họ ở vùng biển quần đảo Trường Sa.

Với sự xuất hiện của những chuyến xuất kích của Không quân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa năm 1988, chúng ta đã góp phần ngăn chặn được âm mưu đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Trung Quốc góp phần cùng quân chủng Hải quân đóng giữ và bảo vệ thắng lợi 11 đảo mới với 32 điểm đóng quân. Hiện nay, Việt Nam là nước nắm nhiều điểm đảo nhất tại Trường Sa, riêng số điểm đảo ta kiểm soát được tại Trường Sa năm 1988 đã nhiều hơn số thực thể mà bất kỳ nước nào khác hiện kiểm soát tại Trường Sa (Philippines 10, Trung Quốc 7, Mã Lai 7, Đài Loan 2), tất cả là nhờ sự cố gắng, hi sinh của cán bộ chiến sĩ trong những điều kiện hết sức khó khăn lúc đó.

Ảnh cán bộ chiến sĩ Không quân đang lắp tên lửa Kh-28 (X-23) lên máy bay Su-22 những năm 1980. Kh-28 là loại tên lửa chống hạm phóng từ máy bay phổ biến của các nước XHCN hồi đó. Những người lính gầy gò vì thiếu ăn, quần áo sờn rách kéo cao quá mắt cá, lắp đặt quả tên lửa nặng 7 tạ mà không có bất kỳ đồ bảo hộ nào (X-23 là tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, luôn có nguy cơ độc hại khi bảo quản và sử dụng) đủ cho thấy những khó khăn và quyết tâm vượt qua khó khăn của bộ đội ta hồi đó. Những gì cha anh chũng ta làm được thật phi thường, vậy nên đừng có xoáy vào 1 sự kiện đau thương ở một đảo đá bé tí để xuyên tạc và chà đạp lên mọi nỗ lực của bộ đội, của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

View attachment 5997918

"Bài của Tú Anh Phạm"
Bài dài nên cần tý nhạc cho máo nhé cc
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
972
Động cơ
200,491 Mã lực
Vn giờ khôn rồi. Không vào phe thằng nào cả, đứng vững và đi lên bằng khả năng của mình. Có khó khăn nhưng không phải phụ thuộc vào ai. Nghĩ đến câu:Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập mà nản.
Việt Nam chưa bao h hết khôn cả cụ ơi, nhưng cái thế lúc đó thì chỉ có thế. Nên em mong không bao giờ đánh nhau nữa mà làm ăn, có tiền, có lực thì sẽ không sợ ai cả.
 

Thangvjt

Xe buýt
Biển số
OF-91015
Ngày cấp bằng
6/4/11
Số km
582
Động cơ
409,322 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Xét cho cùng chỉ có Liên Xô là hiểu tại sao họ lại như vậy, trong 2 cuộc chiến tranh biên giới trên đất liền và trên biển LX đều hỗ trợ VN nhưng ko phải kiểu điều lính đến đánh thuê mà chỉ hỗ trợ ( hoặc cho vay) trang thiết bị kỹ thuật và chiến thuật. TQ sau gần 10 năm ctranh biên giới ko làm được trò trống gì trên đất liền nên quay sang biển để gỡ gạc chút thể diện mà thôi. Quân đội VN chiến đấu trên cạn thì quá kinh nghiệm dạn dày nhưng trên biển thì sự khác biệt về khí tài là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến thắng lợi. Quyết định của VN những năm đó là hoàn toàn đúng đắn xét về mọi phương diện...
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
972
Động cơ
200,491 Mã lực
Nhà em vẫn còn quyển Atlas do Tiệp Khắc ấn hành năm 1983, trong đó phần bản đồ ghi rõ cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc Trung Quốc. Xem tức lắm nhưng đó có lẽ là quan điểm chung của khối các nước XHCN thời bấy giờ.

Về mặt tình cảm, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, nhưng thế giới không mấy nước quan tâm đến những tranh chấp lãnh thổ kiểu này, vì có vô số, và nước nào cũng có luận điểm của mình cả. Không bênh vực hành động chiếm đóng của Trung Quốc, nhưng muốn thắng về mặt ngoại giao thì phải có bằng chứng rõ ràng như các nghị định thư, hiệp định ký giữa hai (hoặc nhiều hơn) chính phủ hợp pháp, sau nữa là các bằng chứng về mặt lịch sử như công trình xây dựng đã và đang tồn tại, chủng tộc, ngôn ngữ của cư dân đang sinh sống tại đó,…còn vấn đề nói là ai có mặt ở đó trước thì không có ý nghĩa gì lắm, nếu không thì toàn bộ miền Trung và miền Nam Việt Nam cũng sẽ dễ dàng bị biến thành các lãnh thổ tranh chấp
Vâng, ra ngoài thế giới thì chỉ có mạnh về tiền, lực và lý. Chứ tình không có tác dụng lắm. Vd chúng ta không thể và không muốn quan tâm đến tranh chấp của một quốc gia châu Phi hay thậm chí Trung Á nào đó. Quá phức tạp và quá nhạy cảm.
 
Biển số
OF-711102
Ngày cấp bằng
22/12/19
Số km
163
Động cơ
250,883 Mã lực
Cái hồn bất khuất dân tộc Việt nó ngấm trong máu rồi các cụ ạ. Bình thường thì có thể khôn vặt, lừa lọc lẫn nhau, kéo nhau cùng chậm lại chút. Nhưng cứ thử có xung đột, chiến tranh xem, chỉ cần mấy cụ hô hào là 50 % các cụ hò nhau xung phong, vứt hết mọi thứ ở lại rồi lên đường ôm súng ngay.
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
4,097
Động cơ
535,349 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bàn tán chuyện xưa nhiều rồi.giờ em xin hỏi là nếu TQ nó lại khởi chiến 1 lần nữa thì trong cõi ộp này cụ nào xung phong nhận súng đạn xuống tàu. .cụ nào ra nhập công binh.cc làm ơn điểm danh để em chộp ảnh màn hình gửi cho bọn otoful TQ nào.
Cụ định làm ********* cho Khựa à :)
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,249
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Bán gì mà bán.... VN mất bao nhiêu người bên nó rồi, rút về khi Cam đã ổn định để ku Hunsen nó độc lập toàn quyền quyết định sướng bỏ mịa nên được còn đòi hỏi gì nữa
Cụ chẳng nắm được thông tin, sau 1990 Việt nam rút quân, Việt nam còn cho mấy sư mình mặc áo lính Hun sen, tẩn bọn Thái dúi, Khmer đỏ, bọn hoàng gia cam ra bả để Hun sen nắm quyền, nếu không có vụ đấy bọn kia cùng Mỹ, Trung luộc Hun sen chín nhừ, còn bật đèn xanh cho Hun sen lật Hoàng tử đồng thủ tướng, đe dọa lập quân khu miền Đông, kết quả như ngày nay Hun sen vững như bàn thạch, bọn Bảo hoàng Cam giờ chỉ sủa vingj như nghẹo Ca li mình thui. Đến nay Trung quốc viện trợ tái thiết, đầu tư ở Cam khá nhiều, nhưng Hun sen vẫn hướng về Việt nam.
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,249
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Việt nam nên đồng minh với Mỹ, Nhật, Ấn, Hàn ... Nhằm mục đích toàn vẹn lãnh thổ, đánh trung quốc, giành lại Hoàng sa, Trường sa.
Đạt được mục đích rồi thì tuyên bố trung lập, không liên kết, đồng minh với ai nữa.
Chơi thế người ta khinh cho cụ ạ, cái thằng người nó không sang, mịa, chả liên minh với thằng méo nào sất, chỉ là đối tác mần ăn thôi, tự mình mạnh lên, củng cố quốc gia vững chắc, thằng Tàu hay bố thằng nào xâm phạm táng bỏ mịa nó ra, đụng đến mình, dân Vệ đâu có vừa.
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,249
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Nhờ LX và TQ mà VN thống nhất được đất nước và thành thế lực ở Châu Á. Nhờ LX mà VN đã đập vỡ mặt thằng TQ trong trận chiến 1979 và 10 năm Bắc cụ Tào, Nam diệt Khmere đỏ, Tây thì bình định giúp anh em Pathet Lào, thỉnh thoảng còn oánh Thái sưng mỏ. Toàn bộ võ công oanh liệt được tính hoàn toàn cho người Việt, thế cũng là cảm ơn LX rồi.
Trường Sa năm 1988 may mà LX không can thiệp nên xung đột chỉ xảy ra cực ngắn có mấy tiếng đồng hồ trên cái đảo Gạc Ma lúc chìm lúc nổi mà trước đó VN chưa đóng quân. Theo e hiểu lúc đó cả Tàu và VN đều đến đó giành đảo, VN đưa công binh đến trước tính dựng cơ sở để đồn trú, TQ đến sau nhưng mình cũng chưa kịp làm gì trên đó. E nghĩ VN cũng chưa yêu cầu LX giúp đỡ quân sự, mà vẫn tìm cách không để xung đột lan rộng, dù cũng sẵn sàng cho chiến tranh nếu Tàu không dừng lại. Lúc đó LX và Gorbachev cũng kém tắm lắm rồi, lãnh đạo VN thừa sức nhận ra, nên không hy vọng vào con gấu sắp ngủ đông đâu. Sau sự kiện Gạc Ma thì VN đã tăng tốc đưa quân đến các đảo chìm đảo nổi mà trước đây chưa có điều kiện để đóng quân, nên Tàu cũng không còn chiếm thêm được miếng nào nữa. Chiến lược đưa quân đến đóng ở các đảo chưa có quân của VN trong đó có đảo Gạc Ma là nằm trong kế hoạch CQ88 của Hải quân VN. Không biết chiến dịch này có bị TQ biết được hay không mà họ cũng tung quân đi chiếm các đảo đó y chang VN, và sau đó xảy ra xung đột trên đảo Gạc Ma như đã biết.
Comm này của cụ là chính xác và khách quan nhất.
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,235
Động cơ
92,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chơi thế người ta khinh cho cụ ạ, cái thằng người nó không sang, mịa, chả liên minh với thằng méo nào sất, chỉ là đối tác mần ăn thôi, tự mình mạnh lên, củng cố quốc gia vững chắc, thằng Tàu hay bố thằng nào xâm phạm táng bỏ mịa nó ra, đụng đến mình, dân Vệ đâu có vừa.
Cụ nói hợp ý em.

Cá nhân con người cũng thế, đời mà cứ sống bợ đít thằng khác nó hèn ra, mình sống phải như cây Tùng, cây Bách, vươn thẳng lên mà sống....:))
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Bàn tán chuyện xưa nhiều rồi.giờ em xin hỏi là nếu TQ nó lại khởi chiến 1 lần nữa thì trong cõi ộp này cụ nào xung phong nhận súng đạn xuống tàu. .cụ nào ra nhập công binh.cc làm ơn điểm danh để em chộp ảnh màn hình gửi cho bọn otoful TQ nào.
Thịt da nào mà chả mềm, chết chóc nào mà chả đáng sợ, phàm là con người ai chả có nỗi niềm riêng nhưng em cho rằng khi và một khi bị xâm phạm và chà đạp thì ít ai bỏ chạy ( nếu là Người) cụ ơi.
Và khi đã được tuyên bố tình trạng chiến tranh thì dù muốn hay không thì những ai còn sức cũng sẽ cầm súng thôi cụ. Em sinh sau đẻ muộn, đam mê rượu bia và đàn bà chết đi được nhưng em hiểu một điều rất rõ ràng.
Đó là khi Tổ quốc lâm nguy, ta có thể làm bất kỳ điều gì có lợi cho Tổ quốc và ở bất kỳ vị trí nào, quyết không quay lưng. Đơn giản thôi, nếu anh quay lưng có nghĩa tỷ lệ sống của anh là 0%.
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,249
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Cẩn thận cái đuôi nha cụ.

Theo tài liệu CIA, tại Gạc Ma Việt Nam nổ súng trước, khi bị giật lá cờ, thật khó mà biết nếu không nổ súng thì thế nào. Bên VNCH và cố vấn Mỹ ở Hoàng Sa khi gặp ca khó này thì dùng 2 tay chỉ lên trời là ổn hết:
View attachment 5994561
View attachment 5994572
Bằng chứng rõ ràng, tư liệu quí, cảm ơn cụ, cần show cho bọn nghẹo vàng cali biết rõ, nói thêm là trong điều lệnh quân Đội Nhân Dân Việt nam không có mục lính đầu hàng nhóe.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,561
Động cơ
178,943 Mã lực
Cụ chẳng nắm được thông tin, sau 1990 Việt nam rút quân, Việt nam còn cho mấy sư mình mặc áo lính Hun sen, tẩn bọn Thái dúi, Khmer đỏ, bọn hoàng gia cam ra bả để Hun sen nắm quyền, nếu không có vụ đấy bọn kia cùng Mỹ, Trung luộc Hun sen chín nhừ, còn bật đèn xanh cho Hun sen lật Hoàng tử đồng thủ tướng, đe dọa lập quân khu miền Đông, kết quả như ngày nay Hun sen vững như bàn thạch, bọn Bảo hoàng Cam giờ chỉ sủa vingj như nghẹo Ca li mình thui. Đến nay Trung quốc viện trợ tái thiết, đầu tư ở Cam khá nhiều, nhưng Hun sen vẫn hướng về Việt nam.
Không.phải cám ơn ông ta chứ cụ ..
Chuẩn cụ.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,797
Động cơ
965,512 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Cụ chẳng nắm được thông tin, sau 1990 Việt nam rút quân, Việt nam còn cho mấy sư mình mặc áo lính Hun sen, tẩn bọn Thái dúi, Khmer đỏ, bọn hoàng gia cam ra bả để Hun sen nắm quyền, nếu không có vụ đấy bọn kia cùng Mỹ, Trung luộc Hun sen chín nhừ, còn bật đèn xanh cho Hun sen lật Hoàng tử đồng thủ tướng, đe dọa lập quân khu miền Đông, kết quả như ngày nay Hun sen vững như bàn thạch, bọn Bảo hoàng Cam giờ chỉ sủa vingj như nghẹo Ca li mình thui. Đến nay Trung quốc viện trợ tái thiết, đầu tư ở Cam khá nhiều, nhưng Hun sen vẫn hướng về Việt nam.
Em tưởng VN rút thật & Hunsen tự đứng trên đôi chân của mình được.
Hóa ra không phải.
 

Camontinhyeu

Xe điện
Biển số
OF-186622
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
2,788
Động cơ
365,900 Mã lực
Nơi ở
Nhà của mình
Cụ chẳng nắm được thông tin, sau 1990 Việt nam rút quân, Việt nam còn cho mấy sư mình mặc áo lính Hun sen, tẩn bọn Thái dúi, Khmer đỏ, bọn hoàng gia cam ra bả để Hun sen nắm quyền, nếu không có vụ đấy bọn kia cùng Mỹ, Trung luộc Hun sen chín nhừ, còn bật đèn xanh cho Hun sen lật Hoàng tử đồng thủ tướng, đe dọa lập quân khu miền Đông, kết quả như ngày nay Hun sen vững như bàn thạch, bọn Bảo hoàng Cam giờ chỉ sủa vingj như nghẹo Ca li mình thui. Đến nay Trung quốc viện trợ tái thiết, đầu tư ở Cam khá nhiều, nhưng Hun sen vẫn hướng về Việt nam.
Còm của Cụ em nghĩ chưa chuẩn nắm, ông Hun mà hướng về VN thì các cuộc hội nghị bàn về Biển Đông nó đã ngôi im trung lập, ko bày tỏ ý kiến chứ vẫn quyết tâm đưa quan điểm như hiện nay thì nó nghiêng về Tung Cẩu rồi. Đội làm chính trị như Hun nẻo mép lắm xuất thân từ ngoại giao. Do vậy hãy nhìn hành động họ làm chứ đừng để ý đến chót lưỡi đầu môi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top