[Funland] Trường Sa 1988 với góc nhìn của CIA

k4mjkaze2

Xe buýt
Biển số
OF-740761
Ngày cấp bằng
26/8/20
Số km
588
Động cơ
69,025 Mã lực
Tuổi
32
VNCH năm đó hải quân không quân mạnh, mà còn chẳng dám ra chiếm lại, giờ bi bô đổ hết ông ông VNDC
 

trongthuc

Xe hơi
Biển số
OF-96571
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
182
Động cơ
401,841 Mã lực
Lại nhớ lại chuyện "Tái Ông mất ngựa"....
Ngẫm ra trong cái rủi có cái may cho Việt Nam.
Nhờ việc LX quay lưng với VN và TQ xâm chiến đảo của VN mà VN đã điều chỉnh chiến lược ngoại giao đa phương. Hiện tại em thấy VN đi đúng hướng, VN nên theo hướng nước trung lập.
chính xác thì chiến lược của VN là "đa phương", chỉ nói "nước trung lập" thì không chính xác. "Trung lập" như bọn Thuỵ Sĩ thì gần như không phát biểu về các vấn đề tranh chấp quốc tế.

VN thì khác, bất cứ vấn đề quốc tế nào cũng tích cực tham gia. Bỏ công nhiều thì bạn bè cũng nhiều, có vấn đề gì thì sẽ đc nhiều nước quốc tế ủng hộ.

Hiện tại, quan điểm "quốc tế hoá biển Đông" của VN đang dần đc nhiều cường quốc ủng hộ bằng cách đưa tầu quân sự vào. Biển đông từ chuyện là tranh chấp song phương "VN - Tầu" hoặc "Asean - Tầu" sẽ sớm thành vấn đề đa phương quốc tế.
 

Traisuonggio

Xe buýt
Biển số
OF-755285
Ngày cấp bằng
31/12/20
Số km
763
Động cơ
57,383 Mã lực
Nơi ở
Coi tam
Từ Góp ba chốp tới tin hói đã ko còn b vệ j ta tẹo nào nữa trước sự hung hăng của quân khựa
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,787
Động cơ
483,123 Mã lực
Nơi ở
rừng
VNCH năm đó hải quân không quân mạnh, mà còn chẳng dám ra chiếm lại, giờ bi bô đổ hết ông ông VNDC
Thằng mất đất lại to mồm chửi thằng giữ đất ! Giờ già rồi, cơ mà muôn đời sau sẽ bị rủa là bất tài, là hèn !
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Cụ ý - Lê Đức Thọ - đek thèm nhận cái giải ấy vì nó đánh đồng cụ ấy với thằng cướp nước!

Bác không biết và không hiểu sự kiện lịch sử này ah????

Ơ! em nhớ nhà mình cũng có cụ gì được 1/2 giải nobel hòa bình hay sao ý nhỉ? cụ ý cũng là kẻ phản bội lại dân tộc ạ?
 

Bình minh biển

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757578
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
7,847
Động cơ
164,930 Mã lực
chính xác thì chiến lược của VN là "đa phương", chỉ nói "nước trung lập" thì không chính xác. "Trung lập" như bọn Thuỵ Sĩ thì gần như không phát biểu về các vấn đề tranh chấp quốc tế.

VN thì khác, bất cứ vấn đề quốc tế nào cũng tích cực tham gia. Bỏ công nhiều thì bạn bè cũng nhiều, có vấn đề gì thì sẽ đc nhiều nước quốc tế ủng hộ.

Hiện tại, quan điểm "quốc tế hoá biển Đông" của VN đang dần đc nhiều cường quốc ủng hộ bằng cách đưa tầu quân sự vào. Biển đông từ chuyện là tranh chấp song phương "VN - Tầu" hoặc "Asean - Tầu" sẽ sớm thành vấn đề đa phương quốc tế.
Quan điểm của Việt Nam về vấn đề biển Đông trong giai đoạn hiện nay, Cụ có thể tham khảo bài viết này, đăng trên CAND online, ngày 17/11/2020.


"Giải quyết các tranh chấp Biển Đông bằng chuẩn mực quốc tế
07:34 17/11/2020

Việc nhiều quốc gia ven Biển Đông lưu hành công hàm trao đổi tại Liên Hợp Quốc (LHQ) với những nội dung mang đậm ngôn ngữ và hàm ý pháp lý cho thấy các quốc gia ngày càng đề cao vai trò và giá trị của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế của LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).


Tác động của COVID-19 tới Biển Đông

Bốn phiên thảo luận trong ngày thứ nhất (16/11) của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 với chủ đề “Duy trì hoà bình và hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đồng tổ chức tại Hà Nội với các chủ đề: tình hình Biển Đông trong tình hình thế giới biến động; vai trò của ASEAN với tầm nhìn sau năm 2025; tranh luận pháp lý bằng Công hàm tại Liên Hợp Quốc (LHQ); cạnh tranh định hình công luận về Biển Đông và vai trò của báo chí… đã diễn ra trong không khí rất sôi nổi, thẳng thắn và mang tính xây dựng.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 diễn ra theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Nhiều ý kiến cho rằng tuy khó tìm được mối liên hệ trực tiếp giữa đại dịch COVID-19 và diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, song COVID-19 đã làm cho quan hệ giữa các nước lớn xấu đi ở Biển Đông, nhất là quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung. Một số đại biểu nhận định Trung Quốc đã lợi dụng tình hình COVID-19 để gia tăng nhịp độ hoạt động trên thực địa, mở rộng kiểm soát trên Biển Đông và cố ý va chạm với nhiều nước. Các mục tiêu cơ bản của Trung Quốc ở Biển Đông không thay đổi và gần đây Trung Quốc đẩy mạnh “lập trường quan điểm” của nước này trên khắp thế giới, gây nên phản ứng mạnh mẽ của chính phủ và người dân ở nhiều nước.
Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì các hoạt động quân sự và tự do hàng hải; tỏ thái độ cứng rắn hơn trên mặt trận ngoại giao, pháp lý, phản đối trực diện yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Lập trường này phản ánh xu hướng chính sách chung của chính quyền Mỹ theo hướng ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc. Chính sách Biển Đông của Mỹ về cơ bản đã định hình rõ nét hơn dưới thời Tổng thống Trump nên chính quyền sắp tới sẽ ít khả năng có điều chỉnh lớn về chiến lược.
Nhiều diễn giả châu Âu khẳng định việc Liên minh châu Âu (EU) quan tâm và hiện diện nhiều hơn ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng trong thời gian gần đây thông qua tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN và các nước Đông Nam Á, vì muốn bảo vệ hệ thống luật pháp quốc tế, tự do thương mại và trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, có học giả quốc tế lại cho rằng sự “can thiệp” của các nước châu Âu không phải là nước ven Biển Đông lại có thể khiến tình hình phức tạp hơn.
Chia sẻ thêm về quan điểm này, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho rằng, thế giới đang đứng trước nhiều nguy cơ, đặc biệt là dịch COVID-19. Cuộc đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả vấn đề Biển Đông. Còn Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao thì khẳng định, tất cả các nước trong và ngoài khu vực đều có lợi ích chung đối với khu vực này, bởi đây là khu vực địa chiến lược, địa kinh tế, thông thương tự do hàng hải. Quốc gia nào cũng muốn tự do hàng hải, thương mại, đi lại được bảo đảm ở khu vực này.

Đại diện các phái đoàn ngoại giao tại Hà Nội tham dự hội thảo.
UNCLOS 1982 có giá trị phổ quát và toàn diện
Về cuộc “tranh luận” bằng công hàm tại LHQ trong vấn đề Biển Đông và tác động tới tương lai của tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), các học giả khẳng định, UNCLOS 1982 có giá trị phổ quát và toàn diện, phạm vi điều chỉnh tất cả các vấn đề trên biển. Công hàm của các nước đều trực tiếp và gián tiếp đề cập tới Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông năm 2016 của Philippines, phản đối tất cả các yêu sách vùng biển phi lí của Trung Quốc. Uỷ ban ranh giới thềm lục địa đã trở thành nơi lưu giữ chính thức tất cả các công hàm, công thư phản đối các yêu sách vùng biển thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các đại biểu nhấn mạnh, không tồn tại một quy chế đặc biệt nào cho phép các quốc gia lục địa được vẽ đường cơ sở thẳng quanh các nhóm đảo, quần đảo xa bờ. Bên cạnh đó, các công hàm/ công thư trao đổi ở LHQ đã có những đóng góp giá trị trong việc làm rõ và củng cố lập trường pháp lý của các bên liên quan, đây là nguồn tài liệu quan trọng thể hiện quan điểm của các bên yêu sách về vấn đề Biển Đông. Cuộc tranh luận bằng công hàm là cách đấu tranh chính thức, hòa bình và mang lại sự minh bạch vì các nước yêu sách dần làm rõ các yêu sách lãnh thổ và yêu sách biển ở Biển Đông, đồng thời công bố công khai với cộng đồng quốc tế. Diễn biến pháp lý này cũng có thể là cơ sở tham khảo cho các bên trong quá trình đàm phán COC. Đáng chú ý, có học giả còn đề xuất một số quốc gia ASEAN có nhiều điểm tương đồng trong vấn đề pháp lý có thể hướng tới một tuyên bố lập trường chung về Biển Đông.
Trao đổi với phóng viên bên lề hội thảo, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban Luật pháp quốc tế - cơ quan chính của LHQ trong việc pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế, đánh giá, với một loạt những cuộc tranh luận về công hàm tại LHQ (hơn 30 công hàm) vừa qua liên quan đến Biển Đông, sau khi Malaysia nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của mình trên Biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa vào tháng 12/2019, tình hình ở Biển Đông đang thay đổi rất nhiều và cho thấy rằng, các tranh chấp ở vùng biển này cần phải được giải quyết bởi các bên tranh chấp và sự hợp tác chung của cộng đồng quốc tế cũng như khu vực.
Theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, việc các nước ngoài khu vực trao công hàm về Biển Đông là một sự thay đổi nhận thức của cộng đồng quốc tế. "Tôi cho rằng càng ngày thế giới sẽ cần nhìn nhận vai trò quan trọng của UNCLOS 1982 và các nước sẽ cùng nhau tìm ra những biện pháp để giải quyết", Đại sứ Nguyễn Hồng Thao nhấn mạnh.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban Luật pháp quốc tế.
Lưu ý hơn về nội dung trong các công hàm nói trên, TS Trần Công Trục chỉ rõ, lần đầu tiên các nước đề cập đến việc phải tuân thủ UNCLOS 1982 với những chi tiết cụ thể như: việc đưa ra yêu sách ở Biển Đông phải căn cứ vào UNCLOS 1982, đặc biệt là yêu sách đối với các thực thể đang tồn tại ở Biển Đông để tính ra các vùng biển… Thực tế, yêu sách "đường chín đoạn" (hay còn gọi là đường lưỡi bò) là hoàn toàn phi pháp, đi ngược lại các quy định của UNCLOS 1982, của chính sách về đối ngoại, về bảo vệ các quyền hợp pháp của các nước trong Biển Đông. Quan điểm của nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ là phải thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC, đưa đàm phán đi vào thực chất.
5 vấn đề để giải quyết khác biệt
Phát biểu tại hội thảo Thứ trưởng thường trực Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, để vượt qua các thách thức trên vấn đề Biển Đông hiện này, các nước trong và ngoài khu vực hơn lúc nào hết cần cùng nhau nỗ lực tìm kiếm, thực hiện các biện pháp hiệu quả; cần làm sâu sắc hơn nữa đối thoại, thúc đẩy hợp tác cùng phạt triển và cùng tìm giải pháp hòa bình cho các khác biệt, tranh chấp.
Thứ nhất, cần xây dựng và duy trì một môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác. Để làm được điều này, đầu tiên cần phải củng cố lòng tin chiến lược giữa các nước.
Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo.
Thứ hai, cần chủ động phòng tránh nguy cơ đụng độ không mong muốn trên biển. Việc xây dựng quy tắc ứng xử và chuẩn mực hành vi cho các hoạt động trên biển, bao gồm các lực lượng quân sự, dân sự và thực thi pháp luật trên biển cần là ưu tiên cao, không chỉ giữa các nước ven Biển Đông mà cả các nước ở ngoài khu vực đang thực thi các quyền hợp pháp của mình ở Biển Đông.
Thứ ba, cần thúc đẩy hợp tác nhằm phục hồi kinh tế và cùng phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều trì trệ, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cần là 1 đầu tàu hỗ trợ kinh tế thế giới phục hồi. Trong đó, Biển Đông cần là không gian kết nối lợi ích của các nước, thúc đẩy giao thương toàn cầu, bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.
Thứ tư, cần hợp tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường nghiên cứu khoa học biển và phát triển bền vững ở Biển Đông. Hợp tác bảo vệ, bảo tồn tài nguyên biển, nghiên cứu khoa học biển và thực thi pháp luật trên biển, nhất là trong khuôn khổ đa phương là cần thiết nhằm góp phần duy trì trật tự trên Biển Đông.
Thứ năm, không ngừng hướng tới giải quyết hòa bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông. Theo đó, các bên có liên quan cần tăng cường đối thoại thẳng thắn trên tinh thần xây dựng, hòa giải, bao dung để thu hẹp các khác biệt, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Nhấn mạnh quan điểm thúc đẩy tinh thần đối thoại, đề cao chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và tìm kiếm giải pháp hòa bình một cách công bằng, hợp lý cho các xung đột quốc tế, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên liên quan sử dụng khuôn khổ hợp tác song phương hoặc các cơ chế đa phương khu vực như các cơ chế của ASEAN nhằm thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, mở rộng hợp tác. Trên cơ sở đó, Việt Nam hy vọng các bên sẽ tích cực, sáng tạo tìm biện pháp thu hẹp bất đồng, kiểm soát hòa bình các tranh chấp hiện nay thông qua đàm phán và các cơ chế khác phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các đại biểu tham dự hội thảo đều nhấn mạnh việc xây dựng lòng tin và giải quyết hoà bình các tranh chấp trên Biển Đông.
Nói về vai trò của truyền thông trong việc định hình quan điểm của công chúng ở Biển Đông, các đại biểu cho rằng sự cạnh tranh định hình dư luận này đã diễn ra ở phạm vi rộng, với nhiều hình thức khác nhau. Đối với Trung Quốc, vấn đề Biển Đông gắn với “giấc mộng Trung Hoa”. Tuy nhiên, việc một số cơ quan truyền thông đưa tin từ góc độ chủ nghĩa dân túy có thể làm sai lệch thông tin, có hại cho việc thúc đẩy hợp tác quản lý và giải quyết hoà bình các tranh chấp. Việc cố tình che giấu thông tin và cung cấp thông tin sai lệch có thể phản tác dụng với chính chính phủ các nước. Các học giả cũng khuyến nghị công chúng cần tham khảo thông tin từ các nguồn chính thống và đối chiếu các nguồn thông tin với nhau để có được góc nhìn khoa học, chân thực nhất có thể về một vấn đề chính trị nóng bỏng như Biển Đông. Nhiều học giả cũng cho rằng truyền thông ở Việt Nam rất cởi mở, thể hiện qua việc có nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đặt trụ sở tại Việt Nam và sự cởi mở, thẳng thắn của các cơ quan chính phủ Việt Nam đối với các nhà báo quốc tế."
 

Gianthuong123

Xe tải
Biển số
OF-713941
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
465
Động cơ
91,706 Mã lực
Tuổi
33
Nói về những việc đã qua thì luôn khó, rằng nếu thế này thì đã không thế nọ, chẳng có chữ nếu nào cả. Nhưng có một thực tế là những chiến sĩ VN đã bị tàn sát mà không đánh lại, đấy mới là nỗi đau
Ko biết gì phát biểu người ta nghĩ mình khờ đó .
 

ConCuCauKinh

Xe buýt
Biển số
OF-716573
Ngày cấp bằng
17/2/20
Số km
586
Động cơ
89,712 Mã lực
Việt nam nên đồng minh với Mỹ, Nhật, Ấn, Hàn ... Nhằm mục đích toàn vẹn lãnh thổ, đánh trung quốc, giành lại Hoàng sa, Trường sa.
Đạt được mục đích rồi thì tuyên bố trung lập, không liên kết, đồng minh với ai nữa.
Khôn như cụ...
À mà thôi!!!
 

chuminhkhoa09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705898
Ngày cấp bằng
29/10/19
Số km
211
Động cơ
94,040 Mã lực
Tuổi
37
Việt nam nên đồng minh với Mỹ, Nhật, Ấn, Hàn ... Nhằm mục đích toàn vẹn lãnh thổ, đánh trung quốc, giành lại Hoàng sa, Trường sa.
Đạt được mục đích rồi thì tuyên bố trung lập, không liên kết, đồng minh với ai nữa.
Ý kiến này hay đấy, đến năm 2521 chắc là lấy lại được 2 Sa
 

chuminhkhoa09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705898
Ngày cấp bằng
29/10/19
Số km
211
Động cơ
94,040 Mã lực
Tuổi
37
Lạc đề tẹo, anh em có xem cái phim Yêu hơn cả bầu trời đang chiếu trên Vtv1 không nhỉ, đ éo hiểu thằng đạo diễn nó làm phim cho mấy bà bán rau ngoài chợ xem ah, đến thằng cu 6 tuổi nhà anh nó vừa xem vừa cười sằng sặc
 

hungboy

Xe buýt
Biển số
OF-55669
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
818
Động cơ
454,875 Mã lực
Bây giờ ví dụ Mỹ muốn ủng hộ Việt Nam! giành lại hs-ts vì muốn kiềm chế tq, bơm tiền và vũ khí sang. Các cụ tính sao? Vớ vẩn lại dính lại bài cũ
 

traiHNcodon

Xe tăng
Biển số
OF-2650
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
1,112
Động cơ
611,655 Mã lực
Nhưng mà nghĩ cũng cay thật, nếu mà đánh nó nhưng không đánh được thì còn an ủi, nó giết mình 10 người thì mình cũng phải cho 2, 3 thằng của nó nằm xuống, đằng này đứng im làm bia cho nó bắn. Thế thì khô máu cái nỗi gì
Ai nói cụ không bắn,lại nghe bọn nào nói không được nổ súng à
 

haiphdt

Xe buýt
Biển số
OF-424632
Ngày cấp bằng
24/5/16
Số km
608
Động cơ
223,994 Mã lực
Tuổi
44
Khổ quá, bọn Tàu nó đã chính thức đưa công hàm này ra LHQ như một bằng chứng rằng VN đã công nhận. Nếu nó sai tại sao VN không bác bỏ?
Khổ quá, bọn Tàu nó đã chính thức đưa công hàm này ra LHQ như một bằng chứng rằng VN đã công nhận. Nếu nó sai tại sao VN không bác bỏ?
Công nhận 12 Hải Lý là theo qui định Quốc Tế cụ nhé.Công nhận thế đúng đâu có sai,nó chung chung và cũng không công nhận Trường Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc.Một điểm nữa là 2 quần đảo đó không thuộc quản lý của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nên cái công hàm này làm sao lại thể hiện hai quần đảo này trong khi nó của 1 quốc gia khác??Nếu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng nói tên 2 quần đảo này trong công hàm thì để dân Việt Nam Cộng Hoà và chính phủ Việt Nam Cộng Hoà với cộng đồng quốc tế họ chửi cho còn ra gì nữa??Nếu Việt Nam Cộng Hoà (em nói nếu với hoàn cảnh của năm 1958 nhé) thống nhất đất nước thì sao??1974 đảo mất là do ai quản lý làm mất??trận đánh đó giữa ai với ai??Cụ không tìm hiểu à??
Cụ bảo chính phủ Việt Nam không phản đối khi Trung Quốc nó đưa lên LHQ á??Cụ nên xem lại nhé.Phản ứng ác liệt đấy,thế mới có Gạc Ma.Trong khu vực thì Việt Nam là quốc gia có nhiều đảo nhất ở đó,to nhỏ lớn bé chìm nổi đủ cả.
Năm 1982 Luật Biển Quốc Tế chính thức ra đời,Ta và Trung vẫn tranh chấp một số đảo nhưng không phải do công hàm công hiếc gì cả.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,638
Động cơ
567,319 Mã lực
Chuyện về cái Công hàm này giống kiểu ông nông dân có mảnh vườn từ đời ông bà để lại, đến đời ông đánh xóc đĩa viết giấy gán cho thằng hang xóm, giờ đến đời thằng con cứ đi thanh minh thanh nga rằng cái mảnh vườn đó là từ đời cụ kỵ đã là của nhà tôi, rằng ngày xưa ông nội tôi còn dắt tôi đi đái ở đó. Chết cười
Công hàm 1958 ra đời trong bối cảnh đấu pháo giữa eo biển Đài Loan khét lẹt, Đảo Kim Môn của Đài Loan cách bờ TQ có vài km, tàu Mỹ lượn lờ trong phạm vi 12 hải lý sát bờ đại lục như vào chỗ không người. TQ ra yêu sách 12 hải lý phản đối tàu Mỹ xâm phạm và yêu cầu VN ủng hộ các yêu sách này. PVĐ gửi công hàm(là 1 dạng thư tín ngoại giao) ủng hộ, chả nhắc đóe gì tới 2 quần đảo giữa biển đông.
Tất nhiên bọn tàu chứng lý yếu phải nhặt công hàm này ra mà ăn vạ, chỉ buồn là có 1 lũ lợn gạo hải ngoại và lũ họ móng guốc nội địa tự nhục chúng nó hít hà cái công hàm này thôi. Mỗi vụ tàu cá bị đâm là lại có 1 công hàm phản đối, các công hàm qua lại chắc phải nặng hàng tạ giấy, có pháp lý chó gì đâu
Thật là: Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng lũ ngu thời nào cũng có
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,039
Động cơ
552,490 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Bán như thế nào mợ? Ba em sang ở bên cạnh Hussen đến tận năm 84 mới về ạ. Chăm ông Hussen còn hơn chăm con vì năm đó ông ý mới ngoài 30 tuổi, nhiều buổi ông ý còn chạy sang khóc với Ba em vì bố ông Sen cứ uống rượu vào là lại mắng chửi mẹ ông Sen đấy ạ
Hồi đó ở cạnh Hun sen chỉ có 3 người VN ( 1 Bác sĩ và 2 lính K10) chắc ba cụ là 1 trong 3 người này. Hun Sen làm bộ trưởng bộ ngoại giao lúc 32 tuổi thì phải.
Hồi mới giải phóng tiểu đội em gác biệt thự Hun sen hơn tháng sau đó bàn giao cho lính 144 ngoài bắc vào.
Có khi gặp ba cụ là em biết đấy.
 

Pathfinder2003

Xe tải
Biển số
OF-733128
Ngày cấp bằng
18/6/20
Số km
331
Động cơ
72,150 Mã lực
Công nhận 12 Hải Lý là theo qui định Quốc Tế cụ nhé.Công nhận thế đúng đâu có sai,nó chung chung và cũng không công nhận Trường Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc.Một điểm nữa là 2 quần đảo đó không thuộc quản lý của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nên cái công hàm này làm sao lại thể hiện hai quần đảo này trong khi nó của 1 quốc gia khác??Nếu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng nói tên 2 quần đảo này trong công hàm thì để dân Việt Nam Cộng Hoà và chính phủ Việt Nam Cộng Hoà với cộng đồng quốc tế họ chửi cho còn ra gì nữa??Nếu Việt Nam Cộng Hoà (em nói nếu với hoàn cảnh của năm 1958 nhé) thống nhất đất nước thì sao??1974 đảo mất là do ai quản lý làm mất??trận đánh đó giữa ai với ai??Cụ không tìm hiểu à??
Cụ bảo chính phủ Việt Nam không phản đối khi Trung Quốc nó đưa lên LHQ á??Cụ nên xem lại nhé.Phản ứng ác liệt đấy,thế mới có Gạc Ma.Trong khu vực thì Việt Nam là quốc gia có nhiều đảo nhất ở đó,to nhỏ lớn bé chìm nổi đủ cả.
Năm 1982 Luật Biển Quốc Tế chính thức ra đời,Ta và Trung vẫn tranh chấp một số đảo nhưng không phải do công hàm công hiếc gì cả.
Riêng về vụ công hàm thì em thấy người ở bển đa số quyết tâm ủng hộ lập trường của TQ.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,638
Động cơ
567,319 Mã lực
Nói về những việc đã qua thì luôn khó, rằng nếu thế này thì đã không thế nọ, chẳng có chữ nếu nào cả. Nhưng có một thực tế là những chiến sĩ VN đã bị tàn sát mà không đánh lại, đấy mới là nỗi đau
Không đánh lại sao 6 lính TQ tử trận và 23 lính TQ khác bị thương? Bọn lính TQ bị cá mập cắn à? Hay là bị bọn pháo thủ 23 ly TQ bắn nhầm đồng đội???
Đau ít thôi, chịu khó đọc tài liệu tử tế vào
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,638
Động cơ
567,319 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top