Nhà em ko bia và nước ngọt. Hơn nữa em ở chung cư. Nhà em có phân rác ra giấy và những j có thể tái chế riêng cho các cô dọn vệ sinh để các cô bán đồng nát chứ ko tích luỹ, kể cả giấy vụn, đó cũng là có y thức rồi. trẻ con nhà em phải học thêm cả sáng , chiều, tối nên ko đi nhặt rác được, chỗ gần nhà em cũng chả có rác đâu mà nhặt. Hơn nữa, khó chiu nhất là cô giáo bêu tên con em ko nộp và đề nghị em trong giờ làm việc mang đủ 2 cân giấy vụn đến trường. Cho nên, Với em những cái đó ko phù hợp với gia đình em. Mục đích cuối cùng là để phân loại và tái chế thì con em làm thường xuyên, chả cần phải chờ có đợt. Giáo dục ý thức nó là cả quá trình chứ chả phai theo đợt thế này. Và em nghĩ, cũng rất hiếm nhà nào tích cóp tùng lớn bia hay giấy vụn để chờ 1 năm có dip đi nôp đâu. Toàn phải đi mua lại, điều đó lại khổ phụ huynh thôi. Còn cụ nào ở trên bảo hs cấp 2 là phải đi tự nhặt lon ở bãi rác thì em chả tin con cụ ấy đi nhặt đâu. Ra một cái quyết định j thì cũng nên tự hỏi chính bản thân mình có thực hiện được ko đã.
Nhân tiện, em cũng kể luôn một câu chuyện có thật. Vừa roi gia đình em và một gia đình người bạn ở nước ngoài đi choi. Cậu bé trong gia đình đó khoảng 8 tuổi. Lúc em ngồi với cậu bé ở chỗ nghỉ chân và cạnh thùng rác, rất ngạc nhiên là bên cạnh thùng rác rất nhiều chai lavie và lon nước ngọt vứt xung quanh. Cậu bé nhìn em và nhìn Đống rác đó nhún vai khó hiểu roi tự động nhặt hết Đống rác đó vào thùng phân loại. Và em khẳng định với các cụ, bên đó ko nộp kế hoạch nhỏ như Việt Nam! Mình đâu.