[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Không sợ vợ

Xe tăng
Biển số
OF-482678
Ngày cấp bằng
7/1/17
Số km
1,453
Động cơ
638,984 Mã lực
80 chưa có trường Ams cụ ơi, Ams 85 mới có, thậm chí còn ko kịp khai giảng, học sinh phải học tạm 2 tháng tản mát ở các trường cấp 3 các quận. Thời đó còn chưa có chuyên tin, chỉ có toán lý hoá, ngoại ngữ, nhưng lại có chuyên thể dục 🫢.

Từ cấp 2 đến cấp 3 cách học là liên tục nhồi các bài khó. Ko chỉ là bài đơn lẻ mà giáo viên còn tổng quát hoá thành các dạng bài và nhiều buổi giải bài tập thể trên lớp trở thành như kiểu seminar bây giờ, thảo luận đào sâu, giả dụ nếu thay A bằng B thì sao. SGK môn Toán chỉ lướt qua, và em nhớ là có mở rộng các công thức. Theo đánh giá của em thì cô giáo dạy toán lúc em chuyên cấp 2 khá giỏi. Nhà ngay Trần Hưng Đạo. Còn Ams thì thú thực thầy ko thật giỏi theo mức bọn em kì vọng. Nhưng khách quan mà nói Ams hồi đó mới thành lập, chưa đủ giáo viên ngay từ đầu. Hồi đó bọn em hóng từng tờ tạp chí Toán học Tuổi trẻ xuất bản. Rồi các tạp chí toán của Nga. Không bao giờ thiếu bài khó để giải. Có thể nhờ giải toán nhiều nên em tự học lập trình rất nhanh, các ngôn ngữ Foxtran rồi Foxpro, rồi C++ em chỉ tự học mà ra trung tâm tin học viết chương trình vài chục trang lệnh ko nhầm phát nào, cũng ko cần vẽ sơ đồ trước, chỉ hình dung trong đầu rồi ngồi vào máy oánh luôn. Nhưng giờ tất cả chỉ còn là một hồi ức đẹp. Cuộc sống từ hồi ĐH đến giờ chẳng còn gì liên quan đến toán nữa
E nói là "những năm 80", chứ Ams khai giảng khóa 1 năm nào em biết chứ, sau đấy e không ở Vn nên không biết để so sánh cơ sở vật chất và các phong trào "các lớp chuyên Tổng hợp (khi đấy chỉ có A0 và B0)" với bên Ams. Trước khi có Ams các lớp chuyên Cấp 3 của Hà Nội nằm ở CVA và Việt Đức.
 

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
Vô tình vào thớt này đọc, rồi tranh luận nảy lửa với mấy cụ. Em đành phải vào tìm hiểu về đào tạo Hs chuyên của Mỹ, qua website của Hiệp hội trường chuyên/ NK của Mỹ.
Sau khi tìm hiểu, em tự có câu trả lời cho mình là không nên tranh luận nữa, vì xứ ta làm khác với phần còn lại của thế giới.
Không phải khác mà ngược luôn cụ ơi, ngành GD thừa nhận luôn!
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,876
Động cơ
482,537 Mã lực
Nhà cháu viết bằng chữ cho cụ không bị "rối trí" nhé. :D

Để thắng giải chung kết năm (vô địch hoặc á quân) trò chơi Đường lên đỉnh Olympia của VTV, mỗi thí sinh cần thắng 3 giải thi tuần, tháng, quý.
Số thí sinh HS chuyên đấu giải chung kết năm là 53, tính ra số giải họ đã thắng tuần, tháng, quý là 53 x 3 = 159 giải. Trận chung kết thí sinh HS chuyên thắng 11 (vô địch) + 19 (á quân) = 30 giải. Tổng số giải thắng của thí sinh HS chuyên = 159 + 30 = 189 giải.
Tương tự tính ra số giải của học sinh không chuyên là: (32 x 3) + (10 + 3) = 109 giải.
Tổng số giải đã trao = 189+109 = 298 giải.
Tỷ lệ % giải do học sinh chuyên giữ = 189/298 = 63,42%
Tỷ lệ % giải do học sinh không chuyên giữ = 109/298 = 36,58%

Riêng số giải trận chung kết:
- Chuyên: 11 + 19 = 30 giải; chiếm 69,77% trong tổng số 43 giải.
- Không chuyên: 10+3 = 13 giải, chiếm 30,23% trong tổng số 43 giải.

Như vậy, phát biểu "1 10 1 6" của nhà cháu theo biện luận của cụ ở trên là sai: Chuyên so với Không chuyên chỉ xấp xỉ "1 10 1 4" thôi.:D
4 đứa nhất tuần đi thi quý, cụ bỏ mất 3 đứa tính có 1 thôi ạ? Tương tự ở 4 đứa nhất quý đi thi năm!
2 nữa, tính làm gì cho đau đầu. Ngta quan tâm giải vô địch thôi!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,612
Động cơ
904,872 Mã lực
Các bác đang lẫn lộn giữa chuyên với các lớp "tài năng", lớp chất lượng cao, trả tiền cao...!
Đánh giá sự thành công (hay chọn lọc đúng hướng) cho việc tổ chức các lớp chuyên thì phải dựa vào số lượng học sinh sau đó tiếp tục học - làm công việc chuyên. Nếu không được nửa thì ít nhất phải 1/3. Ví dụ chuyên cho môn nào ở cấp II thì ít nhất 1/3 lên cấp III và học đại học tiếp tục chuyên cho cái môn ấy. Sau khi tốt nghiệp phải làm các công việc hay nghiên cứu dính dáng rất nhiều đến môn ấy.
Đã học chuyên, tức là sẽ giảm bớt phải học kiến thức các lĩnh vực khác để tập trung vào môn được chuyên. Không thể có thứ chuyên tổng hợp như nhiều nơi đang quảng cáo.
Nếu theo đúng yêu cầu này thì chắc đại đa số phụ huynh sẽ tránh cho F1 học những lớp chuyên này, vì ngày nay các lớp chất lượng cao cũng đang được mở ra nham nhảm. Học các lớp chất lượng cao sẽ cho khả năng làm việc chung chung tốt hơn rất nhiều so với lớp thường. vì thế cũng là lựa chọn khi tuyển người của các doanh nghiệp,... Học chuyên mà sau này không thực sự giỏi sẽ rất khó tìm việc, để sống được với lĩnh vực chuyên đó, không chỉ so sánh với người được học các lớp chất lượng cao mà với cả những người học ở các trường, lớp bình thường.
Mấy cái thống kê thành tích đã được trích dẫn ở trên chưa nói điều gì cho sự thành công của các lớp chuyên hết!
Nhưng cũng chính vì thế mới yêu cầu sự trợ giúp của Nhà nước cho người học chuyên. Đó phải là những người có năng khiếu thật sự với lĩnh vực mà họ chuyên. Với từng trường thì những thành tích thi các thể loại rất cần cho họ để quảng cáo, nhưng với nhà nước thì kết quả phải là nhân lực cao cấp cho các ngành, nhất là các ngành mà nhà Nước thấy VN mình có thế mạnh, có thể hỗ trợ tốt cho xã hội.
Những người có năng khiếu được ươm và chăm sóc, đào tạo tốt sẽ là những người giúp nền khoa học công nghệ của VN thật sự phát triển, chứ không phải như bây giờ, các viện nghiên cứu giống như những cái nhà trẻ, là nơi để các COCC hàng ngày cắp ô đi về!
 
Chỉnh sửa cuối:

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Không phải khác mà ngược luôn cụ ơi, ngành GD thừa nhận luôn!
Cụ trích dẫn làm gì mấy cái này. Cụ nha đam chịu trách nhiệm QL 3 bộ Y tế, GD, KH thì cả 3 đều toang cả. Cụ ấy phát biểu đáng phải suy ngẫm chứ chưa đáng tin. 😅
 
Biển số
OF-380879
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
941
Động cơ
247,910 Mã lực
Tuổi
34
Trường chuyên tạo nên người phù hợp với cuộc sống sung túc, còn tạo nên người tại phải do thời thế.
 

đại dương xanh 08

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-791565
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
939
Động cơ
36,499 Mã lực
Học trường chuyên có thành tài hay không thì em không biết. Nhưng thành công cụ sắc bén thì chắc chắn.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
4 đứa nhất tuần đi thi quý, cụ bỏ mất 3 đứa tính có 1 thôi ạ? Tương tự ở 4 đứa nhất quý đi thi năm!
2 nữa, tính làm gì cho đau đầu. Ngta quan tâm giải vô địch thôi!
Cụ đưa thêm vào càng chứng tỏ học sinh chuyên không chỉ “biết học” mà còn “biết chơi”, dù trò chơi gần gũi là trò chơi kiến thức, không sâu nhưng rất rộng.

Một “dúm” trường chuyên với số lượng học sinh không đông mà “ẵm” phần lớn giải thưởng của trò chơi. Các cụ còn muốn gì nữa.

Giá như các cụ đề xuất Nhà nước và Nhà mình chia sẻ hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng sống của các Nhà giáo ở mọi cấp học thì mới đúng hướng, đúng đối tượng nhất.

Ở thành phố thì khó khăn đã đành, ở nông thôn, nhiều thầy cô giáo phải bán hàng online, làm môi giới BĐS, hoặc đánh cược vào buôn bán BĐS,…
 

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
Cụ trích dẫn làm gì mấy cái này. Cụ nha đam chịu trách nhiệm QL 3 bộ Y tế, GD, KH thì cả 3 đều toang cả. Cụ ấy phát biểu đáng phải suy ngẫm chứ chưa đáng tin. 😅
Cụ ấy phát cũng phải dựa trên bc, tổng hợp của Bộ chứ phát bừa, cảm tính sao đc?
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,586
Động cơ
233,267 Mã lực
Tuổi
48
Các bác đang lẫn lộn giữa chuyên với các lớp "tài năng", lớp chất lượng cao, trả tiền cao...!
Đánh giá sự thành công (hay chọn lọc đúng hướng) cho việc tổ chức các lớp chuyên thì phải dựa vào số lượng học sinh sau đó tiếp tục học - làm công việc chuyên. Nếu không được nửa thì ít nhất phải 1/3. Ví dụ chuyên cho môn nào ở cấp II thì ít nhất 1/3 lên cấp III và học đại học tiếp tục chuyên cho cái môn ấy. Sau khi tốt nghiệp phải làm các công việc hay nghiên cứu dính dáng rất nhiều đến môn ấy.
Đã học chuyên, tức là sẽ giảm bớt phải học kiến thức các lĩnh vực khác để tập trung vào môn được chuyên. Không thể có thứ chuyên tổng hợp như nhiều nơi đang quảng cáo.
Nếu theo đúng yêu cầu này thì chắc đại đa số phụ huynh sẽ tránh cho F1 học những lớp chuyên này, vì ngày nay các lớp chất lượng cao cũng đang được mở ra nham nhảm. Học các lớp chất lượng cao sẽ cho khả năng làm việc chung chung tốt hơn rất nhiều so với lớp thường. vì thế cũng là lựa chọn khi tuyển người của các doanh nghiệp,... Học chuyên mà sau này không thực sự giỏi sẽ rất khó tìm việc, để sống được với lĩnh vực chuyên đó, không chỉ so sánh với người được học các lớp chất lượng cao mà với cả những người học ở các trường, lớp bình thường.
Mấy cái thống kê thành tích đã được trích dẫn ở trên chưa nói điều gì cho sự thành công của các lớp chuyên hết!
Nhưng cũng chính vì thế mới yêu cầu sự trợ giúp của Nhà nước cho người học chuyên. Đó phải là những người có năng khiếu thật sự với lĩnh vực mà họ chuyên. Với từng trường thì những thành tích thi các thể loại rất cần cho họ để quảng cáo, nhưng với nhà nước thì kết quả phải là nhân lực cao cấp cho các ngành, nhất là các ngành mà nhà Nước thấy VN mình có thế mạnh, có thể hỗ trợ tốt cho xã hội.
Những người có năng khiếu được ươm và chăm sóc, đào tạo tốt sẽ là những người giúp nền khoa học công nghệ của VN thật sự phát triển, chứ không phải như bây giờ, các viện nghiên cứu giống như những cái nhà trẻ, là nơi để các COCC hàng ngày cắp ô đi về!
Khoa học cơ bản ở VN không được coi trọng, nên dần dà mô hình trường chuyên, với ý nghĩa nguyên thủy ban đầu là đào tạo những cá nhân giỏi vượt trội 1 môn nào đó, đã bị biến tướng thành tổng hợp... Em cũng không hiểu học sinh chuyên khoa học tự nhiên cần phải giỏi giao tiếp xã hội, giỏi các hoạt động ngoại khóa làm gì.. đọc lịch sử các nhà khoa học nổi tiếng thế giới ông bà nào cũng tự kỷ ít giao tiếp hết :)
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Khoa học cơ bản ở VN không được coi trọng, nên dần dà mô hình trường chuyên, với ý nghĩa nguyên thủy ban đầu là đào tạo những cá nhân giỏi vượt trội 1 môn nào đó, đã bị biến tướng thành tổng hợp... Em cũng không hiểu học sinh chuyên khoa học tự nhiên cần phải giỏi giao tiếp xã hội, giỏi các hoạt động ngoại khóa làm gì.. đọc lịch sử các nhà khoa học nổi tiếng thế giới ông bà nào cũng tự kỷ ít giao tiếp hết :)
IQ là thứ trời cho, nhưng EQ phải rèn luyện mới có được. Thường những người giỏi có suy nghĩ "ngây thơ" mình nói ai cũng hiểu.

Viết thesis đúng "chính tả" cũng là cách để được chấp nhận của chính giới khoa học và công chúng.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,493
Động cơ
49,190 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Khoa học cơ bản ở VN không được coi trọng, nên dần dà mô hình trường chuyên, với ý nghĩa nguyên thủy ban đầu là đào tạo những cá nhân giỏi vượt trội 1 môn nào đó, đã bị biến tướng thành tổng hợp... Em cũng không hiểu học sinh chuyên khoa học tự nhiên cần phải giỏi giao tiếp xã hội, giỏi các hoạt động ngoại khóa làm gì.. đọc lịch sử các nhà khoa học nổi tiếng thế giới ông bà nào cũng tự kỷ ít giao tiếp hết :)
Chả biết các trường khác thế nào chứ chuyên tổng hợp ngày xưa em học thì toàn tướng nghịch ngợm vô cùng luôn, chả ông nào tự kỷ cả, trốn học các môn phụ đi đá bóng, xem phim mát ở mấy quán cafe chỗ Định Công là chuyện rất thường mà học vẫn giỏi, thành tích trong nước và quốc tế đầy đủ. Còn việc tài năng không nảy nở được trên đất nước hình chữ S thì là vĩ mô rồi, các cháu và phụ huynh học sinh chuyên chỉ là hạt cát, hạt bụi thôi.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,612
Động cơ
904,872 Mã lực
Khoa học cơ bản ở VN không được coi trọng, nên dần dà mô hình trường chuyên, với ý nghĩa nguyên thủy ban đầu là đào tạo những cá nhân giỏi vượt trội 1 môn nào đó, đã bị biến tướng thành tổng hợp... Em cũng không hiểu học sinh chuyên khoa học tự nhiên cần phải giỏi giao tiếp xã hội, giỏi các hoạt động ngoại khóa làm gì.. đọc lịch sử các nhà khoa học nổi tiếng thế giới ông bà nào cũng tự kỷ ít giao tiếp hết :)
Đúng là 1 thời gian dài hệ thống quản lý khoa học của mình giương cao khẩu hiệu kết quả nghiên cứu phải có ứng dụng được công nhận và người ta đã không phân biệt nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và phát triển giải pháp công nghệ với những kết quả nghiên cứu đã có.
Dù nhiều người rất thông minh, trí thông minh của họ có thể vượt rất xa của những người khác, nhưng họ cũng chỉ có 1 bộ não. Có những nhà bác học nổi tiếng khi mất đi người ta mới phát hiện bộ não của họ còn có 1 nửa. Rất nhiều người có năng lực thực hiện những phép tính rất dài và phức tạp, nhưng phần lớn đang mắc bện tâm thần,...
Tranh luận nhiều, nhưng mục tiêu có vẻ bị lẫn lộn.
Em quen mấy thầy ở Viện toán. Thời gian trong năm các ông ấy ở trong nước chưa được 6 tháng, còn lại là lang thang đi giảng ở nước ngoài. Họ còn rất ít thời gian để thực hiện các nghiên cứu...!
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-557663
Ngày cấp bằng
10/3/18
Số km
115
Động cơ
152,622 Mã lực
Tuổi
43
Em cũng không hiểu học sinh chuyên khoa học tự nhiên cần phải giỏi giao tiếp xã hội, giỏi các hoạt động ngoại khóa làm gì.. đọc lịch sử các nhà khoa học nổi tiếng thế giới ông bà nào cũng tự kỷ ít giao tiếp hết :)
Cái này có đúng thì chỉ là ngày xưa thôi. Chứ giờ các công trình nghiên cứu gần như toàn phải làm chung với ai đó. Ngày môn Toán là môn tư duy trừu tượng và có khả năng làm việc một mình nhất, thì các nhà Toán học vẫn giao lưu chat chít hàng ngày cụ ạ. Người càng nổi tiếng thì càng đi nhiều, giao tiếp nhiều, nên quan điểm làm khoa học không cần giỏi giao tiếp xã hội là không đúng.

Còn hoạt động ngoại khoá thì cũng tuỳ người. Nhưng trong thế giới nhỏ hẹp của em thì em thấy các nhà Toán học phần lớn đều có tài lẻ, không đàn cả sáo nhị thì thể dục thể thao.
 
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Các bác đang lẫn lộn giữa chuyên với các lớp "tài năng", lớp chất lượng cao, trả tiền cao...!
Đánh giá sự thành công (hay chọn lọc đúng hướng) cho việc tổ chức các lớp chuyên thì phải dựa vào số lượng học sinh sau đó tiếp tục học - làm công việc chuyên. Nếu không được nửa thì ít nhất phải 1/3. Ví dụ chuyên cho môn nào ở cấp II thì ít nhất 1/3 lên cấp III và học đại học tiếp tục chuyên cho cái môn ấy. Sau khi tốt nghiệp phải làm các công việc hay nghiên cứu dính dáng rất nhiều đến môn ấy.
Đã học chuyên, tức là sẽ giảm bớt phải học kiến thức các lĩnh vực khác để tập trung vào môn được chuyên. Không thể có thứ chuyên tổng hợp như nhiều nơi đang quảng cáo.
Nếu theo đúng yêu cầu này thì chắc đại đa số phụ huynh sẽ tránh cho F1 học những lớp chuyên này, vì ngày nay các lớp chất lượng cao cũng đang được mở ra nham nhảm. Học các lớp chất lượng cao sẽ cho khả năng làm việc chung chung tốt hơn rất nhiều so với lớp thường. vì thế cũng là lựa chọn khi tuyển người của các doanh nghiệp,... Học chuyên mà sau này không thực sự giỏi sẽ rất khó tìm việc, để sống được với lĩnh vực chuyên đó, không chỉ so sánh với người được học các lớp chất lượng cao mà với cả những người học ở các trường, lớp bình thường.
Mấy cái thống kê thành tích đã được trích dẫn ở trên chưa nói điều gì cho sự thành công của các lớp chuyên hết!
Nhưng cũng chính vì thế mới yêu cầu sự trợ giúp của Nhà nước cho người học chuyên. Đó phải là những người có năng khiếu thật sự với lĩnh vực mà họ chuyên. Với từng trường thì những thành tích thi các thể loại rất cần cho họ để quảng cáo, nhưng với nhà nước thì kết quả phải là nhân lực cao cấp cho các ngành, nhất là các ngành mà nhà Nước thấy VN mình có thế mạnh, có thể hỗ trợ tốt cho xã hội.
Những người có năng khiếu được ươm và chăm sóc, đào tạo tốt sẽ là những người giúp nền khoa học công nghệ của VN thật sự phát triển, chứ không phải như bây giờ, các viện nghiên cứu giống như những cái nhà trẻ, là nơi để các COCC hàng ngày cắp ô đi về!
NHAN NHẢN, ko phải NHAM NHẢM cụ ơi.
Cái này cụ viết, anh em trường chuyên làm trái ngành chuyên chịu, ko làm đc.
 
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Khoa học cơ bản ở VN không được coi trọng, nên dần dà mô hình trường chuyên, với ý nghĩa nguyên thủy ban đầu là đào tạo những cá nhân giỏi vượt trội 1 môn nào đó, đã bị biến tướng thành tổng hợp... Em cũng không hiểu học sinh chuyên khoa học tự nhiên cần phải giỏi giao tiếp xã hội, giỏi các hoạt động ngoại khóa làm gì.. đọc lịch sử các nhà khoa học nổi tiếng thế giới ông bà nào cũng tự kỷ ít giao tiếp hết :)
Cụ đọc bài do người khác nhận xét thì khác nào tin cái quan điểm Làm họa sĩ / thiết kế ở VN thì trông PHẢI củ nghệ, đầu tóc bù xù, quần áo rách rưới.
Truyền thông, ôi truyền thông.
 

thanhduy_2020

Xe tải
Biển số
OF-330366
Ngày cấp bằng
8/8/14
Số km
491
Động cơ
961,696 Mã lực
Em thấy:
10 ông học dốt thì chắc có 1 ông thành công
nhưng 10 ông học giỏi thì chắc chắn có nhiều hơn 1 ông thành công rồi.
Các cụ cứ thử nhìn xung quanh xem. Thành công theo ý của em là vừa giàu có về tiền bạc lẫn nhận thức các cụ nhé!
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,050
Động cơ
204,178 Mã lực
Tuổi
44
Đúng là những người phải tầm 50-55 tuổi trở lên mới hiểu về gốc gác và bản chất của trường chuyên hồi xưa.
Một ví dụ nhỏ thôi là hồi xưa các trường chuyên có nhẽ không "tuyển sinh" và có "chỉ tiêu tuyển sinh" cho các lớp chuyên như ngày nay. Lớp chuyên được tuyển chọn và năm nào tuyển chọn được bao nhiêu thì lớp có bấy nhiêu học sinh.

Bác còn trẻ, mới chỉ quan sát được khoảng thời gian ngắn khoảng 10 năm xung quanh quãng thời gian học sinh cấp 2 cấp 3 của mình, như thế là chưa đủ đâu. Cần có cái nhìn xuyên thời gian đủ dài từ 1974 đến nay để đánh giá. Trước 1991, chuyên toán Ams rất tốt, thường đóng góp 1/6 thành viên đội IMO. Giai đoạn 20 năm 1991-2010 là giai đoạn kém nhất, học sinh không mặn mà với IMO, giáo viên không được bồi dưỡng, đầu vào của học sinh chuyên toán cũng kém đi. Bác học cấp 2 cấp 3 đúng thời kỳ đen tối đó nên có cảm nhận phiến diện.
Bác ca ngợi chuyên toán Nguyễn Huệ với Sơn Tây thì mời bác cho thành tích suốt 50 năm IMO của các trường này là gì. Và cả chuyên toán CVA, sau khi chuyển toàn bộ di sản sang Ams từ 1985 cũng không còn gì.
Không chỉ ở thành tích cao IMO, mà nhìn vào giáo dục phổ thông cũng thấy rất rõ. Chỉ cần nhìn vào điểm tuyển sinh vào lớp 10 của các địa phương thuộc Hà Tây cũ, là thấy có khoảng cách khá xa so với các địa phương thuộc HN cũ rồi.

View attachment 7170827
Bác chắc lớn tuổi hơn tôi nhưng không rõ hơn nhiều không (tôi trên 40 tuổi rồi), bác ủng hộ trường Ams và đưa cái IMO ra thì đó vốn không phải cái tôi tranh luận với bác. Ý của tôi là chuyên toán của Ams những năm 199x khá thấp so với một số trường chuyên, kể cả của Hà Tây cũ (đánh giá thông qua đề thi là rõ). Bác hạ thấp giáo dục của Hà Tây là việc của bác, còn thời tôi nếu anh nào giỏi toán cấp 2 ở Hà Tây thì đều thi chuyên KHTN và Sư phạm. Có rất nhiều người đỗ vào đó học, còn 1 số đỗ (hoặc không thi) thì lại vào chuyên NH hoặc ST. HGS giỏi ở đâu cũng có và không nên dìm 1 trình độ giáo dục của 1 tỉnh thành. Thời tôi chỉ quan tâm đến chuyên KHTN và Sư phạm chứ các trường còn lại của HN thì không đáng để tâm đến (chỉ môn Toán). Còn nếu học chuyên toán ở những trung tâm lớn của HN thì có cơ hội được trải nghiệm những bài toán khó và lời giải hay của các thầy hàng đầu (tương tự như 1 số trường có tiếng khác như Lam Sơn, Phan Bội Châu, Lê Khiết, Trần Phú, chuyên ĐH KHTN TP HCM, Quốc học Huế), dĩ nhiên ở HN có lắm thầy tài nhất (hệ chuyên, đặc biệt là KHTN). Còn giờ thì tôi thấy Ams là 1 trường hot, các cháu giỏi, đa năng, truyền thông cũng hay thổi chứ so với KHTN hay Sư phạm thì cũng cần phải đánh giá tiếp. Bản thân tôi trước cũng đỗ A0 KHTN nhưng cũng không vì thế mà hạ thấp Ams, còn thời 199x thì toán của Ams thấp (không được xếp hạng so sánh với KHTN và Sư phạm đâu bác). Tranh luận về 1 thời đã xa cho vui 😆 chứ giờ các bạn tôi toàn cho con học trường quốc tế, trường tư chứ ít ai quan tâm đến chuyên này nọ làm gì (mặc dù chúng tôi có nhiều bạn đều thành đạt, có bằng cấp cao, học cả ở trong nước và nước ngoài). Góc nhìn về giáo dục hệ chuyên đối với chúng tôi có thay đổi khá nhiều so với ngày trước rồi. Một điều nữa: Liệu trường chuyên có tạo ra người tài hay không -> tôi nghĩ là có góp phần đào tạo nên người tài chứ không hoàn toàn quyết định rằng người tài phải học ở đó🍀
80 chưa có trường Ams cụ ơi, Ams 85 mới có, thậm chí còn ko kịp khai giảng, học sinh phải học tạm 2 tháng tản mát ở các trường cấp 3 các quận. Thời đó còn chưa có chuyên tin, chỉ có toán lý hoá, ngoại ngữ, nhưng lại có chuyên thể dục 🫢.

Từ cấp 2 đến cấp 3 cách học là liên tục nhồi các bài khó. Ko chỉ là bài đơn lẻ mà giáo viên còn tổng quát hoá thành các dạng bài và nhiều buổi giải bài tập thể trên lớp trở thành như kiểu seminar bây giờ, thảo luận đào sâu, giả dụ nếu thay A bằng B thì sao. SGK môn Toán chỉ lướt qua, và em nhớ là có mở rộng các công thức. Theo đánh giá của em thì cô giáo dạy toán lúc em chuyên cấp 2 khá giỏi. Nhà ngay Trần Hưng Đạo. Còn Ams thì thú thực thầy ko thật giỏi theo mức bọn em kì vọng. Nhưng khách quan mà nói Ams hồi đó mới thành lập, chưa đủ giáo viên ngay từ đầu. Hồi đó bọn em hóng từng tờ tạp chí Toán học Tuổi trẻ xuất bản. Rồi các tạp chí toán của Nga. Không bao giờ thiếu bài khó để giải. Có thể nhờ giải toán nhiều nên em tự học lập trình rất nhanh, các ngôn ngữ Foxtran rồi Foxpro, rồi C++ em chỉ tự học mà ra trung tâm tin học viết chương trình vài chục trang lệnh ko nhầm phát nào, cũng ko cần vẽ sơ đồ trước, chỉ hình dung trong đầu rồi ngồi vào máy oánh luôn. Nhưng giờ tất cả chỉ còn là một hồi ức đẹp. Cuộc sống từ hồi ĐH đến giờ chẳng còn gì liên quan đến toán nữa
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top