Hồi em còn SV, thầy Khánh lúc đó là GĐ trung tâm Hitech của BKHN, thầy dạy bọn em môn truyền động điện, có ngồi tâm sự: "Về cơ bản là tao lo cho chúng mày. Chúng mày học đủ các thứ nhưng không đủ sâu về cái gì. Thằng Tây có thể nó chỉ học vặn 1 con vít thôi, nhưng xã hội cần nó vặn con vít đó, và nó vặn vít giỏi hơn tất cả chúng mày." Sau đó thầy có nói 1 tràng về dự đoán hướng nghiệp tương lai, xu thế ... lúc đó em còn trẻ và vô tư nên không hiểu cũng không nhớ hết.
Sau bao năm nhìn lại thì ý thầy là sự chuyên môn hóa, con người đáp ứng nhu cầu công việc của xã hội đúng thật.
Chuyên môn hóa, chuyên sâu lĩnh vực nghề nghiệp,... nó là sự tất yếu của sự phát triển từ thấp đến cao trong tiến trình vận động phát triển của loài người,...
VN ta, sau xóa bỏ bao cấp 1986, các thành phần kinh tế, xản xuất thực sự mới bắt đầu nhen nhóm phát triển, đi lên hầu như từ con số 0, trong khi xung quanh, thế giới nó đã sản xuất đủ thứ,... rồi mãi những năm 199x, và 200x mới có những cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ,... nhưng cũng mới nhen nhóm,.. chưa có cái gì là nổi trội, là đáng kể,...
Và, giáo dục đại học những năm 9x và 2kx đó cũng chưa biết tập trung chuyên môn sâu cái gì, mà đào tạo theo ngành rộng chung chung,... cũng chỉ là học các cái nguyên lý thuyết cơ bản và học cách sử dụng các hệ thống kỹ thuật có sẵn là tài liệu là các Manual guide, các sách thực hành của các nhà máy, các tổ chức nghề nghiệp,....
Hồi đó, cũng có nhiều ý kiến, các thầy dạy các môn được gọi là chuyên môn, nhưng chỉ ở mức nguyên lý, khái niệm chung,... và được giới thiệu là đại học đào tạo chương trình theo bề rộng như vậy để ra trường làm lĩnh vực nhành, nghề gì cũng được,... và sẽ dễ kiếm việc.
Ví dụ, kỹ sư kỹ thuật điện tử BKHN, học các tất các môn chuyên môn (mức rất là basic chung) và có thể đi kiếm việc ở các lĩnh vực sau mà vẫn được cho là đúng nghành:
- Kỹ thuật phát thanh, truyền hình
- Kỹ thuật mạng viễn thông vô tuyến, hữu tuyến
- Kỹ thuật mạng máy tính
- Lập trình phần mềm máy tính
- Kỹ thuật máy móc thiết bị điện tử y tế
- Kỹ thuật ra da điện tử, không lưu
- Kỹ thuật điện tử điều khiển tự động
- Kỹ thuật điều khiển tín hiệu thông tin hàng hải, đường sắt
- Kỹ thuật sản xuất, sửa chữa, lắp ráp tivi, loa đài, bộ đàm, viba, cáp quang, cáp đồng,...
Đến chục năm gần đây, em thấy các trường đại học đã phân nhỏ các lĩnh vực, nghành ra "hẹp" hơn, còn đào tạo có chuyên sâu đến mức nào hay không ? và sinh viên có đào sâu nghiên cứu hay không thì em cũng kg rõ lắm.