[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Sophia2020

Xe hơi
Biển số
OF-794279
Ngày cấp bằng
21/10/21
Số km
197
Động cơ
23,801 Mã lực
Em - học sinh chuyên Toán đây, tự nhận em kiếm tiền ít/ kém so với đa số mọi người, thuộc tầng lớp chỉ đủ ăn, ko có nhiều tiền,... Hic hic.
Em - cũng xác nhận luôn, học trường Chuyên mất rất nhiều thời gian, cái này đúng vì theo quy tắc Pareto - 80/20 thôi, thời gian để học những bài Khó/ rất khó (<20%) là mất vô cùng nhiều thời gian (>80%); kiểu như bạn có thể mất 1/2 ngày để làm 80 - 90% bài dễ và trung bình nhưng có thể mất nhiều ngày để làm 1,2 bài khó và rất khó (10-20%)...
Với bạn bè: Có người thành công, có người cũng ko thành công, vì ko có số liệu chính xác nên ko tổng hợp và kết luận.
Em cũng học sinh chuyên Toán đây, từ cấp 1 đến cáp 3 luôn. Nhớ lại quãng thời gian đi học thì thấy cũng nhàn, không thấy có áp lực gì, các môn học phụ thì nhẹ hơn trường thường, nên thời gian rảnh rỗi xem truyện tranh phim chưởng cũng không thiếu bộ nào. Đi thi các giải nhiều thì thấy quen nên cũng không thấy áp lực chút nào.

Đến giờ thì thấy các bạn đa số đều thành đạt, thầy giáo dạy Toán em cũng tổ chức giao lưu cùng anh chị em các khóa trên dưới thì thấy toàn các Sếp bự.

Mấy bạn lớp em mặc dù không học tiếng Anh mấy khi ở cấp 3, nhưng khi muốn đi du học thạc sỹ tiến sỹ (dạng học bổng) thì bỏ ra mấy năm luyện thêm tiếng Anh lúc đại học thì điểm ielts lúc thi lại cao hơn các bạn chuyên Anh.

Nói chung cũng nhiều quan điểm nên em cũng không biết đánh giá thế nào là đúng và sai.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
5,768
Động cơ
250,666 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Đớp gì cụ. Cụ cứ về tỉnh xem con các vị chức sắc giám đốc/ phó giám đốc sở trở lên, rồi ủy ban tỉnh xem tỷ lệ con cái học trường chuyên có cao không. Như vậy là có thể coi việc lấy nguồn lực đi đào tạo các COCC. Dân họ biết cả chuyện đó nên từ lâu cũng đã có nhiều điều tiếng về trường chuyên, đồng thời gây bất mãn với nhiều người rồi. Dù khi nghe người khác khoe con học trường chuyên vẫn có cái nhìn thiện cảm với đứa trẻ đó
Cụ có đổi tên hay làm gì đi nữa..... Các hạt giống đương nhiên vẫn vào học. Nhiều trường còn đên xin đám ấy :D
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,796 Mã lực
Việc này em nghĩ nhiều ý kiến rồi.

Quan trọng là luồng ý kiến: giữa đang hoặc đã từng ở trường chuyên với nhóm không ở đó. Mình không nên nâng cao cái của mình và phán xét cái bên kia.

Chỉ cần nhìn lại các vấn đề nội tại vốn có, cho nhau cơ hội để chỉnh sửa hoặc làm mới thì mọi chuyện sẽ tích cực hơn, và nhìn thấy con đường có thể có ở tương lai.
 

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
968
Động cơ
165,508 Mã lực
Em - học sinh chuyên Toán đây, tự nhận em kiếm tiền ít/ kém so với đa số mọi người, thuộc tầng lớp chỉ đủ ăn, ko có nhiều tiền,... Hic hic.
Em - cũng xác nhận luôn, học trường Chuyên mất rất nhiều thời gian, cái này đúng vì theo quy tắc Pareto - 80/20 thôi, thời gian để học những bài Khó/ rất khó (<20%) là mất vô cùng nhiều thời gian (>80%); kiểu như bạn có thể mất 1/2 ngày để làm 80 - 90% bài dễ và trung bình nhưng có thể mất nhiều ngày để làm 1,2 bài khó và rất khó (10-20%)...
Với bạn bè: Có người thành công, có người cũng ko thành công, vì ko có số liệu chính xác nên ko tổng hợp và kết luận.
Em bổ sung thêm, ko biết ngày nay trường Chuyên hoạt động theo chiến lược như nào, chứ ngày xưa bọn em học thì như sau:
1. Lớp chuyên, cụ thể lớp em chuyên Toán, các môn khác học bình thường theo thời khoá biểu nhưng bọn em không dành quá nhiều thời gian. Riêng môn Toán, bọn em học hết lớp 10 là đã học xong chương trình Toán của lớp 10,11,12 (Sách giáo khoa chương trình phổ thông) rồi; lên lớp 11 là giải đề thi Toán ĐH ngon rồi, đội tuyển Toán sẽ được lập từ lớp 10, luyện thì HSG quốc gia, khoá em nhiều bạn học giỏi nên thành phần đội tuyển của tỉnh thì HSG Quốc gia năm bọn em học lớp 11 lớp em đã có 50% rồi (khoá trước lớp 12 cũng chiếm 50%); thế nên mới có chuyện có học sinh đạt 2 giải quốc gia là như vậy (lớp 11 đã đi thi HSG quốc gia và lớp 12 cũng đi thi).
Với những bạn đã xác định đi thi HSG như vậy mà ko có giải phải thi Đại học (có giải thì vào thẳng ĐH) thì lớp 12 phải ôn lại Lý, Hoá lớp 10,11 và 12 nhiều để thi ĐH vì “rất có thể” hổng lớp 10,11 môn Lý, Hoá.
2. Về thành đạt trong lớp thì cũng có Nhà khoa học, PGS, TS, hay Bác sỹ, Kỹ sư, Giáo viên/ giảng viên…
Chỗ này e muốn share về việc học Chuyên thì môn chuyên dành/ mất nhiều thời gian là như thế…
Lịch học của bọn em (em nói bọn vì trường Chuyên học xa nhà nên em ở trọ với các bạn 1 tháng về nhà 1 lần) là: Sáng học, chiều học đến 5h đi đá bóng về tắm, tối ăn cơm xong lại học; Ngày nào cũng học 3 buổi sáng/ chiều/ tối và đá bóng tầm 5h chiều…
Nghĩ lại, nói hơi bậy tí … mệt vãi lúa :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Sophia2020

Xe hơi
Biển số
OF-794279
Ngày cấp bằng
21/10/21
Số km
197
Động cơ
23,801 Mã lực
Em bổ sung thêm, ko biết ngày nay trường Chuyên hoạt động theo chiến lược như nào, chứ ngày xưa bọn em học thì như sau:
1. Lớp chuyên, cụ thể lớp em chuyên Toán, các môn khác học bình thường theo thời khoá biểu nhưng bọn em không dành quá nhiều thời gian. Riêng môn Toán, bọn em học hết lớp 10 là đã học xong chương trình Toán của lớp 10,11,12 (Sacsh giáo khoa chương trình phổ thông) rồi; lên lớp 11 là giải đề thi Toán ĐH ngon rồi, đội tuyển Toán sẽ được lập từ lớp 10, luyện thì HSG quốc gia, khoá em nhiều bạn học giỏi nên thành phần đội tuyển của tỉnh thì HSG Quốc gia năm bọn em học lớp 11 lớp em đã có 50% rồi (khoá trước lớp 12 cũng chiếm 50%); thế nên mới có chuyện có học sinh đạt 2 giải quốc gia là như vậy (lớp 11 đã đi thi HSG quốc gia và lớp 12 cũng đi thi).
Với những bạn đã xác định đi thi HSG như vậy mà ko có giải phải thi Đại học (có giải thì vào thẳng ĐH) thì lớp 12 phải ôn lại Lý, Hoá lớp 10,11 và 12 nhiều để thi ĐH vì “rất có thể” hổng lớp 10,11 môn Lý, Hoá.
2. Về thành đạt trong lớp thì cũng có Nhà khoa học, PGS, TS, hay Bác sỹ, Kỹ sư, Giáo viên/ giảng viên…
Chỗ này e muốn share về việc học Chuyên thì môn chuyên dành/ mất nhiều thời gian là như thế…
Ngày xưa bọn em cũng thế. Về vấn đề thống kê của cụ thì vì em là phụ trách lớp ngày trước nên cũng có lập danh sách của các bạn, và hiện nay cũng là đầu mối liên lạc để tụ tập họp lớp thì em mạn phép chia sẻ một số thống kê như sau ạ (áp dụng riêng khóa của bọn em nên nếu không đúng cho số đông các cụ đừng gạch đá nhé):
1. Tỷ lệ đỗ đại học của lớp em: Đỗ các trường top 1 (Bách Khoa, Ngoại Thương, Sư Phạm, Dược, Kinh Tế QD) là 100% ạ, có bạn vào thẳng hoặc đỗ thủ khoa đại học đầu vào và ra.
2. Sau 20 năm ra trường, cho đến nay nay thì tỷ lệ Thạc Sỹ, TS, PGS... (trong ngước và ngoài nước, riêng nước ngoài thì học bổng 100%) là hơn 95% , về công việc thì hơn 90% là các bạn đang làm giám đốc, trưởng các bộ phận của các công ty trong ngoài nước, hoặc tự doanh riêng rất ổn. Không ai có khó khăn kinh tế.
3. Vấn đề người tài là một phạm trù khá rộng và khó đánh giá nên em mạn phép không đề cập.
 
Chỉnh sửa cuối:

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
Lứa trưởng thành từ trường QT ra đời chưa cụ nhỉ? Để còn so sánh với đám không học trường QT.
Mà có khi cũng nhờ bố mẹ hết, lứa học trường QT có điều kiện gia đình cao hơn hẳn lứa không QT, nên chủ yếu có khi lại nhờ gia đình, chứ cũng chả phải thành đạt do nhờ nền giáo dục trường QT.
Ra đời nhiều rồi chứ cụ, e ko có số liệu thống kê, nhưng so với trường ko QT theo quan điểm của e sẽ hơn vì đc giáo dục theo pp tiên tiến hơn. Tại sao nói tiên tiến hơn? Thử hỏi mấy trường chuyên cho là đỉnh nhất VN thử sang mấy nc có trường ở VN như Mỹ, Anh, Úc... Mở trường xem có ai học ko với pp giáo dục hiện tại? Nếu cụ có số liệu thống kê nào thì up lên để mọi ng mở mang tầm mắt.
 

Rivers

Xe container
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
9,608
Động cơ
749,428 Mã lực
Chuyên nó tạo ra môi trường tốt, vì xung quanh toàn thằng khá giỏi giống mình nên các cá thể trong đó có xu hướng cố gắng phấn đấu để đạt mục tiêu cao hơn hoặc ít nhất là không bị tụt lại.
Các cá thể dù tư chất có tốt nhưng vứt trong môi trường thường thì nhiều khả năng sẽ dậm chân tại chỗ vì không có mục tiêu phấn đấu.
Thế nên nếu được thì em vẫn thích nhét con mình vào trường chuyên lớp chọn.
 

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
968
Động cơ
165,508 Mã lực
Em cũng học sinh chuyên Toán đây, từ cấp 1 đến cáp 3 luôn. Nhớ lại quãng thời gian đi học thì thấy cũng nhàn, không thấy có áp lực gì, các môn học phụ thì nhẹ hơn trường thường, nên thời gian rảnh rỗi xem truyện tranh phim chưởng cũng không thiếu bộ nào. Đi thi các giải nhiều thì thấy quen nên cũng không thấy áp lực chút nào.

Đến giờ thì thấy các bạn đa số đều thành đạt, thầy giáo dạy Toán em cũng tổ chức giao lưu cùng anh chị em các khóa trên dưới thì thấy toàn các Sếp bự.

Mấy bạn lớp em mặc dù không học tiếng Anh mấy khi ở cấp 3, nhưng khi muốn đi du học thạc sỹ tiến sỹ (dạng học bổng) thì bỏ ra mấy năm luyện thêm tiếng Anh lúc đại học thì điểm ielts lúc thi lại cao hơn các bạn chuyên Anh.

Nói chung cũng nhiều quan điểm nên em cũng không biết đánh giá thế nào là đúng và sai.
Chắc cụ học giỏi…, lớp em sếp thì có chứ Sếp Bự thì chưa thấy thằng nào cả, hehehe
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,287
Động cơ
64,393 Mã lực
Ra đời nhiều rồi chứ cụ, e ko có số liệu thống kê, nhưng so với trường ko QT theo quan điểm của e sẽ hơn vì đc giáo dục theo pp tiên tiến hơn. Tại sao nói tiên tiến hơn? Thử hỏi mấy trường chuyên cho là đỉnh nhất VN thử sang mấy nc có trường ở VN như Mỹ, Anh, Úc... Mở trường xem có ai học ko với pp giáo dục hiện tại? Nếu cụ có số liệu thống kê nào thì up lên để mọi ng mở mang tầm mắt.
Lứa trưởng thành từ trường QT ra đời chưa cụ nhỉ? Để còn so sánh với đám không học trường QT.
Mà có khi cũng nhờ bố mẹ hết, lứa học trường QT có điều kiện gia đình cao hơn hẳn lứa không QT, nên chủ yếu có khi lại nhờ gia đình, chứ cũng chả phải thành đạt do nhờ nền giáo dục trường QT.
Nếu tính từ sau 1975, thì trường Quốc Tế ở VN ra đời sớm nhất là năm 1988 (e.g trường UNIS). Vì vậy, chắc chắn là đã có lứa học QT đã ra đời và đi làm. Tuy nhiên, những lứa này chắc chắn toàn con em của các chuyên gia nước ngoài, và một bộ phận nhà siêu giầu, trâm anh thế phiệt của VN thời đó. Xuất phát điểm các bạn đã tốt, có bệ phóng tốt, nên nếu so sánh với lứa học chuyên, chọn ở VN sẽ không apple to apple. Không thể nói là học sinh của bên nào ưu việt hơn bên nào được. Tất nhiên có tiền để học QT thì sướng hơn chứ ạ. Riêng việc so sánh một bên dịch vụ đào tạo tiền tỷ 1 năm, 1 bên là học phí tượng trưng 2 triệu/1 năm là đã thấy không nên so sánh rồi. Thu học phí nhiều tiền vậy, thì chắc chắn phương pháp dạy, rồi nhiều thứ khác phải hơn rồi, không thì ai học.

Cá nhân em đã từng học trường chuyên và cả học trường thường lớp chọn, nên chỉ có thông tin theo kinh nghiệm bản thân là: xác suất các bạn học chuyên thành đạt nhiều hơn các bạn học trường thường. Nghĩa là số lượng % các bạn học chuyên (tính trên số lượng các bạn trong các lớp chuyên em học) mà có cuộc sống sung túc, công việc thành đạt, cao hơn rất nhiều so với các bạn trường thường lớp chọn mà em học cùng. Chưa kể nếu so sánh trường thường, lớp thường thì còn chênh lệch nhiều nữa. Mà thời xưa học thì các cụ biết rồi, học phí gần như là không đáng kể. Ngoài ra con cái em cũng đang được hưởng lợi của việc học trường chuyên. Chính vì vậy việc em ủng hộ duy trì trường chuyên, lớp chọn có lẽ là bị bias theo trải nghiệm bản thân.

Thời em học (ở HN) thì rất ít tiêu cực. Còn thời con em học bây giờ, Ams 2 thì có khoảng 5-10% các bạn vào sau ở học kỳ 2 lớp 6 rải rác lên lớp 7, Ams 3 thì cũng có rải rác các bạn vào năm sau (lớp 11) chiếm khoảng 2 - 4%. Và theo em biết thì vẫn ít hơn rất nhiều so với tình trạng chạy vào trường điểm trái tuyến, lớp chọn ở trường công (con em hồi cấp 1 học ở trường công điểm nên em cũng có biết chút thông tin theo kinh nghiệm bản thân, không phải chỉ nghe nói). Còn việc tiêu cực vào trường chuyên ở các tỉnh thì em không rõ. Nhưng có lẽ cũng same same với HN hay HCM!?. Cụ nào biết rõ, và là người trong cuộc thì chia sẻ thông tin ạ, chứ đừng chỉ nghe nói.

Có lẽ khi kinh tế Việt Nam phát triển, trường chuyên sẽ trở thành dĩ vãng. Nhưng đó là ở tương lai (có thể xa, có thể gần). Thời điểm hiện tại, em nghĩ bỏ mô hình trường chuyên là vội vàng, và chưa phù hợp, chưa chín muồi để làm. Thực tế thì ở các nước phát triển họ vẫn có mô hình trường chuyên, chỉ là khác cách làm của mình thôi. Có lẽ khi mình phát triển lên, mình cũng sẽ giống họ thôi, nó đến theo đúng quy luật vận hành của kinh tế, xã hội. Mình cũng đang trải qua các bước như họ nhiều nhiều năm về trước thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Đớp gì cụ. Cụ cứ về tỉnh xem con các vị chức sắc giám đốc/ phó giám đốc sở trở lên, rồi ủy ban tỉnh xem tỷ lệ con cái học trường chuyên có cao không. Như vậy là có thể coi việc lấy nguồn lực đi đào tạo các COCC. Dân họ biết cả chuyện đó nên từ lâu cũng đã có nhiều điều tiếng về trường chuyên, đồng thời gây bất mãn với nhiều người rồi. Dù khi nghe người khác khoe con học trường chuyên vẫn có cái nhìn thiện cảm với đứa trẻ đó
Gớm, cụ cứ chém ào ào. Nguồn lực gì, một đứa trẻ không học chỗ này cũng học chỗ khác, cũng một cái ghế ngồi, cái bàn, cả lớp 1 cái bảng, thầy cô giáo biên chế từng đó... chứ các cháu học chuyên chúng nó ăn uống tiêu pha gì nguồn lực gấp 10 lần các cháu học thường mà dân phải có điều tiếng? :))

Con mấy vị chức sắc mà học chuyên nhiều, thì em nói thật nhé, bản thân các vị ấy cũng khôn ngoan đấy, không phải ngu dốt gì đâu mới thăng tiến được. Con cái có gene tốt từ bố mẹ, lại được tập trung học hành từ bé không phải băm bèo tưới rau, gia sư học thêm không thiếu thốn gì nên lực học vượt trội, vào được chuyên cũng chẳng có gì lạ đâu.

Còn nếu con cán bộ mà dốt, thì họ gửi vào lớp A, lớp chọn trường thường, học nhẹ hơn mà vẫn được thầy cô trông nom chu đáo, chứ không gửi vào chuyên đâu. Vì trong môi trường học giỏi đứa nào dốt bị khinh, bị cô lập, cái đấy thì bố nó là chủ tịch cũng không thay đổi được, nên không có đứa nào dốt mà cố ngồi lớp chuyên cả.
 

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
Nếu tính từ sau 1975, thì trường Quốc Tế ở VN ra đời sớm nhất là năm 1988 (e.g trường UNIS). Vì vậy, chắc chắn là đã có lứa học QT đã ra đời và đi làm. Tuy nhiên, những lứa này chắc chắn toàn con em của các chuyên gia nước ngoài, và một bộ phận nhà siêu giầu, trâm anh thế phiệt của VN thời đó. Xuất phát điểm các bạn đã tốt, có bệ phóng tốt, nên nếu so sánh với lứa học chuyên, chọn ở VN sẽ không apple to apple. Không thể nói là học sinh của bên nào ưu việt hơn bên nào được. Tất nhiên có tiền để học QT thì sướng hơn chứ ạ. Riêng việc so sánh một bên dịch vụ đào tạo tiền tỷ 1 năm, 1 bên là học phí tượng trưng 2 triệu/1 năm là đã thấy không nên so sánh rồi. Thu học phí nhiều tiền vậy, thì chắc chắn phương pháp dạy, rồi nhiều thứ khác phải hơn rồi, không thì ai học.

Cá nhân em đã từng học trường chuyên và cả học trường thường lớp chọn, nên chỉ có thông tin theo kinh nghiệm bản thân là: xác suất các bạn học chuyên thành đạt nhiều hơn các bạn học trường thường. Nghĩa là số lượng % các bạn học chuyên (tính trên số lượng các bạn trong các lớp chuyên em học) mà có cuộc sống sung túc, công việc thành đạt, cao hơn rất nhiều so với các bạn trường thường lớp chọn mà em học cùng. Chưa kể nếu so sánh trường thường, lớp thường thì còn chênh lệch nhiều nữa. Mà thời xưa học thì các cụ biết rồi, học phí gần như là không đáng kể. Ngoài ra con cái em cũng đang được hưởng lợi của việc học trường chuyên. Chính vì vậy việc em ủng hộ duy trì trường chuyên, lớp chọn có lẽ là bị bias theo trải nghiệm bản thân.

Thời em học (ở HN) thì rất ít tiêu cực. Còn thời con em học bây giờ, Ams 2 thì có khoảng 5-10% các bạn vào sau ở học kỳ 2 lớp 6 rải rác lên lớp 7, Ams 3 thì cũng có rải rác các bạn vào năm sau (lớp 11) chiếm khoảng 2 - 4%. Và theo em biết thì vẫn ít hơn rất nhiều so với tình trạng chạy vào trường điểm trái tuyến, lớp chọn ở trường công (con em hồi cấp 1 học ở trường công điểm nên em cũng có biết chút thông tin theo kinh nghiệm bản thân, không phải chỉ nghe nói). Còn việc tiêu cực vào trường chuyên ở các tỉnh thì em không rõ. Nhưng có lẽ cũng same same với HN hay HCM!?. Cụ nào biết rõ, và là người trong cuộc thì chia sẻ thông tin ạ, chứ đừng chỉ nghe nói.

Có lẽ khi kinh tế Việt Nam phát triển, trường chuyên sẽ trở thành dĩ vãng. Nhưng đó là ở tương lai (có thể xa, có thể gần). Thời điểm hiện tại, em nghĩ bỏ mô hình trường chuyên là vội vàng, và chưa phù hợp, chưa chín muồi để làm. Thực tế thì ở các nước phát triển họ vẫn có mô hình trường chuyên, chỉ là khác cách làm của mình thôi. Có lẽ khi mình phát triển lên, mình cũng sẽ giống họ thôi, nó đến theo đúng quy luật vận hành của kinh tế, xã hội. Mình cũng đang trải qua các bước như họ nhiều nhiều năm về trước thôi.
Thực ra để so sánh tương đối công bằng nếu muốn lấy đầu ra để chứng minh hệ thống giáo dục nào tốt hơn thì phải lấy trường QT so với trường công thường, vì hai đối tượng này có đầu vào tương đối giống nhau là ko qua chọn lựa, có đủ các trình độ khác nhau, khi đó đầu ra mới có thể phần nào đó thể hiện chất lượng giáo dục. Các trường chuyên cơ bản là chọn lọc đầu vào là các e xuất sắc rồi nên đầu ra đương nhiên cao. Cứ thử cho trường chuyên tuyển chọn đầu vào là các e đủ loại trình độ như trường QT xem, lúc đấy đầu ra nó sẽ khác.
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,606
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thực ra để so sánh tương đối công bằng nếu muốn lấy đầu ra để chứng minh hệ thống giáo dục nào tốt hơn thì phải lấy trường QT so với trường công thường, vì hai đối tượng này có đầu vào tương đối giống nhau là ko qua chọn lựa, có đủ các trình độ khác nhau, khi đó đầu ra mới có thể phần nào đó thể hiện chất lượng giáo dục. Các trường chuyên cơ bản là chọn lọc đầu vào là các e xuất sắc rồi nên đầu ra đương nhiên cao. Cứ thử cho trường chuyên tuyển chọn đầu vào là các e đủ loại trình độ như trường QT xem, lúc đấy đầu ra nó sẽ khác.
Lê Hồng PHong năm vừa rồi xét tuyển học bạ, giờ bắt học sinh phải học phụ đạo hè rồi kìa cụ. Vì nhiều em thi học kỳ dưới điểm trung bình
 

burjkhalifa

Xe hơi
Biển số
OF-811005
Ngày cấp bằng
17/4/22
Số km
182
Động cơ
8,414 Mã lực
Nơi ở
Abu Dhabi
Trường chuyên hay trường thường đều có những người giỏi. Còn con đường thành công sau này thì có rất nhiều, của cả trường chuyên & trường bình thường. Trường chuyên chắc chắn hơn một điều các trường thường đó là mặt bằng chung về kiến thức tốt hơn, thầy cô cũng giỏi hơn --> trang bị tốt kiến thức để cho các bạn vào Đại Học --> tỷ lệ vào ĐH cao hơn, kể cả đi ra nước ngoài. Còn con đường thành công sau này, nó tuỳ vào khả năng & tố chất, tính cách của từng cá nhân.

1. Trường chuyên thường theo con đường học hành chỉnh chu (học chăm chỉ, bố mẹ sâu sát, thầy cô quan tâm) từ phổ thông sẽ luyện cho bọn trẻ con tính bền bỉ, có trách nhiệm, siêng năng, làm con ong chăm chỉ... sau này khi ra đời. Thực ra cái tính bền bỉ, trách nhiệm này cũng có thể rèn luyện được bất cứ đâu mà ko cần phải học trường chuyên, hay học hành gì nhiều. Sau này ra đời - những phẩm chất này rất quan trọng, giúp chúng ta có cuộc sống ổn định, có công việc tốt, làm việc hiệu quả, làm tốt những gì thuộc chuyên môn, trách nhiệm. Đây là tố chất & tính cách của hầu hết người Việt Nam trong các tổ chức, tập đoàn trên TG. Cũng okie, cũng tự hào, cũng ổn cả. Nhưng nó không có đột phá, không vươn xa hơn được (ví dụ các vị trí chủ chốt, mang tính quyết định cho doanh nghiệp, tập đoàn lớn... là gần như không có, hoặc siêu hiếm). Đây cũng chính là lực lượng lao động chính trong xã hội của TG văn minh, khi phần lớn lực lượng lao động trí thức là như vậy. Đất nước ta vừa từ nghèo đói đi lên, nên đạt được mục tiêu 'hoà nhập & tự tin tham gia vào lực lượng tri thức bậc cao này' cũng đã là thành công. Hầu hết các ông bố bà mẹ, gia đình Việt Nam, mục tiêu trong 50 năm gần đây là mới chỉ đến đó thôi. Và để tham gia ở mức này, thì trường chuyên lại rất phù hợp!

2. Tuy nhiên, với cách giáo dục đó của chúng ta, tính sáng tạo, dám thay đổi, dám thử, dám dấn thân, dám mạo hiểm lại không được phát huy. Cho nên những người thành công vượt trội thường hoặc là ở vị thế mạo hiểm, ko có gì để mất, dám dấn thân, đương đầu thử thách. Hoặc ở vị thế làm chủ, bề trên, ở thế chủ động bao quát tình hình, khi họ đã có đủ & ko phải lo toan, sẵn sàng mất, sẵn sàng đầu tư mạo hiểm... chỉ để tạo ra được những điều khác biệt, những điều 'để lại dấu ấn' cho mai sau.

3. Đất nước bây giờ cũng đã phát triển, giàu có lên, tầng lớp giàu có ở VN ngày càng nhiều. Các ông bố bà mẹ (thuộc cả hai tầng lớp 1, và 2 trên kia) bắt đầu nhận ra rằng con cháu chúng ta nếu chỉ đạt mức 1 là chưa đủ. Họ tham vọng hơn với lớp con cháu của mình. Và họ cũng nhận ra rằng, để đạt được 1. thì thực ra đơn giản hơn nhiều, không cần học lệch tập trung thu nạp kiến thức một cách thái quá, chỉ cần bền bỉ dạy con sống có trách nhiệm với bản thân, bền bỉ, trọn vẹn, hoà đồng & văn minh, yêu thể thao, yêu bản thân & cuộc sống, có một cơ thể khoẻ mạnh... Cuộc sống muôn màu, đa dạng và hãy vui vẻ khám phá. Có như thế thì đầu óc mới cởi mở, sáng tạo được.

4. Đó là lý do các trường quốc tế (và các trường tư với mô hình giảm nhẹ tính 'academic', tăng cường trang bị các kỹ năng cần thiết, thực tết, thiết thực hơn) ra đời. Trường quốc tế không phải có mục tiêu giúp trẻ con giỏi kiến thức 'academic' ngay từ sớm, mà giúp bọn chúng sống cân bằng, có trách nhiệm với bản thân, gợi mở & cho phép chúng được phép tự do trong suy nghĩ, có tư duy phản biện & logic. Rèn luyện chúng nó kiên trì, biết theo đuổi mục tiêu, biết chơi thể thao, dễ hoà nhập với bạn bè quốc tế...".

5. Trường chuyên vẫn còn giá trị và luôn có giá trị đối với phần lớn nhu cầu & mục tiêu của học sinh Việt Nam. Bởi vì nó vẫn phù hợp với hành cảnh kinh tế xã hội, phù hợp với tư tưởng, suy nghĩ & nhận thức của phần lớn ông bố bà mẹ ở thời điểm hiện tại. Chỉ là bây giờ trường chuyên không còn là lựa chọn tốt duy nhất hay quan trọng nhất (nếu so với thời 1990-2010, thời đó trường chuyên là con đường dễ nhất để hoà nhập với TG bên ngoài VN). Ngày nay, đất nước đi lên, xã hội phát triển, bố mẹ giàu có hơn, hiểu biết hơn, công nghệ thông tin khơi thông - cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn giúp bọn trẻ con phát triển. Những ông bố bà mẹ cùng các con có thể lựa chọn con đường, phương án phù hợp với mình nhất, xét về vị trí địa lý, khả năng tài chính của gia đình, tính cách sở thích khả năng của con, và sau cùng là nhận thức, hiểu biết & ước mơ, tham vọng của bố mẹ về các con.
 

cuabacang

Xe tải
Biển số
OF-348991
Ngày cấp bằng
31/12/14
Số km
294
Động cơ
276,203 Mã lực
Theo TS P.T. Sơn Nam=Gs trẻ nhất VN (xuất thân là h/s không chuyên) thì: Nên bỏ kiểu luyện gà nòi theo mô hình trường chuyên lớp chọn (kiểu cũ) mà cần giảm tải khối lượng học kiến thức và tăng thời lượng cho giáo dục ngoại ngữ+các kỹ năng mềm hữu ích/thiết thực hơn… 🤔
có nhiều ý kiến cho rằng kiểu đào tạo lấy thành tích sẽ tạo nên công dân ngoan hơn là đào tạo mở
 

C0c0

Xe tải
Biển số
OF-756347
Ngày cấp bằng
4/1/21
Số km
475
Động cơ
52,208 Mã lực
Ông cụ em là một giáo viên về hưu đã có lần nói với em "Giáo dục không bao giờ sản sinh ra người tài hết, giáo dục chỉ giúp phát hiện người tài thôi".nên giỏi hay không là do nội tại của họ rồi, trường chuyên chỉ là nơi để những người tài tập hợp lại học thôi
Trường hợp này thì sao cụ, do giáo dục hay họ có tài sẵn.
 

akitsun

Xe tải
Biển số
OF-729685
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
208
Động cơ
-140,684 Mã lực
Em vẫn thích học chuyên vì thấy lớp khá ít nên được quan tâm của thầy cô nhiều hơn và cũng được tự do đào sâu chuyên ngành, hơn nữa các thầy cô thường giỏi và dạy rất bài bản. Bạn em chuyên Văn hay Toán ra trường cấp 2,3 sau đa số đều học lên đại học hoặc cao hơn nữa. Còn thành đạt thì ai ngoài 40 cũng khấm khá hết rồi nhưng đạt tầm đại gia thì ngược đời lại là các bạn học kém và nghịch ngợm nhất hồi xưa chiếm tuyệt đối.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,796 Mã lực
Trường chuyên hay trường thường đều có những người giỏi. Còn con đường thành công sau này thì có rất nhiều, của cả trường chuyên & trường bình thường. Trường chuyên chắc chắn hơn một điều các trường thường đó là mặt bằng chung về kiến thức tốt hơn, thầy cô cũng giỏi hơn --> trang bị tốt kiến thức để cho các bạn vào Đại Học --> tỷ lệ vào ĐH cao hơn, kể cả đi ra nước ngoài. Còn con đường thành công sau này, nó tuỳ vào khả năng & tố chất, tính cách của từng cá nhân.

1. Trường chuyên thường theo con đường học hành chỉnh chu (học chăm chỉ, bố mẹ sâu sát, thầy cô quan tâm) từ phổ thông sẽ luyện cho bọn trẻ con tính bền bỉ, có trách nhiệm, siêng năng, làm con ong chăm chỉ... sau này khi ra đời. Thực ra cái tính bền bỉ, trách nhiệm này cũng có thể rèn luyện được bất cứ đâu mà ko cần phải học trường chuyên, hay học hành gì nhiều. Sau này ra đời - những phẩm chất này rất quan trọng, giúp chúng ta có cuộc sống ổn định, có công việc tốt, làm việc hiệu quả, làm tốt những gì thuộc chuyên môn, trách nhiệm. Đây là tố chất & tính cách của hầu hết người Việt Nam trong các tổ chức, tập đoàn trên TG. Cũng okie, cũng tự hào, cũng ổn cả. Nhưng nó không có đột phá, không vươn xa hơn được (ví dụ các vị trí chủ chốt, mang tính quyết định cho doanh nghiệp, tập đoàn lớn... là gần như không có, hoặc siêu hiếm). Đây cũng chính là lực lượng lao động chính trong xã hội của TG văn minh, khi phần lớn lực lượng lao động trí thức là như vậy. Đất nước ta vừa từ nghèo đói đi lên, nên đạt được mục tiêu 'hoà nhập & tự tin tham gia vào lực lượng tri thức bậc cao này' cũng đã là thành công. Hầu hết các ông bố bà mẹ, gia đình Việt Nam, mục tiêu trong 50 năm gần đây là mới chỉ đến đó thôi. Và để tham gia ở mức này, thì trường chuyên lại rất phù hợp!

2. Tuy nhiên, với cách giáo dục đó của chúng ta, tính sáng tạo, dám thay đổi, dám thử, dám dấn thân, dám mạo hiểm lại không được phát huy. Cho nên những người thành công vượt trội thường hoặc là ở vị thế mạo hiểm, ko có gì để mất, dám dấn thân, đương đầu thử thách. Hoặc ở vị thế làm chủ, bề trên, ở thế chủ động bao quát tình hình, khi họ đã có đủ & ko phải lo toan, sẵn sàng mất, sẵn sàng đầu tư mạo hiểm... chỉ để tạo ra được những điều khác biệt, những điều 'để lại dấu ấn' cho mai sau.

3. Đất nước bây giờ cũng đã phát triển, giàu có lên, tầng lớp giàu có ở VN ngày càng nhiều. Các ông bố bà mẹ (thuộc cả hai tầng lớp 1, và 2 trên kia) bắt đầu nhận ra rằng con cháu chúng ta nếu chỉ đạt mức 1 là chưa đủ. Họ tham vọng hơn với lớp con cháu của mình. Và họ cũng nhận ra rằng, để đạt được 1. thì thực ra đơn giản hơn nhiều, không cần học lệch tập trung thu nạp kiến thức một cách thái quá, chỉ cần bền bỉ dạy con sống có trách nhiệm với bản thân, bền bỉ, trọn vẹn, hoà đồng & văn minh, yêu thể thao, yêu bản thân & cuộc sống, có một cơ thể khoẻ mạnh... Cuộc sống muôn màu, đa dạng và hãy vui vẻ khám phá. Có như thế thì đầu óc mới cởi mở, sáng tạo được.

4. Đó là lý do các trường quốc tế (và các trường tư với mô hình giảm nhẹ tính 'academic', tăng cường trang bị các kỹ năng cần thiết, thực tết, thiết thực hơn) ra đời. Trường quốc tế không phải có mục tiêu giúp trẻ con giỏi kiến thức 'academic' ngay từ sớm, mà giúp bọn chúng sống cân bằng, có trách nhiệm với bản thân, gợi mở & cho phép chúng được phép tự do trong suy nghĩ, có tư duy phản biện & logic. Rèn luyện chúng nó kiên trì, biết theo đuổi mục tiêu, biết chơi thể thao, dễ hoà nhập với bạn bè quốc tế...".

5. Trường chuyên vẫn còn giá trị và luôn có giá trị đối với phần lớn nhu cầu & mục tiêu của học sinh Việt Nam. Bởi vì nó vẫn phù hợp với hành cảnh kinh tế xã hội, phù hợp với tư tưởng, suy nghĩ & nhận thức của phần lớn ông bố bà mẹ ở thời điểm hiện tại. Chỉ là bây giờ trường chuyên không còn là lựa chọn tốt duy nhất hay quan trọng nhất (nếu so với thời 1990-2010, thời đó trường chuyên là con đường dễ nhất để hoà nhập với TG bên ngoài VN). Ngày nay, đất nước đi lên, xã hội phát triển, bố mẹ giàu có hơn, hiểu biết hơn, công nghệ thông tin khơi thông - cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn giúp bọn trẻ con phát triển. Những ông bố bà mẹ cùng các con có thể lựa chọn con đường, phương án phù hợp với mình nhất, xét về vị trí địa lý, khả năng tài chính của gia đình, tính cách sở thích khả năng của con, và sau cùng là nhận thức, hiểu biết & ước mơ, tham vọng của bố mẹ về các con.
Em hiểu ý cụ nhận thấy vai trò lớn của trường chuyên, song ý cụ nói về giới hạn sáng tạo và có thành tựu to lớn thì không chuẩn. Nó là vấn đề lớn của xã hội, của văn hoá Á Đông chứ không phải do triết lý đào tạo hay phương pháp của trường phổ thông gì cả. Mà mỗi trường phổ thông thì đã ăn thua gì đâu để mà vun trồng cống hiến chứ cụ.
 

luổn phuẩn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787530
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
1,305
Động cơ
44,177 Mã lực
Tuổi
24
Em vẫn thích học chuyên vì thấy lớp khá ít nên được quan tâm của thầy cô nhiều hơn và cũng được tự do đào sâu chuyên ngành, hơn nữa các thầy cô thường giỏi và dạy rất bài bản. Bạn em chuyên Văn hay Toán ra trường cấp 2,3 sau đa số đều học lên đại học hoặc cao hơn nữa. Còn thành đạt thì ai ngoài 40 cũng khấm khá hết rồi nhưng đạt tầm đại gia thì ngược đời lại là các bạn học kém và nghịch ngợm nhất hồi xưa chiếm tuyệt đối.
Đương nhiên.
Các bạn học giỏi mà đa số thành đại gia mới là chuyện lạ. Việc giàu có cỡ đại gia và việc học giỏi không liên quan gì với nhau cả.
Thậm chí, việc học giỏi là dấu hiệu cho thấy khó mà thành đại gia (ấn vượng khắc thực thương), và việc học không giỏi là dấu hiệu cho thấy có tiềm năng thành đại gia (tài vượng khắc ấn). Các cụ nghìn đời đã tổng kết vậy rồi.

Chả hiểu sao nhiều người cứ gắn việc học giỏi với việc giàu có nhỉ. Căn bản là 2 điều này đi theo 2 hướng khá là ngược nhau.

Còn việc học giỏi thì là điều kiện quan trọng trong việc trở thành "đại gia" (không phải đại gia về tiền) trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu, công nghệ, phát minh,....và chí ít cũng có cuộc sống ổn về kinh tế.

Còn việc học không giỏi, học yếu yếu thì lại là dấu hiệu khá là thuận cho việc giàu có lớn mai sau, phi thương bất phú.
 

CDX2011

Xe tăng
Biển số
OF-773968
Ngày cấp bằng
10/4/21
Số km
1,610
Động cơ
72,171 Mã lực
Website
casca.vn
Em vẫn thích học chuyên vì thấy lớp khá ít nên được quan tâm của thầy cô nhiều hơn và cũng được tự do đào sâu chuyên ngành, hơn nữa các thầy cô thường giỏi và dạy rất bài bản. Bạn em chuyên Văn hay Toán ra trường cấp 2,3 sau đa số đều học lên đại học hoặc cao hơn nữa. Còn thành đạt thì ai ngoài 40 cũng khấm khá hết rồi nhưng đạt tầm đại gia thì ngược đời lại là các bạn học kém và nghịch ngợm nhất hồi xưa chiếm tuyệt đối.
Trường học là nơi đào tạo người làm thuê, cho nên càng học giỏi thì càng k thành đại gia đc, chỉ có cuộc sống ổn định hoặc khấm khá thôi!
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,287
Động cơ
64,393 Mã lực
Thực ra để so sánh tương đối công bằng nếu muốn lấy đầu ra để chứng minh hệ thống giáo dục nào tốt hơn thì phải lấy trường QT so với trường công thường, vì hai đối tượng này có đầu vào tương đối giống nhau là ko qua chọn lựa, có đủ các trình độ khác nhau, khi đó đầu ra mới có thể phần nào đó thể hiện chất lượng giáo dục. Các trường chuyên cơ bản là chọn lọc đầu vào là các e xuất sắc rồi nên đầu ra đương nhiên cao. Cứ thử cho trường chuyên tuyển chọn đầu vào là các e đủ loại trình độ như trường QT xem, lúc đấy đầu ra nó sẽ khác.
Cụ nói cũng đúng ở khía cạnh đầu vào học sinh không thi lựa chọn. Tuy nhiên có một điểm em nghĩ là khác nhau giữa trường QT và trường công thường, khiến cho việc so sánh trở nên không cân xứng. Đó là trường QT thường gia đình của học sinh là gia đình có điều kiện, và thực tế trường QT đúng nghĩa cũng có nói chuyện với phụ huynh và có sự lựa chọn nhất định. Trường công thường thì học sinh có gia cảnh rất khác nhau. Có những gia đình nghèo, thậm chí rất nghèo. Vì vậy tỷ lệ học sinh QT sau này ra đời khả năng thành công cao hơn, do có bệ phóng tốt hơn học sinh trường công thường là điều dễ thấy.

Em ủng hộ mô hình trường chuyên đơn thuần là trên khía cạnh người thụ hưởng. Con trẻ có cơ hội được học trong môi trường tốt, các bạn ngoan giỏi, với mức học phí rất thấp. Nếu có điều kiện, thì cho con học QT bọn nó vẫn sướng hơn chứ ạ. Học phí gấp hàng trăm lần thì chất lượng, phương pháp dạy phải hơn, chứ nếu không hơn thì ai dại gì mà vào học ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top