[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Xichlo0banh

Xe tăng
Biển số
OF-534086
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
1,244
Động cơ
-61,242 Mã lực
Tuổi
51
Ở trường thường, môn Văn sao là môn phụ được cụ?
Học sinh nó tập trung môn nào, để thi đh chẳng hạn thì môn còn lại là phụ.

Em chờ team: Bắt học nhiều thế, lắm thế vào giải thích.
 

BopCoi

Xe tải
Biển số
OF-187425
Ngày cấp bằng
29/3/13
Số km
434
Động cơ
324,591 Mã lực
Này thì chuyên toàn em giỏi!
Cô giáo thì ham tiền phụ huynh thì háo danh:

Nguyên nhân học sinh trường chuyên thi đại học bị điểm thấp
(GDVN) - Đó chính là "hệ quả tất yếu" của việc thầy cô ham tiền và phụ huynh háo danh.
LTS: Lý giải lý do vì sao có những học sinh trường chuyên nhưng lại đạt được điểm thi không cao, cô giáo Mai Hoa cho rằng nên xoá bỏ mô hình trường chuyên.

Vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang, Sơn La, trong số đó, học sinh trường chuyên của tỉnh chiếm đa số.

Câu hỏi không ít người thắc mắc “học sinh chuyên tỉnh đương nhiên phải học giỏi. Vậy cớ sao lại phải mua điểm như vậy?”

Không riêng gì ở những tỉnh thành nêu trên, ngay địa phương tôi cũng có trường chuyên khá nổi tiếng.

Thế nhưng không ít học sinh học chuyên Toán, Lý, Sinh… lại đạt kết quả khá thấp trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia vừa qua.

Một phụ huynh than phiền rằng “con mình học 3 năm trường chuyên đã tốn không biết bao nhiêu tiền ăn (vì xa nhà), tiền học thêm nhưng điểm thi đại học chỉ đạt 18 điểm. Một số khác chỉ đạt tới mức 20.

Học chuyên Toán nhưng điểm toán nhiều em thi chỉ đạt mức điểm trung bình (6 điểm).

Nhiều người đã sốc và khá bất ngờ. Nhưng những người hiểu rõ nguồn cội thì nói rằng "đó chính là hệ quả tất yếu" của việc thầy cô ham tiền và phụ huynh háo danh.

Tuyển sinh vì tiền không vì chất lượng

Xét về lý, học sinh trường chuyên phải là những học sinh xuất sắc. Bởi biết bao tinh hoa học vấn của cả tỉnh đều hội tụ về.

Trong trường chuyên, mỗi môn thường có một lớp chuyên như lớp chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh văn, Sử…

Nếu nhà trường tổ chức thi nghiêm túc, số lượng học sinh được gọi tên vào nơi này đương nhiên phải là những em có lực học vượt trội nhất so với bạn bè.

Vốn sẵn có năng lực lại được thầy cô giáo giỏi dạy dỗ, được học trong một môi trường học tập tốt.


Thói sĩ diện hão của nhiều ông bố, bà mẹ đang làm hại các con

Chắc chắn chất lượng học tập của các em sẽ ngày càng tiến bộ.

Thế nhưng trong thực tế lại không diễn ra như vậy. Nhiều trường chuyên đã lợi dụng danh nghĩa để trục lợi.

Họ đã đánh vào tâm lý háo danh của không ít phụ huynh biến môi trường học tập nơi đây thành mảnh đất màu mỡ để kiếm tiền.

Thế là những học sinh được tuyển vào trường chuyên lớp chọn, nhiều em tài năng học tập thì ít mà gia cảnh đẳng cấp thì nhiều.

Thầy cô cơ hội, phụ huynh háo danh

Một số phụ huynh có con thi vào trường chuyên bức xúc:

“Con chúng tôi 9 năm đạt học sinh giỏi, xuất sắc, điểm tổng kết môn Toán bao giờ cũng gần 10 chấm nhưng đi thi cháu chỉ đạt điểm 4 Toán.

Không biết những học sinh khác chúng giỏi đến mức nào?”.

Có phụ huynh đã phản hồi lại rằng “Những học sinh khác chúng học không giỏi bằng con chị nhưng chúng lại biết trước những dạng đề sẽ có trong đề thi.

Và đương nhiên chúng sẽ làm bài tốt hơn con chị rất nhiều”.


Vì sao các thủ khoa, á khoa phần lớn đều tự học?

Điều này không sai, năm nào cũng thế, trước khi kỳ thi diễn ra, trường chuyên đều mở những lớp ôn tập cho học sinh khắp nơi.

Những giáo viên dạy ôn thi cũng chính là những thầy cô trực tiếp ra đề và chấm thi.

Có phụ huynh cho biết, mùa ôn thi thu nhập của những giáo viên dạy nơi này luôn ở mức bảy tám chục triệu đồng một tháng.

Do trường khá xa nhà, có phụ huynh đã không thể cho con đi trọ học để ôn thi.

Một số phụ huynh khác lại tin tưởng sức học của con mình chẳng cần ôn thì vẫn đậu.

Một số học sinh con ông này bà nọ, lực học cũng chỉ ở mức thường thường bậc trung nhưng vì cha mẹ luôn muốn “nở mày nở mặt với thiên hạ” đã sẵn sàng chi một khoản tiền không nhỏ để gửi gắm giáo viên ngoài việc ôn luyện chung còn kèm riêng ở nhà.

Họ chỉ cần con đỗ được vào trường, còn vào học như thế nào sẽ là bước tính tiếp theo.

Sau mùa tuyển sinh, nhà trường cũng đã tuyển được những học sinh chịu “tầm sư học đạo” theo kiểu mớm đề hơn là tuyển được những nhân tài thật sự.

Điều này lý giải vì sao, ngoài một số ít các em học chuyên rất giỏi thì không ít em lực học chỉ ở mức trung bình, học còn thua xa nhiều học sinh ở những lớp không chuyên.

Tồn tại hay nên xóa bỏ trường chuyên?

Đã có khá nhiều ý kiến cho rằng cần dẹp bỏ trường chuyên lớp chọn. Bởi đây thực chất chỉ là lò đào tạo “gà chọi” thi đấu ở hai môi trường quốc tế và trong nước.

Thi trong nước, chính là sự cạnh tranh danh tiếng giữa các trường chuyên tỉnh này với tỉnh kia.

Họ hỉ hả, hân hoan khi bảng xếp hạng được nâng lên.

Với cuộc thi quốc tế, Việt Nam luôn tự hào vì thành tích mà học sinh chuyên mang về.


Phụ huynh mong muốn xử lý thật nghiêm khắc sai phạm điểm thi ở Hà Giang

Thế nhưng ít ai biết để đạt được những thành tích ấy, các em đã phải bỏ nhiều môn học, bỏ nhiều các hoạt động giáo dục ở trường để ép mình luyện để đi thi.

Thế nên, ngoài mục đích đi thi giành giải những học sinh chuyên thường học lệch và thiếu trầm trọng các kĩ năng sống.

Đây cũng chính là môi trường làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc dạy, học thêm.

Có người lợi dung danh nghĩa giáo viên trường chuyên để chiêu sinh mở lớp dạy thêm, để luyện thi đại học… có phụ huynh muốn con học lớp chọn đã chạy vạy nhờ vả.

Môi trường học tập cần trong sạch, công bằng. Học sinh cần được giáo dục một cách toàn diện. Bởi thế, việc xóa bỏ trường chuyên lớp chọn thật sự là cần thiết.
 

dutchlady

Xe đạp
Biển số
OF-698989
Ngày cấp bằng
11/9/19
Số km
45
Động cơ
97,200 Mã lực
Học chuyên cháu nào không xác định cày để thi quốc tế thì em thấy chúng nó ít áp lực và nhàn hơn hẳn. Như thằng cháu em chuyên toán KHTN, các môn phụ chủ yếu học qua loa, mấy môn chính thì học theo chuyên đề, chả có sách giáo khoa nào cả. Nghỉ hè từ đầu tháng 6, giờ tập trung học thêm tiếng anh thôi. Học sinh chuyên toàn thằng có đầu óc, học cái gì cũng nhanh hơn, môi trường thầy cô bạn bè lại tốt thì tội gì các cụ không cho con cháu vào học nếu bản thân chúng nó cũng thích và đủ năng lực thi vào.
 

Xichlo0banh

Xe tăng
Biển số
OF-534086
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
1,244
Động cơ
-61,242 Mã lực
Tuổi
51
Này thì chuyên toàn em giỏi!
Cô giáo thì ham tiền phụ huynh thì háo danh:

Nguyên nhân học sinh trường chuyên thi đại học bị điểm thấp
(GDVN) - Đó chính là "hệ quả tất yếu" của việc thầy cô ham tiền và phụ huynh háo danh.
LTS: Lý giải lý do vì sao có những học sinh trường chuyên nhưng lại đạt được điểm thi không cao, cô giáo Mai Hoa cho rằng nên xoá bỏ mô hình trường chuyên.

Vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang, Sơn La, trong số đó, học sinh trường chuyên của tỉnh chiếm đa số.

Câu hỏi không ít người thắc mắc “học sinh chuyên tỉnh đương nhiên phải học giỏi. Vậy cớ sao lại phải mua điểm như vậy?”

Không riêng gì ở những tỉnh thành nêu trên, ngay địa phương tôi cũng có trường chuyên khá nổi tiếng.

Thế nhưng không ít học sinh học chuyên Toán, Lý, Sinh… lại đạt kết quả khá thấp trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia vừa qua.

Một phụ huynh than phiền rằng “con mình học 3 năm trường chuyên đã tốn không biết bao nhiêu tiền ăn (vì xa nhà), tiền học thêm nhưng điểm thi đại học chỉ đạt 18 điểm. Một số khác chỉ đạt tới mức 20.

Học chuyên Toán nhưng điểm toán nhiều em thi chỉ đạt mức điểm trung bình (6 điểm).

Nhiều người đã sốc và khá bất ngờ. Nhưng những người hiểu rõ nguồn cội thì nói rằng "đó chính là hệ quả tất yếu" của việc thầy cô ham tiền và phụ huynh háo danh.

Tuyển sinh vì tiền không vì chất lượng

Xét về lý, học sinh trường chuyên phải là những học sinh xuất sắc. Bởi biết bao tinh hoa học vấn của cả tỉnh đều hội tụ về.

Trong trường chuyên, mỗi môn thường có một lớp chuyên như lớp chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh văn, Sử…

Nếu nhà trường tổ chức thi nghiêm túc, số lượng học sinh được gọi tên vào nơi này đương nhiên phải là những em có lực học vượt trội nhất so với bạn bè.

Vốn sẵn có năng lực lại được thầy cô giáo giỏi dạy dỗ, được học trong một môi trường học tập tốt.


Thói sĩ diện hão của nhiều ông bố, bà mẹ đang làm hại các con

Chắc chắn chất lượng học tập của các em sẽ ngày càng tiến bộ.

Thế nhưng trong thực tế lại không diễn ra như vậy. Nhiều trường chuyên đã lợi dụng danh nghĩa để trục lợi.

Họ đã đánh vào tâm lý háo danh của không ít phụ huynh biến môi trường học tập nơi đây thành mảnh đất màu mỡ để kiếm tiền.

Thế là những học sinh được tuyển vào trường chuyên lớp chọn, nhiều em tài năng học tập thì ít mà gia cảnh đẳng cấp thì nhiều.

Thầy cô cơ hội, phụ huynh háo danh

Một số phụ huynh có con thi vào trường chuyên bức xúc:

“Con chúng tôi 9 năm đạt học sinh giỏi, xuất sắc, điểm tổng kết môn Toán bao giờ cũng gần 10 chấm nhưng đi thi cháu chỉ đạt điểm 4 Toán.

Không biết những học sinh khác chúng giỏi đến mức nào?”.

Có phụ huynh đã phản hồi lại rằng “Những học sinh khác chúng học không giỏi bằng con chị nhưng chúng lại biết trước những dạng đề sẽ có trong đề thi.

Và đương nhiên chúng sẽ làm bài tốt hơn con chị rất nhiều”.


Vì sao các thủ khoa, á khoa phần lớn đều tự học?

Điều này không sai, năm nào cũng thế, trước khi kỳ thi diễn ra, trường chuyên đều mở những lớp ôn tập cho học sinh khắp nơi.

Những giáo viên dạy ôn thi cũng chính là những thầy cô trực tiếp ra đề và chấm thi.

Có phụ huynh cho biết, mùa ôn thi thu nhập của những giáo viên dạy nơi này luôn ở mức bảy tám chục triệu đồng một tháng.

Do trường khá xa nhà, có phụ huynh đã không thể cho con đi trọ học để ôn thi.

Một số phụ huynh khác lại tin tưởng sức học của con mình chẳng cần ôn thì vẫn đậu.

Một số học sinh con ông này bà nọ, lực học cũng chỉ ở mức thường thường bậc trung nhưng vì cha mẹ luôn muốn “nở mày nở mặt với thiên hạ” đã sẵn sàng chi một khoản tiền không nhỏ để gửi gắm giáo viên ngoài việc ôn luyện chung còn kèm riêng ở nhà.

Họ chỉ cần con đỗ được vào trường, còn vào học như thế nào sẽ là bước tính tiếp theo.

Sau mùa tuyển sinh, nhà trường cũng đã tuyển được những học sinh chịu “tầm sư học đạo” theo kiểu mớm đề hơn là tuyển được những nhân tài thật sự.

Điều này lý giải vì sao, ngoài một số ít các em học chuyên rất giỏi thì không ít em lực học chỉ ở mức trung bình, học còn thua xa nhiều học sinh ở những lớp không chuyên.

Tồn tại hay nên xóa bỏ trường chuyên?

Đã có khá nhiều ý kiến cho rằng cần dẹp bỏ trường chuyên lớp chọn. Bởi đây thực chất chỉ là lò đào tạo “gà chọi” thi đấu ở hai môi trường quốc tế và trong nước.

Thi trong nước, chính là sự cạnh tranh danh tiếng giữa các trường chuyên tỉnh này với tỉnh kia.

Họ hỉ hả, hân hoan khi bảng xếp hạng được nâng lên.

Với cuộc thi quốc tế, Việt Nam luôn tự hào vì thành tích mà học sinh chuyên mang về.


Phụ huynh mong muốn xử lý thật nghiêm khắc sai phạm điểm thi ở Hà Giang

Thế nhưng ít ai biết để đạt được những thành tích ấy, các em đã phải bỏ nhiều môn học, bỏ nhiều các hoạt động giáo dục ở trường để ép mình luyện để đi thi.

Thế nên, ngoài mục đích đi thi giành giải những học sinh chuyên thường học lệch và thiếu trầm trọng các kĩ năng sống.

Đây cũng chính là môi trường làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc dạy, học thêm.

Có người lợi dung danh nghĩa giáo viên trường chuyên để chiêu sinh mở lớp dạy thêm, để luyện thi đại học… có phụ huynh muốn con học lớp chọn đã chạy vạy nhờ vả.

Môi trường học tập cần trong sạch, công bằng. Học sinh cần được giáo dục một cách toàn diện. Bởi thế, việc xóa bỏ trường chuyên lớp chọn thật sự là cần thiết.
Cụ viết dài vãi, tóm lại là trường chuyên sinh ra: Phụ huynh hám danh thầy cô hám lợi, và chuyên Hà Giang là tiêu biểu đại diện các chuyên khác ạ?
 

Caosamac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-721554
Ngày cấp bằng
23/3/20
Số km
21
Động cơ
77,610 Mã lực
Tuổi
46
Nhiều cụ trên này bảo thủ quá. Cứ kêu giữ lại trường chuyên nhưng phụ huynh thì bảo cho con vào trường chuyên không phải để học môn chuyên. Giáo viên thì bảo trường chuyên giờ dạy môn chuyên nhẹ lắm. Tức là tất cả đều đồng ý dạy chuyên sâu các môn phổ thông chẳng để làm gì. Thế thì đóng cửa cái trường chuyên hoặc chuyển sang mô hình khác cho đỡ méo mó ngành giáo dục.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,301
Động cơ
339,136 Mã lực
Nhiều cụ trên này bảo thủ quá. Cứ kêu giữ lại trường chuyên nhưng phụ huynh thì bảo cho con vào trường chuyên không phải để học môn chuyên. Giáo viên thì bảo trường chuyên giờ dạy môn chuyên nhẹ lắm. Tức là tất cả đều đồng ý dạy chuyên sâu các môn phổ thông chẳng để làm gì. Thế thì đóng cửa cái trường chuyên hoặc chuyển sang mô hình khác cho đỡ méo mó ngành giáo dục.
Cụ có biết phân biệt không bị ép buộc luyện gà với không phải để học môn chuyên không ? Trường chuyên là môi trường giáo dục chất lượng cao có phân loại sơ bộ theo môn chuyên. Cụ có ghen ăn tức ở thì cũng chưa ai đóng cho cụ vui đâu.
 

cr7m10

Xe tải
Biển số
OF-594789
Ngày cấp bằng
16/10/18
Số km
466
Động cơ
133,248 Mã lực
Chuyên hay không chuyên cũng không quá quan trọng, quan trọng là con sống hợp lý với khả năng của mình. Ai cũng có number riêng của mình, nên cứ thoải mái thì sẽ dễ dàng hơn....
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Cụ biết trường chuyên nuôi được nó chi phí thế nào không? Gấp 3 4 trường thường cụ nhé. Trường thường còn chả đủ nên phải nhét 5 60 cháu 1 lớp cụ kìa, vùng cao, vùng sâu, vùng xa trường thưng bằng ván, mùa đông gió lùa như ngoài đồng cụ kìa. Ý của cụ chỉ thực hiện được trong mơ mà thôi.
1. Trường thường: bình quân NSNN hỗ trợ 7-8tr/1 hs 1 năm học
2. Trường chuyên có 2 loại:
- Chuyên bộ: bình quân NSNN hỗ trợ 7-8tr/1 hs /1 năm học, giống như trường thường, tổng số khoảng 10 trường
- Chuyên các tỉnh: bình quân NSNN hỗ trợ 14-16tr/1 hs 1 năm học, nhiều hơn trường thường 7-10 tr/ 1 hs/1 năm học, 3 năm THPT hỗ trợ nhiều hơn 21-30tr. Tổng số khoảng 73 trường, tương đương 29.200 em
3. Trường THPT dân tộc nội trú: 18-20tr/1hs/ 1 năm.

Tỷ lệ HS THPT chuyên chiếm khoảng 3% học sinh THPT cả nước và vẫn có khoảng 10 trường chuyên không được hỗ trợ nhiều hơn trường thường.
Chênh lệch hỗ trợ từ NSNN cả nước cho HS chuyên so với HS thường 1 năm từ 204-292 tỷ (chỉ tiêu HS chuyên 1 khối/1 trường là 400 em, tính trên 73 trường). Con số này có lẽ thấp hơn rất nhiều con số chi NSNN cho việc bồi dưỡng các đội tuyển TDTT của các tỉnh hàng năm, chưa nói đến thể thao thành tích cao.
 
Chỉnh sửa cuối:

Caosamac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-721554
Ngày cấp bằng
23/3/20
Số km
21
Động cơ
77,610 Mã lực
Tuổi
46
Cụ có biết phân biệt không bị ép buộc luyện gà với không phải để học môn chuyên không ? Trường chuyên là môi trường giáo dục chất lượng cao có phân loại sơ bộ theo môn chuyên. Cụ có ghen ăn tức ở thì cũng chưa ai đóng cho cụ vui đâu.
Với kiểu tranh luận bỏ bóng đá người như cụ thì em xin thua. Nhường cụ hết!
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Trường thường chúng nó (hs) cũng vẫn coi nhẹ các môn phụ như thế!
Chúng nó lơ là nhưng kết quả thế nào mới là quan trọng. Tư duy chúng nó tốt nên học nhanh lắm. Thước đo chính là kết quả thi THPT quốc gia. Thi chung đề, tráo đổi địa điểm thi toàn tỉnh/thành phố, chấm máy đối với thi trắc nghiệm hoặc người chấm ngẫu nhiên đối với môn tự luận nhưng kết quả chúng nó vẫn đạt và rất hiếm em bị trượt hoặc không đạt đối với các môn phụ.

Chưa kể tình trạng quay cóp của HS thường có xu hướng cao hơn HS chuyên nhiều nên em tin vào kết quả thi của HS chuyên hơn.

Nói thật, bọn chuyên có tư duy tốt nên chương trình học 3 năm THPT chúng nó chỉ cần học 1 năm, thậm chí ít hơn là đã xong rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

BopCoi

Xe tải
Biển số
OF-187425
Ngày cấp bằng
29/3/13
Số km
434
Động cơ
324,591 Mã lực
1. Trường thường: bình quân NSNN hỗ trợ 7-8tr/1 hs 1 năm học
2. Trường chuyên có 2 loại:
- Chuyên bộ: bình quân NSNN hỗ trợ 7-8tr/1 hs /1 năm học, giống như trường thường, tổng số khoảng 10 trường
- Chuyên các tỉnh: bình quân NSNN hỗ trợ 14-16tr/1 hs 1 năm học, nhiều hơn trường thường 7-10 tr/ 1 hs/1 năm học, 3 năm THPT hỗ trợ nhiều hơn 21-30tr. Tổng số khoảng 73 trường, tương đương 29.200 em
3. Trường THPT dân tộc nội trú: 18-20tr/1hs/ 1 năm.

Tỷ lệ HS THPT chuyên chiếm khoảng 3% học sinh THPT cả nước và vẫn có khoảng 10 trường chuyên không được hỗ trợ nhiều hơn trường thường.
Chênh lệch hỗ trợ từ NSNN cả nước cho HS chuyên so với HS thường 1 năm từ 204-292 tỷ (chỉ tiêu HS chuyên 1 khối/1 trường là 400 em, tính trên 73 trường). Con số này có lẽ thấp hơn rất nhiều con số chi NSNN cho việc bồi dưỡng các đội tuyển TDTT của các tỉnh hàng năm, chưa nói đến thể thao thành tích cao.
Cụ quên chưa liệt kê các khoản của tỉnh hỗ trợ, các khoản thưởng... Và chi phí xây dựng ban đầu rất lớn, có trường lên đến 600 tỷ.
https://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/truong-chuyen-duoc-cac-tinh-uu-ai-den-co-nao-651580.html
 
Chỉnh sửa cuối:

hungboy

Xe buýt
Biển số
OF-55669
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
951
Động cơ
454,875 Mã lực
E nghĩ tr thường chất lượng kém, vào chuyên chắc hơn rồi
 

cuckhoai

Xe tăng
Biển số
OF-461320
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
1,437
Động cơ
212,778 Mã lực
1. Trường thường: bình quân NSNN hỗ trợ 7-8tr/1 hs 1 năm học
2. Trường chuyên có 2 loại:
- Chuyên bộ: bình quân NSNN hỗ trợ 7-8tr/1 hs /1 năm học, giống như trường thường, tổng số khoảng 10 trường
- Chuyên các tỉnh: bình quân NSNN hỗ trợ 14-16tr/1 hs 1 năm học, nhiều hơn trường thường 7-10 tr/ 1 hs/1 năm học, 3 năm THPT hỗ trợ nhiều hơn 21-30tr. Tổng số khoảng 73 trường, tương đương 29.200 em
3. Trường THPT dân tộc nội trú: 18-20tr/1hs/ 1 năm.

Tỷ lệ HS THPT chuyên chiếm khoảng 3% học sinh THPT cả nước và vẫn có khoảng 10 trường chuyên không được hỗ trợ nhiều hơn trường thường.
Chênh lệch hỗ trợ từ NSNN cả nước cho HS chuyên so với HS thường 1 năm từ 204-292 tỷ (chỉ tiêu HS chuyên 1 khối/1 trường là 400 em, tính trên 73 trường). Con số này có lẽ thấp hơn rất nhiều con số chi NSNN cho việc bồi dưỡng các đội tuyển TDTT của các tỉnh hàng năm, chưa nói đến thể thao thành tích cao.
Trong việc đòi xóa bỏ trường chuyên lớp chọn này em dự có mấy trường hợp sau:
1. Bất mãn nên tìm cách chơi nổi.
2. Có bàn tay nào đó muốn sắp đặt thâu tóm AMS.
3. Bất đắc chí nên chê bai, dè bỉu, ném đá.
PS: Nếu trường chuyên còn có những bất cập sao không tìm cách thay đổi để nó tốt hơn?
Thế đếch nào em cũng nhận cả rổ gạch vào đầu, cẩn thận em cứ làm cái mũ BH cho chắc. :D
 

Caosamac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-721554
Ngày cấp bằng
23/3/20
Số km
21
Động cơ
77,610 Mã lực
Tuổi
46
Nhiều cụ trên này bảo thủ quá. Cứ kêu giữ lại trường chuyên nhưng phụ huynh thì bảo cho con vào trường chuyên không phải để học môn chuyên. Giáo viên thì bảo trường chuyên giờ dạy môn chuyên nhẹ lắm. Tức là tất cả đều đồng ý dạy chuyên sâu các môn phổ thông chẳng để làm gì. Thế thì đóng cửa cái trường chuyên hoặc chuyển sang mô hình khác cho đỡ méo mó ngành giáo dục.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Cụ quên chưa liệt kê các khoản của tỉnh hỗ trợ, các khoản thưởng... Và chi phí xây dựng ban đầu rất lớn, có trường lên đến 600 tỷ.
https://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/truong-chuyen-duoc-cac-tinh-uu-ai-den-co-nao-651580.html
Mỗi tỉnh người ta muốn xây 1 cái trường đàng hoàng làm điểm nhấn giáo dục cho tỉnh, làm động lực cho các em phấn đấu vào đó cũng không có gì là sai và họ cân đối được nguồn. Đầu tư cho giáo dục thế này còn có ích gấp vạn lần xây cái nhà thi đấu quanh năm bỏ hoang hoặc cái tượng đài ngàn tỷ.

Thống kê ra thì cả nước cũng chỉ có vài tỉnh giàu, có ngân sách địa phương lớn thì mới giám bỏ tiền ra xây như vậy chứ tỉnh nghèo thì lấy đâu ra. Ngân sách địa phương của họ lớn thì họ đầu tư cho các công trình an sinh, xã hội, giáo dục cho dân tỉnh đó hưởng thì cũng chẳng có gì đáng chê trách.

Còn chuyện giải thưởng trả cho HS được giải thì cũng là lấy từ nguồn địa phương, mỗi địa phương cũng chỉ có vài em, lấy đâu ra mà nhiều. Chủ yếu mang tính chất khuyến học là chính. Còn NSNN chi trả tiền thưởng cho các em rất bèo: Huy chương vàng toán, tin quốc tế: 5 triệu đồng 1 em, chưa bằng 1 bữa nhậu, trong khi các em cày bục mặt ra
 
Chỉnh sửa cuối:

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
6,879
Động cơ
164,046 Mã lực
Này thì chuyên không học lệch này, lại còn coi thường thày giáo dạy môn khác. Mất dạy quá:


LTS: Xung quanh cuộc tranh luận về đề tài trường phổ thông chuyên những ngày qua sau đề xuất "bán trường Ams" của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của nhà giáo Lê Đức Đồng, Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, tỉnh Sóc Trăng.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.

Thực tế ở Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (Sóc Trăng) cũng như các trường chuyên khác cho thấy hầu hết các em học sinh đăng ký vào các môn khoa học tự nhiên như Toán, Vật lý, Hóa học vì tổ hợp các môn thi này luôn cấu trúc cho khối A, khối B…

Còn các môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý rất ít; có khi phải nhập ba môn này lại với nhau mới đủ số lượng (35 học sinh/lớp).

Đó là quy luật tất yếu vì các khối A, B luôn rộng mở đường đi của các em sau này. Điều đó chúng tôi không bàn đến mà chỉ nói đến thái độ học tập các bộ môn khoa học xã hội của các em học sinh trường chuyên!

Tôi là Phó Hiệu trưởng, được phân công dạy môn Ngữ văn ở hai lớp chuyên Toán. Phần lớn thời gian, các em đã dành cho môn chính là Toán nên mỗi khi đến giờ Văn, dường như các em uể oải, học cho có mà thôi!

Hầu như không em nào chuẩn bị bài (dù giáo viên đã cho câu hỏi hôm trước); thậm chí chưa đọc tác phẩm, đoạn trích sắp học.


Học sinh trường chuyên thường chỉ tập trung vào những môn chuyên của mình mà lơ là các môn học khác. (Ảnh chỉ mang tính minh họa: Giaoduc.edu.vn)

Một giờ học thành công cần có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò, nhưng nay chỉ có thầy nói một chiều, còn trò thì chỉ biết ghi bài.

Khi tôi nêu câu hỏi (từ dễ đến khó) thì cũng chỉ vài cánh tay lác đác đưa lên…

Nhiều khi giận ghê gớm vì các em tỏ ý coi thường bộ môn, coi thường luôn cả người dạy!

Tôi có nêu chuyện học quá lệch của học sinh trường chuyên cho một vị lãnh đạo ngành thì được lời khuyên rằng: phải chấp nhận học lệch vì nếu bắt buộc học sinh giỏi cả những môn xã hội nữa thì không thể!

Thành ra, trong nhiều tiết dạy tôi luôn phải “nhập thân” vào nhân vật “Kép Tư Bền”: bề ngoài phải cười, phải vui; phải đọc thơ truyền cảm, hùng hồn nhưng bề trong thì buồn tận đáy bởi mình dạy hết hơi mà có mấy em trân trọng đâu!

Biết rằng các em không chịu học, coi nhẹ các bộ môn xã hội sẽ bị hụt hẫng rất lớn về các kỹ năng, nhất là kỹ năng sống; dù có phối hợp với gia đình khuyên nhủ, động viên các em học đều các môn nhưng các em vẫn “trơ như đá, vững như đồng”!

Bởi việc học là tự nguyện, các em thấy cần thiết thì học, không thể dùng biện pháp hành chính.

Dù học như vậy, khi cho điểm vẫn phải làm theo “chỉ tiêu” đăng ký đầu năm học. Đề kiểm tra nhẹ hơn, cho điểm “rộng tay” hơn để đạt chỉ tiêu 30% là giỏi (điểm trung bình bộ môn từ 8,0 trở lên).


Suy ngẫm về trường chuyên và câu chuyện "con cá leo cây"
Nếu không đủ “chỉ tiêu” mà mình đăng ký, khi xét thi đua cuối năm sẽ không đạt và còn bị phê bình là dạy kiểu gì mà điểm thấp, ảnh hưởng chung kết quả toàn trường!

Thành ra, chúng tôi phải tự dối lừa bản thân mình, mặc dù các em coi nhẹ bộ môn, coi thường bộ môn nhưng phải cho điểm tối đa!

Đây cũng là bi kịch của đời người dạy học: muốn trung thực nhưng không được mà phải tự mình dối mình mới tồn tại!

Môn Ngữ văn như vậy còn đỡ, còn tự “an ủi” phần nào vì dù sao cũng là môn thi bắt buộc.

Còn các môn như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân thì lắm lúc tôi thấy tội nghiệp và thương cho giáo viên mình…

Sự thật nỗi khổ tâm của thầy cô khi dạy các bộ môn Ngữ văn nói riêng, các bộ môn khoa học xã hội nói chung ở trường chuyên là như thế
Thày dốt, dạy nhạt nhẽo lại đổ cho các e ko thích học.
Môn Văn cùa thày cần có tâm hồn, lên bục thày cần như 1 nghệ sĩ, biết lồng ghép văn học thành những chuyện hài hước, hóm hỉnh, những mẩu chuyện dễ tiếp thu hữu ích cho các e, phải biết gia giảm liều lượng kiến thức sao cho ko cháy giáo án mà h.s vẫn tiếp thu đủ kiến thức cần thiết.
H.s chuyên tự nhiên có thể ko lãng mạn nhưng đủ thông minh và logic để viết văn, làm văn ko kém hs thường với bố cục, kết cấu đủ chặt chẽ chuẩn mực.

Nghe thày than biết thày giảng như bắt hs ăn cơm nguội chứ ko thấy là h.s chuyên tn ko thích học văn.
 

BopCoi

Xe tải
Biển số
OF-187425
Ngày cấp bằng
29/3/13
Số km
434
Động cơ
324,591 Mã lực
Mỗi tỉnh người ta muốn xây 1 cái trường đàng hoàng làm điểm nhấn giáo dục cho tỉnh, làm động lực cho các em phấn đấu vào đó cũng không có gì là sai và họ cân đối được nguồn. Đầu tư cho giáo dục thế này còn có ích gấp vạn lần xây cái nhà thi đấu quanh năm bỏ hoang hoặc cái tượng đài ngàn tỷ.

Thống kê ra thì cả nước cũng chỉ có vài tỉnh giàu, có ngân sách địa phương lớn thì mới giám bỏ tiền ra xây như vậy chứ tỉnh nghèo thì lấy đâu ra. Ngân sách địa phương của họ lớn thì họ đầu tư cho các công trình an sinh, xã hội, giáo dục cho dân tỉnh đó hưởng thì cũng chẳng có gì đáng chê trách.

Còn chuyện giải thưởng trả cho HS được giải thì cũng là lấy từ nguồn địa phương, mỗi địa phương cũng chỉ có vài em, lấy đâu ra mà nhiều. Chủ yếu mang tính chất khuyến học là chính. Còn NSNN chi trả tiền thưởng cho các em rất bèo: Huy chương vàng toán, tin quốc tế: 5 triệu đồng 1 em, chưa bằng 1 bữa nhậu, trong khi các em cày bục mặt ra
Tỉnh giàu hay nghèo thì cái chi đấy cũng từ NSNN, cũng là tiền của dân cả chứ ko phải trên trời rơi xuống. Mà giải thưởng không bèo như cụ nghĩ đâu:
 
Chỉnh sửa cuối:

BopCoi

Xe tải
Biển số
OF-187425
Ngày cấp bằng
29/3/13
Số km
434
Động cơ
324,591 Mã lực
Thày dốt, dạy nhạt nhẽo lại đổ cho các e ko thích học.
Môn Văn cùa thày cần có tâm hồn, lên bục thày cần như 1 nghệ sĩ, biết lồng ghép văn học thành những chuyện hài hước, hóm hỉnh, những mẩu chuyện dễ tiếp thu hữu ích cho các e, phải biết gia giảm liều lượng kiến thức sao cho ko cháy giáo án mà h.s vẫn tiếp thu đủ kiến thức cần thiết.
H.s chuyên tự nhiên có thể ko lãng mạn nhưng đủ thông minh và logic để viết văn, làm văn ko kém hs thường với bố cục, kết cấu đủ chặt chẽ chuẩn mực.

Nghe thày than biết thày giảng như bắt hs ăn cơm nguội chứ ko thấy là h.s chuyên tn ko thích học văn.
Thày đáp ứng đủ các yc của cụ nhé, hóa thân như nghệ sỹ luôn:
"Thành ra, trong nhiều tiết dạy tôi luôn phải “nhập thân” vào nhân vật “Kép Tư Bền”: bề ngoài phải cười, phải vui; phải đọc thơ truyền cảm, hùng hồn nhưng bề trong thì buồn tận đáy bởi mình dạy hết hơi mà có mấy em trân trọng đâu!"
 

cuckhoai

Xe tăng
Biển số
OF-461320
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
1,437
Động cơ
212,778 Mã lực
Thày đáp ứng đủ các yc của cụ nhé, hóa thân như nghệ sỹ luôn:
"Thành ra, trong nhiều tiết dạy tôi luôn phải “nhập thân” vào nhân vật “Kép Tư Bền”: bề ngoài phải cười, phải vui; phải đọc thơ truyền cảm, hùng hồn nhưng bề trong thì buồn tận đáy bởi mình dạy hết hơi mà có mấy em trân trọng đâu!"
Em không hiểu lý do tại sao cụ thù ghét trường chuyên như vậy. Cụ có thể chia sẻ thật lòng được không?
 

BopCoi

Xe tải
Biển số
OF-187425
Ngày cấp bằng
29/3/13
Số km
434
Động cơ
324,591 Mã lực
Em không hiểu lý do tại sao cụ thù ghét trường chuyên như vậy. Cụ có thể chia sẻ thật lòng được không?
E ko hiểu là mình có thì ghét trường chuyên không, nhưng e thấy trường chuyên là 1 sự bất công. Ở chỗ e ở, trường chuyên thực sự là dành cho nhà giàu và quan chức. Cái này rõ ràng luôn. E ủng hộ xóa bỏ chuyên để tạo ra công bằng trong XH vì bản thân các e thi được mấy cái giải thưởng không đáng lĩnh hàng trăm triệu như vậy vì cái đấy có tạo ra của cải vật chất gì cho xã hội? Hay chỉ phục vụ bệnh thành tích. Hàng tháng e vẫn đóng thuế thu nhập 1 khoản kha khá và số tiền ấy đã bị lãng phí 1 phần rất vô ích vào giáo dục công.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top