[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Ý em là các cháu khi ra đời làm thuê thì phải có các kỹ năng này, còn làm chủ được thì tốt quá.
Thuê được có tí lương mà dính cái này thì cũng nát lắm. Tốt nhất là không rượu chè, cờ bạc, gái thì nên iu có trách nhiệm
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
3,908
Động cơ
356,973 Mã lực
Thuê được có tí lương mà dính cái này thì cũng nát lắm. Tốt nhất là không rượu chè, cờ bạc, gái thì nên iu có trách nhiệm
Ý em là biết chơi chút chứ không phải nghiện ngập.
 

Caosamac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-721554
Ngày cấp bằng
23/3/20
Số km
21
Động cơ
77,610 Mã lực
Tuổi
46
Các bình luận của các cụ cho thấy hầu hết các cụ cho con vào chuyên không phải với mục đích để học môn chuyên mà chỉ vì môi trường có thầy tốt, trò ngoan. Các cụ ủng hộ trường chuyên cũng nói học sinh chuyên bjờ năng động hơn, có nhiều kỹ năng hơn. Vậy tên trường chuyên với các lớp chuyên toán, lý hóa, sử, điạ v.v có còn phù hợp? Hay là gọi đúng tên của nó là trường chất lượng cao. Như các trường quốc tế thì chẳng ai phản đối.
 

Xeomchocon

Xe tăng
Biển số
OF-495973
Ngày cấp bằng
9/3/17
Số km
1,223
Động cơ
194,351 Mã lực
Trường chuyên bây giờ khác ngày xưa rôi, hiện các cháu ĐANG học chuyên đều tự nhận định chúng cháu nhàn hơn các bạn học công lập (ở HÀ Nội)! (Chuyên KHTN và CSP) còn chuyên ngữ cũng vất vả nhưng không phải vì môn chuyên. Nhóm học chuyên khó khổ là yêu thích hoặc mục đích giật giải thì cũn ít thôi, nhiều cháu cũng tính học tuyển, thấy vất vả thì bỏ thôi.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
2,983
Động cơ
506,083 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Ams không liên quan đến Chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, trường đại học Tổng hợp Hà Nội ạ.
Vài năm đầu học sinh của Ams được chuyển đến từ:

Chuyên Toán của THPT Chu Văn An.
Chuyên Lý, chuyên Văn của THPT Việt Đức.
Chuyên Nga, chuyên Anh, chuyên Hóa của THPT Lý Thường Kiệt.
Chuyên sinh của THPT Ba Đình.
Ý của chú ấy là Chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học chính là Chuyên KHTN cháu ạ. Cách viết của cháu có thể khiến người đọc hiểu 2 trường này khác nhau.
 

Imei

Xe buýt
Biển số
OF-457171
Ngày cấp bằng
28/9/16
Số km
771
Động cơ
211,926 Mã lực
có ý kiến trên báo chỉ nên giữ lại chuyên khối tự nhiên, còn khối XH văn sử địa anh nga pháp trung thì thôi.
Nước nghèo chỉ nên đầu tư cái nào cần hơn trước.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
2,983
Động cơ
506,083 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Không cụ nào phản biện được cái báo cáo trên à? Bộ dục tự nhận đấy chứ ko phải ai nhét chữ đâu nhá!
“Học sinh các trường THPT chuyên rất yếu về tiếng Anh, sức khỏe, chưa thật tự tin, khả năng hòa đồng trong giao lưu với bạn bè quốc tế, trong môi trường đa ngôn ngữ còn hạn chế”.
Em thử phản biện 1 ý xem nhé. Cụ có tin đoạn quote trên của cụ về tiếng Anh là đúng không? Nếu đúng thì là so với cái gì? Có phải là so với học sinh trường không chuyên không? Nếu đúng thì có mâu thuẫn gì với thông tin tỷ lệ học sinh chuyên đi du học cao hơn rất nhiều so với học sinh trường thường ?
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Trường chuyên bây giờ khác ngày xưa rôi, hiện các cháu ĐANG học chuyên đều tự nhận định chúng cháu nhàn hơn các bạn học công lập (ở HÀ Nội)! (Chuyên KHTN và CSP) còn chuyên ngữ cũng vất vả nhưng không phải vì môn chuyên. Nhóm học chuyên khó khổ là yêu thích hoặc mục đích giật giải thì cũn ít thôi, nhiều cháu cũng tính học tuyển, thấy vất vả thì bỏ thôi.
Ngày xưa thì cũng thế khác gì, nhàn hơn rất nhiều. Thấy các bạn trường ngoài suốt ngày lặn lội đi học thêm, thậm chí từ năm lớp 10 trong khi cá nhân mình thì đến tận lớp 12 Lý Hóa còn ko biết 1 chữ. Kiến thức thi ĐH có cái quái gì đâu, học 1 kỳ là đủ, thêm nửa kỳ luyện là quá thừa để đi thi, thế là sau đấy cũng toàn chơi, có hôm thầy dạy Hóa lên muộn 1 tí thấy cả lớp bỏ đi chơi hết (vì nghĩ chả còn cái gì mà học) làm thầy tự ái phải xin lỗi thầy mãi.

Quan trọng là triết lý giáo dục khác nhau, ngày đấy tớ có tò mò vì sao các bạn trường ngoài học nhiều thế mà điểm thi vẫn thấp, nhìn thấy cách họ học thì hóa ra học theo kiểu "giải đề", bài nào biết bài nấy, trong khi cái các thầy trong này dạy là dạy cách "ra đề". Học là phải học cách nghĩ, cách tư duy, 1 ngày tập "ra đề" hiệu quả bằng cả tháng "giải đề", thế mới nhanh được.

Edit: Lý do con bạn nên học chuyên.

Thầy giỏi bạn tốt, nhiều thầy còn giỏi ngoài tưởng tượng của mình. Nhớ ngày ấy cá nhân tớ chưa bao giờ có thể học nổi 1 môn coi là phụ, là học thuộc như Địa Lý. Thế nhưng năm ấy có tin đồn thi tốt nghiệp môn Địa, thế là có 1 thầy ở ĐH KHXHNV xuống dạy. Thầy dạy hay và khoa học đến nỗi sau lại tự tin kể cả Địa cũng chẳng là cái gì mới chết, vì với cách thầy dạy lẽ ra phải học 10 thì rút được xuống chỉ còn 3,4, khéo tí nữa thì khối lượng cần nhớ tưởng là rất nhiều hóa ra lại ko phải quá nhiều.

Thứ 2 là nhiều thầy rất tâm huyết, ko phải lo mấy cái chuyện như kiểu cô giáo cố tình "dấu nghề" để buộc học sinh phải đi học thêm. Ngày đấy thầy chủ nhiệm khoa Hóa xuống dạy có nói "xuống dạy các em thì tôi cũng chỉ được tính tiết dạy theo đơn giá nhà nước, dạy các em cả tháng tiền ko bằng tôi ra ngoài dạy luyện thi 1 buổi. Nhưng tôi vẫn dành nhiều thời gian cho các em, vì tôi thích được dạy các em".
 
Chỉnh sửa cuối:

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Ngày xưa thì cũng thế khác gì, nhàn hơn rất nhiều. Thấy các bạn trường ngoài suốt ngày lặn lội đi học thêm, thậm chí từ năm lớp 10 trong khi cá nhân mình thì đến tận lớp 12 Lý Hóa còn ko biết 1 chữ. Kiến thức thi ĐH có cái quái gì đâu, học 1 kỳ là đủ, thêm nửa kỳ luyện là quá thừa để đi thi, thế là sau đấy cũng toàn chơi, có hôm thầy dạy Hóa lên muộn 1 tí thấy cả lớp bỏ đi chơi hết (vì nghĩ chả còn cái gì mà học) làm thầy tự ái phải xin lỗi thầy mãi.

Quan trọng là triết lý giáo dục khác nhau, ngày đấy tớ có tò mò vì sao các bạn trường ngoài học nhiều thế mà điểm thi vẫn thấp, nhìn thấy cách họ học thì hóa ra học theo kiểu "giải đề", bài nào biết bài nấy, trong khi cái các thầy trong này dạy là dạy cách "ra đề". Học là phải học cách nghĩ, cách tư duy, 1 ngày tập "ra đề" hiệu quả bằng cả tháng "giải đề", thế mới nhanh được.
Nói về học thêm, ngoài bọn du học đi luyện ngoại ngữ, tham gia hoạt động xh oánh bóng hồ sơ thì bọn chuyên thuộc dạng keo kiệt bủn xỉn nghèo kiết xác, còn lâu mới chi một xu để học thêm. Thi ĐH có cái gì mà phải học thêm. Em chuyên Tán nhưng phần lớn thời gian của em là luyện Tỉn, một môn không thi cử gì hết, vì thích thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Em thử phản biện 1 ý xem nhé. Cụ có tin đoạn quote trên của cụ về tiếng Anh là đúng không? Nếu đúng thì là so với cái gì? Có phải là so với học sinh trường không chuyên không? Nếu đúng thì có mâu thuẫn gì với thông tin tỷ lệ học sinh chuyên đi du học cao hơn rất nhiều so với học sinh trường thường ?
Cái này là kết luận trong hội thảo của các trường chuyên trên toàn quốc, không phải người ngoài bịa ra. E tin là đúng. Đúng so với chuẩn chung. Hs thường tiếng anh còn tệ hơn nữa. Hs chuyên thông minh hơn nên du học nhiều hơn là đương nhiên.
 

raspberry

Xe tăng
Biển số
OF-452759
Ngày cấp bằng
12/9/16
Số km
1,133
Động cơ
218,057 Mã lực
Em là dân kỹ thuật, khi tuyển dụng, học trường công hồi cấp 3 là 1 ưu tiên. Vì thực tế cho thấy các bạn đó thường làm việc nghiêm túc, ít có mấy chiêu khôn lỏi kiểu “đi tắt đón đầu”.
 

AVANZA

Xe tăng
Biển số
OF-51447
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
1,271
Động cơ
466,409 Mã lực
Nơi ở
NGOÀI ĐƯỜNG
E chỉ thấy gái chuyên vừa giỏi, vừa xinh. Lên ĐH thì 1 nửa là đỗ thẳng, 1/2 là thi đỗ. Gái trường khác đa số là xấu.🥰
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
2,983
Động cơ
506,083 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Cái này là kết luận trong hội thảo của các trường chuyên trên toàn quốc, không phải người ngoài bịa ra. E tin là đúng. Đúng so với chuẩn chung. Hs thường tiếng anh còn tệ hơn nữa. Hs chuyên thông minh hơn nên du học nhiều hơn là đương nhiên.
Chuẩn chung là gì? Bộ GD ĐT có đặt ra chuẩn tiếng Anh cho HS chuyên không? Nếu không thì nhận xét đó là cảm tính, chung chung như ta vẫn thường thấy ở khắp mọi nơi. Còn nếu so với HS THPT nói chung (trường đại trà) thì bản thân cụ cũng đã nhận thấy mặt bằng tiếng anh của HS chuyên cao hơn.
 

cuckhoai

Xe tăng
Biển số
OF-461320
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
1,241
Động cơ
212,910 Mã lực
Không phải là tất cả, nhưng để vào được trường chuyên lớp chọn là mơ ước của nhiều bậc phụ huynh. Để vào được đó phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện, năng lực của con, định hướng của cha mẹ và một số điều kiện khác nữa. Để tham gia vào cuộc chơi có thể gọi là cao và khắc nghiệt này thì bắt buộc phải chấp nhận. Nhiều cụ em thấy dùng tiền và quyền để làm thước đo của sự thành công thì chưa đủ. Nên đánh giá thành công là chỉ số hạnh phúc, được làm việc mình thích và thích việc mình làm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Chuẩn chung là gì? Bộ GD ĐT có đặt ra chuẩn tiếng Anh cho HS chuyên không? Nếu không thì nhận xét đó là cảm tính, chung chung như ta vẫn thường thấy ở khắp mọi nơi. Còn nếu so với HS THPT nói chung (trường đại trà) thì bản thân cụ cũng đã nhận thấy mặt bằng tiếng anh của HS chuyên cao hơn.
Chuẩn chung mà các trường chuyên nhận định để so sánh, nó là gì thì cụ phải đến hỏi họ nhé.
 

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Nhiều trường chuyên đã bị biến tướng?
30/06/2020 | 05:55
Trường chuyên cần phải thay đổi chứ không thể mãi duy trì theo mô hình tổ chức lâu nay.

Tỷ lệ chọi vào chuyên Khoa học Tự nhiên, cao nhất 1/7,9'Không thể yêu cầu rạch ròi về sản phẩm trường chuyên'Trường chuyên được ưu ái đến cỡ nào?

Ông Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội): Cần xem xét lại hệ thống trường chuyên
Nhiều trường chuyên đã bị biến tướng?

Chúng ta hình thành các trường chuyên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Khi đó, đất nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước muốn có trường chuyên để tập trung cho một số học sinh triển vọng về một số môn học và tham gia các kỳ thi quốc tế để giới thiệu hình ảnh Việt Nam với thế giới. Do đó, vai trò của trường chuyên rất quan trọng.
Tuy nhiên, giờ đây đất nước đã đến một giai đoạn phát triển khác. Vì vậy, theo tôi cần xem xét lại hệ thống trường chuyên.
Bởi thực ra, từ trước tới nay hầu hết học sinh vào trường chuyên đều là những em rất giỏi và chăm. Nhưng vấn đề đặt ra là mục tiêu đào tạo chuyên của chúng ta thực sự có đạt được không?
Nếu chỉ tập trung luyện cho học sinh các kỹ thuật thi cử, hay để đạt giải cao các cuộc thi thì không phải là cái đích thật sự của giáo dục.
Tôi nghĩ, mục đích thực sự là cần đào tạo ra những con người có khả năng sáng tạo, phát triển được bản thân cũng như phục vụ cho đất nước, không nên tổ chức mô hình như hiện nay.
Thay vào đó, cần tạo điều kiện để các trường đều có điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên được đồng đều. Những giáo viên được cho là giỏi, nòng cốt nên có sự điều động, luân chuyển để xây dựng mặt bằng chung các trường đều tốt.
Chuyện tập trung đào tạo “thợ đi thi quốc tế” đã không còn hợp thời và các nước phát triển cũng không làm như vậy. Nếu vẫn giữ mô hình trường chuyên, cần thay đổi trong việc tuyển chọn học sinh. Tức là ngoài ưu tiên môn chuyên, cần có một tỉ trọng xứng đáng trong đánh giá khả năng ở các môn, lĩnh vực khác để đảm bảo giáo dục toàn diện.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM: Nên tư nhân hóa trường chuyên.
Nhiều trường chuyên đã bị biến tướng?

Thứ nhất, việc duy trì trường chuyên, lớp chọn khiến hàng năm chúng ta tốn kém thêm một kỳ thi nhưng chưa trả lời được về hiệu quả. Hiện nay, ở hệ đại học có những lớp tài năng, nhưng chưa có thống kê những em học trường chuyên, lớp chuyên có học tiếp ở đây không.
Thứ hai, việc dồn học sinh giỏi vào một lớp, một trường làm cho giáo dục thiếu sự cộng sinh. Trong lớp cần có đủ cả học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu mới có việc “học thầy không tày học bạn”.
Thứ ba, nhiều trường chuyên lớn hiện nay đã bị biến tướng khi có cả những lớp không chuyên.
Trường chuyên không nên hưởng bao cấp khi chưa trả lời được câu hỏi “sản phẩm đầu ra” làm được gì cho đất nước? Do vậy, nên tư nhân hóa trường chuyên, để phụ huynh nào muốn thì đăng ký. Thậm chí, có thể thực hiện cổ phần hóa cả trường thường để giảm gánh nặng cho xã hội.
TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Edlab Asia: Mô hình nuôi dưỡng năng khiếu sau khi hết bậc phổ thông còn có điểm phi khoa học.
Nhiều trường chuyên đã bị biến tướng?



Cách thức phát hiện năng khiếu ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào thi cử.
Thường thì học sinh sẽ trải qua một kỳ thi với các môn cơ bản (Toán, Ngữ văn) và môn chuyên. Sau đó, các em đạt điểm cao sẽ được tuyển chọn. Như vậy, em nào trượt rồi thì sẽ rất khó chen ngang để trở thành học sinh chuyên trong các năm sau (trừ khi đợi đến đợt chuyển cấp và thi lại).
Tất nhiên là thế giới cũng có nơi áp dụng mô hình này, nhưng họ cũng có mô hình khác nữa. Trong khi đó, thậm chí có thể nói, mô hình nuôi dưỡng năng khiếu đối với học sinh sau khi hết bậc phổ thông ở nước ta còn có những điểm phi khoa học, vô lý, tiềm ẩn nguy cơ tác động ngược.
Cụ thể, công tác thông tin nghề nghiệp, học tập bậc cao hiện chưa được quan tâm đúng mức. Không có chính sách cấp vĩ mô đủ mạnh để giúp học sinh chuyên nói riêng và học sinh nói chung có cơ hội được trải nghiệm, tiếp xúc với các ngành, nghề phù hợp với năng khiếu cá nhân cũng như các trường đại học có ngành đào tạo tương ứng. Các nỗ lực hiện nay chủ yếu là tự phát và manh mún.
Đồng thời, chính sách tuyển thẳng cho phép học sinh đạt giải quốc gia (chủ yếu là học sinh trường chuyên) có thể đăng ký nhập học bất kỳ chương trình nào ở bậc đại học. Đây là điều phi khoa học và dẫn đến việc nhiều học sinh chọn vào trường chuyên, thi học sinh giỏi không phải là để phát huy năng khiếu của mình mà chỉ để tuyển thẳng đại học. Điều đó thực sự nguy hiểm cho bản thân học sinh cũng như hệ thống đào tạo chuyên.
Hệ thống chuyên ở nước ta hiện nay đang đứng trước bối cảnh rất mới. Từ ngoài vào thì đó là xu thế toàn cầu hóa, sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc chiến thu hút nhân tài giữa các nước. Từ trong ra thì đó là những yêu cầu mới của nền kinh tế - xã hội, sự xuất hiện ngày càng nhiều của hệ thống trường tư chất lượng cao/trường quốc tế, xu hướng gửi con đi du học ngay ở bậc phổ thông. Gần đây nhất là việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông mới và việc có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau.
Trong khi đó, cách làm đào chuyên ở nước ta hầu như không thay đổi lớn trong hàng chục năm. Do đó, đã đến lúc cách làm này cần có những điều chỉnh nhất định.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng ban phụ trách Ban nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: Có nhiều trường chuyên mà không thực là chuyên.
Nhiều trường chuyên đã bị biến tướng?

Giáo dục luôn mong muốn bồi dưỡng được tài năng để họ trở thành nhân tài, đóng góp nhiều hơn cho xã hội, đất nước. Vì những lẽ đó, trường chuyên cần được tồn tại, cần được đầu tư đúng nghĩa.
Nhưng làm thế nào để mô hình trường chuyên hoạt động hiệu quả đảm bảo mục đích, sứ mệnh của mình?
Thực tế nhiều trường chuyên còn chưa nhận được sự đầu tư xứng đáng. Sự đầu tư ở đây bao gồm cả chương trình học tập, đội ngũ nhân sự và cơ sở vật chất để hoạt động.
Một thực tế nữa cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của trường chuyên, đó là “tâm lí” của phụ huynh.
Chúng ta không thể phủ nhận “99% của tài năng là do sự lao động chăm chỉ, 1% là năng khiếu bẩm sinh”, nhưng nhớ rằng, sự lao động đó phải được thực hiện trong bối cảnh phù hợp cho 1% kia phát triển. Công thức phát hiện, bồi dưỡng tài năng sai rất nguy hiểm. Điều đó không những ảnh hưởng đến đầu vào của mỗi trường chuyên mà còn ảnh hưởng trực tiếp, rất tiêu cực cho sự phát triển của học sinh.
Do đó, để trường chuyên được phát triển đúng nghĩa thì cần thay đổi cách phát hiện, tuyển chọn đầu vào, đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực xứng tầm, phù hợp với chương trình giáo dục dành cho các học sinh có năng khiếu, có biểu hiện tài năng. Hãy làm thật tốt cho những trường hợp cụ thể hơn là đầu tư dàn trải, có nhiều trường chuyên mà không thực là chuyên.
Thanh Hùng - Lê Huyền
 

BopCoi

Xe tải
Biển số
OF-187425
Ngày cấp bằng
29/3/13
Số km
429
Động cơ
324,549 Mã lực
Chuẩn chung là gì? Bộ GD ĐT có đặt ra chuẩn tiếng Anh cho HS chuyên không? Nếu không thì nhận xét đó là cảm tính, chung chung như ta vẫn thường thấy ở khắp mọi nơi. Còn nếu so với HS THPT nói chung (trường đại trà) thì bản thân cụ cũng đã nhận thấy mặt bằng tiếng anh của HS chuyên cao hơn.
Hội thảo của các trường chuyên, họ nhận xét về những hạn chế của chính họ mà cụ bảo cảm tính, vậy theo cụ như thế nào mới là lý tính, cụ thử nhận xét một cách lý tính xem nào? Cụ bảo cả một hội thảo nghiêm túc của tập thể các trường chuyên mà đưa ra kết luận cảm tính chứng tỏ trong thâm tâm cụ cũng đã coi thường trình độ của các trường chuyên?
 
Chỉnh sửa cuối:

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
2,983
Động cơ
506,083 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Hội thảo của các trường chuyên, họ nhận xét về những hạn chế của chính họ mà cụ bảo cảm tính, vậy theo cụ như thế nào mới là lý tính, cụ thử nhận xét một cách lý tính xem nào? Cụ bảo cả một hội thảo nghiêm túc của tập thể các trường chuyên mà đưa ra kết luận cảm tính chứng tỏ trong thâm tâm cụ cũng đã coi thường trình độ của các trường chuyên?
Theo trích dẫn của cụ Manhchuot thì đây là báo cáo của bộ Dục, không phải của bản thân các trường chuyên. Đánh giá thì cần phải đưa ra các số liệu thống kê, các chuẩn để so sánh, đối chiếu để xem cao hay thấp hơn chuẩn đặt ra. Đánh giá qua các số liệu thống kê cụ thể mới đảm bảo tính khách quan và khoa học, vòn nếu không có số liệu mà chỉ nói khơi khơi, cảm tính thế thì trẻ con nó cười cho. Kiểu như là "người dân ủng hộ tăng giá điện" hay "tăng giá điện không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân" ấy.
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,748
Động cơ
261,004 Mã lực
Vâng ạ, cảm ơn bác. Sự kiện cách đây 10 năm rồi nên cũng không sao cả. Cháu tưởng sự kiện diễn ra năm 2020 thì hơi căng. Ý cháu muốn nói là cháu không học chuyên, nên khả năng trượt sẽ rất lớn (nếu cháu thi vào BIDV, ví dụ thế).
Giờ vẫn có nhé
 

Kend Trần

Xe hơi
Biển số
OF-733589
Ngày cấp bằng
22/6/20
Số km
135
Động cơ
69,558 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Nam Định
chả biết có tạo nên người tài không
em chỉ biết hiền tài là nguyên khí quốc gia
ha ha
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top