[Funland] Trung Quốc muốn "khiêu chiến" với Mỹ

ngocsd

Xe tăng
Biển số
OF-335706
Ngày cấp bằng
22/9/14
Số km
1,403
Động cơ
288,093 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Ha Noi
TQ đang phát triển nóng làm sao ăn đc Mẽo đc nhưng Khựa này cũng mệt ra phết đấy. Dám nhẩy vào sân sau của Mẽo. Ngồi trên xem hổ đấu nhé
 

UnitedKondoms

Xe container
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
6,015
Động cơ
316,258 Mã lực
1/ Tạo ra được công ăn việc làm cho hàng vạn người Trung Quốc. Chắc chắn TQ sẽ mang công nhân sang, dùng dân sở tại chỉ 1 bộ phận, còn sử dụng phụ nữ sở tại vào các loại hình dịch vụ cung ứng là chủ yếu.
2/ Tạo ra được một điểm chốt, một đồn tiền tiêu ở khu vực hậu m.ôn của Mỹ. Với hàng vạn công nhân cùng các trang thiết bị kỹ thuật, nếu là quân nhân đội lốt, khi vũ trang, đã có ngay vài sư chiến đấu mà không cần tới lính dù hay hàng không mẫu hạm tiếp cận.
3/ Lực lượng hàng vạn cá thể đực TQ này được bật đèn xanh, có chính sách hỗ trợ để giao thông thoải mái tốc độ cao, tần suất lớn với phụ nữ sở tại. Chỉ 10 năm sẽ tạo ngay ra lực lượng F1 Xoong chảo xẻng đông đảo. Sợi dây tiền-tình-huyết thống cùng chính sách từ chính quyền TQ sẽ tạo cả một địa phương đậm chất chữ tượng hình. Điều này đã và đang diễn ra ở trong lòng rất nhiều quốc gia, kể cả Mỹ
4/ Có lý do hợp lý chính đáng để tập kết tàu bè, phương tiện quy mô, số lượng lớn ngay ở h.ậu môn Mỹ
5/ Tạo vết dầu cơ bản đủ mạnh để loang dần hình ảnh TQ tại Nam Mỹ


50 tỷ obama cho 5 cái trên là quá rẻ mạt khi đang cầm trong tay 4.000 tỷ
 

Pham Pham

Xe tải
Biển số
OF-195490
Ngày cấp bằng
24/5/13
Số km
377
Động cơ
329,170 Mã lực
Một nước cờ hay, chủ động tấn công ngay trong hậu phuơng của đối thủ. Dù sao cũng phải kính nể thằng Tàu vì khả năng và lối suy nghĩ của nó.
 

ceiling

Xe máy
Biển số
OF-149627
Ngày cấp bằng
18/7/12
Số km
74
Động cơ
358,430 Mã lực
Nhìn thoáng qua cũng thấy cái kênh mới này tiết kiệm khối thời gian và tiền bạc nếu muốn vận chuyển với phía Tây của Bắc Mỹ. Hàng giao thương với Nam Mỹ vẫn có thể đi qua kênh Panama.

Nói chung anh tàu tính chuẩn đấy, khai thác 100 năm thì kiểu gì chẳng có lãi, chưa kể tạo ra hàng đống công việc cho dân tàu. Quan trọng nhất là di cư hợp pháp cả triệu dân thừa sang đó lập thành nước trung của nam mỹ. Nicaragua ko cẩn thận lại bị đồng hóa bỏ mẹ. Ý đồ di dân đồng hóa của mao giờ được hướng sang châu Mỹ, ngay dưới mít anh mẽo!
Đúng là chẳng tiết kiệm chi phí vận chuyển thật, kênh dài hơn gấp 3, phức tạp hơn, tốc độ di chuyển trong kênh chậm nên thời gian chắc hơn 3 lần, chi phí quản lý và đi lại quãng đường dài chắc cũng cao hơn Panama và chỉ có nước Mỹ là có thể có lợi. Nam Mỹ đi từ đông sang tây hoặc đi châu á, úc sẽ vẫn chọn đi kênh Panama. Nó khuyến cáo tàu Mỹ không đi là kênh chết chắc.
 
Chỉnh sửa cuối:

tôi yêu ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-175251
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
8,100
Động cơ
441,714 Mã lực
Nơi ở
còn lâu mới nói!
Tư bản tầu cũng không ngu đâu.

Tóm lại nó cũng sẽ có phân khúc của nó. Kinh tế Nam Mỹ sẽ còn nhiều dư địa phát triển, nhu cầu hàng hải cũng còn cực kỳ lớn. Đến tư bản tàu còn không lo ế khách mà các cụ cứ lo hộ hài,

Về xây dựng thì tàu khựa chả kém bố con thằng nào cụ ợ. Xem cái hệ thống đường sắt cao tốc mà bố thằng Mẽo cũng phải khiếp.
khiếp cái gì cụ. riêng về cái đường sắt thì thằng tàu là thẳng bẩn, bựa và liều thôi ạ. nó ăn cắp cn của nhật, pháp làm tàu cao tốc. đến cả loại tàu nhật còn đang trong quá trình thử nghiệm mà nó đã dám đưa vào sử dụng. và hậu quả là tai nạn kinh hoàng. trong ls gần 50 năm phát triển cao tốc nhật chưa xảy ra một tai nạn nào làm chết người nhưng TQ chỉ có hơn chục năm mà tai nạn ko đếm nổi cụ nhé.!
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực
Khựa ngày càng mạnh, nó lại không phải đội đào xúc múc bán như Nga,
nga ngố về cơ bản loại khỏi cuộc xưng bá
sau này thế giới chỉ còn Mẽo và Khựa tranh nhau xưng bá, tuy nhiên trong vòng 50 năm khựa vẫn chưa có cửa với Mẽo
 

acd

Xe hơi
Biển số
OF-14602
Ngày cấp bằng
7/4/08
Số km
111
Động cơ
515,110 Mã lực
Ô thế nó phá thế độc quyền à, em cứ tưởng cái đó bọn tàu không thích
 

halynk

Xe buýt
Biển số
OF-317116
Ngày cấp bằng
23/4/14
Số km
886
Động cơ
299,840 Mã lực
Khựa ngày càng mạnh, nó lại không phải đội đào xúc múc bán như Nga,
nga ngố về cơ bản loại khỏi cuộc xưng bá
sau này thế giới chỉ còn Mẽo và Khựa tranh nhau xưng bá, tuy nhiên trong vòng 50 năm khựa vẫn chưa có cửa với Mẽo
cháu cũng nghĩ như cụ :D. TQ còn xa mới so sánh kịp vs Mỹ. Về vị thế cường quốc, tham gia vào các vấn đề của thế giới thì TQ hầu như k có tiếng nói gì so vs Mỹ
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực
Phó Tổng thống Nicaragua, ông Omar Halleslevens, nói: Với con kênh này, Nicaragua sẽ có "ảnh hưởng" tới 5% tổng giá trị thương mại vận tải biển trên thế giới. Con kênh giúp đất nước tăng trưởng kinh tế và tăng gấp đôi GDP...

Về mặt xây dựng đại công trình thì chơi với Tàu là hợp lý

Kênh này xong rồi riêng đón tiếp đội tàu của China sang bờ đông châu Mẽo là đủ việc quanh năm.
 

waretau

Xe hơi
Biển số
OF-334761
Ngày cấp bằng
14/9/14
Số km
158
Động cơ
280,010 Mã lực
Trung Quốc vốn muốn gây chiến với Mỹ ngay từ hồi sang Việt Nam dựng dàn khoan,họ muốn xem thái độ của Mỹ thế nào,kết quả là họ đã thắng trên đòn tâm lý
 

flowers1508

Xe tăng
Biển số
OF-159969
Ngày cấp bằng
9/10/12
Số km
1,677
Động cơ
361,396 Mã lực
http://news.bbcimg.co.uk/media/images/71415000/gif/_71415092_african_railway_624map.gif

Tàu chuẩn bị làm đường sắt cao tốc nối liền Đông Phi.

Về khoản xây dựng hạ tầng ở nước ngoài thì Mẽo không có cửa với tàu
Cái này em công nhận, TQ đông dân, tiền dự trữ nhiều, nhân công rẻ mạt, sang nước khác đầu tư hạ tầng là không ai cạnh tranh được,
Đơn giản như ở Vũng Áng một vùng quê nghèo và thu nhập rất thấp nhưng công nhân VN cũng không cạnh tranh được với công nhân Tàu
 

Sesemi Jacket

Xe máy
Biển số
OF-340012
Ngày cấp bằng
25/10/14
Số km
85
Động cơ
275,670 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
e k quan tâm lắm... chắc hết đời này e cũng k bay đc đến đó đâu ợ..
 

Chichchoeht

Xe tăng
Biển số
OF-164803
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
1,333
Động cơ
357,190 Mã lực
hồi vốn ư? cái trạm thu phí THĂNG LONG hồi vón lâu rồi có bỏ đc đâu. ko ai lại đập đi cái máy in tiền cả cụ ạ. kể cả máy cũ nhá:D
Kênh này sẽ rút ngắn lộ trình cho tàu bè khá lớn, công nghệ hiện đại giúp dự án có tính khả thi cao, còn đường cũ thì nó cũng hồi vốn lâu rồi
 

maroon.uce

Xe hơi
Biển số
OF-331484
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
147
Động cơ
283,230 Mã lực
Anh hàng xóm tốt bụng lắm mưu nhiều kế :))
 

trentungcayso

Xe điện
Biển số
OF-6587
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
2,138
Động cơ
557,530 Mã lực
Nơi ở
trên từng cây số
Xây xong kênh mấy chú xịa giật cái dây thay chú Ortetga bằng chú khác rồi quốc hữu hóa kênh. Hết tập 1. Tập 2 xây cái khác ở Cota Rica
 

minhngoc239

Xe tải
Biển số
OF-340711
Ngày cấp bằng
29/10/14
Số km
413
Động cơ
277,230 Mã lực
Nơi ở
Ở nhà vợ nuôi
Tại sao Mỹ làm được, được làm còn Tàu thì không? Mặc định ư? Vì ta ghét nó ư?

Cuộc chơi sòng phẳng, thằng nào cũng có thể mang lửa sang nhà nhau. Nên hãy cố làm thằng đi ném lửa!

Ta cũng vậy!

Vụ này hai thằng này fang nhau, giao thông cân sức đây. Cháu hóng. Cụ Lầm tiếp đi ợ.

Vodka Cụ
em thấy cụ nói đúng. chẳng qua do tư tưởng tàu là mặc định xấu nên thấy nó ko khả thi. người ta tỷ phú mà các cụ cứ như là bỏ tiền ra chợ mua mớ rau!hài
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực
Cái này em công nhận, TQ đông dân, tiền dự trữ nhiều, nhân công rẻ mạt, sang nước khác đầu tư hạ tầng là không ai cạnh tranh được,
Đơn giản như ở Vũng Áng một vùng quê nghèo và thu nhập rất thấp nhưng công nhân VN cũng không cạnh tranh được với công nhân Tàu

Nhìn chúng nó thắng thầu các công trình ở VN đến trên 90% là biết. Toàn dự án khủng.
Nhân công của nó là 1 phần thôi. Cái quan trọng nhất tàu có thể thắng là nó tạo được quan hệ tốt với giới quan chức, và nó được nguồn vốn hậu thuẫn từ China.
Đương nhiên có lãi nó mới làm.
 

linhnamesd

Xe buýt
Biển số
OF-50635
Ngày cấp bằng
10/11/09
Số km
515
Động cơ
459,680 Mã lực
Góp ít gió với cụ Lầm :D
BÀN TAY CỦA NGA TRONG DỰ ÁN KÊNH ĐÀO NICARAGUA
Chủ đầu tư của dự án là công ty Trung Quốc HK Nicaragua Canal Development Investment, đã thắng thầu gói thầu hơn 40 tỷ USD để xây dựng và vận hành kênh trong vòng 100 năm. Ngoài việc hỗ trợ kinh tế, Nga hứa hẹn sẽ cung cấp hỗ trợ chính trị và quân sự. Đặc biệt Nga sẽ bảo vệ công trình chống các hành động khiêu khích có thể.
Việc “thò tay” vào dự án kênh đào Nicaragua của Nga cho thấy tham vọng lớn lao của Moscow (Ảnh minh họa)
Công trình xây dựng kênh đào Nicaragua được mệnh danh là “dự án thế kỷ”, với khả năng kết nối Thái Bình Dương với Biển Caribe, rút ngắn hành trình tàu bè hàng chục ngàn km và sẽ là một đối thủ cạnh tranh chính của kênh đào Panama, mà ngay cả sau khi tu sửa cũng chỉ có thể đảm đương được một nửa công suất vận chuyển.
Theo ông Petr Yakovlev, từ lâu, cộng đồng doanh nghiệp Nga cũng đã quan tâm đến dự án này bởi sự gặp nhau về lợi ích chung của cả 2 nước. Kênh đào Nicaragua chắc chắn sẽ có tầm quan trọng chiến lược tuyệt vời về cả kinh tế lẫn địa-chính trị, không chỉ đối với Trung Quốc mà còn cả với Nga.
Trong những năm gần đây, Nga có quan hệ chặt chẽ với Nicaragua. Đó là mối quan hệ phát triển ở hầu hết các lĩnh vực như thương mại, hợp tác quân sự - kỹ thuật, kinh tế. Và trong bối cảnh hiện nay, quan hệ chính trị cũng rất rõ ràng và lại một lần nữa được chứng minh trong cuộc bỏ phiếu của Liên hợp quốc về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Nicaragua là một trong những quốc gia đã ủng hộ quan điểm của Nga về cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, điều đó được Moscow nhìn nhận là sự đáng tin cậy trong mối quan hệ hợp tác. Tóm lại là xung quanh kênh đào Nicaragua đang tiến hành một cuộc chơi lớn về địa - chính trị và kinh tế, Nga sẽ làm tất cả để tham gia vào cuộc chơi này.
Các công ty của Nga có được sự ủng hộ lớn từ đích thân Tổng thống Putin. Trong khi các công ty này xúc tiến các cuộc đàm phán với đối tác Trung Quốc vào hồi tháng 6 thì ông Putin đã có những động thái ngoại giao tích cực để vận động cho khả năng tham gia dự án của các công ty Nga, từ phía Nicaragua.
Trong chuyến công du Mỹ Latin hồi tháng 7 vừa qua, theo lịch trình, ông Putin sẽ chỉ đến thăm Cuba, Argentina, Brazil, trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm BRICS nhưng sau chuyến thăm Cu Ba, ông Putin đã đột ngột thay đổi lịch trình với chuyến thăm viếng bất ngờ đến Nicaragua, trước khi sang Argentina.
Tổng thống Nigaragua Daniel Ortega (phải) đón Tổng thống Nga Putin tại sân bay ở thủ đô Managua
Đặc biệt, chuyến thăm viếng bất thường của Tổng thống Putin cũng là chuyến công du đầu tiên trong lịch sử của một nguyên thủ nhà nước Nga đến nước cộng hòa này. Điều đó cho thấy, phải có một sức hút rất lớn mới khiến ông Putin đột nhiên tiến hành chuyến thăm viếng đầy bất ngờ đến Managua.
Tại cuộc họp với Tổng thống Daniel Ortega, Tổng thống Nga Putin đã thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có việc cung cấp máy móc nông nghiệp, lúa mì của Nga và tăng cường đầu ******* Nicaragua, cũng như triển khai các trạm GLONASS mặt đất trên lãnh thổ nước cộng hòa Mỹ Latinh này.
Theo Tổng thống Putin, vẫn còn nhiều việc phải làm để phát triển mối quan hệ hai nước hiện vẫn đang chưa cân xứng với tiềm năng. Nhưng ông tin tưởng rằng Nga và Nicaragua có nền móng tốt cho mối quan hệ song phương phát triển trong tương lai. Đó chính là việc tham gia vào dự án kênh đào Nicaragua của các công ty Nga.
Cuộc chơi địa-chính trị của Nga đối đầu với Mỹ
Kênh đào Nicaragua là dự án cực lớn, ngốn một khoản kinh phí khổng lồ. Giá trị cơ bản của hợp đồng là 40 tỷ USD nhưng theo ước tính của các chuyên gia, đến khi con kênh được chính thức vận hành vào khoảng năm 2020, con số này sẽ bị đội lên gấp rưỡi. Nhà thầu chính là công ty Hồng Kông HKND chắc chắn sẽ phải cần thêm đối tác liên danh để cùng đầu tư.
Các cuộc đàm phán của công ty Nga về việc kết nối với dự án của Trung Quốc đang được tiến hành trong bối cảnh một số thỏa thuận mang tính bước ngoặt, được ký kết giữa Moscow với Managua. Theo đó, các tàu chiến của Nga và máy bay sẽ tuần tra vùng lãnh hải đất nước và bảo vệ kênh trước các hành động khiêu khích có thể xảy ra.
Vấn đề chính của Nga hôm nay là cung cấp hỗ trợ quân sự và chính trị cho dự án. Nicaragua đã cho phép các tàu quân sự và máy bay của Nga đến thăm đất nước trong nửa đầu năm 2014, cũng như tuần tra vùng lãnh hải của Nicaragua trong vùng biển Caribê và Thái Bình Dương đến 30 tháng 6 năm 2015. Các thỏa thuận này đã được ký kết với triển vọng gia hạn.
Nga đã đạt được thỏa thuận triển khai máy bay, tàu chiến bảo vệ kênh đào và đặt Trạm bảo dưỡng của Hải quân Nga ở Nicaragua
Ngoài ra, trên lãnh thổ Nicaragua sẽ bố trí Trạm bảo dưỡng của Hải quân Nga. Điểm này đã gây ra rất nhiều suy đoán trong giới truyền thông phương Tây. Họ cho rằng nhân dịp này Nga sẽ cố gắng đạt được vấn đề bố trí căn cứ quân sự của mình trong khu vực, trong kế hoạch mở căn cứ ở Seychelles, Cuba, Việt Nam, Argentina và Nicaragua.
Giải thích về vấn đề này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đưa ra lời giải thích như sau: “Chúng tôi không có kế hoạch lập ra căn cứ hải quân và quân sự ở nước ngoài. Chúng tôi đồng ý với một số quốc gia rằng các tàu chiến của chúng tôi đã có thể cập cảng của họ để bảo trì, sửa chữa nhỏ, bổ sung thực phẩm và nước, phi hành đoàn nghỉ ngơi”.
Ông nhấn mạnh, bây giờ là cần phải giải quyết những vấn đề rất cụ thể, chẳng hạn như cuộc chiến chống cướp biển. Cướp biển xuất hiện trong các phần khác nhau của đại dương thế giới. Và nếu có thể, các chiến hạm và máy bay quân sự Nga sẽ giúp bảo vệ các vùng lãnh hải trên thế giới, trong đó có Nicaragua.
Việc xây dựng bất kỳ căn cứ không-hải quân, mang tính chất tác chiến ở nước ngoài như của Mỹ là cả một vấn đề rất quan trọng. Moscow không có bất cứ hợp đồng nào kiểu như Washington đã ký kết để đảm bảo miễn trách nhiệm cho quân nhân Mỹ khi họ phạm tội trên lãnh thổ của nước sở tại.
Việc tham gia dự án này có liên quan chặt chẽ đến vấn đề tăng cường quan hệ toàn diện với khu vực Mỹ Latinh. Thời gian qua, Ngoại trưởng Nga đến thăm hoặc tiếp tại Moscow người đứng đầu cơ quan ngoại giao và các nhà lãnh đạo chính trị của các nước châu Mỹ như Cuba, Nicaragua, Chile, Peru, Argentina, Venezuela… Vấn đề thảo luận chủ yếu là quan hệ thương mại và kinh tế.
Đặc biệt, Peru bày tỏ sự quan tâm đến những mối quan hệ chặt chẽ hơn với Liên minh Hải quan (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan) cho đến ký kết thỏa thuận thương mại tự do. Moscow đã xóa 90% số nợ của Liên Xô cho Havana và 10% còn lại (khoảng 3,2 tỷ), các bên quyết định tái đầu tư cho nền kinh tế Cuba. Còn Argentina và Nga đã đồng ý đầu tư lẫn nhau trong các lĩnh vực khác nhau.
Kênh đào Nicaragua là một bước đi quan trọng, gia tăng ảnh hưởng đến khu vực Mỹ Latin của Nga nhằm đối đầu với Mỹ
Một bước đột phá lớn hơn trong mối quan hệ của Nga với Mỹ Latin đã diễn ra vào mùa hè này với hội nghị thượng đỉnh của BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi). Nhóm này bao năm nền kinh tế phát triển nhanh nhất và nhanh chóng gia tăng cán cân chính trị và có vị trí ngày càng tăng ảnh hưởng đến quá trình toàn cầu.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh BRICS, ngày 11-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến công du kéo dài 6 ngày đến hàng loạt các nước châu Mỹ Latin, gồm Cuba, Argentina, Brazil và Nicaragua - một động thái được đánh giá là nhằm đối phó với việc phương Tây cô lập Nga vì đã can thiệp vào Ukraine.
Ngoài việc bàn bạc tăng cường hợp tác kinh tế, quân sự và đầu tư vào các quốc gia này, ông Putin cũng đã thảo luận về việc tăng cường xuất khẩu nông sản và sản phẩm chế biến chăn nuôi của các nước này sang Nga, nhằm thay thế các sản phẩm châu Âu sau khi Nga ra lệnh cấm nhập để đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.
Chuyến thăm các nước Mỹ Latin của Tổng thống Nga Putin diễn ra trong bối cảnh Nga tiếp tục đối đầu với phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine, cuộc nội chiến ở nước này vẫn đang tiếp diễn ác liệt, còn Mỹ và EU ráo riết triển khai các biện pháp cấm vận đối với Moscow.
Chuyến công du chính thức tới châu Mỹ Latin đó của ông Putin được các chuyên gia phân tích đánh giá là nhằm mục đích “phá vòng vây” của Mỹ ngay tại sân sau của Washington. Nó không chỉ giúp Moscow thoát khỏi lệnh trừng phạt kinh tế mà còn gia tăng ảnh hưởng đến khu vực này.
Do đó, tham vọng bắt tay với Trung Quốc để tiến hành dự án kênh đào Nicaragua của Nga đã xác nhận rằng Moscow và Bắc Kinh đang tiến hành cạnh tranh ảnh hưởng của Washington ngay tại sân sau của Hoa Kỳ. Mỹ Latin đang trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược xây dựng trật tự thế giới đa phương của Nga.
 

linhnamesd

Xe buýt
Biển số
OF-50635
Ngày cấp bằng
10/11/09
Số km
515
Động cơ
459,680 Mã lực
TẠI SAO LẠI LÀ NICARAGUA MÀ KHÔNG PHẢI NƯỚC NÀO KHÁC
Nicaragua trở thành cái gai sau lưng Mỹ với việc cho phép máy bay và tàu chiến Nga được lưu lại ở nước này.
Nga đang nỗ lực trong việc thiết lập căn cứ quân sự tại Nicaragua nhằm dễ dàng tiếp cận với các trạm nguyên liệu gần xích đạo và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Mỹ. Với việc phương Tây đang tiến lại gần Nga bằng cách gây ảnh hưởng lên Ukraine thì Nicaragua có thể coi là bước đi thông minh của Nga nhằm hạn chế Mỹ.
Kể từ năm 2006, Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega và Mặt trận Giải phóng quốc gia Sandinista ngày càng đẩy mạnh quan hệ song phương với Nga trên các lĩnh vực: ngoại thương, thương mại, nông nghiệp, phòng chống ma túy, các đề án về chương trình không gian và phát triển cơ sở hạ tầng.
Bắt đầu từ khoảng năm 2008, Nga bắt đầu hỗ trợ cho nền quân sự Nicaragua thông qua việc cung cấp kinh phí, trang thiết bị và đào tạo quân sự.
Trong năm 2011, riêng Nga đã hỗ trợ cho quân đội Nicaragua 26,5 triệu USD, gấp 9 lần so với quân đội Mỹ. 
Để đáp lại sự ủng hộ này, phía Quốc hội Nicaragua đã cho phép Nga được thành lập căn cứ quân sự, cũng như cho phép máy bay và tàu chiến được lưu lại trong nước qua 6/2015 mặc dù điều này bị cấm trong hiến pháp Nicaragua. 
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết nước này muốn thiết lập một nền tảng quân sự vững chắc trong khu vực. Điều này diễn ra tương tự tại Venezuela và Cuba. Đây được coi là nước cờ địa chính trị chiến lược của Nga trong chiến thuật quân sự tại châu Mỹ Latin.
Tổng thống Nigaragua Daniel Ortega (phải) đón Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm hồi 7/2014 tại sân bay ở thủ đô Managua. 
Tại sao lại là Nicaragua?
Theo ông Sergei Shoigu, Nicaragua là một vị trí địa lý lý tưởng cho phép tàu Nga dễ dàng tiếp cận các trạm nguyên liệu gần xích đạo. Nga cũng muốn tham gia vào việc hỗ trợ an ninh quân sự trong quá trình xây dựng kênh đào Nicaragua. 
Điều đáng lưu ý là ở chỗ, dự án xây dựng kênh đào không có bất cứ tuyên bố trung lập nào, vậy nên trong trường hợp xảy ra xung đột, dự án này không có chức năng duy trì trung lập. 
Ngoài ra, động thái này cũng có lợi cho Nga trong việc xây dựng nền móng quân sự. 
Việc nhượng bộ Nga trong việc bảo vệ kênh đào mang ý nghĩa to lớn trong việc tạo vỏ bọc cho các hoạt động quân sự bí mật của nước này tại khu vực cũng như thu lợi từ các hoạt động cảng biển bất hợp pháp. 
Đồng thời Nga cũng tạo được thêm cơ sở để tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên Mỹ như bô-xít và nguồn khí đốt tự nhiên tiềm tàng tại vùng biển Caribbean.
Nicaragua bảo lãnh cho các chương trình không gian và sự hiện diện quân sự của Nga trong khu vực.
Tổng thống Daniel Ortega luôn duy trì mỗi quan hệ giao hảo với Nga, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. 
Sau thỏa thuận về việc cho phép Nga thiết lập căn cứ quân sự trong nước như một phần của thỏa thuận 6 tháng đào tạo, binh lính 2 nước tiếp tục được cho phép phối hợp tuần tra chống ma túy trên vùng lãnh hải Caribbean và Thái Bình Dương 6/2015. Thỏa thuận này cũng cho phép các hạm đội của Nga duy trì an ninh trong quá trình xây dựng kênh đào Nicaragua. 
Khi việc nhượng bộ này bị đưa ra chất vấn, ông Ortega viện dẫn về sự hiện diện quân sự của Mỹ tại nước này trong thời gian 2007-2012: “Các ông hãy xem đã có bao nhiêu tàu quân sự của Mỹ ghé qua cảng của chúng tôi? Trong đó có bao nhiêu tàu lưu lại trong hàng tháng trời? Chúng hiện diện là để giữ gìn nền hòa bình…. Đã có bao nhiêu sỹ quan và binh lính Mỹ đổ bộ vào Nicaragua để xây dựng căn cứ? Các điều khoản cấm căn cứ quân sự nước ngoài thực tế chỉ tồn tại trong Hiến pháp.”
Nicaragua đồng thời cũng ủng hộ các chương trình không gian của Nga. Tháng 7/2014, Tổng thống Daniel Ortega đã chính thức phê duyệt đề xuất xây dựng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga. Theo một nguồn thông tin mở từ Nga, hệ thống này sẽ “tăng cường hệ thống định vị của Nga” - duy nhất hiện tại tương đương với hệ thống GPS của Mỹ về tính chính xác và phạm vi phủ sóng toàn cầu.
Các hỗ trợ về quân sự của Nga đối với Nicaragua.
Theo như Tổng thống Ortega, các đóng góp của Nga đối với nền quân sự Nicaragua là “ổn định, đáng tin cậy và tối quan trọng”, điều này đã được chứng minh bằng thực tế. 
Quân đội Nicaragua trông cậy vào Nga để hiện đại hóa lực lượng quân sự sử dụng nhiều khí tài Liên Xô của mình. 
Giữa năm 2008 và 2009, Nga đã cung cấp cho Không quân Nicaragua 2 máy bay trực thăng hiện đại ngoài khoản 10 triệu USD “hỗ trợ tài chính không hoàn lại”. 
Tháng 3/2013, Nga hỗ trợ tạo lập Trung tâm Huấn luyện phòng chống ma túy tại Managua. 
Tháng 4/2013, Nga cũng cung cấp cho quân đội Nicaragua một hạm đội xe bọc thép và thành lập Trung tâm Huấn luyện quân sự Mariscal Gueorgui Zhukov. 
Trong năm 2014, Nga tiếp tục tài trợ cho Nicaragua một chuyến bay mô phỏng vào không gian giá trị khoảng 15 triệu USD.
Khi được hỏi những hỗ trợ của Nga đối với Nicaragua, tổng thống Ortega đáp trả: “Những trang thiết bị phục vụ chiến đấu của quân đội chúng tôi đều đã quá cũ kỹ, liệu Mỹ có cung cấp những vũ khí hiện đại khác cho Nicaragua hay không?”.
Nhận định của láng giềng về sự hiện diện của Nga tại Nicaragua
Phía Costa Rica cho rằng việc Nga xây dựng căn cứ quân đội tại Nicaragua là một mối đe dọa vì quan hệ giữa Costa Rica và “bạn láng giềng” của mình không mấy dễ chịu. 
Tổng thống Costa Rica Luis Guillermo Solís thậm chí còn nhắc đến Nicaragua như một “người hàng xóm khó chịu” vào tháng 3/2014. 
Tổng thống Solís nói thêm rằng: “Chúng tôi không muốn nói sâu thêm về mối quan hệ láng giềng này, nhưng Nicaragua đã xâm lược lãnh thổ của Costa Rica”. (Ông đề cập đến vụ Isla Calero hồi năm 2010).
Về vấn đề tương tự, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Costa Rica Enrique Castillo cho rằng Nicaragua đang “xù lông” với các nước láng giềng phía Trung Mỹ của mình bằng cách trang bị thêm những vũ khí và trang thiết bị hiện đại với sự giúp đỡ của Nga.
Nicaragua là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình thiết lập cơ sở quân sự chiến lược tại Mỹ Latin của Nga.
Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại chưa có căn cứ quân sự nào của Nga được xây dựng tại Nicaragua nhưng việc sửa đổi Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua, dọn đường cho sự hiện diện đầu tiên trên đất Nicaragua của quân đội Nga. 
Dự án xây dựng kênh đào Nicaragua được dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2015 cũng là một sự hậu thuẫn lớn cho Nga khi nó tạo ra cơ hội bổ sung thêm chiến hạm và các trang thiết bị quân sự khác trên đất liền. 
Chuỗi động thái này hoàn toàn có lợi cho Nga trong việc nhanh chóng đạt được mục đích trở thành đồng minh chiến lược trên toàn khu vực. 
Kính mời các Chém sư :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top