- Biển số
- OF-465624
- Ngày cấp bằng
- 26/10/16
- Số km
- 943
- Động cơ
- 210,559 Mã lực
Bác sĩ xác nhận chữa cho bệnh nhân bằng hydroxylchloroquine mà bạn nhất định là cảm giác của bệnh nhân thì đến là lạy cả nónCụ đã nghe đến "Survivor Effect" chưa ạ? Nói nôm na, đây là hiệu ứng khi một người thoát nạn sau khi thực hiện một hành động nào đó, và người đó cho rằng chính hành động ấy đã cứu sống họ, mặc dù trên thực tế chưa chắc đã đúng. Hiệu ứng này thường gặp từ rất nhiều trường hợp chứ không phải chỉ ở covid. Chỉ vì một số nhỏ người bình phục từ covid sau khi được sử dụng Hydroxychloroquine không có nghĩa sự bình phục của họ dựa vào Hydroxychloroquine, chỉ là họ có thể cảm thấy vậy thôi. Nhưng về khoa học, như bác Fauci nói, "We do not operate on what you feel". Lúc bấy giờ, mặc dù không thể khẳng định 100% là thuốc không có hiệu quả, nhưng cũng không thể và không nên kết luận rằng thuốc có hiệu quả trước khi được thử nghiệm với số đông, điều đó ít nhất là rất vô trách nhiệm (giả sử là 100 "quảng cáo" thuốc chỉ vì bạn vô tình không biết, chứ không phải cố tình do bạn có thể hưởng lợi từ công ty thuốc).
Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học ở số đông bệnh nhân (thay vì chỉ chục người như nghiên cứu lúc đầu Trump sử dụng, của bác sĩ Pháp) chưa hề xuất hiện bằng chứng nào rằng thuốc có hiệu quả. Nếu thuốc có hiệu quả thật, thì các nghiên cứu sẽ phải lặp lại được điều đó. Khi các nghiên cứu đều chưa cùng lúc cho thấy thuốc có thể trị được bệnh thì chứng tỏ một trong hai trường hợp (1) thuốc hoàn toàn không có hiệu quả gì hoặc (2) thuốc chỉ có hiệu quả nếu áp dụng trong thời điểm nhất định ("golden hour"), nhưng thời điểm nhất định này rất khó chỉ ra - vì chưa bác sĩ nào nghiên cứu chỉ ra được thời điểm này cả.
Cụ cứ nhìn NY là bang đầu tiên thử nghiệm thuốc trên diện rộng, 1 tuần trước khi CDC Mỹ cho phép các bác sĩ thử nghiệm hydroxychloroquine và cho bệnh nhân dùng thuốc off-label. Nếu có hiệu quả đến mức "game changer" như Trump nói thì chúng ta sẽ thấy rõ rồi, nhưng thực tế là số ca tử vong ở NY vẫn tiến dần đều (ở mức 1,500 - 2,000 trước khi CDC yêu cầu tính những trường hợp tử vong có bệnh nền, và hơn 2,000 sau đó)
Nếu em nằm trên giường bệnh thập tử nhất sinh thì em chọn ventilator và được các bác sĩ tận tình chú ý thay vì làm chuột bạch thử nghiệm một thuốc mà nghiên cứu khoa học chưa cho thấy hiệu quả gì đáng thuyết phục ạ (nhất là nếu các bạn tin rằng thuốc có hiệu quả trong khi chưa qua thử nghiệm) Brazil thì xa xôi quá, nhưng gần hơn thì các bạn Thụy Điển, quốc gia với nền y tế không phải là yếu, cũng đã ngừng thử nghiệm chloroquine khi một số bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu chuột rút, tim đập nhanh, nhức đầu và mất thị giác (đây là các phản ứng phụ của thuốc mà y tế biết rõ) rồi đó cụ.
Nếu bác nhất định vậy thi thôi