Cho tới giờ phút này có Mỹ nói WHO sai và có Đài Loan nói theo cụ ạ, hôm trước TT Trump nó WHO làm thiếu trách nhiệm, Đài Loan đã cảnh báo WHO từ sớm, Đài Loan cũng phối hợp theo, cuối cùng BT Y tế của Đài Loan trưng ra cái email gửi WHO, kết quả dân mạng Đài Loan chất vấn, cái email đấy có được gọi là thông báo không nếu nội dung của nó là Đài Loan nghe tin từ BYT TQ báo cho WHO rằng có tình trạng nhiễm bệnh ở Vũ Hán và nếu được đề nghị Ngài chia sẻ thêm thông tin. Vụ này đang lộn bậy ở Đài Loan, nhưng CNA của Đài Loan cứ tảng lờ hết, giờ ông BT BYT của Đài Loan bị bếu rếu là Thuận Thời Trung (thuận theo chiều kim đồng hồ, ý là chả có chính kiến gì hết) dù tên ông ấy Trần Thời Trung.Cảm ơn cụ đã giải thích rất tường tận.
Nhưng ở góc nhìn khách quan, WHO đã ru ngủ cả thế giới, tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát mà hoàn toàn ko có giám sát, kiểm chứng.
Phát ngôn của WHO có thể nói là kim chỉ nam cho hành động về y tế của các quốc gia.
Số liệu của TQ có thể đúng, có thể sai mà phần lớn là sai. Tại sao WHO ko kiểm chứng hoặc cảnh báo thế giới về việc ko thể kiểm chứng?
Hoàn toàn ko có cảnh báo về người TQ đã rời VH đi khắp nơi là nguy cơ (ngược lại, còn yêu cầu các nước ko đóng biên giới với TQ).
Kể cả ngay bây giờ cũng vẫn thanh minh giúp TQ về việc sửa số liệu số ca tử vong.
Như vậy, ai cũng có thể đặt dấu hỏi về sự khách quan, trung thực của TGĐ WHO.
Nếu cụ nói WHO ru ngủ thì cụ nên ghé qua website của WHO xem họ công bố thông tin theo dòng thời gian, em nghĩ phần lớn không mấy ai tìm hiểu. Trình tự các phát ngôn về covid-19 của TT Trump giờ rất ít người muốn nhắc đến. Tựu chung nó là kết quả tất yếu của quy luật chân lý thuộc về kẻ mạnh. Mặt khác, tại sao các nước khác cũng nghe WHO lại không toang như Mỹ, kể cả các nước thời gian đầu vỡ trận, giờ đang dần dần kiểm soát được tình hình, trong khi tình hình ở Mỹ vẫn đang nóng lên từng ngày. Cụ có thể quay ngược lại xem các tin tức trên BBC hay VOA từ tháng 1, trên đó họ đăng tin về tình trạng nghiêm trọng tại Vũ Hán và hàng ngày cập nhật, giờ nói không được biết thì em nghĩ hơi bị khó cụ ạ.
Việc sửa số liệu không khó hiểu đâu cụ, với tình trạng của Vũ Hán thời gian trước, cụ xem báo đài cũng biết, nó kinh hoàng đến cỡ nào, lúc bấy giờ nhiều người không nhiễm covid-19 nhưng có bệnh khác vẫn phải ở nhà, không được đến bệnh viện, nên số người chết vì covid-19 chỉ được đếm dựa trên số người nhiễm và chết, khi tình hình dịch bệnh lắng xuống, người ta mới có thời gian đi kiểm tra lại các ca tử vong khác trong thời gian đó, đối chiếu với những dấu hiệu bệnh lý thu thập được trong suốt mấy tháng, người ta mới khẳng định được các ca tử vong kia là do bệnh gì, có bao nhiêu do covid-19. Nếu cụ theo dõi tình trạng ở các nước như Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Mỹ, cụ cũng sẽ thấy khi toang là hệ thống y tế bị đánh gục, hệ thống y tế bị đánh gục có nghĩa là nó sẽ không thể làm được nhiều việc mà bình thường nó vẫn làm được. Người ta đã công bố những bức ảnh về việc chôn cất tập thể, vận chuyển tập thể các thi thể, tập kết thi thể ở một số điểm do không thể giải quyết kịp, như vậy chuyện kiểm đếm nó không thực hiện được đầy đủ. Do vậy con số tử vong phải khi hệ thống y tế có được khoảng ngắt quãng không bị tê liệt bởi dịch, nó mới thực hiện việc kiểm đếm chính xác được và không phải chỉ có TQ phải điều chỉnh con số. Mặt khác, con số công bố đều là con số mà các CDC các nước công bố báo cáo, dù có sự giám sát của WHO nhưng nó cũng chịu tác động bởi tình trạng y tế của nước đó, nên chuyện WHO để các nước điều chỉnh con số là chuyện lý giải được. Lấy 1 ví dụ, khi xảy ra thảm hoạ, người ta thường dự đoán con số thiệt hại, trong quá trình thu dọn đống đổ nát, người ta mới phát hiện thêm những thiệt hại mới, do đó con số thiệt hại thường được tính cho con số cập nhật cuối cùng, hiện tại dịch vẫn đang căng thẳng ở nhiều nơi, ngay đến TQ cũng không loại trừ việc tái bùng phát dịch, nên con số trong thời gian tới vẫn còn có điều chỉnh, hiện tại Mỹ công bố con số cũng không chính xác do số lượng xét nghiệm của Mỹ không đủ, nhiều bang không làm xét nghiệm diện rộng, một số nước phương Tây vẫn bỏ qua việc xét nghiệm, vẫn còn quan điểm coi thường dịch, ngay cả Nhật cũng không có con số chính xác sau vụ quyết định có tổ chức Olympic hay không.
Cá nhân em cho rằng: việc ngừng tiền đóng góp cho WHO của Mỹ là không ổn, vì Việt Nam vẫn hưởng lợi đáng kể từ hoạt động của WHO, làm WHO khó khăn là gián tiếp gây khó khăn cho Việt Nam, còn trường hợp Mỹ có thể áp đặt bắt TQ bồi thường cho tổn thất do dịch covid-19 được thì hay quá, các nước khác có thể được hưởng lợi từ tiền lệ này và Việt Nam mình cũng có phần, cũng có thể đòi hỏi bồi thường hoặc đánh đổi bồi thường lấy lợi thế nào khác, hoặc TQ sẽ phải đi đêm giàn xếp để Việt Nam mình im lặng không đòi, cơ bản là có lợi cho Việt Nam, mặt khác, TQ nếu vì thế mà suy yếu, lại càng tốt cho Việt Nam mình trong cạnh tranh quốc tế.