lâu rồi, khi mà "khoán " than thổ phi có thể lên đên 1 tỏi / đêm
"Hiện nay, trong số 9,7 tỉ USD mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ vay do Chính phủ bảo lãnh, có những khoản chênh lên đến nhiều nghìn tỉ đồng, dẫn đến các dự án đầu tư tăng chi phí. Điển hình như Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 tăng gần 9.000 tỉ đồng so với phê duyệt ban đầu, trong đó khoảng 7.000 tỉ đồng là mức tăng từ việc nhập than cho nhiệt điện than.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao một quốc gia xuất khẩu than, chuyên “xúc” than lên bán lại thiếu than và phải nhập khẩu than với mức giá cao gấp nhiều lần như vậy?"
trích báo VN+
Điều khiên em đau đầu nhất, là múc lên để bán mà NN phải bù lỗ?
nhờ cụ nào thông não phát tại sao?
Nếu cụ thực sự muốn tìm hiểu, em có thể giải thích cho cụ.
Năng lực khai thác than hiện nay của Việt Nam khoảng hơn 50 triệu tấn/năm.
Riêng nhiệt điện hiện nay cần khoảng 65 triệu tấn/năm. Chưa kể các ngành nghề xi măng, hóa chất, phân bón, luyện kim cần thêm 15 triệu tấn/năm.
Dự kiến ngành điện năm 2030 sẽ cần khoảng 130 triệu tấn/năm và 4 ngành kia cũng cần khoảng 25 triệu tấn/năm vào năm 2030.
Trong khi đó năng lực khai thác than của Việt Nam năm 2030 cũng chỉ đạt khoảng 65 triệu tấn/năm.
Như vậy Việt Nam hiện nay và sau này sẽ vẫn là nước nhập khẩu than chứ không phải là nước xuất khẩu than như cụ nghĩ.
Những năm qua, ngành than luôn phải nhập khẩu than giá cao về trộn với than trong nước để bán giá rẻ cho nhiệt điện.
Trước năm 2010, ngành Than khởi sắc vì được xuất khẩu than. Giá than xuất khẩu đắt gấp đôi, gấp 3 trong nước.
Từ năm 2010, ngành Than bị hạn chế xuất khẩu, hàng năm chỉ được phê duyệt xuất khẩu rất ít (khoảng 1/20 lượng than khai thác) nhưng mấy năm đổ lại đây còn không có người mua (xuất khẩu trung bình hơn 1 triệu tấn/năm, bằng 1/2 quota chính phủ cho xuất). Than VN xuất khẩu là những loại than không thích hợp dùng ở VN như than cục hay một số loại than cám chất lượng bốc thấp, lưu huỳnh cao.
Còn nhập khẩu cũng không phải nhập bừa bãi, em ví dụ 1 nhà máy nhiệt điện khi thiết kễ sẽ dùng loại than có các tính chất A, B, C... TKV phải nhập than về, trộn với than trong nước theo tỷ lệ nhất định để ra 1 loại than phù hợp với tính chất đó.
Nếu cụ đi qua nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, sẽ thấy 2 nhà máy. Nhà máy cũ của LX xây dựng khói bay mù mịt, nhưng không hề kén than. Than Mạo Khê chở xuống là đổ vào chạy.
Nhà máy bên cạnh do Nhật xây thì khói trắng lơ thơ, nhưng cực kỳ kén than. Than phải trộn đủ kiểu, mà khi vận chuyển gặp cơn mưa, ướt là vất sang cho nhà máy cũ ngay và luôn, không dùng được.
Nếu cụ theo dõi thì biết 2 năm qua giá than thế giới tăng chóng mặt nhưng giá than VN bán cho nhiệt điện hầu như không thay đổi, chỉ tăng ở 30% phần nhập khẩu thôi.
Nếu để Vinacomin hoạt động theo thị trường, tức là bán than theo giá thế giới thì tiền điện hàng tháng cụ phải trả gấp 3 lần hiện nay.