- Biển số
- OF-73831
- Ngày cấp bằng
- 25/9/10
- Số km
- 25,089
- Động cơ
- 622,206 Mã lực
có lẽ cụ không hiẻu gì về ngành than rồi.Nếu cụ thực sự muốn tìm hiểu, em có thể giải thích cho cụ.
Năng lực khai thác than hiện nay của Việt Nam khoảng hơn 50 triệu tấn/năm.
Riêng nhiệt điện hiện nay cần khoảng 65 triệu tấn/năm. Chưa kể các ngành nghề xi măng, hóa chất, phân bón, luyện kim cần thêm 15 triệu tấn/năm.
Dự kiến ngành điện năm 2030 sẽ cần khoảng 130 triệu tấn/năm và 4 ngành kia cũng cần khoảng 25 triệu tấn/năm vào năm 2030.
Trong khi đó năng lực khai thác than của Việt Nam năm 2030 cũng chỉ đạt khoảng 65 triệu tấn/năm.
Như vậy Việt Nam hiện nay và sau này sẽ vẫn là nước nhập khẩu than chứ không phải là nước xuất khẩu than như cụ nghĩ.
Những năm qua, ngành than luôn phải nhập khẩu than giá cao về trộn với than trong nước để bán giá rẻ cho nhiệt điện.
Trước năm 2010, ngành Than khởi sắc vì được xuất khẩu than. Giá than xuất khẩu đắt gấp đôi, gấp 3 trong nước.
Từ năm 2010, ngành Than bị hạn chế xuất khẩu, hàng năm chỉ được phê duyệt xuất khẩu rất ít (khoảng 1/20 lượng than khai thác) nhưng mấy năm đổ lại đây còn không có người mua (xuất khẩu trung bình hơn 1 triệu tấn/năm, bằng 1/2 quota chính phủ cho xuất). Than VN xuất khẩu là những loại than không thích hợp dùng ở VN như than cục hay một số loại than cám chất lượng bốc thấp, lưu huỳnh cao.
Còn nhập khẩu cũng không phải nhập bừa bãi, em ví dụ 1 nhà máy nhiệt điện khi thiết kễ sẽ dùng loại than có các tính chất A, B, C... TKV phải nhập than về, trộn với than trong nước theo tỷ lệ nhất định để ra 1 loại than phù hợp với tính chất đó.
Nếu cụ đi qua nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, sẽ thấy 2 nhà máy. Nhà máy cũ của LX xây dựng khói bay mù mịt, nhưng không hề kén than. Than Mạo Khê chở xuống là đổ vào chạy.
Nhà máy bên cạnh do Nhật xây thì khói trắng lơ thơ, nhưng cực kỳ kén than. Than phải trộn đủ kiểu, mà khi vận chuyển gặp cơn mưa, ướt là vất sang cho nhà máy cũ ngay và luôn, không dùng được.
Nếu cụ theo dõi thì biết 2 năm qua giá than thế giới tăng chóng mặt nhưng giá than VN bán cho nhiệt điện hầu như không thay đổi, chỉ tăng ở 30% phần nhập khẩu thôi.
Nếu để Vinacomin hoạt động theo thị trường, tức là bán than theo giá thế giới thì tiền điện hàng tháng cụ phải trả gấp 3 lần hiện nay.
Than trên thế giới chỉ đắt khi ngành than đang được xuất khẩu, từ năm 2013 -2020 than đã rẻ hơn trong nước,nên ngừng XK không ảnh hưởng đến ngành than
những thông sô cụ đưa ra không chính xác. chác chỉ phục vụ việc cụ cố biện minh cho việc thua lỗ vô lý ở ngành than.
EM nghiệp dư nhưng cũng có những sô liệu khá chuẩn. Than chỉ mới tăng lại trong năm 2021. nhưng việc tăng cũng không ảnh hưởng nhiều đến ngành than trong nước. do than tăng hay giảm thì một sô ngành cũng buộc phải nhập khẩu than. do vậy không có chuyện bù lỗ
"Trong đó, các ngành có tỷ lệ than nhập trên tổng than sử dụng trong ngành cao như xi măng (66%), sắt thép (88%), phân bón (74%) sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, còn nhiệt điện ít bị ảnh hưởng hơn do tỷ lệ than nhập mới chỉ chiếm 24% tổng than sử dụng và Chính phủ cũng ưu tiên nguồn than trong nước cho nhiệt điện...
Ngoài ra, .., giá than khai thác ở Việt Nam đang đắt hơn nhiều so với thế giới ở trong giai đoạn bình thường (năm 2019, giá than Việt Nam đắt hơn 18% so với giá than nhập khẩu) nên dư địa tăng giá trong nước không còn nhiều, nhất là khi giá than thế giới có khả năng hạ nhiệt nhanh trong năm 2022."
Giá than trong nước luôn đắt hơn than thế giới, trong các năm qua.( tại sao?)
Thạn nhập khẩu đắt là những loại than đặc biệt trong ngành luyên kim và công nghiệp, không liên quan đên than cung cấp cho NM n điện như cụ nói.
Do vậy em khuyên cụ nên tìm hiểu kỹ trước khi biện minh. các con sô cần phải chính xác theo cách công minh, chứ đừng có đưa ra các con sô không chính xác giống kiểu như định hướng
Chỉnh sửa cuối: