[Funland] Trực tiếp phóng thử Starship của anh Elon Musk

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Vậy mà em bảo làm màu chiêu trò bơm thổi mấy cụ "ở bển" nhảy vào công kích, bỏ bóng đá người các kiểu. He he
Chiêu trò gì rồi cũng hơn thua ở kết quả thôi, Tư duy của Musk là thử nghiệm phá huỷ destructive testing, đẩy mọi thiết kế đến tới hạn nên thất bại rất nhiều nhưng thành công cũng lắm, cải tiến rất nhanh để đạt đến độ tin cậy với chi phí thấp.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
810
Động cơ
283,350 Mã lực
Câu nào em bảo không làm được vậy cụ? Em chỉ nói là kế hoạch đưa 5 triệu cư dân trái đất lên định cư sao hỏa vào năm 2050 như anh ấy tuyên bố chỉ là làm màu thôi. Em nói là tổ hợp quá nhiều động cơ thì rủi ro cao, du hành da là tinh hoa của loài người lên sẽ không chấp nhận tỷ lệ thiệt hại lớn được. Đành rằng hiện nay CN vật liệu và máy tính điều khiển đã có nhiều tiến bộ nhưng nguyên lý tên lửa đẩy đa tầng đã tới giới hạn lý tưởng rồi. Nếu anh ấy hay ai đó phát minh ra động cơ mới, kiểu như lượng tử, hoặc nguyên lý di chuyển trong hố đen hay gì gì đó em chưa tưởng tượng ra thì còn có thể.😅
Quá nhiều động cơ chưa chắc đã là rủi ro cao. Có lẽ cụ bị ám ảnh bởi tên lửa N1 của Liên Xô.

Starship được thiết kế với nhiều động cơ "nhỏ" thay vì vài động cơ "to" vì vài lý do sau:
- Dự phòng lực đẩy khi 1 vài động cơ bị trục trặc. 33 động cơ cung cấp thừa lực đẩy cần thiết cho Starship. Ở lần phóng thử đầu tiên, 3 động cơ không khởi động được nhưng Starship vẫn phóng lên được bình thường.
- Phục vụ khả năng thu hồi và tái sử dụng tầng đẩy SuperHeavy. Sau khi đã tách tầng rồi, SuperHeavy sẽ quay về hạ cánh và được tái sử dụng. Khi quay về, động cơ của SuperHeavy sẽ được dùng để hãm giảm tốc. Lúc này lực đẩy cần để hãm tốc không còn rất lớn như khi phóng lên nữa, trọng lượng cũng nhẹ hẳn vì đã đốt gần hết nhiên liệu và không còn tầng trên Starship nữa, nên cần ít động cơ hơn lúc phóng. Nếu tầng đẩy có quá ít động cơ (ví dụ 5 chiếc), khi đó sẽ phải tắt gần hết số động cơ, chỉ còn lại 1 chiếc, chỉ cần 1 chiếc này gặp trục trặc là tên lửa sẽ rơi xuống đất vỡ ngay. Nhưng nếu dùng 13 động cơ để hãm thì nếu gặp trục trặc 1-2 chiếc thì vẫn còn đủ lực hãm.
- Tại thời điểm hiện nay, việc điều khiển cùng lúc 33 động cơ không còn nhiều rủi ro như thời Liên Xô phát triển N1.

Đưa 5 triệu dân lên sao Hỏa năm 2050 thì chắc cụ nhớ nhầm. Musk chỉ đặt mục tiêu làm được 1000 tàu Starship để đưa người lên sao Hỏa vào năm 2050. Nếu mỗi tàu đưa được 100 người, thì mỗi lượt phóng 1000 tàu đưa được 100 ngàn người đi rồi. Với tốc độ phát triển Starship như hiện nay, chắc đến khoảng đầu 203x sẽ có những chuyến đầu tiên đưa thiết bị và sau đó là những người đầu tiên lên sao Hỏa. Như vậy đến 2050 SpaceX sẽ có khoảng 15 năm để đưa người lên sao Hỏa, nếu SpaceX có 1000 tàu thì đưa 300-500 ngàn người lên là khả thi.

Với công nghệ hiện tại, việc đưa người lên một hành tinh khác trong hệ mặt trời là hoàn toàn có thể làm được. Chỉ khi di chuyển đến một hệ mặt trời khác thì mới cần công nghệ đẩy mới.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,915
Động cơ
318,109 Mã lực
Ai bảo cụ anh ấy không nghiên cứu động cơ mới. Nguyên tắc của ngành này khi tin tức lộ ra ngoài là nó đã chạy. Mà thời gian nghiên cứu quá dài nên đồng thời cải tiến cái cũ để còn có cái mà dùng, nếu không thì lên bằng niềm tin ạ. Bởi vậy em hy vọng cụ đừng bỉ bôi, cho dù anh ấy ăn sẵn cái động cơ cũ. Nhưng ít nhất anh ấy biết cải tiến và đạt được 1 phần kết quả mong đợi.
[/URL]
Em chả bỉ bôi gì nhưng nhiều cụ nhảy vào tung hô như đúng rồi và công kích cá nhân. Còn trên thế giới cũng đầy người " thất học, thất bại.." cho rằng anh ấy viển vông đây.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,915
Động cơ
318,109 Mã lực
Quá nhiều động cơ chưa chắc đã là rủi ro cao. Có lẽ cụ bị ám ảnh bởi tên lửa N1 của Liên Xô.

Starship được thiết kế với nhiều động cơ "nhỏ" thay vì vài động cơ "to" vì vài lý do sau:
- Dự phòng lực đẩy khi 1 vài động cơ bị trục trặc. 33 động cơ cung cấp thừa lực đẩy cần thiết cho Starship. Ở lần phóng thử đầu tiên, 3 động cơ không khởi động được nhưng Starship vẫn phóng lên được bình thường.
- Phục vụ khả năng thu hồi và tái sử dụng tầng đẩy SuperHeavy. Sau khi đã tách tầng rồi, SuperHeavy sẽ quay về hạ cánh và được tái sử dụng. Khi quay về, động cơ của SuperHeavy sẽ được dùng để hãm giảm tốc. Lúc này lực đẩy cần để hãm tốc không còn rất lớn như khi phóng lên nữa, trọng lượng cũng nhẹ hẳn vì đã đốt gần hết nhiên liệu và không còn tầng trên Starship nữa, nên cần ít động cơ hơn lúc phóng. Nếu tầng đẩy có quá ít động cơ (ví dụ 5 chiếc), khi đó sẽ phải tắt gần hết số động cơ, chỉ còn lại 1 chiếc, chỉ cần 1 chiếc này gặp trục trặc là tên lửa sẽ rơi xuống đất vỡ ngay. Nhưng nếu dùng 13 động cơ để hãm thì nếu gặp trục trặc 1-2 chiếc thì vẫn còn đủ lực hãm.
- Tại thời điểm hiện nay, việc điều khiển cùng lúc 33 động cơ không còn nhiều rủi ro như thời Liên Xô phát triển N1.

Đưa 5 triệu dân lên sao Hỏa năm 2050 thì chắc cụ nhớ nhầm. Musk chỉ đặt mục tiêu làm được 1000 tàu Starship để đưa người lên sao Hỏa vào năm 2050. Nếu mỗi tàu đưa được 100 người, thì mỗi lượt phóng 1000 tàu đưa được 100 ngàn người đi rồi. Với tốc độ phát triển Starship như hiện nay, chắc đến khoảng đầu 203x sẽ có những chuyến đầu tiên đưa thiết bị và sau đó là những người đầu tiên lên sao Hỏa. Như vậy đến 2050 SpaceX sẽ có khoảng 15 năm để đưa người lên sao Hỏa, nếu SpaceX có 1000 tàu thì đưa 300-500 ngàn người lên là khả thi.

Với công nghệ hiện tại, việc đưa người lên một hành tinh khác trong hệ mặt trời là hoàn toàn có thể làm được. Chỉ khi di chuyển đến một hệ mặt trời khác thì mới cần công nghệ đẩy mới.
Có thể là em nhớ nhầm hoặc báo đã gỡ bài vì giờ không tìm thấy nữa. Chỉ thấy kế hoạch làm 1000 tàu đưa 1 triệu cư dân lên sinh sống trên sh vào năm 2050 thôi🤣
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,362
Động cơ
436,165 Mã lực
[/URL]
Em chả bỉ bôi gì nhưng nhiều cụ nhảy vào tung hô như đúng rồi và công kích cá nhân. Còn trên thế giới cũng đầy người " thất học, thất bại.." cho rằng anh ấy viển vông đây.
Với còm của cụ thì thật sự em nghĩ sẽ chả ai muốn đâm đầu vào học cái viển vông đấy. Khi nào cụ có người quen bảo đọc dự án thất bại cao cả mét còn thành công chỉ 1 gắng tay cụ sẽ hiểu. Dự án SH là anh ấy hưng phấn quá độ còn mục đích chính là nghiên cứu tái sử dụng động cơ và nghiên cứu động cơ mới.
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
5,964
Động cơ
535,434 Mã lực
Đáp lên sao hỏa thì đã có rồi. Chỉ là robot tự động thôi chứ chưa phải con người. Nếu giờ anh Mút phát minh ra 1 loại tên lửa vũ trụ hoàn toàn mới có thể thay đổi bước ngoặt của công cuộc thám hiểm không gian thì em công nhận ngay. Còn như anh ấy đang làm thì chả sứng với "bước ngoặt trên con đường tiến hóa của nhân loại" được đâu. Đang nói chuyện tàu vũ trụ của anh mut, cụ lại bỏ bóng đá người. Anh Tin nào của em vậy cụ? Em không rồ anh ấy như cụ nghĩ đâu. Cụ tìm thấy 1 dòng, 1 chữ nào của em khen ngợi hay bưng bô cho anh ấy trên cái diễn đàn này thì em xin lỗi cụ công khai ngay. Còn không là cụ điêu nhé.
Anh mút là cá nhân đi xa nhất cho đến bây giờ về giấc mơ lên sao hoả, cũng là ai-đồ của rât nhiều người trẻ mang hoài bão nỗ lực để thực hiện giấc mơ của bản thân, anh ấy nhổ vào những lời bỉ bôi của những kẻ loser, ở Mẽo và ở xa hơn nữa :))
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Ờ, thế mà bảo tìm 1 câu mà không tìm được. Em đứng về lẽ phải chứ không rồ 1 ai cả. Còn không phải là thất bại hay thành công, mà cách anh mút đang làm là ứng dụng những cái đã được phát minh chứ không phải phát minh ra cái mới. Người ta gom 3--5-7.. động cơ thì anh ấy ghép 33 đc. Đấy chưa phải là phát minh gì vĩ đại tạo ra bước ngoặt cho nhân loại như cụ tung hô cả. Còn giỏi thì đương nhiên anh ấy giỏi. Em vẫn nói anh ấy trí tuệ hơn người đấy thôi.
Cụ ơi cái con tàu Starships mà anh ấy đang phát triển mà thành công thì sẽ là bước ngoặt cho loài người trong quá trình di cư vũ trụ đó cụ à.

Elon Musk sẽ đc tạc tượng đặt ngang với Columbus người âu châu đầu tiên đặt chân lên đất mỹ, thậm chí là hơn vì trước giờ chưa có loài người nào di cư lên vũ trụ cả.

Như thế nào mới gọi là bước ngoặt cho nhân loại nữa cụ? Con người chuyển đổi từ cư dân 1 hành tinh sang cư dân liên hành tinh, thì Elon là người chế tạo con thuyền chở hành trình đó
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Có 3 loại tàu Starship cho Artemis 3. Tàu hạ cánh mặt trăng (HLS), trạm nhiên liệu bay quanh quỹ đạo trái đất, và tàu tiếp liệu cho trạm nhiên liệu.

Mục tiêu 2025 cũng căng đó vì Starship + SuperHeavy phải bay tầm 15 chuyến mới cấp đủ nhiên liệu cho trạm nhiên liệu. Thêm các chuyến demo nữa cũng phải tầm 20 chuyến.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ ơi cái con tàu Starships mà anh ấy đang phát triển mà thành công thì sẽ là bước ngoặt cho loài người trong quá trình di cư vũ trụ đó cụ à.

Elon Musk sẽ đc tạc tượng đặt ngang với Columbus người âu châu đầu tiên đặt chân lên đất mỹ, thậm chí là hơn vì trước giờ chưa có loài người nào di cư lên vũ trụ cả.

Như thế nào mới gọi là bước ngoặt cho nhân loại nữa cụ? Con người chuyển đổi từ cư dân 1 hành tinh sang cư dân liên hành tinh, thì Elon là người chế tạo con thuyền chở hành trình đó
Hehe, vô danh tiểu tốt nhưng thích dìm người kiệt xuất tầm thế giới... mới đau mề ^:)^
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,113
Động cơ
-155,099 Mã lực
Tuổi
35
Cụ ơi cái con tàu Starships mà anh ấy đang phát triển mà thành công thì sẽ là bước ngoặt cho loài người trong quá trình di cư vũ trụ đó cụ à.

Elon Musk sẽ đc tạc tượng đặt ngang với Columbus người âu châu đầu tiên đặt chân lên đất mỹ, thậm chí là hơn vì trước giờ chưa có loài người nào di cư lên vũ trụ cả.

Như thế nào mới gọi là bước ngoặt cho nhân loại nữa cụ? Con người chuyển đổi từ cư dân 1 hành tinh sang cư dân liên hành tinh, thì Elon là người chế tạo con thuyền chở hành trình đó
Em thấy không có gì là bước ngoặt hết vẫn là công nghệ cũ của thế kỹ trước có khác là hệ thống vận hành được hiện đại số hóa. Muốn tàu bay nhanh bay xa thì phải cần đột phá về động cơ chứ vẫn bơm vẫn đốt thì thua. :)):)):))

Elon Musk ngoài cái thu hồi tầng 1 của tên lửa thì chưa làm được cái gì gọi là đột phá.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Em thấy không có gì là bước ngoặt hết vẫn là công nghệ cũ của thế kỹ trước có khác là hệ thống vận hành được hiện đại số hóa. Muốn tàu bay nhanh bay xa thì phải cần đột phá về động cơ chứ vẫn bơm vẫn đốt thì thua. :)):)):))

Elon Musk ngoài cái thu hồi tầng 1 của tên lửa thì chưa làm được cái gì gọi là đột phá.
Trong khi chưa có đột phá về cơ bản động cơ thì vẫn có thể đạt các đột phá khác dù hơi vòng vèo tí :)

Artemis của Mỹ phát triển trên cơ sở 2 trạm cơ sở của SpaceX: trạm tiếp liệu trái đất và trạm Gateway mặt trăng.

Tại sao có thể làm được? vì nó rẻ :) đốt nhiên liệu methane và tái sử dụng

Cứ ngồi đó mà đợi đột phá công nghệ cơ bản động cơ thì đến mùa quýt, tết congo :D ngồi đợi không có ý nghĩa gì cả
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Em thấy không có gì là bước ngoặt hết vẫn là công nghệ cũ của thế kỹ trước có khác là hệ thống vận hành được hiện đại số hóa. Muốn tàu bay nhanh bay xa thì phải cần đột phá về động cơ chứ vẫn bơm vẫn đốt thì thua. :)):)):))

Elon Musk ngoài cái thu hồi tầng 1 của tên lửa thì chưa làm được cái gì gọi là đột phá.
Khác nhiều đó cụ.

1. Tên lửa đưa 100 tấn hàng hoá lên quỹ đạo. Trước giờ các tên lửa chir đưa đc tối đa 1-2 tấn lên quỹ đạo mặt trăng. Tên lửa của Elon đảm bảo việc cho phép đưa 100 tấn 150 tấn lên quỹ đạo sao hoả.

2. Tái sử dụng. Tái sử dụng là key role đảm bảo tài chính lẫn thiết bị cho quá trình di cư liên hành tinh, thuộc địa hoá, cải tạo hành tinh.

3. Công nghệ cũ của thời đại trước, cụ đưa ra xem có cái tên lửa nào đưa đc 100 tấn 150 tấn lên quỹ đạo sao hoả, chưa nói đến việc tái sử dụng ra cho em xem?

Hay là cái ghe đi trên sông cùng với con tàu sắt vượt đại dương cũng giống nhau vì cũng chỉ là công nghệ thuyền nổi trên mặt nước? Cùng là công nghệ nổi, nhưng con ghe đi quanh quẩn trên sông chứ với tàu vượt đại dương thì Columbus đi được tới châu Mỹ cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

red_dragon88

Xe tăng
Biển số
OF-710484
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
1,031
Động cơ
129,445 Mã lực
Để hiểu phần nào cách thức SpaceX cắt giảm chi phí, ta có thể xem một trích đoạn sau trong cuốn sách "Elon Musk" của Walter Isaacson.

Chú thích: Mosdell là người phụ trách việc cải tạo bệ phóng Pad 40 ở Canaveral mà SpaceX thuê để phóng Falcon 9.


Chú thích: Không quân Mỹ quản lý Canaveral và do đó có quyền đặt ra các quy định kỹ thuật cho các thiết bị ở đó.


Chú thích: Gwynne Shotwell là COO của SpaceX.
Quả thật thế thì có đảm bảo kỹ thuật ko nhỉ, mà trong trường hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì mấy ông NASA cũng gớm nhỉ, đội vốn ko thua gì ở ta 😆
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
810
Động cơ
283,350 Mã lực
Em thấy không có gì là bước ngoặt hết vẫn là công nghệ cũ của thế kỹ trước có khác là hệ thống vận hành được hiện đại số hóa. Muốn tàu bay nhanh bay xa thì phải cần đột phá về động cơ chứ vẫn bơm vẫn đốt thì thua. :)):)):))

Elon Musk ngoài cái thu hồi tầng 1 của tên lửa thì chưa làm được cái gì gọi là đột phá.
Vấn đề là cụ định nghĩa thế nào là "bước ngoặt", "đột phá".

Cụ nhắc đến bơm đốt và coi nó là không phải đột phá, thì hẳn là cụ muốn nói đến các thay đổi cơ bản về công nghệ động cơ. Khuyên cụ luôn là đừng chờ đợi các thay đổi này, vì trong đời này của cụ, thậm chí là đời con cháu cụ cũng sẽ không chứng kiến được đâu.

Muốn tàu bay được trong môi trường cận chân không, kiến thức nhân loại hiện nay không có cách nào khác là dùng phản lực Newton. Anh phải bắn vật chất ra đằng sau nếu muốn tiến lên trước. Công nghệ hiện nay là dùng các phản ứng hóa học để bắn khối lượng tương đối lớn vật chất ra sau với tốc độ tương đối cao tạo lực đẩy đủ lớn. Các phản ứng phân hạch giúp tạo ra nhiều năng lượng hơn, nhưng không hiệu quả hơn nhiều phản ứng hóa học trong du hành vũ trụ vì vẫn cần mang theo một lượng lớn vật chất để bắn ra sau. Tóm lại là vẫn là "đốt" nhưng thay vì dùng phản ứng hóa học thì dùng phản ứng phân hạch.
 
  • Vodka
Reactions: Xep

SpaceX

Xe máy
Biển số
OF-319127
Ngày cấp bằng
10/5/14
Số km
81
Động cơ
292,639 Mã lực
Nhiều người cứ nghĩ: Ghép 30 cái động cơ lại như ngồi trong hang ghép 30 cái mảnh tước lại với nhau ấy nhỉ ===)))
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
6,163
Động cơ
221,594 Mã lực
Anh này giỏi, kiểu như Ronaldo R7 trong bóng đá chưa tới tầm Messi :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top