[Funland] Trực tiếp phóng thử Starship của anh Elon Musk

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,915
Động cơ
318,109 Mã lực
Cụ ơi cái con tàu Starships mà anh ấy đang phát triển mà thành công thì sẽ là bước ngoặt cho loài người trong quá trình di cư vũ trụ đó cụ à.

Elon Musk sẽ đc tạc tượng đặt ngang với Columbus người âu châu đầu tiên đặt chân lên đất mỹ, thậm chí là hơn vì trước giờ chưa có loài người nào di cư lên vũ trụ cả.

Như thế nào mới gọi là bước ngoặt cho nhân loại nữa cụ? Con người chuyển đổi từ cư dân 1 hành tinh sang cư dân liên hành tinh, thì Elon là người chế tạo con thuyền chở hành trình đó
Vâng, thì em đã bảo cứ thực hiện được đúng như kế hoạch của anh ấy vào năm 2050 đi đã. Lúc ấy thì anh ấy xứng đáng tạc tượng không ai dám cãi.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Vâng, thì em đã bảo cứ thực hiện được đúng như kế hoạch của anh ấy vào năm 2050 đi đã. Lúc ấy thì anh ấy xứng đáng tạc tượng không ai dám cãi.
Thì anh ấy vẫn đang từng bước thực hiện điều đó, với công sức đầu tư & tiến bộ ghi nhận rõ ràng, chứ có phải nói cho có ko làm đâu.

Chưa gì cụ đã dè bỉu anh ấy mà làm gì chứ
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,503
Động cơ
401,327 Mã lực
Em vào hóng anh Musk chó, không biết là phóng con tàu này thì con coin chó của anh ấy sẽ thế nào.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,915
Động cơ
318,109 Mã lực
Thì anh ấy vẫn đang từng bước thực hiện điều đó, với công sức đầu tư & tiến bộ ghi nhận rõ ràng, chứ có phải nói cho có ko làm đâu.

Chưa gì cụ đã dè bỉu anh ấy mà làm gì chứ
Cụ không hiểu gì cả nên cho rằng em dè bỉu ai dồ của các cụ làm các cụ bị tổn thương.😄 Em tư duy logic nhìn quá khứ và hiện tại để suy đoán cho tương lai chứ không cảm tính. Em cho rằng muốn vượt tường âm thanh thì không thể cải tiến động cơ cánh quạt. Muốn lên được vũ trụ- thoát khỏi sức hút trái đất- thì không thể cải tiến tên lửa 1 tầng. Muốn loài người di cư được lên sao hỏa hay các hành tinh lân cận thì không thể cải tiến tên lửa đa tầng. Đơn giản chỉ có vậy. Còn lại niềm tin là của các cụ. Thôi em té😅
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,113
Động cơ
-155,099 Mã lực
Tuổi
35
·
Vấn đề là cụ định nghĩa thế nào là "bước ngoặt", "đột phá".

Cụ nhắc đến bơm đốt và coi nó là không phải đột phá, thì hẳn là cụ muốn nói đến các thay đổi cơ bản về công nghệ động cơ. Khuyên cụ luôn là đừng chờ đợi các thay đổi này, vì trong đời này của cụ, thậm chí là đời con cháu cụ cũng sẽ không chứng kiến được đâu.

Muốn tàu bay được trong môi trường cận chân không, kiến thức nhân loại hiện nay không có cách nào khác là dùng phản lực Newton. Anh phải bắn vật chất ra đằng sau nếu muốn tiến lên trước. Công nghệ hiện nay là dùng các phản ứng hóa học để bắn khối lượng tương đối lớn vật chất ra sau với tốc độ tương đối cao tạo lực đẩy đủ lớn. Các phản ứng phân hạch giúp tạo ra nhiều năng lượng hơn, nhưng không hiệu quả hơn nhiều phản ứng hóa học trong du hành vũ trụ vì vẫn cần mang theo một lượng lớn vật chất để bắn ra sau. Tóm lại là vẫn là "đốt" nhưng thay vì dùng phản ứng hóa học thì dùng phản ứng phân hạch.
Nói về "bước ngoặt", "đột phá" là phải thay đổi về chất như Viễn thông từ có dây thành không dây,
từ thành toán tiền mặt sang thanh toán APP...

Chứ nhìn công nghệ của anh Musk có gì mới nào? có gì đột phá so với trước nào? Ngoài 1 cái duy nhất là thu hồi tầng 1 của tên lửa?
Cụ chỉ ra cho anh em hiểu rõ hơn với...chứ em thấy chơi 1 cục 3 mươi mấy cái động cơ thì?
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
810
Động cơ
283,350 Mã lực
·

Nói về "bước ngoặt", "đột phá" là phải thay đổi về chất như Viễn thông từ có dây thành không dây,
từ thành toán tiền mặt sang thanh toán APP...

Chứ nhìn công nghệ của anh Musk có gì mới nào? có gì đột phá so với trước nào? Ngoài 1 cái duy nhất là thu hồi tầng 1 của tên lửa?
Cụ chỉ ra cho anh em hiểu rõ hơn với...chứ em thấy chơi 1 cục 3 mươi mấy cái động cơ thì?
Mọi so sánh là khập khiễng, nhưng nếu tìm hiểu chút thì cái thu hồi tầng đẩy đã là đột phá không khác gì so với có dây thành không dây. Trước SpaceX chưa ai có ý định thu hồi tầng đẩy vì nó sẽ tạo ra rất nhiều rào cản kỹ thuật cho việc phóng tên lửa vốn đã khó và nhiều rủi ro. Có thể điểm qua một số rào cản kỹ thuật của việc thu hồi tầng đẩy mà SpaceX phải vượt qua:
  • Thiết kế chế tạo hệ thống landing thẳng đứng, bao gồm những thứ mới hoàn toàn như grid fin, landing leg...
  • Thiết kế chế tạo động cơ Merlin hiệu suất cao, giá thành thấp, nhưng lại có thể tái sử dụng nhiều lần với số giờ hoạt động vượt trội, qua nhiều chu trình tắt / khởi động, tăng giảm ga, thay đổi tỉ lệ trộn nhiên liệu liên tục trong chuyến bay.
  • Thiết kế chế tạo tầng đẩy có hiệu suất cao trong khi phải mang thêm nhiều thứ phục vụ việc tái sử dụng như hệ thống landing, các thiết bị định vị điều khiển landing, lớp vỏ chịu nhiệt cho tầng đẩy trong quá trình trở về.
Đó là chỉ là những thứ bề ngoài mà người ngoại đạo có thể nhìn thấy, chắc chắn sẽ có rất nhiều chi tiết bên trong tầng đẩy mang tính đột phá mà chúng ta không biết được. Không phải tự nhiên mà Falcon 9 đã được phóng từ 2010, tái sử dụng từ 2015 mà đến giờ vẫn chưa có nước nào, công ty nào làm được việc này dù rất muốn. Việc tái sử dụng tầng đẩy cho phép SpaceX hạ giá phóng xuống tới mức đè bẹp tất cả các dịch vụ phóng khác, chiếm thị phần thống trị.

Đó mới là Falcon 9 thôi, nếu Starship thành công thì SpaceX còn đẩy mọi thứ lên một tầm cao mới vượt trội hoàn toàn thế hệ Falcon.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,113
Động cơ
-155,099 Mã lực
Tuổi
35
Mọi so sánh là khập khiễng, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì cái thu hồi tầng đẩy đã là đột phá không khác gì so với có dây thành không dây. Trước SpaceX chưa ai có ý định thu hồi tầng đẩy vì nó sẽ tạo ra rất nhiều rào cản kỹ thuật cho việc phóng tên lửa vốn đã khó và nhiều rủi ro. Có thể điểm qua một số rào cản kỹ thuật của việc thu hồi tầng đẩy mà SpaceX phải vượt qua:
  • Thiết kế chế tạo hệ thống landing thẳng đứng, bao gồm những thứ mới hoàn toàn như grid fin, landing leg...
  • Thiết kế chế tạo động cơ Merlin hiệu suất cao, giá thành thấp, nhưng lại có thể tái sử dụng nhiều lần với số giờ hoạt động vượt trội, qua nhiều chu trình tắt / khởi động, tăng giảm ga, thay đổi tỉ lệ trộn nhiên liệu liên tục trong chuyến bay.
  • Thiết kế chế tạo tầng đẩy có hiệu suất cao trong khi phải mang thêm nhiều thứ phục vụ việc tái sử dụng như hệ thống landing, các thiết bị định vị điều khiển landing, lớp vỏ chịu nhiệt cho tầng đẩy trong quá trình trở về.
Đó là chỉ là những thứ bề ngoài mà người ngoại đạo có thể nhìn thấy, chắc chắn sẽ có rất nhiều chi tiết bên trong tầng đẩy mang tính đột phá mà chúng ta không biết được. Không phải tự nhiên mà Falcon 9 đã được phóng từ 2010 mà đến giờ vẫn chưa có nước nào, công ty nào làm được việc này dù rất muốn. Việc tái sử dụng tầng đẩy cho phép SpaceX hạ giá phóng xuống tới mức đè bẹp tất cả các dịch vụ phóng khác, chiếm thị phần thống trị.

Đó mới là Falcon 9 thôi, nếu Starship thành công thì SpaceX còn đẩy mọi thứ lên một tầm cao mới vượt trội hoàn toàn thế hệ Falcon.
Thì vẫn nằm là cái em nói không có cái gì gọi là đột phá thay đổi bản chất cả? Chỉ là cải tiến từ 1 cái cũ mà thui.

Còn động cơ Merlin hiệu suất cao??? Cao thế nào...khi lực đẩy còn thua cái động cơ thời LX?
Không chế tạo nỗi động cơ hiệu suất cao hơn nên chới 1 bó 3 mấy cái động cơ...
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
810
Động cơ
283,350 Mã lực
Thì vẫn nằm là cái em nói không có cái gì gọi là đột phá thay đổi bản chất cả? Chỉ là cải tiến từ 1 cái cũ mà thui.

Còn động cơ Merlin hiệu suất cao??? Cao thế nào...khi lực đẩy còn thua cái động cơ thời LX?
Không chế tạo nỗi động cơ hiệu suất cao hơn nên chới 1 bó 3 mấy cái động cơ...
Động cơ tên lửa có nhiều thông số khác nhau, không phải chỉ có lực đẩy. Lực đẩy chỉ nói lên độ mạnh của động cơ tên lửa, còn tôi đang nói đến hiệu suất của nó.

2 thông số quan trọng nhất của động cơ tên lửa để đánh giá hiệu suất động cơ là thrust-to-weight và specific impulse.

Thrust-to-weight là tỷ lệ giữa lực đẩy của động cơ và trọng lượng động cơ. Tỷ lệ này càng cao càng tốt, 2 động cơ có trọng lượng như nhau, cái nào tạo nhiều lực đẩy hơn thì cái đó hiệu suất cao hơn.

Specific impulse thì hơi khó giải thích hơn, nó được tính bằng giây, giúp đánh giá động cơ tạo ra nhiều hay ít lực đẩy từ 1 đơn vị khối lượng nhiên liệu, do đó specific impulse càng cao càng tốt.

Nếu so sánh Merlin 1D và động cơ RD-180 nổi tiếng nhất của Liên Xô thì thấy:
Thrust-to-weight: Merlin: 137 lần; RD-180: 78 lần
Specific impulse: Merlin: 310s; RD-180: 338s

Nhìn từ 2 thông số này thì thấy Merlin 1D vượt trội hoàn toàn RD-180 về thrust-to-weight, trong khi chỉ thua sút một chút về specific impulse. RD-180 đạt specific impulse cao hơn như vậy vì nó được thiết kế để đạt tới áp suất buồng đốt cực lớn (3870 psi), vượt xa Merlin 1D (1410 psi).

Tuy nhiên SpaceX có biến thể Merlin 1D vacuum chuyên dùng cho tầng 2 của Falcon Heavy. Động cơ này đạt được specific impulse 348s, vượt qua RD-180.

Nên nhớ, Merlin được dùng để tái sử dụng nhiều lần, còn RD-180 chỉ dùng 1 lần duy nhất, đốt vài phút là bỏ.
 
Chỉnh sửa cuối:

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,458
Động cơ
250,488 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Động cơ tên lửa có nhiều thông số khác nhau, không phải chỉ có lực đẩy. Lực đẩy chỉ nói lên độ mạnh của động cơ tên lửa, còn tôi đang nói đến hiệu suất của nó.

2 thông số quan trọng nhất của động cơ tên lửa để đánh giá hiệu suất động cơ là thrust-to-weight và specific impulse.

Thrust-to-weight là tỷ lệ giữa lực đẩy của động cơ và trọng lượng động cơ. Tỷ lệ này càng cao càng tốt, 2 động cơ có trọng lượng như nhau, cái nào tạo nhiều lực đẩy hơn thì cái đó hiệu suất cao hơn.

Specific impulse thì hơi khó giải thích hơn, nó được tính bằng giây, giúp đánh giá động cơ tạo ra nhiều hay ít lực đẩy từ 1 đơn vị khối lượng nhiên liệu, do đó specific impulse càng cao càng tốt.

Nếu so sánh Merlin 1D và động cơ RD-180 nổi tiếng nhất của Liên Xô thì thấy:
Thrust-to-weight: Merlin: 137 lần; RD-180: 78 lần
Specific impulse: Merlin: 310s; RD-180: 338s

Nhìn từ 2 thông số này thì thấy Merlin 1D vượt trội hoàn toàn RD-180 về thrust-to-weight, trong khi chỉ thua sút một chút về specific impulse. RD-180 đạt specific impulse cao hơn như vậy vì nó được thiết kế để đạt tới áp suất buồng đốt cực lớn (3870 psi), vượt xa Merlin 1D (1410 psi).

Tuy nhiên SpaceX có biến thể Merlin 1D vacuum chuyên dùng cho tầng 2 của Falcon Heavy. Động cơ này đạt được specific impulse 348s, vượt qua RD-180.

Nên nhớ, Merlin được dùng để tái sử dụng nhiều lần, còn RD-180 chỉ dùng 1 lần duy nhất, đốt vài phút là bỏ.
Kiểu công suất và hiệu suất. Cho dễ hiểu.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
810
Động cơ
283,350 Mã lực
Kiểu công suất và hiệu suất. Cho dễ hiểu.
Nếu so với ô tô thì thrust-to-weight nó tựa như hệ số mã lực / dung tích xilanh, còn specific impulse tựa như bao nhiêu km/lít xăng. So một cách khập khiễng thì nó như vậy.
 

money_talk

Xe tăng
Biển số
OF-88707
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
1,383
Động cơ
422,290 Mã lực
Nơi ở
.
Động cơ tên lửa có nhiều thông số khác nhau, không phải chỉ có lực đẩy. Lực đẩy chỉ nói lên độ mạnh của động cơ tên lửa, còn tôi đang nói đến hiệu suất của nó.

2 thông số quan trọng nhất của động cơ tên lửa để đánh giá hiệu suất động cơ là thrust-to-weight và specific impulse.

Thrust-to-weight là tỷ lệ giữa lực đẩy của động cơ và trọng lượng động cơ. Tỷ lệ này càng cao càng tốt, 2 động cơ có trọng lượng như nhau, cái nào tạo nhiều lực đẩy hơn thì cái đó hiệu suất cao hơn.

Specific impulse thì hơi khó giải thích hơn, nó được tính bằng giây, giúp đánh giá động cơ tạo ra nhiều hay ít lực đẩy từ 1 đơn vị khối lượng nhiên liệu, do đó specific impulse càng cao càng tốt.

Nếu so sánh Merlin 1D và động cơ RD-180 nổi tiếng nhất của Liên Xô thì thấy:
Thrust-to-weight: Merlin: 137 lần; RD-180: 78 lần
Specific impulse: Merlin: 310s; RD-180: 338s

Nhìn từ 2 thông số này thì thấy Merlin 1D vượt trội hoàn toàn RD-180 về thrust-to-weight, trong khi chỉ thua sút một chút về specific impulse. RD-180 đạt specific impulse cao hơn như vậy vì nó được thiết kế để đạt tới áp suất buồng đốt cực lớn (3870 psi), vượt xa Merlin 1D (1410 psi).

Tuy nhiên SpaceX có biến thể Merlin 1D vacuum chuyên dùng cho tầng 2 của Falcon Heavy. Động cơ này đạt được specific impulse 348s, vượt qua RD-180.

Nên nhớ, Merlin được dùng để tái sử dụng nhiều lần, còn RD-180 chỉ dùng 1 lần duy nhất, đốt vài phút là bỏ.
Tôi có câu hỏi có thể ngô nghê chút nhờ cụ khai sáng giúp!
Anh ấy lấy nhiều động cơ lắp vào 1 tên lửa, liệu anh ấy có lấy nhiều tên lửa ghép lại với nhau cho 1 lần phóng để lấy lực đẩy dc ko?
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,113
Động cơ
-155,099 Mã lực
Tuổi
35
Động cơ tên lửa có nhiều thông số khác nhau, không phải chỉ có lực đẩy. Lực đẩy chỉ nói lên độ mạnh của động cơ tên lửa, còn tôi đang nói đến hiệu suất của nó.

2 thông số quan trọng nhất của động cơ tên lửa để đánh giá hiệu suất động cơ là thrust-to-weight và specific impulse.

Thrust-to-weight là tỷ lệ giữa lực đẩy của động cơ và trọng lượng động cơ. Tỷ lệ này càng cao càng tốt, 2 động cơ có trọng lượng như nhau, cái nào tạo nhiều lực đẩy hơn thì cái đó hiệu suất cao hơn.

Specific impulse thì hơi khó giải thích hơn, nó được tính bằng giây, giúp đánh giá động cơ tạo ra nhiều hay ít lực đẩy từ 1 đơn vị khối lượng nhiên liệu, do đó specific impulse càng cao càng tốt.

Nếu so sánh Merlin 1D và động cơ RD-180 nổi tiếng nhất của Liên Xô thì thấy:
Thrust-to-weight: Merlin: 137 lần; RD-180: 78 lần
Specific impulse: Merlin: 310s; RD-180: 338s

Nhìn từ 2 thông số này thì thấy Merlin 1D vượt trội hoàn toàn RD-180 về thrust-to-weight, trong khi chỉ thua sút một chút về specific impulse. RD-180 đạt specific impulse cao hơn như vậy vì nó được thiết kế để đạt tới áp suất buồng đốt cực lớn (3870 psi), vượt xa Merlin 1D (1410 psi).

Tuy nhiên SpaceX có biến thể Merlin 1D vacuum chuyên dùng cho tầng 2 của Falcon Heavy. Động cơ này đạt được specific impulse 348s, vượt qua RD-180.

Nên nhớ, Merlin được dùng để tái sử dụng nhiều lần, còn RD-180 chỉ dùng 1 lần duy nhất, đốt vài phút là bỏ.
Lực đẩy Merlin chỉ khoảng 914 kN , RD-180 có thể tạo ra 4.150 kN
Để có được lực đẩy tổng thể tương tự, cần 4 động cơ Merlin để thực hiện công việc tương tự như một động cơ RD-180...Điều đó làm tăng đáng kể độ phức tạp của tàu vũ trụ - nhìn chung không phải là một điều tốt. Tất nhiên về mặt lý thuyết nhiều động cơ cũng có ưu thế 1 trong số động cơ hỏng thì vẫn có thể hoàn thành sứ mệnh với các động cơ còn lại..

Nga cũng có RD-275M từ năm 2007 - có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tương đương với động cơ Merlin mới nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
810
Động cơ
283,350 Mã lực
Tôi có câu hỏi có thể ngô nghê chút nhờ cụ khai sáng giúp!
Anh ấy lấy nhiều động cơ lắp vào 1 tên lửa, liệu anh ấy có lấy nhiều tên lửa ghép lại với nhau cho 1 lần phóng để lấy lực đẩy dc ko?
Musk đã làm việc đó rồi. Không hẳn là ghép nhiều tên lửa với nhau, mà là ghép nhiều tầng đẩy booster với nhau.

Falcon Heavy:

480px-Falcon_Heavy_Demo_Mission_(39337245145).jpg


Ngoài ra còn có:

Tên lửa Trường Chinh 5B của TQ:

lm5b.jpg


Tên lửa Energia của Liên Xô dùng để phóng tàu con thoi Buran:

405px-Energia_Render_3.png



Tàu con thoi Mỹ:

460px-STS120LaunchHiRes-edit1.jpg


Arian 5 của châu Âu
3245969462.png
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,310
Động cơ
898,625 Mã lực
Ta cứ hình dung ví dụ đoạn đường HN-SG, Nga ngố chở bằng xe công nông cổ lỗ sĩ ngồi ghế nhựa suốt cả chặng lại còn chật chội đến ngồi cũng phải lom khom, xe thì xóc nảy tưng cả mông, chạy xong 1 chuyến là vứt luôn xe...
Công nông làm taxi đưa mấy ông a mế di can lên chơi ở cái trạm ISS còn phải phát thêm mỗi ông một cái ô to to để dương lên khi nhảy ra để trở về trái đất!

 
Chỉnh sửa cuối:

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,113
Động cơ
-155,099 Mã lực
Tuổi
35
Ta cứ hình dung ví dụ đoạn đường HN-SG, Nga ngố chở bằng xe công nông cổ lỗ sĩ ngồi ghế nhựa suốt cả chặng lại còn chật chội đến ngồi cũng phải lom khom, xe thì xóc nảy tưng cả mông, chạy xong 1 chuyến là vứt luôn xe. NASA thì chạy xe bus to giường nằm êm ái máy lạnh rộng rãi nhưng cũng chạy xong vứt luôn. Đây anh Musk làm ra cái xe bus hai tầng vừa giường nằm máy lạnh rộng rãi lại có cả màn hình lái xe bằng cảm ứng, vé lại rẻ vì xe chạy xong thu lại xe sửa tiếp lại chạy nối chuyến. Còn thì xe nào cũng chạy bằng xăng động cơ đốt trong cả thôi các ông nhá. Vấn đề là xe nào ngon hơn. Còn các ông cứ muốn anh Musk phải chế tạo xe bus chạy bằng năng lượng hạt nhân hay phản vật chất chứ éo phải xăng thì chờ đến đời cháu nội anh Musk thì may ra, các ông nhá. =))
Vậy mà nó an toàn tuyệt đối...chứ ai như NASA thì chạy xe bus to giường nằm êm ái chỉ bị nhẹ mấy vụ tai nạn tan xương nát thịt. :)) :)) :)) :)) :))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Vậy mà nó an toàn tuyệt đối...chứ ai như NASA thì chạy xe bus to giường nằm êm ái chỉ bị nhẹ mấy vụ tai nạn tan xương nát thịt. :)) :)) :)) :)) :))
Từ "tuyệt đối" chắc chả nước nào dám dùng đâu cụ ơi, cụ đạp xe chạy nhong nhong ngoài đường còn chả "tuyệt đối" an toàn nữa kia mà


 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,985
Động cơ
396,065 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Trong khi chưa có đột phá về cơ bản động cơ thì vẫn có thể đạt các đột phá khác dù hơi vòng vèo tí :)

Artemis của Mỹ phát triển trên cơ sở 2 trạm cơ sở của SpaceX: trạm tiếp liệu trái đất và trạm Gateway mặt trăng.

Tại sao có thể làm được? vì nó rẻ :) đốt nhiên liệu methane và tái sử dụng

Cứ ngồi đó mà đợi đột phá công nghệ cơ bản động cơ thì đến mùa quýt, tết congo :D ngồi đợi không có ý nghĩa gì cả
spaceX nó là công ty cần phải có lãi .
muốn nhà tư bản đổ tiền thì sản phẩm phải có thị trường đầu ra cạnh tranh .

đốt tiền cho thứ không kết quả chỉ có tiền ngân sách "chùa"
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,113
Động cơ
-155,099 Mã lực
Tuổi
35
[
Từ "tuyệt đối" chắc chả nước nào dám dùng đâu cụ ơi, cụ đạp xe chạy nhong nhong ngoài đường còn chả "tuyệt đối" an toàn nữa kia mà


Chuyện này đá chuyện khác...cay nhỉ.:)):)):)):))
Tàu Soyuz làm phi hành gia nào thiệt mạng chưa anh nhỉ? Có nổ tên lửa ngay trên bệ phóng thì phi hành hành gia vẫn an toàn nhé.
Ai như tàu Mỹ nó chỉ tan nát giữa trời thui mà. ;;) ;;) ;;)
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
SpaceX phải gây sức ép mãi mới qua được cửa Cơ quan quản lý cá và động vật hoang dã Mỹ để có giấy phép phóng thử lần 2. Thấy bảo cơ quan này yêu cầu SpaceX phải chứng minh vụ phóng không làm ảnh hưởng đến động vật hoang dã, ví dụ như chứng minh xác suất các bộ phận tên lửa rơi xuống biển trúng cá mập hay cá voi là không đáng kể.
khác gì các lần phóng tên lửa khác nhỉ? Cứ đúng giấy tờ mà làm thôi, tính toán rủi ro cũng trong dự án cả mà.

Sent from Other Universe via OTOFUN
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chuyện này đá chuyện khác...cay nhỉ.:)):)):)):))
Tàu Soyuz làm phi hành gia nào thiệt mạng chưa anh nhỉ? Có nổ tên lửa ngay trên bệ phóng thì phi hành hành gia vẫn an toàn nhé.
Ai như tàu Mỹ nó chỉ tan nát giữa trời thui mà. ;;) ;;) ;;)
Chắc tin này fake cụ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top