[Funland] Trực tiếp phóng thử Starship của anh Elon Musk

duonglamkhoa

Xe tăng
Biển số
OF-821223
Ngày cấp bằng
20/10/22
Số km
1,332
Động cơ
84,798 Mã lực
Đang bàn về việc starship phóng như thế nào, đơn thuần về KHKT nhưng mấy cụ lại lôi cả 1 quốc gia khác ra bỉ bôi, chê bai. Các cụ có thể lớn tuổi nhưng nhạt lắm. Em thật.
 

duonglamkhoa

Xe tăng
Biển số
OF-821223
Ngày cấp bằng
20/10/22
Số km
1,332
Động cơ
84,798 Mã lực
Tôi nhớ đọc ở đâu đó Musk từng nói sẽ không muốn bay đi sao Hỏa, bởi Musk còn có quá nhiều việc phải làm ở Trái đất, và hoàn toàn có xác suất tàu sẽ gặp sự cố.


SpaceX làm không chỉ có hệ thống đẩy. SpaceX còn làm cả tàu vũ trụ Dragon đang chở hàng và người lên ISS, làm vệ tinh internet Starlink.
Cái giỏi của SpaceX không chỉ là họ làm được những thứ công nghệ cao nhất hiện nay (tự nghiên cứu phát triển và sản xuất phần lớn các bộ phận), mà còn làm được rất nhanh, giá thành rất rẻ bằng nguồn lực hạn chế của một công ty tư nhân.
Trong khi đó nước Nga với nền tảng khoa học kỹ thuật sẵn có, tiềm lực tài chính rất lớn, hầu như không có tiến bộ gì đáng kể về khoa học vũ trụ kể từ khi kế thừa Liên Xô. Đây là điều đáng buồn, vì Liên Xô trước đây thực sự rất giỏi.
Hãy nhìn người Trung Quốc đã làm được gì về lĩnh vực vũ trụ trong những năm gần đây và so sánh với Nga mới thấy sự dậm chân tại chỗ của người Nga.


Không những tất cả 33 động cơ tầng đẩy đều hoạt động tốt, mà còn có thể tắt và tái khởi động trong chuyến bay. Đây là bước tiến rất lớn, vì quá trình tái khởi động này có rất nhiều rủi ro. Video không rõ lắm, nhưng nhiều khả năng có hiện tượng bị xì rò nhiên liệu của tầng đẩy sau khi tách tầng đẩy. Mỗi giây mỗi động cơ Raptor đốt khoảng 650kg nhiên liệu, khi tắt đồng thời 30 động cơ khi tách tầng đẩy sẽ tạo tải rất lớn lên hệ thống van và ống dẫn. Việc bị xì rò nhiên liệu có thể xảy ra do vấn đề này.
Đấy. Cứ bàn về KHKT như này có phải nó sướng con mắt khi đọc không nào.

Các cụ có ý định tổ lái sang chính trị hoặc nói chuyện không liên quan đến nội dung thớt thì nên sang chỗ khác chém.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Đang bàn về việc starship phóng như thế nào, đơn thuần về KHKT nhưng mấy cụ lại lôi cả 1 quốc gia khác ra bỉ bôi, chê bai. Các cụ có thể lớn tuổi nhưng nhạt lắm. Em thật.
Các pro Nga luôn bắt đầu bằng cách dìm hàng trong các thớt về thành tựu KHKT Tây lông, thế nên sau đó thớt thành sới vật, chả có gì tự nhiên. Mí lại Nga nó kém tắm sẵn nên chả cần bỉ bôi làm gì
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Em nhớ cái đợt phóng Starlink, mấy ông Nga Hường trên này bỉ bôi rằng:
- làm thế đell nào có thể sử dụng dc internet vệ tinh, nếu sử dụng dc thì tốc độ khác gì qua đường quay số đt bàn ngày xưa và cái chảo thì phải to như cái mái nhà mới bắt dc sóng;
- làm thế dell nào điện thoại bé bằng cái iphone có thể liên lạc dc với Starlink, nếu thế thì nóng nổ cmn cái đt luôn ... Bla bla các kiểu.

Đến bây giờ nó đi vào hoạt động thì câm cmn nín luôn rồi ;))
Thì bây giờ kết nối với starlink vẫn bằng chảo thu phát chứ có phải kết nối trực tiếp đt đâu cụ?

Muốn con smartphone thông thường kết nối đc vệ tình, thì hoặc là nó xài băng tần sóng dài, tốc độ dữ liệu thấp lắm. Liên lạc khẩn cấp or truyền vị trí thì đc chứ có phải xài full băng tần như wifi, 4g đâu
 

Craftman

Xe tăng
Biển số
OF-363599
Ngày cấp bằng
19/4/15
Số km
1,347
Động cơ
249,017 Mã lực
Mấy ông Mỹ phóng cái tàu mà rầm rộ thật!
Chả bù cho các bố Nga, phóng nhạt quá chả ai xem, không có phóng viên đông đảo mà có mỗi 1 người quay phim, với 2 ông điều khiển, cũng chả có ai trầm trồ, trợn mắt, bịt miệng rồi dâng trào cảm xúc ôm nhau khóc nức nở hoặc vui mừng vì phóng thành công do tên lửa không nổ ngay trên mặt đất mà bay lên được 1 đoạn rồi mới nổ. Tóm lại là Nga phóng chán phèo, ko có gì hồi hộp cả 😐😐
 

thunm

Xe tăng
Biển số
OF-419713
Ngày cấp bằng
29/4/16
Số km
1,139
Động cơ
-138,934 Mã lực
Thì bây giờ kết nối với starlink vẫn bằng chảo thu phát chứ có phải kết nối trực tiếp đt đâu cụ?

Muốn con smartphone thông thường kết nối đc vệ tình, thì hoặc là nó xài băng tần sóng dài, tốc độ dữ liệu thấp lắm. Liên lạc khẩn cấp or truyền vị trí thì đc chứ có phải xài full băng tần như wifi, 4g đâu
1000006687.png

- Chảo bây giờ nó bằng cái mâm ăn cơm mà cụ.

- Thật sự là cũng chưa dc dùng tính năng gọi đt này, nhưng nó có sẵn như trên ảnh đấy chứ cụ ơi.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
884
Động cơ
283,358 Mã lực
Để hiểu phần nào cách thức SpaceX cắt giảm chi phí, ta có thể xem một trích đoạn sau trong cuốn sách "Elon Musk" của Walter Isaacson.
Được Musk thúc giục thường xuyên, Mosdell đã xây dựng lại khu vực này theo đúng nghĩa đen theo cách thô sơ điển hình của SpaceX. Anh và sếp của mình, Tim Buzza, đã tìm kiếm những linh kiện có thể tái sử dụng với chi phí thấp. Buzza đang lái xe trên đường ở Cape Canaveral và nhìn thấy một bình oxy lỏng cũ. “Tôi đã hỏi viên tướng phụ trách liệu chúng tôi có thể mua nó không,” anh ấy nói, “và chúng tôi nhận được một chiếc bình áp lực trị giá 1,5 triệu đô la với giá phế liệu. Nó vẫn ở Pad 40.”
Chú thích: Mosdell là người phụ trách việc cải tạo bệ phóng Pad 40 ở Canaveral mà SpaceX thuê để phóng Falcon 9.

Musk cũng tiết kiệm tiền bằng cách chất vấn các quy định kỹ thuật. Khi ông hỏi nhóm của mình tại sao phải tốn 2 triệu USD để chế tạo một cặp cần cẩu để nâng Falcon 9, ông đã được xem tất cả các quy định an toàn do Lực lượng Không quân Mỹ áp đặt. Hầu hết đều lỗi thời và Mosdell đã thuyết phục được quân đội sửa đổi chúng. Cuối cùng, những chiếc cần cẩu có giá 300.000 USD.
Chú thích: Không quân Mỹ quản lý Canaveral và do đó có quyền đặt ra các quy định kỹ thuật cho các thiết bị ở đó.

Các chốt được NASA sử dụng trên Trạm vũ trụ ISS có giá 1.500 USD mỗi chiếc. Một kỹ sư của SpaceX đã có thể sửa đổi một chốt được sử dụng trong buồng vệ sinh và tạo ra một cơ chế khóa có giá 30 USD. Khi một kỹ sư đến phòng làm việc của Musk và nói với anh rằng hệ thống làm mát không khí cho khoang chứa hàng của Falcon 9 sẽ tốn kém hơn 3 triệu USD, anh ta hét to với Gwynne Shotwell ở căn phòng bên cạnh để hỏi giá một hệ thống điều hòa không khí cho một ngôi nhà là bao nhiêu. Cô nói khoảng 6.000 USD. Vì vậy nhóm SpaceX đã mua một số thiết bị điều hòa không khí thương mại và đã sửa đổi máy bơm của hệ thống để có thể làm việc trên tên lửa. Khi Mosdell làm việc cho liên doanh ULA của Lockheed và Boeing, anh ta đã xây dựng lại tổ hợp bệ phóng ở Canaveral cho tên lửa Delta IV. Hệ thống tương tự mà anh ta làm cho Falcon 9 có giá bằng 1/10.
Chú thích: Gwynne Shotwell là COO của SpaceX.
 
Chỉnh sửa cuối:

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
884
Động cơ
283,358 Mã lực
Nhưng die as a hero or live long enough to become the villain , SpaceX vài chục năm nữa thì cũng lại thành 1 ULA phiên bản khác thôi , nên nhớ công lao của Musk với SpaceX ngày nay có công rất lớn từ anh bạn thân Micheal D Griffin , sau đó thành trưởng NASA và rót vốn cho dự án tên lửa SpaceX

Michael Griffin có quan hệ với Musk là đúng, nhưng anh ta không phải là người ủng hộ SpaceX dành các hợp đồng của NASA.
Người có ảnh hưởng lớn nhất tới các hợp đồng của SpaceX với NASA là tổng thống Obama. Ông này khi lên làm tổng thống đã thẳng tay hủy bỏ chương trình Constellation của NASA hợp đồng với ULA để làm chương trình vũ trụ mới thay thế tàu con thoi sau khi các chuyên gia cố vấn của tổng thống kết luận là chương trình này vượt budget, chậm trễ, lạc mục tiêu và không thể thực thi. Thay vào đó Obama yêu cầu trao các hợp đồng này cho các nhà thầu tư nhân như SpaceX. Một trong những người đầu tiên phản đối quyết định này của Obama chính là Griffin.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,459
Động cơ
22,796 Mã lực
Bó động cơ lại nổ à các cụ...;;);;);;);;)
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
1000006687.png

- Chảo bây giờ nó bằng cái mâm ăn cơm mà cụ.

- Thật sự là cũng chưa dc dùng tính năng gọi đt này, nhưng nó có sẵn như trên ảnh đấy chứ cụ ơi.
Thì em viết rõ là sử dụng băng tần sóng dài, băng thông siêu thấp, chỉ sử dụng đc cho trường hợp khẩn cấp hoặc thông báo vị trí chứ ko bao giờ đạt được băng thông như wifi, 4g rồi mà cụ?

Cụ quăng cho em cái đống ảnh đó mà làm gì?

Ko đạt được băng thông như wifi, 4g thì làm gì mà gọi được là "internet vệ tình smartphone"

PS: từ cái chảo antenna vệ tình to bằng cái mâm, sử dụng nguồn điện trực tiếp cho tới antenna điện thoại bằng sợi dây, xài nguồn 5v từ pin là sự khác biệt một trời một vực luôn thưa cụ.

Cái rào cản cho việc sử dụng internet vệ tinh trên smartphone, không phải là ở việc thu dữ liệu, mà là làm thế nào để phát được dữ liệu lên được tới vệ tinh xa cả trăm km chỉ với antenna công suất thấp đó cụ.

Sóng radio dài cho tới cực dài, chính là cái sóng nằm ở dải radio, bộ đàm, có khả năng xuyên cực xa chỉ với năng lượng mức thấp, bù lại thì băng thông, tốc độ rất thấp, vài bytes cho đến kilobytes/s, ko đáp ứng đc lượng dữ liệu sử dụng hiện tại.
 
Chỉnh sửa cuối:

thunm

Xe tăng
Biển số
OF-419713
Ngày cấp bằng
29/4/16
Số km
1,139
Động cơ
-138,934 Mã lực
Thì em viết rõ là sử dụng băng tần sóng dài, băng thông siêu thấp, chỉ sử dụng đc cho trường hợp khẩn cấp hoặc thông báo vị trí chứ ko bao giờ đạt được băng thông như wifi, 4g rồi mà cụ?

Cụ quăng cho em cái đống ảnh đó mà làm gì?
Ko, cái ảnh trên cho cụ xem là chức năng gọi thẳng từ Iphone lên vệ tinh í, gọi khi đt mất liên lạc với nhà mạng thông thường!!
Còn tốc độ internet thì vừa rồi đã có nhiều bên nó đo, cũng khá ok, chỉ là chơi game online nó chưa mượt dc như wifi và 5G
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Ko, cái ảnh trên cho cụ xem là chức năng gọi thẳng từ Iphone lên vệ tinh í, gọi khi đt mất liên lạc với nhà mạng thông thường!!
Còn tốc độ internet thì vừa rồi đã có nhiều bên nó đo, cũng khá ok, chỉ là chơi game online nó chưa mượt dc như wifi và 5G
Em nói r, cụ lầm lẫn nặng giữa liên lạc vệ tinh khẩn cấp và chức năng kết nối internet vệ tinh của smartphone.

SOS khẩn cấp chỉ đơn giản là phát tin nhắn ghi kinh độ/ vĩ độ hiện tại của đt bằng sóng radio dài, cực dài.

Đây chẳng phải là công nghệ của internet vệ tinh trên smartphone như cụ cố gắng ép buộc nó.

Em cụ thể hoá cho cụ hiểu. Cùng mức năng lượng phát, sóng dài truyền đc xa nhưng băng thông dữ liệu thấp, sóng ngắn băng thông dữ liệu cao nhưng khoảng cách truyền được lại ngắn.

Ở mức phát 10w, sóng FM có thể truyền đi 5 dặm, nhưng để truyền đi 10 dặm, cần nguồn phát tới 40w, truyền 15 dặm, là cần nguồn lên tới 100w. Đây là hàm mũ chứ ko phải hàm tịnh tiến.

Một ví dụ thực tế cho cụ thấy khoảng cách quan trọng trong việc tính toán công suất nguồn phát như thế nào, là đt cụ khi xài sóng wifi cho dù tốc độ cao hơn nhưng tốn pin ít hơn rất nhiều lần so với 4g, đơn giản là antenna wifi được thiết kế để chỉ cần phát trong khoảng cách vài chục mét, so với hàng trăm mét đến trạm BTS 4g.

Cụ tính toán cho khoảng cách trăm km tới vệ tinh thì ước lượng được công suất cần cho nguồn phát, đây ko phải là mức công suất mà antenna của điện thoại đáp ứng được.
 
Chỉnh sửa cuối:

thunm

Xe tăng
Biển số
OF-419713
Ngày cấp bằng
29/4/16
Số km
1,139
Động cơ
-138,934 Mã lực
SOS khẩn cấp chỉ đơn giản là phát tin nhắn ghi kinh độ/ vĩ độ hiện tại của đt bằng sóng radio dài, cực dài.
Thực sự e cũng chưa dùng, chưa trải nghiệm nên ko rõ mà chém, nó cũng ngoài cái chuyên môn của mình.

Nhưng như trích dẫn dưới đây thì có thể sử dụng tin nhắn văn bản dc mà cụ:
"
Sau khi đã kết nối, iPhone sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện bằng văn bản với những người ứng phó khẩn cấp bằng cách chia sẻ thông tin quan trọng như ID y tế và thông tin liên hệ khẩn cấp (nếu bạn đã thiết lập), câu trả lời cho câu hỏi khẩn cấp, vị trí của bạn (bao gồm cả độ cao) và thời lượng pin còn lại của iPhone.

Bạn có thể được yêu cầu trả lời các tin nhắn khác. Các tin nhắn này chỉ hỗ trợ các ký tự Latinh (như tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). Dịch vụ này hỗ trợ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha (Mỹ Latinh), tiếng Pháp (Canada), tiếng Hà Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Bồ Đào Nha"
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Thực sự e cũng chưa dùng, chưa trải nghiệm nên ko rõ mà chém, nó cũng ngoài cái chuyên môn của mình.

Nhưng như trích dẫn dưới đây thì có thể sử dụng tin nhắn văn bản dc mà cụ:
"
Sau khi đã kết nối, iPhone sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện bằng văn bản với những người ứng phó khẩn cấp bằng cách chia sẻ thông tin quan trọng như ID y tế và thông tin liên hệ khẩn cấp (nếu bạn đã thiết lập), câu trả lời cho câu hỏi khẩn cấp, vị trí của bạn (bao gồm cả độ cao) và thời lượng pin còn lại của iPhone.

Bạn có thể được yêu cầu trả lời các tin nhắn khác. Các tin nhắn này chỉ hỗ trợ các ký tự Latinh (như tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). Dịch vụ này hỗ trợ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha (Mỹ Latinh), tiếng Pháp (Canada), tiếng Hà Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Bồ Đào Nha"
Tin nhắn chỉ đơn giản là ký hiệu ascii, dung lượng vài kB lại ko cần tốc độ tức thời, có thể chia ra để phát lên trong cả phút. Phù hợp với băng thông vài bytes đến kilobytes sóng dài, sóng cực dài chứ có gì đâu mà cụ ngạc nhiên đến thế?
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Bó động cơ lại nổ à các cụ...;;);;);;);;)
Động cơ bay ngon lành không có vấn đề gì khi bay. Chỉ sau khi tắt 33 động cơ của tên lửa đẩy SuperHeavy để tách khỏi tàu Starship.

Sau khi tách xong, khởi động lại 10 động cơ của tên lửa đẩy để đưa về thu hồi tái sử dụng thì khởi động động cơ không đều nên phải hủy tên lửa đẩy

Động cơ của tàu Starship (6 động cơ) cũng khởi động và bay ngon lành, chỉ là nhiên liệu của tàu Starship bị rò rỉ nên mất nhiên liệu không bay được hết hành trình.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,459
Động cơ
22,796 Mã lực
Động cơ bay ngon lành không có vấn đề gì khi bay. Chỉ sau khi tắt 33 động cơ của tên lửa đẩy SuperHeavy để tách khỏi tàu Starship.

Sau khi tách xong, khởi động lại 10 động cơ của tên lửa đẩy để đưa về thu hồi tái sử dụng thì khởi động động cơ không đều nên phải hủy tên lửa đẩy

Động cơ của tàu Starship (6 động cơ) cũng khởi động và bay ngon lành, chỉ là nhiên liệu của tàu Starship bị rò rỉ nên mất nhiên liệu không bay được hết hành trình.
Vâng chỉ là... Nên hẹn lần sau.
🤔
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Tôi nhớ đọc ở đâu đó Musk từng nói sẽ không muốn bay đi sao Hỏa, bởi Musk còn có quá nhiều việc phải làm ở Trái đất, và hoàn toàn có xác suất tàu sẽ gặp sự cố.


SpaceX làm không chỉ có hệ thống đẩy. SpaceX còn làm cả tàu vũ trụ Dragon đang chở hàng và người lên ISS, làm vệ tinh internet Starlink.
Cái giỏi của SpaceX không chỉ là họ làm được những thứ công nghệ cao nhất hiện nay (tự nghiên cứu phát triển và sản xuất phần lớn các bộ phận), mà còn làm được rất nhanh, giá thành rất rẻ bằng nguồn lực hạn chế của một công ty tư nhân.
Trong khi đó nước Nga với nền tảng khoa học kỹ thuật sẵn có, tiềm lực tài chính rất lớn, hầu như không có tiến bộ gì đáng kể về khoa học vũ trụ kể từ khi kế thừa Liên Xô. Đây là điều đáng buồn, vì Liên Xô trước đây thực sự rất giỏi.
Hãy nhìn người Trung Quốc đã làm được gì về lĩnh vực vũ trụ trong những năm gần đây và so sánh với Nga mới thấy sự dậm chân tại chỗ của người Nga.


Không những tất cả 33 động cơ tầng đẩy đều hoạt động tốt, mà còn có thể tắt và tái khởi động trong chuyến bay. Đây là bước tiến rất lớn, vì quá trình tái khởi động này có rất nhiều rủi ro. Video không rõ lắm, nhưng nhiều khả năng có hiện tượng bị xì rò nhiên liệu của tầng đẩy sau khi tách tầng đẩy. Mỗi giây mỗi động cơ Raptor đốt khoảng 650kg nhiên liệu, khi tắt đồng thời 30 động cơ khi tách tầng đẩy sẽ tạo tải rất lớn lên hệ thống van và ống dẫn. Việc bị xì rò nhiên liệu có thể xảy ra do vấn đề này.
Rò nhiên liệu trên tàu Starship cụ ơi, còn SuperHeavy là khởi động lại không đều

Cụ xem ở đây:
T+2:50 là tách
Sau đó các động cơ của SuperHeavy lịm dần
T+3:20 phải kích nổ SuperHeavy

Còn Starship đến T+8:05, tốc độ hơn 24k Km/h, độ cao 148km mới tắt động cơ

 

thunm

Xe tăng
Biển số
OF-419713
Ngày cấp bằng
29/4/16
Số km
1,139
Động cơ
-138,934 Mã lực
Tin nhắn chỉ đơn giản là ký hiệu ascii, dung lượng vài kB lại ko cần tốc độ tức thời, có thể chia ra để phát lên trong cả phút. Phù hợp với băng thông vài bytes đến kilobytes sóng dài, sóng cực dài chứ có gì đâu mà cụ ngạc nhiên đến thế?
Cụ xem link này xem có phải là ascii ko? E thấy người test người ta nhắn tin sms bình thường mà nhỉ???
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Cụ xem link này xem có phải là ascii ko? E thấy người test người ta nhắn tin sms bình thường mà nhỉ???
Em đồ cụ ko biết ascii là gì.
Tin nhắn của cụ hệ điều hành sẽ nhận diện dưới dạng mã ascii, là bộ bitmap nhận dạng ký tự, còn từ đó mà hiển thị trên màn hình dưới dạng font, mã nào nó lại là chuyện khác.

Em thấy cụ ko có chuyên môn gì về công nghệ, đến cả những thứ căn bản như bộ mã ascii cụ cũng đi cự cãi với em thì cụ chém gió công nghệ nó tòi ra nhiều thứ ko hay lắm.

LETTERS-ASCII-VALUES-AND-BINARY-6.png


Mã ASCII định dạng dưới dạng 1 ký tự = 1 byte hay 8 bit.

Một tin nhắn 135 ký tự aka 135 byte. Thêm các ký tự chức năng & đánh dấu thì khoảng chừng 2-300 bytes.

Truyền lên vệ tinh trong 1 phút thì chỉ cần đường truyền 4-5 bytes/s là đủ.

Cái tốc độ này phải nhân gấp triệu lần đến 10 triệu lần thì mới ra tương đương gói 40 50 Mbps mà cụ xài 4g hằng ngày
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top