[Funland] Trời ơi cái Phanh tay oto hic hic

longtech21

Xe tăng
Biển số
OF-137780
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,544
Động cơ
382,000 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long <--> Thăng Long
Em đỗ cũng: Phanh chân (giữ nguyên không nhả) -> Về P -> Kéo phanh tay -> Nhả phanh chân.

Còn dừng đèn đỏ em : Phanh chân -> Về N -> Kéo phanh tay -> Nhả phanh chân, cách này em thấy ổn vì chuyển số êm hơn
cụ này giống em. Nhiều cụ đi xe số tự động em thấy rất ít dùng phanh tay, đỗ xe chỉ về P. lúc nhả phanh chân ra xe hơi trôi một tý.
 

whiskey

Xe máy
Biển số
OF-315165
Ngày cấp bằng
9/4/14
Số km
69
Động cơ
295,584 Mã lực
Về P trước khi phanh tay - thói quen nên bỏ của tài xế Việt
Nếu về P trước khi kéo phanh tay, khoảng xê dịch nhỏ khi xe đỗ trên dốc có thể khiến bánh răng cóc giữ hộp số bị mòn, mất tác dụng.
Phanh tay (phanh đỗ) là bộ phận an toàn trên xe hơi, nó được thiết kế để sử dụng trong những tình huống hàng ngày, không phải chỉ khi đỗ xe trên dốc. Xe số sàn thường nhắc tới và sử dụng phanh tay nhiều hơn, trong khi xe số tự động bộ phận này có phần bị coi nhẹ. Thực tế, tài xế nên biết cách sử dụng phanh tay chính xác trên xe số tự động.

Rất nhiều tài xế Việt khi lái xe số tự động có thói quen về P, tắt máy rồi mới kéo phanh tay. Theo các chuyên gia, thói quen này về lâu dài có thể ảnh hưởng tới hộp số. Vậy nguyên nhân là vì sao?


Bánh răng cóc ăn vào các khoảng ngàm giữ cách đều nhau (khoanh đỏ).

Chuyên trang Yourmechanic giải thích, trong hộp số tự động có một chi tiết giữ gọi là chốt đỗ (parking pawl) hoặc theo cách gọi của ngành kỹ thuật cơ khí trong tiếng Việt là bánh răng cóc. Bánh răng này bám vào các ngàm giữ được tạo cách đều nhau trên trục ra của hộp số. Khi chốt như hình ảnh trên, trục sẽ không thể quay, khiến xe không lăn bánh.

Tuy nhiên đặc điểm nhỏ gọn khá "mong manh" nên bánh răng cóc có thể bị mài mòn dẫn tới trượt thậm chí phá vỡ nếu bị tác động mạnh, chốt bất ngờ khi trục hộp số đang quay. Thực tế rất hiếm khi rủi ro này xảy ra, nhưng để đảm bảo chi tiết luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất nên về P đúng cách.

Phanh tay là cứu cánh giúp giữ xe đứng yên ngay cả khi bánh răng cóc không thể giữ hộp số. Nếu về P trước, vì có khoảng hở dù khá nhỏ giữa bánh răng cóc và ngàm giữ nên trục ra của hộp số sẽ quay, tăng sức ép lên bánh răng cóc, sức ép này càng lớn nếu độ dốc nơi đỗ càng cao. Áp lực này về lâu dài có thể gây mòn chi tiết cơ khí.

Khi kéo phanh tay, xe đứng yên, lúc này về P, bánh răng cóc nằm gọn trong ngàm gữ mà xe không bị xê dịch, không có lực ép. Nhờ đó, bánh răng cóc sẽ chia sẻ nhiệm vụ giữ xe đứng yên trên dốc với phanh tay, áp lực làm việc giảm, đỡ bị mài mòn.

Chuyên gia của Toyota và Mercedes Việt Nam đều cho biết, hướng dẫn an toàn của các hãng khi đỗ xe với xe số tự động là đạp phanh chân - kéo phanh tay - về P - tắt máy. Ở mặt đỗ phẳng, việc vào P trước khi phanh tay hay phanh tay trước P sau là như nhau vì không có hiện tượng trôi dốc sau khi cài P, nhưng trên dốc nên tuân theo hướng dẫn trên.

Nhiều tài xế cẩn thận hơn có thể thêm bước trung gian về N, cụ thể trình tự đạp phanh chân - về N - kéo phanh tay - về P - tắt máy. Cách làm này giúp chắc chắn xe không bị chồm lên khi lỡ nhấc phanh chân mà vẫn ở số D.

Bên cạnh quy tắc này, các chuyên gia cũng cho biết nhiều người sử dụng xe số tự động thắc mắc nên về P tắt máy hay tắt máy rồi mới về P. Với câu hỏi này, quy tắc vẫn là về P rồi mới tắt máy. Nếu tắt máy rồi mới về P có thể vô hiệu hóa những hệ thống trợ lực điện nhất là trên xe đời mới, khi đó việc trả từ số khác về P sẽ mòn cơ khí nhanh hơn, thậm chí nhiều xe thiết kế không cho phép về P khi đang ở số khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhtutehy

Xe điện
Biển số
OF-25982
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
3,206
Động cơ
509,379 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
1 chốn 2 nơi
Website
www.facebook.com
Chào các cụ,
Hnay em đọc bài báo về cách phanh tay oto ( xe số tự động) đúng cách quy trình như này:
- Đạp phanh chân --> Kéo phanh tay---> Về P ---> Tắt máy
Em lại chuyên làm như này:
- Đạp phanh chân --> Về P ---> kéo phanh tay ---> Tắt máy
Các cụ xem cách nào đúng ạ.
Em lo quá mà dùng gần 1 năm nay lái xe số tự động rồi ko biết có sao ko
Chả làm sao cả , khi đã đạp phanh chân rồi thì về P trước rồi kéo phanh tay hay phanh tay trước rồi về P thì khác quái gì nhau chứ .
Ở mặt đỗ phẳng, việc vào P trước khi phanh tay hay phanh tay trước P sau là như nhau vì không có hiện tượng trôi dốc sau khi cài P, nhưng trên dốc nên tuân theo hướng dẫn trên.
Chuyên gia vừa phán rồi đây này .Các cụ khi đỗ xe toàn đỗ chỗ phẳng chứ có cụ nào đỗ trên dốc đâu nhỉ .
 

The Cold

Xe buýt
Biển số
OF-326164
Ngày cấp bằng
7/7/14
Số km
610
Động cơ
290,813 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đi xe máy thì gạt chân chống là tắt máy, rút chìa ra thôi :)) Đi 4 bánh thì theo thói quen thầy dạy từ xưa chứ chả hiểu quy trình đúng sai ra sao: Giảm tốc, đỗ về bên phải đường, đạp phanh chân, về P, kéo phanh tay, kiểm tra các cửa kính, tắt máy, tắt đèn (nếu đi đêm và kg phải đèn auto) hoặc xi nhan, rút chìa, ra khỏi xe, bấm khóa cửa, kiểm tra cửa. Hết ạ :P
 

ntt.soda

Xe buýt
Biển số
OF-390900
Ngày cấp bằng
6/11/15
Số km
898
Động cơ
243,840 Mã lực
e chửa có kinh nghiêm số tự động
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
12,574
Động cơ
477,965 Mã lực
Xe của cụ hiện đại quá :)
Em chạy xe ôm bằng Wave tàu nên vẫn tắt máy bằng tay :D
Xe em còn tắt máy bằng chân, cứ nghỉ chân là dừng! :D
Việc phanh chân phanh tay rồi mới về P chắc để bảo vệ hộp số. Nhưng nếu đỗ lâu vài ngày trên mặt bằng thì nên chỉ để P, ko kéo tay để tránh bó phanh tay. Dừng đèn đỏ lâu thì chỉ về N, ko về P không nhỡ ông nào ủn mít cũng hỏng hộp số.
 

getzbac

Xe tăng
Biển số
OF-30563
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
1,411
Động cơ
493,548 Mã lực
Em thì đạp phanh, về N, kéo phanh tay, tắt máy, rút chìa khóa. Nếu đỗ dốc thì chèn bánh bằng cục gạch :D. Xe em số sàn
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,173
Động cơ
447,337 Mã lực
E chưa bao giờ về P trước khi phanh tay,thói quen rồi
 

Ranger 4x4

Đi bộ
Biển số
OF-400475
Ngày cấp bằng
10/1/16
Số km
7
Động cơ
230,850 Mã lực
Nơi ở
Tây Mỗ
Em thì đạp phanh, về N, kéo phanh tay, tắt máy, rút chìa khóa. Nếu đỗ dốc thì chèn bánh bằng cục gạch :D. Xe em số sàn
Về N, tắt máy mà nó cho rút chìa à cụ, xe em ko rút dc. EM thì theo thứ tự
Dừng xe, kéo phanh tay, về N, nhả phanh chân, về P, tắt máy, rút chìa.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
31,864
Động cơ
723,036 Mã lực
Chào các cụ,
Hnay em đọc bài báo về cách phanh tay oto ( xe số tự động) đúng cách quy trình như này:
- Đạp phanh chân --> Kéo phanh tay---> Về P ---> Tắt máy
Em lại chuyên làm như này:
- Đạp phanh chân --> Về P ---> kéo phanh tay ---> Tắt máy
Các cụ xem cách nào đúng ạ.
Em lo quá mà dùng gần 1 năm nay lái xe số tự động rồi ko biết có sao ko
Cụ làm em nhớ câu chuyện thằng cu đi học bị điểm 1
bố: sao mày dốt toán thế bài thế nào mà dc 1
f1; cô hỏi 2+2 bằng mấy
bố; mày nói sao
f1: con bằng bằng 4
sao nữa
cô lại hỏi 2x2 bằng mấy
KHÁC LÉO GÌ NHAU, thế mày trả lời sao
con cũng bảo thế =))

đạp phanh chân hay kéo phanh tay quan trọng miễn là xe dừng hẳn lại mới về P, khác léo gì nhau =))
 

DTV

Xe tăng
Biển số
OF-24413
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
1,307
Động cơ
496,397 Mã lực
Chả sao. Em dừng xe - Đạp phanh chân - về P - kéo phanh tay - tắt máy - nhả phanh chân . Còn khi khởi hành thì đạp phanh chân - nổ máy - vào D - nhả phanh tay - nhả phanh chân. Cơ bảnblà em cứ đạp chặt cái chân phanh trong suốt quá trình thao tác thì xe khôg chồm, giật gì cả.
 

robeo1958

Xe điện
Biển số
OF-174807
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
2,706
Động cơ
356,924 Mã lực
Nhiều cụ bảo thủ bỏ mẹ, quen thành tật rồi lười sửa lại cãi cùn. Em cũng đang bị sai qui trình đây, toàn về P trước rồi mới phanh tay, để từ hôm nay tập lại cho chuẩn vậy
 

vnledigmann

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-332303
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
8,284
Động cơ
351,344 Mã lực
Hôm trước trên tivi cũng có hướng dẫn đấy ạ. Quy trình là: Đạp phanh chân → kéo phanh tay → về P → tắt máy. Thấy bẩu kéo phanh tay rồi mới về P ngọt hơn và bền hộp số hơn và gì nữa ấy e quên rồi. Nhưng dạo này e cũng làm thử theo quy trình này. Trước tuyền theo cách 2 của cụ thớt.
Bền hơn là do mồm cái ông nói ra cụ nhé. Còn chưa kiểm chứng cái này. Mà em rất sợ tự nhiên kéo phanh tay nen em cứ phải P cái đã, phanh tay kéo sau. Chứ kéo phanh tay trước khi về P em thấy ít người làm.
 

lxe

Xe buýt
Biển số
OF-146297
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
876
Động cơ
368,906 Mã lực
Em thì phanh chân, tắt máy, đạp chân chống
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,769
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Nhiều cụ bảo thủ bỏ mẹ, quen thành tật rồi lười sửa lại cãi cùn. Em cũng đang bị sai qui trình đây, toàn về P trước rồi mới phanh tay, để từ hôm nay tập lại cho chuẩn vậy
Bổn hãng nó còn bảo thủ hơn cả mấy cụ Offer đây này :)) :))

Sách HDSD xe của Toyota (lưu ý, phanh chân đạp đầu tiên và nhả cuối cùng)

 

thangld2801

Xe buýt
Biển số
OF-135593
Ngày cấp bằng
22/3/12
Số km
666
Động cơ
375,059 Mã lực
xe tự động em đạp phanh chân về P kéo phanh tay nhả phanh chân rút chìa. Đỗ trong bãi xe nhà đường phẳng thì chỉ cần P là đủ ko cần kéo phanh tay vì P là chế độ đỗ rồi ah.
Xe số đạp phanh chân và côn ra số kéo phanh tay nhả phanh chân nếu xe ko nhúc nhích ok xe nhúc nhích kéo thêm phanh tay. Nếu đỗ dốc về phía trc tắt máy vào số lùi.neu dốc phía sau vào số tiền số 1.
Chấm hết ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top