[Funland] Trịnh Công Sơn và Văn Cao ai vĩ đại hơn

Trạng thái
Thớt đang đóng

Sơn Takira

Xe tải
Biển số
OF-651098
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
400
Động cơ
114,354 Mã lực
Tuổi
34
Hồi trẻ em có hay đọc ỏ trang tuanpham.org, đọc cho vui thôi, chứ em chả phải dân âm nhạc gì, gọi là chém gió vớ vẩn. Đây là 1 conclude của ông:

Để tóm lại, nên đánh giá Trịnh Công Sơn ra sao? Theo thiển ý, nếu ông chỉ viết (hay chỉ phổ biến) chừng khoảng 30-40 bài, nhưng là những bài hay nhất của ông, thì sự đóng góp đáng kể của Trịnh Công Sơn cho âm nhạc VN không thể chối cãi được, cả về ca từ lẫn giai điệu, tuy ca từ có phần hơn. Tôi không dám so sánh các nhạc sĩ một cách quá khẳng định như bài kia, chuyện đó nên để thời gian trả lời.

Vấn đề là ông đã viết và phổ biến quá nhiều bài trong quá nhiều năm mà không tìm những con đường mới. Tuy đã có người nói về điều này, những thống kê của MusicHunger2003 đã đóng góp dữ kiện cụ thể để chứng tỏ điều ấy.

Trong quan niệm nghệ thuật thời nay, hài lòng với chỗ đứng của mình là điều tối kỵ của một nghệ sĩ. Vì là "thần tượng" nên rất có thể ông đã vô tình thành cái gương xấu cho một thế hệ nhạc sĩ, khuyến khích họ sản xuất "đại trà" những tác phẩm đơn sắc, không cố gắng tìm tòi đổi mới chính mình, nhiều khi đặt lượng lên trên phẩm. Đó không phải là lỗi của Trịnh Công Sơn. Việc ông được "tôn thờ" là sự lựa chọn của công chúng chứ ông có bắt người ta phải yêu thích hay bắt chước mình đâu.

Thông thường thì một nghệ sĩ dậm chân một chỗ như vậy sẽ nhanh chóng đi vào quên lãng. Nhưng trường hợp Trịnh Công Sơn thì không. Tại sao vậy? Theo tôi, câu trả lời không nằm ở Trịnh Công Sơn, mà nằm ở tình cảnh âm nhạc VN, và xã hội VN nói chung, thời hậu chiến, cũng như ở thái độ và trình độ nghệ thuật của quần chúng VN. Jefferson đã nói: people get the government they deserve. Ta cũng có thể nói: people get the music they deserve. (người dân có 1 chính quyền mà họ xứng đáng )
Nếu nói về điều này thì nhạc sĩ Trần Tiến mới là số 1. Chắc là nhạc rap hay hiphop hiện đại ông chưa chơi thôi :)
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Một bài luận khác so sánh 3 cây đại thụ của Tuan Phạm.


Trước hết, tôi xin bàn về vị trí của nhạc Phạm Duy trong âm nhạc Việt Nam. Nền tân nhạc Việt Nam thường được coi là "chính thức" khai sinh khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên đi khắp nước diễn thuyết và trình bày những ca khúc của ông vào năm 1938, tuy rằng nhiều nhạc sĩ đã bắt đầu viết ca khúc theo thang âm Âu châu vài năm trước đó nhưng chưa có cơ hội phổ biến. Vậy cứ cho rằng tân nhạc có một lịch sử khoảng 70 năm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, ba nhạc sĩ thường được coi là nổi bật nhất là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.

Theo thiển ý, chỗ đứng của Văn Cao không vững vàng bên cạnh hai người kia. Tuy ông là người đa tài, tiềm năng của ông đã không được thể hiện xứng đáng vì những hoàn cảnh lịch sử, chính trị. Những tác phẩm của ông làm thời trẻ còn quá cổ điển, quá Âu tây (dù đã dùng ngũ cung Việt Nam trong bài Thiên Thai), chưa phát huy đến nơi đến chốn tính thẩm mỹ Việt Nam, chưa độc sáng và thoát ra khỏi cái khuôn mẫu "dĩ Âu vi trung". Lê Thương mới thực sự là nhạc sĩ đáng kể với những đóng góp vô cùng quan trọng và giàu tính dân tộc qua ba bản Hòn Vọng Phu.

Nhưng Lê Thương hơi kém về lượng. Trịnh Công Sơn mới thực là đối thủ của Phạm Duy về số lượng và tính cách độc sáng. Nếu Phạm Duy là người đã đem dân ca VN vào nhạc, thì Trịnh Công Sơn là người đã đem hồn thơ, và quan trọng hơn, đem những suy tư của người Việt trẻ đô thị, vào nhạc. Mỗi nhạc sĩ đã sản xuất trên dưới một ngàn tác phẩm.

Trong nghệ thuật, cũng như trong khoa học, số lượng không phải là điều quan trọng, mà quan trọng là sự đặc sắc và khai phá. Có những người có thể viết cả ngàn bài thơ, bản nhạc mà thế giới không biết họ là ai và cũng không cần biết, vì những thơ nhạc đó chỉ là rập theo khuôn mẫu của kẻ khác. Có những người (như Lê Thương trong tân nhạc hay Mendel trong khoa học) chỉ có vài ba bản nhạc hay một khám phá mà đủ để có chỗ đứng trong lịch sử. Nhưng những nghệ sĩ lớn thì thường là có số lượng đồ sộ, vì nghệ thuật là cả cuộc đời của họ và họ không thể ngừng sáng tác. Và do đó Trịnh Công Sơn và Phạm Duy là hai cột trụ của tân nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20.

Tính cách của hai nhạc sĩ này hoàn toàn khác nhau. Trong khi Trịnh Công Sơn tập trung vào một phong cách riêng, với những giai điệu dựa trên âm giai E minor đặc thù của chiếc tây ban cầm, kể lể suy tư suốt mấy trăm tác phẩm, thì Phạm Duy, trái lại, như một con bướm bay từ vườn này sang vườn khác. Trịnh Công Sơn tinh khiết, Phạm Duy xác thịt. Trịnh Công Sơn là mặt trăng, Phạm Duy là mặt trời. Trịnh Công Sơn trừu tượng, Phạm Duy cụ thể. Trịnh Công Sơn đơn điệu đơn sắc, Phạm Duy đa điệu đa sắc đến cùng cực. Trịnh Công Sơn có chỗ đứng vững chắc, Phạm Duy luôn luôn đi trong cuộc hành trình. Không có đề tài nào mà Phạm Duy không thí nghiệm, từ cái dơ dáy của Tục Ca tới cái hồn nhiên cuả Bé Ca và cái cao siêu của Đạo Ca, thuần khiết của Thiền Ca. Phạm Duy như một đứa trẻ năm tuổi, chạy chơi tung tăng trong vườn hoa của cuộc đời và của nghệ thuật, khi thì bắt bướm, khi thì vọc bùn, hoàn toàn không cần biết cha mẹ răn đe la mắng, cứ thích gì là làm nấy. Và may mắn cho chúng ta, một trong những cái Phạm Duy thích làm là... viết ca khúc!

Nhưng điều đáng buồn là, trong khi Trịnh Công Sơn được chính thức vinh danh, nhạc của ông được phê bình, bàn luận, in và phổ biến, thì nhạc Phạm Duy bị cấm đoán, không ai được nói tới trong nước. Dĩ nhiên, một số ca khúc Phạm Duy vẫn được hát trong các phòng trà, phòng khách. Nhưng khi sự lưu hành hoàn toàn dựa vào thị hiếu của công chúng như vậy, mà không có sự phê bình bàn luận chuyên nghiệp hổ trợ, thì không thể bảo đảm rằng những tác phẩm giàu nghệ thuật nhất, trong một sự nghiệp đồ sộ và đa dạng, có cơ hội được sống.

Trong mọi bộ môn nghệ thuật, thị hiếu của công chúng không bao giờ là thước đo của giá trị nghệ thuật. Những tác phẩm thực sự độc đáo và tầm cỡ thì lại thường khó làm quen, và cần sự bàn luận phê bình của những người có trình độ để khơi óc tò mò của công chúng và nhẹ nhàng dẫn dắt họ đi vào tác phẩm. Thử hỏi thời nay nếu chương trình trung học không dạy về truyện Kiều thì sau vài chục năm còn có ai cảm nhận nổi. Dĩ nhiên, khi mà công chúng đã được giới thiệu và tác phẩm bắt đầu trở thành quen thuộc, thì nó sẽ đi vào lòng người một cách sâu đậm và lâu dài hơn nhưng tác phẩm kém giá trị.

Cũng vậy, cái thành phần nhạc Phạm Duy hiện được lưu hành một cách tự phát và không chính thức chỉ là một phần nhỏ, vài chục bài tình ca, trong một sự nghiệp đồ sộ và đa dạng. Đó là những tác phẩm bắt tai nhất của Phạm Duy, đánh vào những cảm xúc thông thường của lòng người bằng những kỹ thuật căn bản. Những bản nhạc ngắn với cấu trúc ABA, âm giai trưởng hoặc thứ của Âu châu, trở về chủ âm thường xuyên để ve vuốt lỗ tai, lời lẽ ướt át, tuy không đến nỗi "sến" nhưng thường cũng chỉ ở mức độ cảm nhận trung bình của thanh niên thiếu nữ thành thị. Những tác phẩm đó, theo tôi, không cho một hình ảnh chính xác và đầy đủ về nghệ thuật của Phạm Duy.

Nói chuyện về Phạm Duy với một người trẻ ở miền Bắc, hay sinh ra ở miền Nam sau 1975, ta thường nghe những ý kiến như sau: "Có gì đâu, chỉ vài bài tình ca lỗi thời", "Tôi không thấy nhạc Phạm Duy hay ở chỗ nào" "Không làm tâm hồn tôi rung cảm gì cả", thậm chí "Nhạc Phạm Duy nghe thấy sến!". Hẳn những thính giả miền Nam và hải ngoại ái mộ Phạm Duy nghe vậy sẽ rất kinh ngạc, nhưng những người am hiểu một chút về sự cảm nhận âm nhạc và nghệ thuật nói chung thì không có gì ngạc nhiên với những phản ứng ấy, xuất phát từ sự thiếu quen thuộc của những người mới chỉ nghe vài bản tình ca Phạm Duy.

Sự cảm nhận âm nhạc, nói cho cùng, dựa vào sự quen tai: về phương diện âm thanh thì quen với cung cách giai điệu, thang âm, tiết tấu, tiến trình hòa âm, về ca từ thì quen với từ ngữ, hình ảnh. Trừ phi có học lý thuyết âm nhạc, là cái mà hầu hết thính giả Việt Nam không có điều kiện, còn thì sự quen tai là tất cả. Nghe đi nghe lại một số bản nhạc cho đến khi những đường nét giai điệu hằn vào trong óc như vết rãnh của bánh xe bò trên đường đá, nhất là khi đầu óc còn non nớt mềm dẻo và đá còn là đất, đó là tất cả sự đào tạo âm nhạc của hầu hết thính giả Việt Nam.

Trong cái khung cảnh âm thanh rất hạn chế đó thì yếu tố ca từ nổi lên chiếm phần quan trọng. Mà ca từ thì tùy thuộc rất nhiều vào thời đại, vào bối cảnh xã hội chính trị ... Do đó, khi nhạc của một nhạc sĩ bị cấm đoán trong ba mươi năm, qua một cuộc đổi đời về xã hội chính trị, sự cảm thụ tác phẩm của nhạc sĩ ấy trong một thế hệ mới sẽ không dễ. Tân nhạc Việt Nam, do đó, là một tập hợp của những phong trào, biến cố phù du. Bộ phận nào lỡ đánh rơi là mất, không tìm lại được nữa. Sự cấm đoán nhạc Phạm Duy trong 30 năm qua, một sự nghiệp làm gạch nối liên tục suốt từ những năm đầu của Tân nhạc cho đến bây giờ, do đó, là một vết thương trầm trọng của tân nhạc VN.

Một lý do nữa của sự phù du của tân nhạc Việt Nam là nó bị quá coi rẻ trong nền giáo dục âm nhạc. Trong khi nhạc cổ điển Tây Phương luôn luôn được coi là tuyệt đỉnh nghệ thuật, ở cả miền Nam và miền Bắc trước và sau thống nhất, và được giảng dạy trong các nhạc viện, và nhạc truyền thống dân tộc cũng được chú trọng (tuy nhiều khi "phát triển" sai cách và bị ép theo khuôn mẫu Tây phương), thì tân nhạc phổ thông hoàn toàn không được chú ý, kiểu như nhạc jazz bị giới nhạc hàn lâm Tây phương lơ là coi rẻ trong đầu thế kỷ 20. Vì sự lơ là đó mà hầu như không có một sự liên tục nào trong tân nhạc Việt, cứ mỗi thế hệ lại chạy theo những thời trang mới nhất nhập cảng từ ngoại quốc, như một đám bèo bọt trên sông đi từ vũng xoáy này sang vũng xoáy khác.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
7,650
Động cơ
476,417 Mã lực
Người ngồi cạnh cụ Văn Cao là anh Dũng "Râu" giảng viên ĐHVH Hà Nội thì phải?

Bức ảnh chung giữa VC và TCS



Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói "Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư...". Còn cố nhạc sĩ Văn Cao thì gọi Trịnh Công Sơn là người của thơ ca (Chantre) "... bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ... Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra.

Đó chính là những lời chân thành mà hai nghệ sĩ tài hoa dành tặng nhau. Mỗi lần Trịnh Công Sơn ra Hà Nội đều ghé thăm Văn Cao, người ta thấy hai người bạn vong niên ngồi trước ly rượu đàm đạo... Năm 1993 mới có cuộc hội ngộ tại Sài Gòn giữa hai nhạc sĩ tài hoa trong làng nhạc Việt Nam Văn Cao và Trịnh Công Sơn, không ai nghĩ rằng đó là cuộc gặp cuối cùng.
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
44
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
43
Vườn hoa đua sắc, khen hoa đào số 1, hoa mai số 2, hoa hồng số 3.... âu cũng là chuyện vô nghĩa.

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, không nói riêng tân nhạc, Phạm Duy - từ thuở cầm cây đàn - là một “người tình” tuyệt vời và có một không hai. Có phải là tình yêu tự do, tự do trong sáng tạo nghệ thuật, tự do trong tư tưởng, tự do trong cuộc sống hàng ngày của nhạc sĩ Phạm Duy mạnh hơn bất cứ một tình yêu nào khác? “Cho rồi xin lại tự do” (**), nhạc sĩ Phạm Duy nghĩ sao? Ngoài ra, người nghệ sĩ trong Nam thuở xưa có tự do đến mức nào trong cuộc sống và lao động nghệ thuật?

PD: Tôi vừa nói về vấn đề chọn lựa. Câu hỏi của các anh cũng là câu trả lời. Tôi thấy rõ cho đến giờ phút này, nếu tôi còn sáng tác được thì đó là vì tôi hoàn toàn tự do.Tự do ngay cả với chính mình. Tôi không bó tôi vào cái gì cả. Phạm Duy không đặt mình vào dòng nhạc nào. Phạm Duy là con chim bay nhảy. Ngày hôm nay làm Tâm ca. Ngày mai làm Tục ca. Phạm Duy không sợ ai cả. Tôi không trói tôi. Vợ con tôi cũng không trói được tôi. Và lẽ dĩ nhiên: không chính quyền nào trói được tôi cả. Tôi là “thằng mất dạy” (cười).

Trong 20 năm (1954-75) đất nước bị chia đôi, phải công nhận miền Nam tương đối có tự do. Cũng có những cơ quan của chính quyền kiểm soát các hoạt động của văn nghệ sĩ, nhưng chúng tôi qua mặt Bà Già Kiểm Duyệt khá dễ dàng. Các anh nói đúng: nếu không có sự tự do trong sáng tạo nghệ thuật, sự tự do trong tư tưởng, sự tự do trong cuộc sống hằng ngày thì, riêng về phần tôi, không thể nào tôi có nhiều loại ca khác nhau như vậy được.
(2007).
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Người ngồi cạnh cụ Văn Cao là anh Dũng "Râu" giảng viên ĐHVH Hà Nội thì phải?
Em đọc trong bài phỏng vấn của tay gì tên Xuân người Huế, bạn của TCS, đây là Trịnh Cung. Tay này đi lính cho VNCH, nên gia đình họ Trịnh ghét, :D. Nhưng ông Xuân bảo, Trịnh Cung biếtTCS sẽ lưu danh thiên cổ, nên đi đâu cũng đi theo họ Trịnh, dù ko được đón chào, nhưng vẫn cứ đến. :))

Ảnh ọt gì cũng đứng chầu rìa để chụp cho được.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
7,650
Động cơ
476,417 Mã lực
Em không nghĩ đó là Trịnh Cung. Bác nhìn hình ảnh này chụp anh Phạm Dũng hồi 2004 sẽ thấy rất giống người ngồi cạnh cụ Văn Cao :D


Em đọc trong bài phỏng vấn của tay gì tên Xuân người Huế, bạn của TCS, đây là Trịnh Cung. Tay này đi lính cho VNCH, nên gia đình họ Trịnh ghét, :D. Nhưng ông Xuân bảo, Trịnh Cung biếtTCS sẽ lưu danh thiên cổ, nên đi đâu cũng đi theo họ Trịnh, dù ko được đón chào, nhưng vẫn cứ đến. :))

Ảnh ọt gì cũng đứng chầu rìa để chụp cho được.

 

Pvsc

Xe ngựa
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
29,761
Động cơ
548,989 Mã lực
Ai lại so sánh Vios với Merc C bao giờ :))
 

lai thue

Xe điện
Biển số
OF-63648
Ngày cấp bằng
8/5/10
Số km
3,247
Động cơ
467,578 Mã lực
Nơi ở
Bánh đa cua
Cụ xàm vừa thôi, định chơi trò 'ném xương" à. Hãy nhớ mọi sự so sánh đều khập khiễng!
Em giống cụ, chúng ta éo tuổi gì đánh giá 2 cụ đó, tốt nhất là đừng đánh giá vì 2 cụ là là những cây đại thụ được cả làng công nhận rồi
 

Sơn Takira

Xe tải
Biển số
OF-651098
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
400
Động cơ
114,354 Mã lực
Tuổi
34
Em đọc trong bài phỏng vấn của tay gì tên Xuân người Huế, bạn của TCS, đây là Trịnh Cung. Tay này đi lính cho VNCH, nên gia đình họ Trịnh ghét, :D. Nhưng ông Xuân bảo, Trịnh Cung biếtTCS sẽ lưu danh thiên cổ, nên đi đâu cũng đi theo họ Trịnh, dù ko được đón chào, nhưng vẫn cứ đến. :))

Ảnh ọt gì cũng đứng chầu rìa để chụp cho được.
Em không nghĩ đó là Trịnh Cung. Bác nhìn hình ảnh này chụp anh Phạm Dũng hồi 2004 sẽ thấy rất giống người ngồi cạnh cụ Văn Cao :D





Không phải ạ. Từ trái sang: Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Trịnh Cung, Văn Cao



Còn đây là cảnh TCS châm thuốc cho VC


 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Em không nghĩ đó là Trịnh Cung. Bác nhìn hình ảnh này chụp anh Phạm Dũng hồi 2004 sẽ thấy rất giống người ngồi cạnh cụ Văn Cao :D







Em ko chắc lắm, có cả tay gì tên Đinh Cường này. Có vẻ là bạn thân TCS mà không bao giờ kể lể gì, tư cách numberone. :D

Hồi ấy mà cụ Sơn toàn chén rượu Tây rồi :))

1 ông cầm súng bắn *********, sáng tác quốc ca, ở gác xép, thiếu ăn.

1 ông người bên kia về, chả có công trạng gì, ở giữa Capital mà biệt thự, rượu tây.

đời nghĩ cũng lắm sự buồn cười.
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
7,496
Động cơ
634,258 Mã lực
Nơi ở
3801
Chả ai đi so sánh vậy cả.
Cụ nào nói Trịnh tuổi tôm so vs Văn Cao cũng là nói bừa.
Chả có thước đo nào để so sánh cả.
Trong âm nhạc thì cả 2 đều tài, thế thôi.
Trịnh Công Sơn cũng có nhiều bài có thể coi là kinh điển nếu so sánh theo kiểu trần trụi của 1 số cụ.
Ví dụ nếu nói Văn Cao hào hùng vs Tiến về Hà Nội thì Trịnh Công Sơn cũng có nhiều bài dự đoán đc ngày thống nhất đấy chứ.
Chiến tranh VN kéo dài 20 năm từ 1955 đến 1975.
Thế nhưng những năm cuối 60s ông đã viết:

“Hai mươi năm hận thù đã qua, hôm nay nắng hoà bình vừa đến... “
(Đồng Dao Hoà Bình)

Hay
“ một ngàn năm nô lệ giặc tàu, một trăm năm đô hộ giặc tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày...”
( Gia Tài Của Mẹ )

Rồi thì
Hai mươi năm chinh chiến
Mẹ ngủ không yên
Quanh chúng mình
Ôi từng ngày tuổi này máu lạnh trong xương

Hai mươi năm tôi lớn
Thù hận vai mang
Chưa có lần
Chưa một lần tìm được giấc ngủ bình yên
( Lại Gần Với Nhau )

Cứ như dự đoán đc ngày thống nhất kết thúc chiến tranh vậy.
Bộ Ca khúc da vàng và Kinh Việt Nam xứng đáng đc coi là lịch sử chiến tranh Việt Nam bằng âm nhạc vì nó mô tả đc rõ nét 20 năm chiến tranh dưới góc nhìn của 1 người dân, ko phải là âm nhạc tuyên truyền. Chính vì thế nó ko đc cho phổ biến.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thang N.

Xe tăng
Biển số
OF-51172
Ngày cấp bằng
19/11/09
Số km
1,809
Động cơ
421,404 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bây giờ em mới thấy hoá ra nhiều người có cùng quan điểm đánh giá với em về Trịnh Công Sơn trong khi em tưởng em bị lạc lõng xưa nay. Em không thấy nhạc Trịnh quá hay, quá vĩ đại gì cả mà sao được ca ngợi vút lên trời. Về mặt con người thì cũng còn bao nhiêu lấn cấn. Theo quan điểm của em, đừng so sánh Trịnh Công Sơn với Văn Cao, việc so sánh này không có ý nghĩa gì hết, vì hai con người này khác nhau ở mọi khía cạnh âm nhạc, con người, bản lĩnh và khí phách của đàn ông.
 
Chỉnh sửa cuối:

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,802
Động cơ
476,514 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
Các fan của bô nê dô sẽ không nghe nổi bài 1. Thể nào cũng than phiền là ồn ào quá =))
Em cũng thấy ồn ào thật.
Bao nhiêu là cái mồm.
Bao nhiêu là kèn sáo trống phách.
Mà cái chỗ đứng hát, chỗ ngồi xem cũng xang choảnh quá.
Thật là tốn kém quá.
Xa xỉ quá :(
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
7,496
Động cơ
634,258 Mã lực
Nơi ở
3801
Nhạc Phạm Duy em nghe cũng nhiều nhưng cá nhân em lại chỉ thấy hầu như các bài hay thì toàn phổ thơ :)), còn ông Phạm Duy tự viếtcar lời thì lại là những bài em ko thích.
Đc 1 vài bài tự viết thì hay như “em bé quê”, “ ngày trở về”... là những bài trong giai đoạn đầu.
Còn tình ca thì chỉ nghe dc những bài phổ thơ là chính.
 

Pvsc

Xe ngựa
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
29,761
Động cơ
548,989 Mã lực
Lão này mới là phần tử thâm nho \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
Em thật thà có sao nói vậy mà,
Công bằng mà nói, em nghe nhạc cả hai cụ đều thấy sướng,
Nhạc cụ VC sướng kiểu rợn óc nổi gai như đạp con Merc trên 220+
Nhạc cụ TCS cũng ổn, sướng kiểu rút ví trả sau khi hô đầy bình con vios :D . Tiếc là đa phần nghe xong đầu óc lùng bùng như cưỡi con thùng tôn di động đi 220km đường rải đá :(
 

lacettiGG

Xe điện
Biển số
OF-368871
Ngày cấp bằng
1/6/15
Số km
3,063
Động cơ
301,404 Mã lực
Theo ngu ý của em, nhạc VC viết về đất nước, quê hương, lý tưởng, khát vọng, những cảm xúc hào hùng, bi tráng của dân tộc, của đất nước, còn nhạc Trịnh viết về tình yêu đôi lứa, những suy ngẫm về cuộc sống cá nhân, cũng có một số ít cũng viết về quê hương, mẹ con nhưng chủ yếu vẫn là tình cảm và số phận con người.
Dĩ nhiên viết về con ngưởi cụ thể với những tình cảm cụ thể thì nó dễ nghe, dễ cảm, còn những thứ quá xa xôi như bác VC sẽ khó nghe khó cảm hơn, nhưng theo em thì em đánh giá cao những tác phẩm có đề tài mở như VC.
Theo em, đề tài tình cảm và thân phận mong manh của con người chỉ để nghe như là một sở thích lúc rảnh rỗi buồn chán, nó làm con người thụ động và chìm đắm vào thực tại, còn tác phẩm của VC lại mang cho người nghe những cảm xúc đẹp đẽ với quê hương đất nước, nỗi buồn nếu có cũng là bệ phóng cho sự thay đổi, cố gắng và quyết tâm. Một bên là uỷ mị cá nhân một bên là sự hào hùng dân tộc, em đánh giá cao cái sau hơn.
Là người từng nghe cả nhạc PD, VC, TCS, em nhận thấy chỉ có nhạc VC làm cảm xúc của em thay đổi, Từ trầm lắng, xót xa, đến lãng đãng nhẹ nhàng, đến sôi sục hào hùng, rất nhiều cung bậc. Nhạc TCS và PD thì em chỉ nghe để giái trí, cảm xúc chính là nhàn nhạt, TCS nghe nhiều còn thấy chán đời, còn nhạc VC lại là một điều khác hẳn, như dòng nước có khi lững lờ bàng bạc, có lúc uốn lượn dưới khe, cũng có khi sục sôi như thác đổ, thật sự VC là một nhạc sĩ hết sức khác biệt của Việt Nam.
Và theo em, từ vĩ đại nếu k dùng cho VC thì cả nền âm nhạc v k còn ai xứng với từ đó.
Nói thêm, tuy thích nhạc VC, đã nghe cũng vài chục năm rồi nhưng cho đến bây giờ, em vẫn chưa tìm được người hát nhạc của VC ưng ý. Kể cả AT, người luôn tự hào mình chuyên trị nhạc VC em vẫn có cảm giác cô ấy hát quá nông cạn. Thanh Thuý thì lại còn thua cả AT. Dĩ nhiên mỗi người cũng hơi ổn được 1-2 bài, kiểu chưa ai làm tốt hơn, nhưng cảm giác của em vẫn là chưa có ca sĩ nào thẩm thấu được tinh thần của Vc nên họ hát k ra được chất. Có lẽ cũng khó cho ca sĩ, vì Thiên thai, Trương chi thì là một kiểu, còn làng tôi, sông lô lại là kiểu khác, các anh chị ấy hát k tới cũng hiểu được.
Bài Làng tôi em nhớ có mấy cô nhóm tam ca áo trắng thì phải hát khá hay, nghe dễ chịu hơn AT với TT.
Còm của cụ rất hay. Em cũng đồng ý với góc nhìn của cụ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top