Hồi trẻ em có hay đọc ỏ trang tuanpham.org, đọc cho vui thôi, chứ em chả phải dân âm nhạc gì, gọi là chém gió vớ vẩn. Đây là 1 conclude của ông:
Để tóm lại, nên đánh giá Trịnh Công Sơn ra sao? Theo thiển ý, nếu ông chỉ viết (hay chỉ phổ biến) chừng khoảng 30-40 bài, nhưng là những bài hay nhất của ông, thì sự đóng góp đáng kể của Trịnh Công Sơn cho âm nhạc VN không thể chối cãi được, cả về ca từ lẫn giai điệu, tuy ca từ có phần hơn. Tôi không dám so sánh các nhạc sĩ một cách quá khẳng định như bài kia, chuyện đó nên để thời gian trả lời.
Vấn đề là ông đã viết và phổ biến quá nhiều bài trong quá nhiều năm mà không tìm những con đường mới. Tuy đã có người nói về điều này, những thống kê của MusicHunger2003 đã đóng góp dữ kiện cụ thể để chứng tỏ điều ấy.
Trong quan niệm nghệ thuật thời nay, hài lòng với chỗ đứng của mình là điều tối kỵ của một nghệ sĩ. Vì là "thần tượng" nên rất có thể ông đã vô tình thành cái gương xấu cho một thế hệ nhạc sĩ, khuyến khích họ sản xuất "đại trà" những tác phẩm đơn sắc, không cố gắng tìm tòi đổi mới chính mình, nhiều khi đặt lượng lên trên phẩm. Đó không phải là lỗi của Trịnh Công Sơn. Việc ông được "tôn thờ" là sự lựa chọn của công chúng chứ ông có bắt người ta phải yêu thích hay bắt chước mình đâu.
Thông thường thì một nghệ sĩ dậm chân một chỗ như vậy sẽ nhanh chóng đi vào quên lãng. Nhưng trường hợp Trịnh Công Sơn thì không. Tại sao vậy? Theo tôi, câu trả lời không nằm ở Trịnh Công Sơn, mà nằm ở tình cảnh âm nhạc VN, và xã hội VN nói chung, thời hậu chiến, cũng như ở thái độ và trình độ nghệ thuật của quần chúng VN. Jefferson đã nói: people get the government they deserve. Ta cũng có thể nói: people get the music they deserve. (người dân có 1 chính quyền mà họ xứng đáng )