Trẻ+hiểu biết+sáng tạo+trao quyền+thúc đẩy+yểm trợ = thành công ------> chỉ đúng 5% số trường hợp, và 5% này "sống sót" để kể cho bàn dân thiên hạ về thành công của mình.
Trẻ+hiểu biết+sáng tạo+trao quyền+thúc đẩy+yểm trợ = thất bại --------> đúng đến 95% và nhóm 95% này biết mất trên thương trường, vĩnh viễn không bao giờ xuất hiện để kể lể vì họ biết chẳng ai muốn nghe về thất bại của mình.
Từ khóa google "thiên kiến sống sót" để hiểu vì sao chớ vội tin, chớ nghe theo 5% ít ỏi kể về thành công, mà nên nhìn vào 95% thất bại để thấy thương trường là mồ chôn xác chết khốc liệt.
Thực tế khác:
Không bao giờ là thất bại!
Tất cả chỉ là thử thách.
Câu này nghe quen không? Đó là về mặt tinh thần.
Còn về logic, điều này cũng đúng nốt.
Do cảm xúc mà ta thường gọi một nỗ lực nào đó không đi đến đích 100% là thất bại. Nhưng thực ra đều có % thành công trong mỗi nỗ lực.
Vì bản chất cuộc sống là không có khái niệm thất bại. Sống đã là thành công. Sống đến khi chết là thành công. Chết cũng không là thất bại.
Đây không phải là lạc quan tếu, mà là kết quả của nhận thức sau khi nhìn sâu vào bản chất mỗi hành vi sống.
Ví dụ cụ thể nhé: để có Nguyễn Ái Quốc, phải có Nguyễn Sinh Sắc, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Tôn Thất Thuyết, Trương Định và vô số người "thất bại" khác.
Mỗi ngày, khi rẽ vào 1 trong những con đường có tên các vị "thất bại" đó, các cụ thấy họ có thất bại không?
Đối với doanh nghiệp cũng vậy.
Giong buồm ra khơi. 95% thuyền chìm. Nhưng 5% thuyền về đích phải tiếp nhận (vay) kinh nghiệm thất bại của 95% chìm kia để về bến.
Cái giá phải trả cho 95% chìm hoàn toàn không phải là thảm họa nếu nhìn từ góc độ đầu tư rủi ro, hoặc từ ngành bảo hiểm, hay từ chính sách quốc gia.
Vậy nên không bao giờ là thất bại, đúng đến 1000% cụ ạ.