Nói như cụ không sai nhưng lại đặt classical vào cuộc chiến không cân sức với POP. Mấy giai điệu dễ nghe như Oblivion của Piazzolla bên POP nhiều lắm và có khi còn hấp dẫn hơn, cộng thêm vũ đạo bốc lửa, mặc như ở truồng nữa thì classical thua đứt đuôi. Nếu như nó có ở lại trong đầu đứa nhỏ thì cũng là "tạm được, thỉnh thoảng đổi gió cũng hay".
Piazzolla viết Oblivion ở cung Đô thứ nhưng "có ám chỉ" đến cung Sol thứ. Sau này, các nhà soạn nhạc viết bản sắp xếp lại cho các nhạc cụ khác nhau đều chọn 2 cung này. Cung Đô thứ là cuộc đấu tranh anh hùng, có mất mát, có chiến thắng, có phản bội, có trung trinh... Cung Sol thứ là sự dằn vặt trong bi kịch, có cả chút rùng rợn, siêu nhiên... Đấu tranh anh hùng thì hơi quá đa dạng với nhiều người và bi kịch dằn vặt thì lại dễ "cảm" hơn (giống như nhạc Vàng vậy). Do đó, hầu hết nghệ sỹ chọn Sol thứ đều nhắm tới công chúng số đông như anh chàng Hauser kia và nghệ sỹ chọn Đô thứ như nguyên tác thường nhắm tới nhóm khán giải "có thể hiểu" như anh chàng kéo đàn bandeon...
Đó là thế mạnh của nhạc classical. Và nếu như đứa trẻ hiểu được/được hướng dẫn hiểu những sắc thái tình cảm đa dạng trong bản thân Oblivion cũng như các phiên bản của nó thì tình yêu dành cho nhạc classical sẽ hình thành thôi.