Em chụp nguyên còm #141
View attachment 8307092
Đồng ý với những chia sẻ và quan điểm của cụ. Nhưng đây cụ mấy nêu lên vấn đề nghe và không gian nghe.
Còn vấn đề nghe để am hiểu dòng nhạc BH này thì em thấy chưa ai nhắc đến. Trước đây em thấy các cụ nói, nhưng người nghe được nhạc này thường là những người am hiểu nhạc lý và có hiểu biết về (kiến thức nhất định) về văn hóa - con người xứ đó mấy thẩm du được (do vậy nó mấy được gọi là nhạc bác học). Cụ nghĩ sao về quan điểm này, hay là cứ nghe nhạc này là hiểu.
Em ko phải giáo viên dạy cảm thụ âm nhạc, nếu cụ thật sự hứng thú thì cụ có thể tự tìm hiểu từng tác phẩm, chỉ cần Gúc là ra,
Có nhiều cách tiếp cận với nhạc cổ điển, như đọc và tìm hiểu tác phẩm, tác giả... hoc về hoà thanh hay là nhạc lý. Em đã từng đồng hành với con em một chương trình Home school của Mỹ thì thấy ngay từ khi mẫu giáo, bọn trẻ con đã được học thế nào là giai điệu, thế nào là hoà thanh.. bọn trẻ sẽ được nghe một giai điêu đơn thuần từ một nhac cụ và cũng giai điệu đó khi được hoà thanh với nhiều loại đàn, và trẻ con sẽ tick vào cái mà chúng muốn. Và hầu hết, trẻ con sẽ chọn giai điệu có hoà thanh, đó là bản năng.
Khi con em học piano, những bài đầu tiên nó đã được dạy các hợp âm, nhịp.. liên quan thế nào đến cảm xúc bằng cách cô giáo chơi một đoạn nhạc, cô hỏi thấy vui hay buồn.. và 100% bọn trẻ con nói đung, em cũng nghĩ đó là bản năng. Và cô giáo cũng ko bao h hỏi, tại sao con lại biết nó vui hay buồn? Con dựa vào cái gì?...
Còn về phía em thì khác, em tiếp cận với nhạc cổ điển bởi hồi xưa cũng bị bắt nghe và một phần em cũng được học đàn. Em chả hiểu j về văn hoá bên xứ ấy như cụ nói vì thời của em ko có internet để tìm hiểu. Em chỉ được ông già kể một vài câu chuyện về tác phẩm, tác giả. Như kiểu bài Phiên chợ Ba Tư thì đoạn nào công chúa vén màn, đoạn nào dân chúng ngưỡng mộ sắc đẹp của cô, đoạn nào múa rắn, đoạn nào dân chúng tiếc nuối khi công chúa về...” . Em đã đọc nghìn lẻ một đêm nên mỗi lần nghe là đầu em tưởng tượng rất rõ nét những cảnh đó, ko có j khó cả.
Tiếp đến, ko chỉ nhạc cổ điển mà có thể là chèo nhưng em chưa cảm nhận được tại sao lại hay, chỉ đơn giản là nghe thì thấy hay thôi. Tuy nhiên, ông già em có bảo với em cái đoạn Thị Kính niệm phật gõ mõ đều đều “ Tôi niệm nam mô A Di Đà Phật” thì Thị Mầu lai lả lướt hát đảo phách làm nhiễu loạn, hai tiết tấu trái ngược nhau,.. cũng chính từ đó khi nghe, em rất tập trung theo đuổi từng tiết tấu, từng giai điệu. Cụ có thê hiểu thế này, khi cụ nghe piano thì cụ sẽ nghe tach cả tay trái và tay phải, em rất thích Chaconne của Bach vì 2 tay rất nhiều chỗ chạy 2 giai điệu khác nhau- người ta gọi cái này là đối âm ( em cũng mới biết khi tìm hiểu thôi).
Em ví dụ bản Salut d´amour của Elgar do Daniel Hope chơi. Khi em nghe thấy hay thì bắt đầu đọc sự ra đời của bản nhạc và biết đây là bản Elgar viết để cầu hôn vợ của mình, từ đó em tưởng tượng bè trầm là tiếng nói của Elgar và bè cao là của vợ ông ấy, có đoạn bè trầm sẽ là nền, có đoạn bè trầm cũng đi theo giai điệu riêng tách rời với bè cao nhưng tổng thể vẫn hoà hợp thành một giai điệu chính. Tất nhiên, cụ có thể tưởng tượng đây là 2 ông Gay hay Les nói chuyện với nhau, chả ai phản đối cả. Chính vì thế, mhac cổ điển tồn tại rất lâu bởi mỗi một thế hệ, mỗi một nghệ sỹ đều có cách diễn giải riêng của mình, và người nghe cũng vậy, nó hay ơ chỗ luôn có thể khai thác và sáng tạo cho cả người nghe và người chơi. Cũng với bản Salut d´amour, cụ sẽ thấy rất nhiều phiên bản khác về hoà âm, về tempo... và cụ sẽ thử xem mình yêu thích phiên bản nào. Và Cũng là Chaconne, viết cho piano khác hẳn violin, 2 sắc thái khác hẳn nhau khi chung giai điệu....
Và sau đây, em mời cụ bỏ ra 3 phút để nghe Salut d´amour nhé! Ví dụ nhẹ nhàng thế thôi.
Cuối cùng, Hy vọng cụ đọc được hết bài của em.