[Funland] Trẻ con giờ ăn cơm có mời cơm ko?

x.man

Xe điện
Biển số
OF-113285
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
2,948
Động cơ
410,972 Mã lực
Em vẫn dạy các con em mời & giải thích cho các cháu hành động đó không phải là khách khí hay phú quý - lễ nghĩa mà là phép tắc cơ bản trong gia đình. Con cái ăn không mời bố mẹ, chắc chắn về sau đi chơi sẽ không xin phép :). Cứ từ đấy mà ra.
 

lẩu cưng

Xe điện
Biển số
OF-455203
Ngày cấp bằng
22/9/16
Số km
3,349
Động cơ
226,160 Mã lực
Nơi ở
452/20 Nhật Tảo, P7, Q10, Hồ Chí Minh
F1 nhà e trong saigon, e vẫn nhắc suốt khi ăn phải mời, nhiều khi chúng quên vì trong này ăn uống chả ai mời ai cả.

e cũng già nhưng ở nhà hoặc ra quán nhậu đều mời tất, ví dụ mình thì cứ đơn giản tùy từng trường hợp như "ba mời con xơi cơm", hoặc ra quán thì "nào, chén thôi", hoặc "nào các thanh niên, uống kém thế, làm phát cho khí thế" đại loại thế, 1 số thanh niên ngồi vào bàn ăn chả nói chả rằng vục mặt ăn uống e chỉ tiếc chắc chả ai dạy cho cái câu "lời chào cao hơn mâm cỗ" hoặc "mồm miệng đỡ chân tay".

mấy thằng bạn e khá giả ăn uống với nhau chúng nó mời mọc dữ lắm, thật :)
 

Pepsy

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-419201
Ngày cấp bằng
27/4/16
Số km
3,550
Động cơ
244,080 Mã lực
Nơi ở
Lạng Sơn
Website
www.otofun.net
Ở mâm cơm Việt, em là e thấy cái văn hóa gắp thức ăn của mình là khó chịu nhất. Biết là một số ông khách đến nhà ăn cơm, nếu ko gắp cho thì cứ ngại, chỉ ngồi nói chuyện và cầm chén chứ chả gắp. Nhưng cái đó kệ họ, họ thẹn cho họ thẹn. Còn cái văn hóa gắp khó chịu vô cùng, rõ ràng e thích ăn cái cánh mà cứ phao câu mà gắp cho, hoặc vừa ăn xong 3 miếng thịt, định bụng tiếp theo sẽ gắp miếng rau đưa cay thì lại bị chủ nhà xúc cho 1 muôi thịt đầy ắp. Gét lắm luôn.
 

linhmoi09

Xe hơi
Biển số
OF-45167
Ngày cấp bằng
1/9/09
Số km
142
Động cơ
462,655 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà e vẫn mời ăn bình thường
K biết các các bác thì sao, nhưng riêng e thì phải mời:
Con mời bố mẹ ăn cơm
Hoặc khi con mình nó mời xong thì mình cũng bảo các con ăn đi ...
Khi e đi làm trong miền nam thì k có phong tục mời nhau như vậy, nhưng e vẫn phải nói mời mọi người, hình như nói như vậy e mới ăn được, thành thói quen rồi ... hi
 

Tăm xỉa răng

Xe tải
Biển số
OF-534062
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
263
Động cơ
169,740 Mã lực
Tuổi
54
Phong tục với Khổng giáo khác nhau. Mà phong tục nó bóp nghẹt hay không là do mình. Thay đổi không có nghĩa là rũ bỏ phong tục văn hóa bác ạ. Con người ta cần tư tin với văn hóa của mình, cái gì hay thì giữ gìn, cái gì chưa phù hợp thì thay đổi cho phù hợp, cái gì dở thì bỏ
Giải thích với cụ rất khó, vì nó là quan điểm sống rồi. Với quan điểm của em thì như thế này: Ăn uống là nhu cầu chính đáng và cơ bản của con người, việc bắt một đứa trẻ trước bữa ăn phải mời người lớn hơn nó là việc vô nhân đạo và phản văn hoá.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Em hỏi cụ nếu bữa cỗ đó có 10 đứa trẻ con cụ bảo chúng nó thực hiện thế nào? và người lớn cũng phải thực hiện nhé vì người lớn vẫn phải mời người lớn hơn chứ sao bắt mỗi trẻ con mời.
Có rất nhiều cách. Nhiều nhà tôi thấy họ cho trẻ con ngồi riêng, thậm chí phòng riêng, cử một đứa ra mời. Còn nếu cả 10 đứa trong mâm thì cũng chẳng sao, mời lần lượt hoặc cùng mời càng vui
 

linhmoi09

Xe hơi
Biển số
OF-45167
Ngày cấp bằng
1/9/09
Số km
142
Động cơ
462,655 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E thêm chút ! Giống như đi nhậu, cũng phải nói câu : LÊN CÁI NHỈ
K biết có phải lời mời hay k ! Các bác góp ý thêm
 

xduyhp

Xe tải
Biển số
OF-354828
Ngày cấp bằng
18/2/15
Số km
232
Động cơ
264,816 Mã lực
Trước khi ăn thì nên có 1 câu là mời mọi người ăn cơm. Con em sau mà không mời. Em vả ngay cho nhớ
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,845
Động cơ
446,555 Mã lực
Mời để làm gì - phong tục từ miền Trung đổ vào là không nhé, vì họ đã mời là cụ làm khách buộc phải ăn, ko được khách sáo.
Chuẩn cụ. Em chả bao giờ mời ai nhưng có khi còn lịch sự và chân tình hơn khối ông cứ : mời... ạ
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Giải thích với cụ rất khó, vì nó là quan điểm sống rồi. Với quan điểm của em thì như thế này: Ăn uống là nhu cầu chính đáng và cơ bản của con người, việc bắt một đứa trẻ trước bữa ăn phải mời người lớn hơn nó là việc vô nhân đạo và phản văn hoá.
Trong việc ăn uống, ngoài việc mời, các cụ còn dậy con cháu rất nhiều thứ khác nữa (đó cũng là văn hóa).
- Ví dụ "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", cha mẹ phải có nghĩa vụ dậy dỗ con cái ăn uống có ý, không phải cứ thấy món ngon là lao vào ăn, không nhường lại cho ai.
- Hay như "học ăn, học nói, học gói, học mở", cách ăn uống cũng phải học (đó cũng là văn hóa), không phải cứ đói là phải thỏa mãn ngay nhu cầu bằng cách húp xoàn xoạt hay nhai nhồm nhoàm, vừa nhai vừa nói...
 

Tăm xỉa răng

Xe tải
Biển số
OF-534062
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
263
Động cơ
169,740 Mã lực
Tuổi
54
Trong việc ăn uống, ngoài việc mời, các cụ còn dậy con cháu rất nhiều thứ khác nữa (đó cũng là văn hóa).
- Ví dụ "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", cha mẹ phải có nghĩa vụ dậy dỗ con cái ăn uống có ý, không phải cứ thấy món ngon là lao vào ăn, không nhường lại cho ai.
- Hay như "học ăn, học nói, học gói, học mở", cách ăn uống cũng phải học (đó cũng là văn hóa), không phải cứ đói là phải thỏa mãn ngay nhu cầu bằng cách húp xoàn xoạt hay nhai nhồm nhoàm, vừa nhai vừa nói...
Vì vậy mỗi nhà mỗi khác mà cụ. Nhà em không phải nhường ai cả và rất nhiều món ăn ngon với số lượng lớn, thừa mứa. Việc húp soàn soạt hay nhai nhồm nhoàm là văn hoá vùng miền thôi cụ, kiểu húp soàn soạt như anh Nhật bổn ăn mì em cũng không đú theo được ạ.
 

Vuthanhhien

Xe buýt
Biển số
OF-296769
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
848
Động cơ
316,860 Mã lực
em thấy kì lạ một điều ? chúng ta luôn hay thế hệ các cụ luôn tự hào về các phong tục thuần phong dạy dỗ con trẻ... nhưng thực tế thế hệ tiếp theo sao nhỉ ? Nếu nó thực sự đẹp và văn minh em nghĩ người Việt mình đã không nhiều tính xấu thế.
Phải chăng là cách dạy chúng ta chưa phù hợp hoặc áp đặt chưa thuyết phục . Một người bề trên ngồi chiễm trệ trên mâm với rượu thịt và đòi hỏi con cháu phải mời ? Cái đó không phải là dạy dỗ , cái đó theo em là áp đặt lễ nghĩa chứ không phải giáo dục. Chính cái chuyện này nó lan từ văn hóa gia đình rồi làng xã , rồi thành lẽ tự nhiên ở những cơ quan đoàn thể , việc cây cao bóng cả thì tự nhiên phải được tôn trọng ?
Trẻ con bi giờ khác rồi chúng ta muốn nó mời thì chúng ta phải mời nó trước ( vì thực sự trẻ con chỉ biết bắt chước người lớn mà thôi)
 

linhmoi09

Xe hơi
Biển số
OF-45167
Ngày cấp bằng
1/9/09
Số km
142
Động cơ
462,655 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mời đây là khi ngồi vào mâm mới mời nhau ăn.
Khi khách đến mà mình đang ăn thì: bác xơi cơm nhé, bác vào ăn với nhà e cho vui, bác chờ e chút ... mặc dù biết họ k ăn, nhưng nói như vậy để khách khỏi ngại ngùng
Thực tế bây giờ thì đều gọi trước khi đến, để cho mình chủ động, mình hoàn toàn có chủ động để hẹn khách - tuy nhiên khi đến bất ngờ, k hẹn trước thì phải nói sao cho vui vẻ, người Việt mà !
 

Ni no Kuni

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-313878
Ngày cấp bằng
30/3/14
Số km
5,175
Động cơ
336,440 Mã lực
Nhà em ko dùng mâm nữa, bày thẳng ra bàn, nhưng mời là bắt buộc. Ăn không mời vả vỡ mồm :D. Vào ăn cũng phải mời, và ăn xong trước khi đứng dạy cũng mời.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Vì vậy mỗi nhà mỗi khác mà cụ. Nhà em không phải nhường ai cả và rất nhiều món ăn ngon với số lượng lớn, thừa mứa. Việc húp soàn soạt hay nhai nhồm nhoàm là văn hoá vùng miền thôi cụ, kiểu húp soàn soạt như anh Nhật bổn ăn mì em cũng không đú theo được ạ.
Bác vẫn không hiểu phong tục, văn hóa là gì. Văn hóa hình thành nên con người. Văn hóa mà các cụ xây dựng hình thành nên con người Việt Nam, khi ăn uống biết mời nhau, biết nhường nhịn nhau miếng ăn (không phải vì các cụ thiếu thốn, nhiều gia đình cự phú, tiền vàng như nước vẫn dậy con cái biết ăn trông nồi ngồi trông hướng). Thời nay, trong diễn đàn này, chắc chẳng ai không lo được cho con (thừa mứa - như cách dùng từ của bác) những thứ chúng nó thích ăn, nhưng tôi tin rằng rất nhiều người họ biết nghĩ đến cách ứng xử của con mình khi ở trong điều kiện cần phải nhường nhịn nhau.
 

MrMilan

Xe container
Biển số
OF-101015
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
5,561
Động cơ
460,944 Mã lực
Con nhà em, em toàn phải mời nó ăn cơm, đến bữa cơm nó chả thèm ăn, em phải van xin lậy lục nó thì nó mới ăn.
 

nvtung1

Xe tăng
Biển số
OF-188165
Ngày cấp bằng
3/4/13
Số km
1,633
Động cơ
341,618 Mã lực
Nhà em thì ăn cả đồ ta lẫn á, cả chung lẫn ko chung. Nhưng vẫn giữ nếp con (5 tuổi) mời bố mẹ và bố mẹ mời nhau và mời con (để rèn bé).​
 

tunggiang185

Xe tăng
Biển số
OF-12441
Ngày cấp bằng
4/1/08
Số km
1,934
Động cơ
539,140 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó ở Lào...
F1 nhà e trong bữa cơm gia đình vẫn mời. Còn khi đi chơi ăn uống đông ng, ồn ào, thường trẻ con ăn trc nên nó ko mời.
Nhà cháu chỗ đông cũng phải mời ạ. Thậm chí k được ăn trước. Đợi người lớn gắp trước. Ăn nhanh, xong đứng dậy xin phép.
 

Tăm xỉa răng

Xe tải
Biển số
OF-534062
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
263
Động cơ
169,740 Mã lực
Tuổi
54
Bác vẫn không hiểu phong tục, văn hóa là gì. Văn hóa hình thành nên con người. Văn hóa mà các cụ xây dựng hình thành nên con người Việt Nam, khi ăn uống biết mời nhau, biết nhường nhịn nhau miếng ăn (không phải vì các cụ thiếu thốn, nhiều gia đình cự phú, tiền vàng như nước vẫn dậy con cái biết ăn trông nồi ngồi trông hướng). Thời nay, trong diễn đàn này, chắc chẳng ai không lo được cho con (thừa mứa - như cách dùng từ của bác) những thứ chúng nó thích ăn, nhưng tôi tin rằng rất nhiều người họ biết nghĩ đến cách ứng xử của con mình khi ở trong điều kiện cần phải nhường nhịn nhau.
Các gia đình cự-phú như cụ nói cái đói cái rét nó ngấm vào máu rồi. Tiền vàng như nước không lấp được cái bần hàn trong não bộ. Già móm già mém mà bắt đứa trẻ nó mời mình rồi bảo đấy là lễ phép là văn hoá, thực ra nó là cái tư tưởng đói khát mà thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top