- Biển số
- OF-532105
- Ngày cấp bằng
- 13/9/17
- Số km
- 225
- Động cơ
- 170,750 Mã lực
Nhỏ quá thì không cần nhưng lớn chút thì phải dạy con bữa ăn phải nhìn người lớn
bác nói chuẩn quáMời khi ăn cơm là văn hóa, nó cũng giống lời chào khi gặp nhau. Liệu có đứa cháu nào nhìn bác trừng trừng mà không thèm chào là do bố mẹ nó có "văn hóa" riêng, giống như bác không?
Bác nên biết, người Phương Tây vẫn "thank God" trước mỗi bữa ăn; người Nhật vẫn "itadakimas" trước mỗi bữa ăn, không phải vì họ cổ hủ, lễ nghĩa, mà đó là văn hóa mà họ muốn giữ gìn.
Giữ nguyên cái cũ mà không thay đổi cho phù hợp sẽ làm mình không thể phát triển, nhưng phủ nhận cái cũ một cách cực đoan lại là cách tự chặt chân mình, mà sau này mới thấy rõ hậu quả
Đây không phải là vấn đề quan điểm, mà nó là phong tục, văn hóa.Mỗi nhà có một sự khác biệt cụ à. Quan điểm về ăn uống của em khác cụ. Và em cũng không đú theo Nhật với phương tây được ạ.
Cách đây ko lâu lắm có thớt về mời rồi, cãi nhau cũng ác, em ko biết liệu hậu quả như nào nhưng em thấy nhiều cụ nói như vậy, có cụ còn bảo các cụ ko mời bỏ bàn thờ đi, theo em là sự bảo thủ.Mời khi ăn cơm là văn hóa, nó cũng giống lời chào khi gặp nhau. Liệu có đứa cháu nào nhìn bác trừng trừng mà không thèm chào là do bố mẹ nó có "văn hóa" riêng, giống như bác không?
Bác nên biết, người Phương Tây vẫn "thank God" trước mỗi bữa ăn; người Nhật vẫn "itadakimas" trước mỗi bữa ăn, không phải vì họ cổ hủ, lễ nghĩa, mà đó là văn hóa mà họ muốn giữ gìn.
Giữ nguyên cái cũ mà không thay đổi cho phù hợp sẽ làm mình không thể phát triển, nhưng phủ nhận cái cũ một cách cực đoan lại là cách tự chặt chân mình, mà sau này mới thấy rõ hậu quả
Phong tục gì? Em vào SG vẫn thấy có người Sài Gòn, người miền trung trong này mời bình thường. Khách sáo gì câu mời?Mời để làm gì - phong tục từ miền Trung đổ vào là không nhé, vì họ đã mời là cụ làm khách buộc phải ăn, ko được khách sáo.
Cái phong tục đấy nó bóp nghẹt dân ta bao đời nay rồi, gần đây lại có thằng muốn dạy lại Khổng giáo rồi đưa cả khẩu hiệu vào trường học nữa. Mạnh dạn thay đổi để phát triển và tận hưởng cuộc sống đi cụ. Thế hệ trẻ bây giờ chúng nó giỏi và thành công, từng bước thoát ra khỏi lối mòn lầy lội rồi cụ ạ.Đây không phải là vấn đề quan điểm, mà nó là phong tục, văn hóa.
Nếu như bác cảm thấy phong tục, văn hóa nó không phù hợp với cuộc sống hiện đại của nhà bác thì bác cũng nên tìm cách áp dụng một cách linh động, mềm dẻo, chứ không nên ném ngay phong tục, văn hóa đã có từ ngàn đời vào sọt rác
Ơ em kháy gì đâu, em công tác miền Trung mấy năm nên bị ảnh hưởng, và tự bản thân thấy cũng rườm rà nên cắt bỏ. Cụ í cho con cái vào khuôn khổ thế là tốt, em gato chả hết ấy chứ.Em thấy có gì mà nhất mới nhì. Mỗi nhà mỗi nếp nhà cụ không bắt con trẻ mời nhà cụ thần ăn bắt mời thì có vấn đề gì mà phải nói kháy thế
Mời kiểu đãi môi, dân bắc mình toàn thế.Phong tục gì? Em vào SG vẫn thấy có người Sài Gòn, người miền trung trong này mời bình thường. Khách sáo gì câu mời?
Tôi cho rằng thay đổi cho phù hợp sẽ là xu thế ứng xử với phong tuc, văn hóa, không phải chỉ riêng Việt Nam.Cách đây ko lâu lắm có thớt về mời rồi, cãi nhau cũng ác, em ko biết liệu hậu quả như nào nhưng em thấy nhiều cụ nói như vậy, có cụ còn bảo các cụ ko mời bỏ bàn thờ đi, theo em là sự bảo thủ.
Em tóc cũng có sợi bạc rồi và vẫn mời cụ nhé, em thấy thế này: mời nó cũng có ý nghĩa chứ ko phải ko, vấn đề ở chỗ nó rất dở hơi là một mâm cơm 6 người đứa trẻ bé nhất có thể phải mời đủ cả 5 người còn lại, nếu đông hơn nữa rất khó mời. Trong những bữa cỗ 4-5 mâm chẳng hạn lúc mời ai cũng mời đâm ra nó nhao nhao lên chẳng ai nghe ai cả, theo cụ đông thế thực hiện mời thế nào?
Giá như nó "thank god" như bọn tây thì dễ, văn hóa là yếu tố quyết định sự phát triển, nhiều cái văn hóa của mình nó có ý nghĩa nhưng lại rất dở, nhà cụ vẫn mời nhà em cũng vẫn mời nhưng em khảng định với cụ xã hội nó bỏ dần.
Tất nhiên trong cuộc sống nhiều cái đãi môi. Nhưng nó là văn hóa.Mời kiểu đãi môi, dân bắc mình toàn thế.
Trong kia họ thật lòng, cơm hết là ko mời, còn thì đã mời là phải ăn, em thấy vậy thôi ạ, cụ thấy khác thì em ko biết, em cảm thấy thế là hợp với mình nên về áp dụng cho đám vợ con, được cái chúng nó thấy thoải mái và em cũng thoải mái.
Tôi cho rằng thay đổi cho phù hợp sẽ là xu thế ứng xử với phong tuc, văn hóa, không phải chỉ riêng Việt Nam.
Ví dụ, trong bữa cơm có quá đông người, nhiều thế hệ, các cháu có thể mời một cách ngắn gọn như: "Cháu mời các ông, các bà, các bác, các cô các chú, em mời các anh các chị..." chẳng hạn.
Phong tục với Khổng giáo khác nhau. Mà phong tục nó bóp nghẹt hay không là do mình. Thay đổi không có nghĩa là rũ bỏ phong tục văn hóa bác ạ. Con người ta cần tư tin với văn hóa của mình, cái gì hay thì giữ gìn, cái gì chưa phù hợp thì thay đổi cho phù hợp, cái gì dở thì bỏCái phong tục đấy nó bóp nghẹt dân ta bao đời nay rồi, gần đây lại có thằng muốn dạy lại Khổng giáo rồi đưa cả khẩu hiệu vào trường học nữa. Mạnh dạn thay đổi để phát triển và tận hưởng cuộc sống đi cụ. Thế hệ trẻ bây giờ chúng nó giỏi và thành công, từng bước thoát ra khỏi lối mòn lầy lội rồi cụ ạ.
Hehe nó ốm nó sẽ bảo nó ốm, chứ ko kiểu giả vờ khỏe đâuTất nhiên trong cuộc sống nhiều cái đãi môi. Nhưng nó là văn hóa.
Tây nó cũng thế, nguyên cái câu: How are you? Chả có ông nào trả lời: Tôi ốm lắm, tôi đau lắm, tôi mệt lắm!... sất.