Phong tục, truyền thống, phúc lợi xã hội các nước phương Tây khác với ta nên dập khuôn hình mẫu nào đó e rằng hơi khó , tùy từng hoàn cảnh, điều kiện kinh tế để xử lý cho phù hợp thôi.
Được như cụ và gia đình thì đúng là mong ước của 99% người dân Việt mình!Nhà em 2 cụ trộm vía khoẻ, ở riêng dưới quê cho trong lành, có 1 chị giúp việc siêu đẳng (10 củ/tháng), 1 oto, 1 lái xe theo kiểu có lịch đi đâu thì alo anh í đến lấy xe nhà chở các ngài đi.
Cuối tuần các con cháu về thăm chơi tụ tập ăn uống ngủ nghỉ 2 ngày rồi lại bê vác cơ man đồ ăn thức uống rau cỏ ra thủ đô.
Các cụ nhà em chủ trương là nếu ốm đau thì lúc đó mới ra HN cho gần bệnh viện, trên tinh thần là vẫn ở riêng nhưng mua nhà gần con để tiện qua lại chăm sóc. Chứ con cái nhiệm vụ chính vẫn là đi làm và cày tiền để có đủ khả năng trang trải cho các chi phí thuê mướn người chăm sóc.
Em cho đó là phương án hợp lý ạ.
Cụ yên tâm, có nhiều cụ trên này hiểu chứ. Cố lên cụ. Cuộc sống mà. Theo như cụ kể, cá nhân em nghĩ cụ đang làm tốt, sống tốt rồi.Cũng mệt mỏi chữ hiếu quá nhỉ cccm? Như em đây cũng rất mệt mỏi, đã phải sắp xếp thường xuyên về với mẹ (mẹ em có 1 mình) mà có yên đâu. Về thì mẹ lại lôi ra so sánh con nhà ng ta thế này, con nhà người ta thế kia? Mẹ em có lương hưu nên em cũng ko phải nuôi mẹ.
Thật thì bên ngoại em có mấy a chị họ lắm tiền nhiều của, nhà các bác cũng giàu, con cái làm ăn cũng đc hỗ trợ nhiều, sổ đỏ chục cuốn, nhét két sắt. Đưa cho con đi cầm cố làm ăn. Nên là các anh các chị cũng báo hiếu tợn, suốt ngày mua vé cho bác em đi du lịch, mời bao cả mẹ em.
Em thì còn vất vả, buôn bán làm ăn chỉ mức tb, đủ để vợ con có cs đảm bảo. Nên nghĩ mẹ em đc bao đi chơi thế e cũng mừng, mẹ em thì cứ thấy thế là so sánh, than thân trách phận số khổ, ko đc nhờ con cái, tao chiều con quá nên con hư. Mà thật em cũng cố trong khả năng của em thôi.
1. Đó là thời gian, tuần em về ăn uống, ngủ lại với bà nửa tuần bà đỡ tủi. Vk thì nó nhất quyết ko ở cùng, nên vc lúc nào cũng vì chuyện đó căng như dây đàn.
2. Đóng góp cho mẹ cũng chả bn vì bà có lương hưu, nhưng như thế là gần như cố gắng chả còn đồng tiêu cá nhân, phần lớn gửi vợ con rồi.
Cảm thấy mệt mỏi vì ko ai hiểu và thông cảm.
Vì cụ "mới chỉ" nhìn thấy những trường hợp đó thôi cụ ạ. Âu cũng là hơi đáng tiếcThật ra người VN hay nói đến chữ hiếu nhưng đúng ra là 1 sự trao đổi ( chăm nuôi cha mẹ rồi hưởng thừa kế tài sản về sau, thậm chí phần lớn người già VN vẫn sống trong nhà của mình với con cháu của họ).
Nên người VN trọng nam khinh nữ là vậy, cha mẹ VN truyền thống thường có xu hướng lo cho con trai nhiều hơn để dựa vào lúc tuổi già.
Em chưa gặp trường hợp nào mà bố mẹ không có tài sản, nhà cửa mà được con cái đón về nhà chúng nó phụng dưỡng cả, cụ nào biết chỉ dùm.
Cứ bảo nuôi cha mẹ già cho có chữ hiếu thôi chứ thật ra các cụ vẫn sống bằng tiền của họ đấy
Có lẽ chỉ đúng với thành phố, chứ các cụ ở quê chả có tài sản gì lớn đâu cụ, lương hưu cũng ko có nữa, nhưng con cái họ vẫn hiếu thảo, chăm sóc bố mẹ khi về già.Thật ra người VN hay nói đến chữ hiếu nhưng đúng ra là 1 sự trao đổi ( chăm nuôi cha mẹ rồi hưởng thừa kế tài sản về sau, thậm chí phần lớn người già VN vẫn sống trong nhà của mình với con cháu của họ).
Nên người VN trọng nam khinh nữ là vậy, cha mẹ VN truyền thống thường có xu hướng lo cho con trai nhiều hơn để dựa vào lúc tuổi già.
Em chưa gặp trường hợp nào mà bố mẹ không có tài sản, nhà cửa mà được con cái đón về nhà chúng nó phụng dưỡng cả, cụ nào biết chỉ dùm.
Cứ bảo nuôi cha mẹ già cho có chữ hiếu thôi chứ thật ra các cụ vẫn sống bằng tiền của họ đấy
Vâng em cũng mong cụ sau này đối xử, chăm sóc tốt vô điều kiện với cha mẹ của cụ.Vì cụ "mới chỉ" nhìn thấy những trường hợp đó thôi cụ ạ. Âu cũng là hơi đáng tiếc
Vâng, em đang và sẽ cố gắng ạ. Cảm ơn cụ đã động viên.Vâng em cũng mong cụ sau này đối xử, chăm sóc tốt vô điều kiện với cha mẹ của cụ.
Nhiều ng nhìn cái bảng giá nhà dưỡng lão ở VN mà choáng cụ ạ, nhưng mà mình có vào đó sống suốt tuổi già đâu, lúc nào ko tự chăm lo đc thì hãy vào, nằm 1-2 tuần 1-2 tháng rồi dieEm sống ở Pháp đây và khu phố em sống có rất nhiều người già. Em sống 20 niên ở đây ở nhiều nơi trên đất nước này.
Em thấy phần lớn người già Pháp sống 1 mình hoặc 2 ông bà với nhau.Họ cứ sống như vậy cho đến khi không thể tự chăm sóc bản thân nữa thì mới vào trại dưỡng lão rồi chết ở đó, chứ họ không vào trại dưỡng lão khi còn khỏe đâu nhé, vì họ vẫn thích sống trong nhà của mình, tự chăm sóc bản thân và nhà cửa .
Đa phần thời gian trong nhà dưỡng lão khoảng vài tháng đến 1-2 năm là cùng .
Vấn đề kinh tế cho nhà dưỡng lão cũng không phải là vấn đề, phần lớn người già Pháp có tích lũy. Trong những trường hợp không có tiền thì vẫn được vào nhà dưỡng lão do nhà nước trả tiền trước, sau khi chết tài sản ( nhà cửa...) sẽ được bán đấu giá để thu hồi tiền lại, phần còn lại sẽ trả cho những người được thừa kế.
Những trường hợp không có tài sản thì nhà nước chi trả toàn bộ.