Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
Cụ chủ cho hỏi cái lý thuyết không còi bằng tay trái là áp dụng với người thuận tay trái hay tay phải ạ, tại vì cá nhân em ( tài mơ thôi ) cái việc còi bằng tay trái nó tự nhiên như một thứ phản xạ không điều kiện, tự nhiên như sinh ra đã thế rồi nên mặc nhiên em coi đó là đúng, cụ con phơm lại cho em một cái để em còn tập lại
Cảm ơn cụ, voted.
Em ko vote cho bác Su được nữa vì luật OF, tuy nhiên như vài bác ở trên đã hỏi, em cũng muốn hỏi lại. Mong bác hồi âm : Em còi bẳng tay trái thấy rất thuận tiện ( Em thuận tay phải ). Liệu em có phải tập lại ko bác, hay là cứ thế nào tiện nhất thì thôi
Em xin bàn thêm về còi bằng tay nào????

Hôm nay rảnh, hơi lan man tý :) Các cụ cố gắng đọc rồi ủng hộ em một ly Vốt ka nhé (b)

Cụ nào đánh Tennis không ạ? Khi thầy dậy đánh quả đoa phải tay (Fore Hand) đa số đều yêu cầu học trò "Phải vắt vợt lên vai !!!". Thực chất của vấn đề là VỢT CHẠM BÓNG NHƯ THẾ NÀO mới là điều quan trọng. (Hóng hớt thôi nhá, chứ em dốt môn này lắm :P ) Khi ta thực hiện đúng động tác thì vợt sẽ chạm bóng tại một điểm chính xác trên quỹ đạo di chuyển của vợt, và sau thời điểm vợt chạm bóng nó sẽ đi lên vai trái (với người thuận tay phải). Thực chất là việc vợt đi đâu thì có quan trọng gì nữa đâu vì quả bóng đã đi xa mất rồi :21:.

Việc còi tay nào cũng như vậy thôi. Vấn đề là các cụ lái bằng tay nào? Với xe tay lái nằm bên trái của xe thì việc lái bằng tay trái gần như là một sự lựa chọn hợp lý và duy nhất (đảm bảo các thao tác thuận tiện và an toàn) cho dù bạn thuận tay nào. Với xe tay lái bên phải thì ngược lại, phải lái bằng tay phải.
Tại sao không nên còi bằng tay trái?
Nói chung là chạy tốc độ chậm, gặp vấn đề gì thì đạp phanh thì các cụ thích còi bằng tay nào cũng được, làm sao cảm thấy thoải mái nhất là được.
Nhưng khi chạy tốc độ cao, hoặc khi gặp đoạn đường phức tạp, đòi hỏi phải chắc tay lái và có những thao tác lái xe linh hoạt thì vấn đề lại khác hẳn, đặc biệt là với xe không có trợ lực tay lái. Nếu còi bằng tay trái thì các cụ phải cẩm vào phía trong của vô lăng, tay nắm hờ thôi (thì mới còi được). Do đó rất dễ dẫn đến trường hợp mất lái hoặc phản xạ đánh lái không kịp thời. Trong trường hợp các cụ còi bằng tay trái mà phải giữ chắc lái hoặc phải đánh lái linh hoạt thì các cụ lại phải lái bằng tay phải. Với xe số tự động thì không sao chứ với xe MT thì không ổn rồi.

Nói chung là kinh nghiệm của em:

Tay trái: Phụ trách lái xe là chính.
Kiêm nhiệm: Nháy pha, xi nhan.

Tay phải: Các thao tác còn lại (số, còi, điều hòa, radio,...)
Kiêm nhiệm: Nghe điện thoại và thao tác khác sang bên ghế phụ :))
 

anhthanh1008

Xe tải
Biển số
OF-18337
Ngày cấp bằng
8/7/08
Số km
217
Động cơ
507,160 Mã lực
Phần tiếp theo:
Qui tắc COMPA và kỹ thuật tiến, lùi.
Compa có một điểm làm tâm và một điểm kia quay xung quanh. Khi tiến, lùi xe mà phải đánh lái để tránh những vật cản trong một khoảng cách hẹp thì điều này là rất quan trọng. Các bác tài ngày xưa thường dạy là tiến bám lưng, lùi bám bụng (trong hình chữ chi) chính là áp dụng qui tắc này.
Các bác hãy tưởng tượng hai bánh sau là tâm còn hai bánh trước là điểm quay xung quanh. Khi ta đánh hết lái, tiến hay lùi thì phần thân sau xe chuyển động rất ít, còn phần mũi xe sẽ chuyển động rất nhiều, có thể coi là chuyển động tròn quanh một tâm là bánh sau. Điều này thể hiện rất rõ khi các bác lùi vào điểm đỗ bên đường chỉ đủ chỗ cho 1 xe. Nhiều người mới tập thường cố tiến vào chỗ đỗ, hoặc khi đi ra lại cố lùi ra. Khi có một cảm nhận chính xác về chuyển động compa của xe thì các thao tác sẽ rất chính xác.
Một lưu ý là do chuyển động compa nên hai bên sườn xe dễ bị va vào các vật cản (hai bên mũi xe thì dễ nhìn, nhưng nhiều người ít chú ý đến hai bên sườn xe)

Một vài kinh nghiệm nhỏ, hy vọng không làm mất thời gian của các bác !
bác ơi giải thích giúp em câu "tiến bám lưng, lùi bám bụng" em vẫn chưa hiểu lắm nhờ các bác chỉ giáo giụp:102::102:
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
Vụ này cực chuẩn luôn !
Trước em chạy mz6AT, làm lại cái chân ga rồi đâm ra em thực hiện như sau: chuẩn bị vào cua, em phanh, vào cua em nhả bớt phanh & bắt lái nhanh, lái gần đủ - tức gần giữa cua, em bắt lái tiếp & tiếp ga, lúc này xe tự về số 1 hay 2 tùy mức đạp ga & máy tính, cùng lúc đó em trả lái, nhanh chậm cùng chân ga, quay sang hỏi phê chưa. Tây nó bảo phải bỏ TCS mới phê, nhưng em chưa dám thử .
Em nghĩ bỏ TCS thì cực kỳ nguy hiểm vì khi vào giữa vòng cua là lực ly tâm và hướng tâm gần như cân bằng rồi (với tốc độ cao). Nếu bác tắt TCS mà đạp quá ga làm bánh xe bị trượt thì xe dễ bị văng ra ngoài lắm (do lực hướng tâm).
Còn em nghĩ nó nói là bỏ TCS khi vào cua tốc độ cao là nó muốn nói đến xe dẫn động cầu sau, khi vào cua tốc độ cao, bỏ TCS và đạp mạnh ga nghĩa là các bác áp dụng kỹ thuật Drift khi vào cua rồi. Muốn thực hiện được động tác này đòi hỏi phải luyện tập thật nhuần nhuyễn mới áp dụng trên đường được.
 

DIRE

Xe buýt
Biển số
OF-13598
Ngày cấp bằng
29/2/08
Số km
704
Động cơ
525,030 Mã lực
bác ơi giải thích giúp em câu "tiến bám lưng, lùi bám bụng" em vẫn chưa hiểu lắm nhờ các bác chỉ giáo giụp:102::102:
Em cũng thắc mắc vụ này, ngày trước ông thày cũng nói mà lúc đó tập trung vào đánh lái với côn phanh quá không tiếp thu được, không hiểu lưng với bụng của ai vậy các bác?????
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
bác ơi giải thích giúp em câu "tiến bám lưng, lùi bám bụng" em vẫn chưa hiểu lắm nhờ các bác chỉ giáo giụp:102::102:
Cái này là chạy trong hình chữ chi khi thi lấy bằng lái xe trước đây. Mấy cái cọc phía ngoài gọi là LƯNG còn phía trong thì gọi là BỤNG. Khi tiến ta lấy cọc LƯNG làm điểm căn. Khi lùi thì lấy cọc BỤNG làm điểm căn nên gọi là TIẾN BÁM LƯNG, LÙI BÁM BỤNG.
Các cụ xem tạm hình sau chắc sẽ hiểu (Hình hơi bị lởm (k) ).
Các cụ có thắc mắc gì thì em sẽ giải thích thêm. Em phải chạy đi có tý việc roài.



http://img504.imageshack.us/img504/2343/chuchidw4.png

Không hiểu sao ko lên hình nhỉ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

xeđạp

Xe buýt
Biển số
OF-20378
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
827
Động cơ
507,480 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Hì hì, Bác Su này chuyển sang viết văn thì hơi bị ok, thanks bác nhiều. Xe em số tự động, vậy là em cứ lái như đang lái là ổn.
 

k66473

Xe tăng
Biển số
OF-1165
Ngày cấp bằng
5/8/06
Số km
1,727
Động cơ
96,504 Mã lực
Nơi ở
earth
đọc bài xong thì không biết xe mình lái có cầu chủ động trước hay sau nữa? xin hỏi các bác có kinh nghiệm: xe 4 chỗ thông thường như altis MT 1.8, civic, lanos, camry.. thì cầu trước hay cầu sau ạ? Cám ơn các bác đã đọc !
 
Chỉnh sửa cuối:

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
THAY BÁNH DỰ PHÒNG KHÔNG CẦN KÍCH :69::69::69:

Thực tế là không có kích, chứ ai lại không cần kích bao giờ :P Nhưng thực tế cũng có những tình huống cần đến những phương pháp xử lý linh hoạt.

Cách đây cũng vài năm rồi, đi công tác tại mấy tỉnh vùng núi phía Bắc, đang đi thì bị xịt một lốp xe. Chuẩn bị thay lốp xe thì bác tài mới phát hiện ra là hôm trước cho mượn kích mà ông lái xe cùng cơ quan chưa trả lại. Lúc đó cũng tầm 5~6g tối, đường vắng, em với bác ấy ra đường vẫy xe mượn kích, nhưng đợi mãi chẳng có xe nào đi qua vì đó là tuyến tỉnh lộ, hầu như không có xe qua lại. Bác tài định gọi điện cầu cứu, nhưng mà có gọi được thì cũng phải đến sáng hôm sau.
Túng thì phải tính thôi !!! Vận dụng khối bã đậu hình cầu xem có gì hay hay không? Bảo bác tài khóa xe rồi đi cùng với em. Đi vào làng gần đó, mua mấy viên gạch, mượn cuốc xẻng, xin một đoạn tre độ 1m. Xong roài !!!

Dài dòng quá :102: , Em đi vào chi tiết luôn.

Thực hiện:

  • Đi xe ra hẳn ngoài ven đường.
  • Dùng thanh tre chống chân phanh lại, đảm bảo xe không bị trôi (kết hợp cả phanh tay và phanh số).
  • Kê gạch vào bánh xe cần thay.
  • Đào đất đến khi có thể tháo và lắp được bánh xe.
  • Thay xong, trả cuốc xẻng. Bỏ mấy viên gạch lên xe (đề phòng ...:21: ).
  • Nổ máy => Lướt thôi !!!

Một số lưu ý:

  • Khi dừng xe phải dừng ở chỗ có thể đào được.
  • Kê gạch thì phải kê làm sao để có thể đẩy nhẹ là nó đổ xuống chứ kê chắc quá thì đến lúc thay xong bánh lại không tài nào mà đi được. Hôm đó em đi xe 4WD, cài cầu phát là xong chứ các bác đi xe 1 cầu mà lại bị đúng bánh chủ động thì chỉ có cách là đẩy xe thôi. Nên khi kê gạch các bác phải chú ý.
  • Phải kiếm một đoạn cây mà chèn phanh chân lại (kết hợp cả phanh tay và phanh số - Với AT thì đưa về P ). Vì khi đào xong xe còn có 3 chân thôi, hơi chông chênh. Không khéo thì công toi chứ chưa nói đến nguy hiểm.
  • Nới ốc trước khi đào => đào xong thì tháo bánh =>Lắp bánh dự phòng => xiết nhẹ ốc => Sau khi hạ được xe xuông rồi mới xiết chặt lại ốc.

Kinh nghiệm nhỏ của em. Hy vọng là không có ích cho ai cả! Các bác đừng quên kích nhé !!! :)
 
Chỉnh sửa cuối:

ntdung

Xe tải
Biển số
OF-5978
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
211
Động cơ
545,520 Mã lực
Tuổi
59
em rút kinh nghiệm từ nhũng lần quay xe ở trong ngõ. Làm thế nào để căn được đầu xe với vỉa hè. Sau nhiều lần quay đầu, em nhận thấy là .... rất đơn giản ạ : khi xe tiến vào vỉa hè, tiến thẳng hoặc xiên xiên tí, mình sẽ dừng lại khi cái tam giác bên lái chạm vỉa hè (cái chỗ góc cửa kính bên lái)
Em thì hay dùng chân gương để căn: ngồi lái tựa lưng thoải mái, nhìn thẳng theo mép dưới gương sẽ là mũi xe. Cái này còn tùy theo mỗi người, thử bằng cách dừng như vậy trước vạch rồi nhảy xuống xem khoảng cách thực tế của mũi xe với vạch dừng xe rồi rút kinh nghiệm dần.
 

Bình Mía

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-14827
Ngày cấp bằng
16/4/08
Số km
1,323
Động cơ
525,847 Mã lực
Nơi ở
BVC - Buồn vui chia sẻ
Há há nghe đến cái Vụ này mà Em nhớ hôm Chủ nhật vừa rùi Em đi công việc lên Lạng Sơn và có cho Vợ cùng mấy Chị Em nhà Vợ đi chơi luôn, Em cho Vợ lái ,khi lên đến Đồng Đăng và đánh xe vào bãi gửi, Vợ Em làm 1 quả mà tý thì Em chết ngất:21: chẳng là cái Bãi đậu xe ở Đông Đăng thì nó là 1 cái đoạn dốc cao, thường các tay lái non phải 2 đỏ mới quay được đầu xe để đưa xe vào vị trí được. Bắt đầu vào Bãi thì dốc à vô tư :21::21: đến tiết mục quay đầu trên dốc thì khi xe đã sang được khoảng 1/2 Mợ ấy đạp côn, ra số, kéo phanh tay rùi mở cửa nhẩy ra ngoài bẩu "Em thấy hình như xe nó xắp đổ hay sao ý, thui Anh quay xe đi":77::77: thế là Em lại phải nhẩy ra để diễn nốt, Vợ Em sau khi giao tay lái lại cho Chồng cũng đếch dám ngồi lên xe nữa mà phi thẳng lên vỉa hè ngồi :D bào hại Em bị mấy Ông xe máy, và 1 Bác 4 b phía sau mắng um cả lên :'(:'(
 
Chỉnh sửa cuối:

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,850
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
Hì cái kiểu trục quay này em cũng đã thấy trên TV. Hồi năm 45 đã có loại này nhưng chắc chả mấy người dùng nên sản phẩm không được phát triển


Cũng chẳng phải bác ah. Ví dụ như con Innova thì chiều rộng xe khoảng 1,8m; chiều dài xe khoảng 4,7m thì chiều dài đoạn đường như bác nói là bằng 2 lần chiều rộng xe thế thì đường chưa dài bằng cái thân xe đâu (đường 1,8 x 2= 3.6m; trong khi xe đã là 4,7 m roài), quay đầu bằng zề nhở.

Theo em thì cứ quay trong ô hình vuông mỗi chiều khoảng bằng 1,4- 1,5 lần thân xe và tùy từng xe.

Có lần em xem trên tivi bọn Tây nó chế cái trục ở giữa xe (tâm xe) như cái chân gà ấy, Khi cần quay thì ấn 1 phát cái trục ấy nó thò xuống đường và nâng cái xe nên, ấn phát nữa cái xe nó quay như com-pa trên cái trục ấy. Tiện phết.
 

tranquay

Xe buýt
Biển số
OF-8546
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
616
Động cơ
542,242 Mã lực
Em thấy bài học đầu tiên mà các bác nên để ý là ước lượng kích thước xe, nhiều bác tài già vẫn dính đòn va quệt vì cậy kinh nghiệm đi nhiều xe nhưng ko ngờ xe lạ có nhiều chỗ hiểm, e lấy 2 ví dụ:

Chuyện 1: Cách đây độ 2 tuần, e đỗ xe ở phố Hoa Lư vào Big One, lúc đỗ xe xong thì 1 bác đi Ỉn ở đằng sau đánh xe ra, e hỏi có cần e tiến lên ko vì khoảng cách giữa xe e với xe bác ý hơi hẹp, thì bác ý bảo ko, còn bảo tớ lái quen rồi, 1 đỏ là ra đc. e ko nói gì, quay lưng đi bộ sang đường, nhưng e vẫn hơi ngờ ngợ nên quay lại nhìn, vừa đúng lúc chứng kiến bác ý đánh đầu xe ra, đầu xe quệt ngay 1 vệt vào mông xe của e (đến giờ rửa xe 2 lần vẫn còn dấu sơn vàng), e xót ruột chạy lại thì bác ý xin lỗi rối rít rồi nói tớ mới mượn xe thằng bạn, ko ngờ cái đuôi xe nó dài quá nên ko đủ khoảng lùi, híc híc, e đành ngậm ngùi xoa mông vợ e mấy cái gọi là.

Chuyện 2: Hôm trước e đi qua Triệu Việt Vương đoạn quán lẩu nấm ASIMA gì đó, 2 bên đường đỗ chật kín xe vì đối diện lẩu nấm lại là 1 quán Caphe Karaoke, lòng đường chỉ còn đủ cho 1 ô tô và 2 xe máy. Lúc e đi gần thoát ra ngã 3 Đoàn Trần Nghiệp thì 1 bác đi Vios chen ngay vào, thấy e bác ý còn lý cố tiến lên, rồi lại cắm đầu vào cái khe hẹp giữa 2 xe để tránh em, nhưng khổ nỗi đầu thì chui vào khe còn mông xe bác ý cứ thò ra ngoài, mà e thì ước lượng ko thể len được, đành đứng im vì đằng sau xe máy chặn mất lối lùi rồi, chỉ nhích thêm cho xe máy ngược chiều thoát thôi. Còn bác ý cứ loay hoay mãi, lùi tiến, tiến lùi, mông ra đầu vào, đầu ra mông vào, sốt cả ruột, mà lề phải của bác ý vẫn còn rộng thênh thang. Cuối cùng bác ý bỏ xe nhảy xuống xi nhan cho e tiến, nhưng mà khổ nỗi, xe của mình còn chưa lái được thì xi nhan cho ai được, bác ý cứ vẫy cho e tiến, e thì ko dám vì tiến lên đồng nghĩa là sẽ ko còn đường lùi vì xe máy chặn hậu. E cũng đành bỏ xe mà lên xe bác ý đánh sát lề phải. Lúc bàn giao cho bác ý thì bác ý thú nhận là mới lái, không căn được, vậy mà đã dám ra đường với 1 tiểu đội ngồi trong xe đi nhậu roài. Bó tay
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
TIẾN LÙI CHỖ ĐƯỜNG HẸP:

Nói chung là tiến lùi chỗ đường hẹp thì các bác phải chấp nhận mài lốp thôi, đó là phải Đánh lái chết, nghĩa là phải đánh lái trong khi xe dừng lại. Cái này hôm nào rảnh em sẽ lạm bàn lung tung thêm tý.

Có cái bác Hàn xẻng này kỹ thuật ngon phết, các bác tham khảo nhé !!!!

Link đây:

http://www.youtube.com/watch?v=kS99XYyf2Hc
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
BÀN VỀ ĐI ĐƯỜNG DỐC:

Vấn đề này em thấy có nhiều cụ nói rồi, xin phép không nói lại nữa. Em chỉ xin bàn thêm linh tinh vài thứ, vì các cụ nói có nhiều cái mà những người mới cầm lái không hiểu hoặc khó cảm nhận được.
(Mở ngoặc thêm là các cụ nên xem thêm các bài về lên xuống dốc )

Với các đoạn đường dốc, các cụ vẫn chạy được tốc độ cao, không phải dùng phanh mấy khi xuống dốc thì cũng như chạy đường bằng thôi. Chả có gì phải quan tâm.
Vấn đề là khi lên dốc cao, phải chạy tốc độ thấp, đôi khi phải bò theo xe đi trước. Xuống dốc thì xe trôi ầm ấm, phải phanh liên tục thì mới có chuyện để nói.

MẤY VẤN ĐỀ LƯU Ý:
- Không được bám sát xe phía trước cả khi lên và xuống dốc.
- Tuyệt đối đi đúng làn đường với những đoạn cua tay áo, khuất tầm nhìn. Đặc biệt lưu ý là các xe máy của dân địa phương hay thả dốc ầm ầm, chạy lấn làn đường nên các cụ phải lưu ý khi vào các đoạn cua tay áo. Chạy đúng làn đường rồi, nhưng cũng nên nhường thêm tý (nếu có thể).
- Giảm tốc độ đến tốc độ cần thiết trước khi vào cua. Tránh tuyệt đối vào cua tốc độ cao, đến khi bắt đầu cua mới đạp phanh giảm tốc độ, rất dễ bị văng ra ngoài, hơn nưa nếu gặp xe đi ngược chiều chạy lấn đường sẽ khó xứ lý.

LÊN DỐC:
Lên dốc thì cũng chẳng có gì để nói thêm cả. Nếu lên dốc mà vẫn chạy với xe AT nếu có các số L, 1,2,3 ... thì các cụ không nên để số D khi lên dốc mà nên về số thích hợp (tùy vào độ cao của dốc, tình hình đường xá và tình trạng giao thông). Số càng thấp thì càng an toàn. Với số MT thì cũng thế thôi.

XUỐNG DỐC:
Đây mới là cái quan trọng. Các cụ lưu ý là xuống dốc nguy hiểm hơn lên dốc gấp nhiều lần. Có hai vấn đề chính cần lưu tâm.
1) Xuống dốc xe sẽ bám đường kém hơn lên dốc nên dễ bị trượt, văng ra ngoài nếu đạp phanh gấp, hoặc vào cua tốc độ cao.
2) Do hầu hết các xe (đặc biệt là xe AT) khi xuống dốc đều bị trôi nên phải dùng phanh nhiều. Nếu rà phanh liên tục thì phanh sẽ bị nóng quá => các bộ phận loanh quanh cum phanh sẽ bị nướng chín, đôi khi còn phát hỏa gây cháy. Do đó, khi xuống dốc đều phải phanh kết hợp: Dùng cả phanh chân và phanh bằng động cơ (phanh bằng số).

Tóm lại, khi xuống dốc cần lưu ý hai điều:

- Không chạy tốc độ cao (cái này em đã lưu ý ở trên rồi, nhưng nói thêm ở đây nữa vì xuống dốc mà chạy tốc độ cao thì nguy hiểm hơn gấp nhiều lần).
- Không rà chân phanh liên tục mà phải phanh kết hợp.


(Em sẽ bình loạn việc phanh khi xuống dốc như thế nào ở phần sau, bi h phải đi có chút việc đã )

Kính các cụ !!!
 

binladen123

Xe hơi
Biển số
OF-16289
Ngày cấp bằng
13/5/08
Số km
181
Động cơ
512,300 Mã lực
Nơi ở
Giấu kỹ...đề phòng chuyện mờ ám :)
Cám ơn bác schumacher...các bài bác viết rất hay và bổ ích nhất là với cánh lái non như bọn E...Tặng bác vại bia cho nó máu để bác post tiếp
 

Nghếch

Xe tăng
Biển số
OF-21059
Ngày cấp bằng
11/9/08
Số km
1,839
Động cơ
516,893 Mã lực
Nơi ở
Quán rượu
Em thấy đề pa lùi cũng không khó lắm. Lùi lên vỉa hè cao 20cm, rộng 1m, ngay đằng sau là 1 dòng sông đen ngòm. em vẫn lùi ngon
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top