Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

metalvn

Xe máy
Biển số
OF-15962
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
98
Động cơ
512,380 Mã lực
Theo em thì nên thêm bài "Đỗ xe song song trong điều kiện đường đông" nữa :)
 

tictoe

Xe tải
Biển số
OF-17002
Ngày cấp bằng
4/6/08
Số km
247
Động cơ
510,870 Mã lực
Lái xe là nghệ sĩ, đường là sân khấu biểu diễn !
Muốn làm gì thì làm nhưng đã lên sân khấu thì không thể là nghiệp dư, vừa diễn vừa tập.

Các bác chịu khó rủ Pro vác xe đi Phượt nhiều vào. Đảm bảo thành nghệ sĩ :21:
 

longvu

Xe tăng
Biển số
OF-35
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,994
Động cơ
602,520 Mã lực
Kính các bác, em xin mạn phép chia sẻ với các bác chút về 2 bài các bác nên luyện cho kỹ lưỡng, đến khi thành thục thì thôi:

1- Đề-pa trên dốc: Cái này các bác bàn nhiều rồi, em không bàn thêm nhưng bổ sung là ngoài tiến các bác nên tập thêm đề-pa lùi giữa dốc (rất ít khi dùng nhưng đã dùng toàn là ca khó - theo kinh nghiệm lái xe 10 năm của em). Mọi người có thể bảo là tiến được thì lùi được thôi chứ có gì đâu nhưng xin thưa các bác thử xem, lùi và tiến trên dốc rất khác nhau.

2- Quay đầu trong phạm vi hẹp: Bài này rất độc mà không trường dạy lái nào cho các bác......
Cái vụ quay đầu này thì khuyến cáo ko nên áp dụng nhiều đối với các đoạn đường hẹp, tránh hết sức có thể vì tình trạng đường xá đông đúc, có cái 4B mà quay ngang xe trên đg thì các bác 2B lườm/ ...ửi cho thì 4B ức chế lắm ạ. Tốt nhất là bác cứ kiếm cái ngõ nào gần đó, lùi 1 phát vào rồi rẽ trái ra cho nó lành, cũng đc việc như quay đầu. Hơn nữa, lúc 4b mà quay đầu, ko tính đến trường hợp va vào 2B mà kể cả 2B nó cố tình tông vào 4b thì cũng chả cãi đc, chả ai ủng hộ, sợ nhất gặp mấy thằng nghiện, thèm tiền cứ trả vờ tông vào rồi nằm vật ra ăn vạ thì 4B mệt lắm.
Chung kết lại là: thà đi xa, kiếm chỗ quay xe còn hơn quay giữa đường hẹp + đông, lành hơn nhiều so với thao tác quay đầu ngay tại chỗ đường đông.
Đến nhà em rẽ trái đi cắt qua đường cũng phải hết sức từ tốn, chỉ sợ xe máy nó phanh ko kịp hoặc nó cố tình lao vào thì chả biết đc ai sai ai đúng nữa, 2B ngã đau, xe máy hỏng ....4B có thể bị đâm va xước xát nhưng ko hy vọng đc đền bù, đấy là chưa nói đến chuyện phải lo cho 2B trước đã.
 

wfun

Xe tăng
Biển số
OF-17704
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
1,210
Động cơ
517,724 Mã lực
Nơi ở
Bên cạnh cái tròn tròn....
Chắc cụ Toinguoilaixe viết là:
Đúng là quan trọng nhất là giờ bay + điều kiện bay. Điều kiện bay càng khó, giờ bay càng nhiều thì tay lái càng "Pro". hem bít đúng ko?
 

Toinguoilaixe

Xe tải
Biển số
OF-21426
Ngày cấp bằng
21/9/08
Số km
233
Động cơ
499,730 Mã lực
Chắc cụ Toinguoilaixe viết là:
Đúng là quan trọng nhất là giờ bay + điều kiện bay. Điều kiện bay càng khó, giờ bay càng nhiều thì tay lái càng "Pro". hem bít đúng ko?
Cụ rất hiểu ý em, vội quá đánh nó không thoát ý cụ à.
Hic lính việc gì phải quýnh
 

ChiePCW

Xe tăng
Biển số
OF-764
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
1,073
Động cơ
588,190 Mã lực
Tuổi
41
Đề pa khó quá thì làm thêm cái chèn nho nhỏ để trong xe, khi nào cần thì xuống vứt chèn rồi tha hồ mà tiến lùi.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
640
Động cơ
513,963 Mã lực
Over Drive (O/D): TỪ NGỮ - KINH NGHIỆM - NHỮNG THẮC MẮC

TỪ NGỮ:

Theo tiếng Anh, OVER có nghĩa là nó vượt qua một ngưỡng nào đó. Vậy Over Drive là gì? Có bác dịch là Vượt tốc, em thì không dám bàn luận về ngôn ngữ học, nhưng em nghĩ là dịch là Vượt tốc thì sẽ gây ra sự hiểu nhầm cho một số bác. Theo em nghĩ là Over Drive không có từ tương đương trong tiếng Việt. Dịch là Vượt tốc sẽ có bác hiểu là O/D sử dụng khi cần tăng tốc để vượt xe khác. Xin thưa là vượt trong tiếng Anh là Passing cơ ạ !!! (Xin lỗi các bác, nhà em không có ý thể hiện gì đâu ạ, em dốt nhất là cái món Ing Lịch đấy :)) )

KINH NGHIỆM:

Bác nào để ý thì sẽ thấy nếu xe máy có 6 số thì số 1 đến số 5 thường ghi bằng số, nhưng còn số 6 thì người ta lại ghi là Over Drive (O/D). Với ô tô MT có 6 số cũng vậy, số 6 thường được ghi là O/D. Các bác đọc lại phần trước của em đã phân tích thì khi xe chuyển động đều thì chỉ cần cung cấp cho nó một lực đẩy đủ để cân bằng với lực cản không khí. Ở Tây, khi đó là xe đã đạt tốc độ cao rồi. Nên chuyển sang số 6. Nghĩa là O/D sử dụng khi xe đạt tốc độ cao và chuyển động đều. Khi đó người lái chỉ cần đều chân ga. Khi xe mất tốc độ, hoặc cần tăng tốc thì phải về số để cung cấp thêm động năng cho xe. Như vậy phải hiểu O/D là số sử dụng để cung cấp cho xe một động lực vừa đủ. Với những xe AT mà có nút O/D ON-OFF thì khi các bác sử dụng đi trong phố, hoặc cần tăng tốc nhanh (đi kiểu thể thao) thì để O/D ở chế độ OFF. Khi các bác đi đường trường, chạy đều ga thì nên để O/D ON cho tiết kiệm xăng.

THẮC MẮC:

Em có đọc trên này có một bài các bác dịch từ Manual của xe có nói rằng là O/D để chế độ ON có tác dụng hỗ trợ khi đi đường đèo dốc (ở đây ạ !). Cái này thì em thật sự thắc mắc vì nó hơi khác với kinh nghiệm của em. Bác nào giỏi Ing - Lịch ngâm cứu lại hộ em cái. Hoặc các bác post nguyên văn đoạn tiếng Anh đó lên để anh em tham khảo xem sao.

CHÚC CÁC BÁC LÁI XE AN TOÀN !!!!!!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
640
Động cơ
513,963 Mã lực
Em bổ xung tý:
Bài Còi bằng tay nào, em định bổ xung thêm một câu, nhưng viết lâu rồi nên nó không cho sửa, em bổ xung ở đây vậy:

KHÔNG NÊN VỪA LÁI XE VỪA CÒI BẰNG MỘT TAY


(Nói thế cho các bác dễ hiểu :P :) ).
 

MayMan

Xe tăng
Biển số
OF-2252
Ngày cấp bằng
3/11/06
Số km
1,767
Động cơ
583,579 Mã lực
Em thấy còn có bài lùi xe qua chỗ mấp mô (như vỉa hè chẳng hạn( vừa đỡ côn vừa phải chỉnh cho đủ đà vọt lên vừa phải kịp phanh kô nó phi vào tường nữa. Nói chung quả đấy là khoai nhất đối với em,
 

lanth

Xe tải
Biển số
OF-7661
Ngày cấp bằng
2/8/07
Số km
484
Động cơ
543,840 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà các cụ rùa
@Longvu: Đồng ý với cụ là hạn chế tối đa việc quay đầu trong các phố hẹp, nhưng cũng nên biết để còn quay được xe trong các trường hợp bắt buộc phải quay xe (VD như ở trên mặt đê, ngõ cụt, đường làng). Nếu ko thì phải luyện lùi cho ngon mà lùi ra đến chỗ đủ rộng để đỡ phải quay xe :21:

Công nhận đề pa lùi khoai phết, mà cũng hay dùng lắm. Ví dụ như đỗ ghép xe sát hàng rào nhưng lại ở trên vỉa hè (chiều rộng vỉa hè vừa đủ chiều rộng của xe), đỗ ở lưng chừng dốc theo chiều xuống dốc nhưng có xe đỗ ở phía trước --> khi ra phải đề pa lùi mới ra được.

Ngoài ra các bác mới lái như em thì nên luyện cả cách đỗ ghép xe dọc vỉa hè nữa. Cái này chắc là ko khó chỉ tập vài lần thì quen.
 

BoTho

Xe tải
Biển số
OF-17252
Ngày cấp bằng
11/6/08
Số km
257
Động cơ
509,246 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
Ngoài ra các bác mới lái như em thì nên luyện cả cách đỗ ghép xe dọc vỉa hè nữa. Cái này chắc là ko khó chỉ tập vài lần thì quen.


Em nghĩ nguyên tắc như thế này:

1- Đánh xe vòng vào chỗ trống rồi ghếch đầu ra đến khi nào xe mình vượt khoảng 2/3 thân xe so với điểm cuối của xe trước và nghiêng một góc khoảng 30-40 độ so với xe đỗ trước.

2- Đánh lái vào vỉa hè. Nhìn gương đến khi nào còn cách vỉa hè khoảng 20-25cm thì trả hết lái.

3- Sau 2 bước trên mà chuẩn thì xe bác đã nằm gần gần được rồi. Chỉnh lại chút xíu là được.

Tuy nhiên quan trọng nhất là phải lưu ý 2 điểm sau:

1- Ước lượng được khoảng cách để xe có thể vào được. Mới tập thì khoảng cách đó nên dài hơn chiều dài xe mình khoảng 1-1,5m.

2- Quen xe để ghép cho chuẩn. Bây giờ xe hiện đại đều có cảm ứng lùi nhưng em nghĩ các bác không nên ỉ lại vào nó quá, nhỡ một ngày đẹp trời nó không báo nữa, đầu và sau toàn BIM với MER thì rất là mệt :^)




Các cụ có bổ sung gì thêm không ạ?
 

ha.thienlong

Xe hơi
Biển số
OF-20961
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
100
Động cơ
499,600 Mã lực
Nơi ở
nơi ngọa hổ tàng long
em cũng ghê nhất là quay xe trong không gian hẹp cụ à, đọc được bài của cụ hay quá tí ra phá xe xem sao (b)(b)(b)
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
640
Động cơ
513,963 Mã lực
BÀN VỀ PHANH KHI XUỐNG ĐÈO DỐC

Kỹ thuật đi xe xuống dốc thì cũng nhiều bác nói đến rồi. Em chỉ xin lạm bàn thêm một chút thôi.
Với những dốc ngắn thì không nói làm gì, những với những đường đèo dốc dài thì cũng có nhiều chuyện để nói. Cũng đã nhiều bác phải trả giá tương đối đắt do không có kinh nghiệm xuống đường đèo dốc rồi.

LƯU Ý:

Chú ý quan trọng nhất đối với việc đi xuống đường dốc là việc phanh xe. Một số bác bị mắc lỗi là cứ rà phanh gần như suốt quãng đường dốc, kết quả là cụm phanh bị nóng quá dẫn đến nướng chín những bộ phận xung quanh. Hơn nữa, khi phanh bị quá nóng sẽ mất tác dụng gây nên những hậu quả khó lường.

Đa số xe AT chỉ thiết kế để đi đường bằng, chỉ có một số xe cao cấp hoặc xe SUV mới có chế độ hỗ trợ đi đường đèo dốc. Thực tế thì em cũng chưa chạy SUV số AT đi đường đèo dốc bao giờ nên cũng không rõ là những số hỗ trợ đi đường đèo dốc như số 1 hoặc L thì có tác dụng thực tế đến mức như thế nào.

PHANH NHƯ THẾ NÀO KHI XUỐNG ĐÈO DỐC?

Nói chung, lời khuyên của em với các bác mới tập lái từ những bài đầu tiên đến giờ là mình phải luôn luôn kiểm nghiệm những cảm giác của bản thân khi cầm lái: Cảm giác về khoảng cách, cảm giác về tốc độ, cảm giác về độ căng của bánh xe, cảm giác về hệ thống giảm xóc của xe, cảm giác về tiếng động cơ,... nói một cách văn vẻ là người lái xe phải hòa mình vào chiếc xe như là một bộ phận của chiếc xe đó.

Dài dòng quá :P em xin đi vào vấn đề chính. Với những bác lần đầu tiên đi đường đèo dốc, đặc biệt là lại đi xe AT, thi em khuyên các bác một câu chân thành là nên mang theo mấy chai nước loại 3lít. Khi xuống dốc, các bác cảm thấy hình như mình rà phanh hơi nhiều thì nên dừng lại (Tuyệt đối không dừng ở đoạn đường cua, kể cả chỗ đó có rộng bao nhiêu đi chăng nữa) và sờ thử vào 4 lazăng xem sao, nếu thấy nóng quá thì cách xử lý phanh của các bác đã có vấn đề rồi, lúc đó mang chai nước mà đỏ vào 4 cụm phanh, nếu không có nước thì phải chờ cho 4 cụm phanh nguội mới đi tiếp được.

Khi xuống dốc, quan trọng nhất là không được rà phanh liên tục mà phải kết hợp giữa phanh chân và phanh bằng số. Với những đoạn của gấp thì phải phanh để xe giảm xuống tốc độ phù hợp trước khi bắt đầu vào cua, không nên bắt đầu vào cua mới phanh, rât nguy hiểm.

Với xe MT thì việc xử lý kết hợp giữa phanh và số không có gì phức tạp. Nhưng với xe AT thi khó hơn nhiều. Để có cảm giác sử dụng số AT khi đi đường đèo dốc thì các bác nên luyện tập sử dụng chế độ Manual (hay còn gọi là chế độ Sport - tùy hãng) khi đi đường bằng. Muốn giảm tốc độ, các bác không dùng phanh mà chuyển sang chế độ Manual rồi dồn số xem phản ứng của xe mình thế nào. Mỗi xe sẽ có phản ứng khác nhau với việc dồn số ở chế độ này. Điều quan trọng nhất các bác lưu ý là độ trễ khi dồn số. Nhiều xe phải mất đến 2~3 giây sau khi các bác gạt cần số thì xe mới chuyển xuống số thấp hơn. Nếu không có cảm giác chính xác về chế độ hoạt động của hộp số tự động của xe minh thì khó mà áp dụng việc dồn số đối với việc đi đường đèo dốc được. Tuy nhiên, khi đi đường đèo dốc thì không nên dồn số để thay phanh.
Kinh nghiệm của em khi đi xuống đường đèo là:
- Không chạy tốc độ cao (đương nhiên roài :P ).
- Không nên về số Neutral (số mo) cho tiết kiệm xăng vì sẽ mất đến 50% khả năng điều khiển xe (cứ tạm tính là như thế).
- Chạy ở những số thấp thôi, với xe MT thì không nên chạy số 5,6 số 4 thì cũng hạn hữu thôi, chủ yếu là chạy số 3.
- Với xe AT thì với những xe có chế độ chạy đường đèo dốc thì không nói làm gì. Với đa số các xe còn lại thì khả năng phanh bằng số thực tế không tốt lắm. Em đã thử với Focus S, nói chung là không phanh được bằng số, còn với Bim hay Lexus thì hộp số tự động hoạt động ở chế độ Manual khá tốt. Do đó, các bác nên kiểm nghiệm sự hoạt động của chế độ Manual trên đường bằng trước đã.
- Khi muốn giảm tốc độ: Phanh rồi mới về số rồi giữ đều ga. Với những số thấp thì việc điều chỉnh tốc độ bằng chân ga rất hiệu quả, tuy nhiên cũng đòi hỏi sự điều khiển chân ga chính xác và nhạy cảm.


(em tiếp sau, lại có vệc phải đi rồi ) Sorry các bác.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tít và Mít

Xe tải
Biển số
OF-20742
Ngày cấp bằng
3/9/08
Số km
241
Động cơ
501,700 Mã lực
Không biết bác viết ra hay bác copy, nhưng em thấy dài ngoẵng thế là đáng khen bác có công sưu tầm tư liệu rồi! Các kiến thức của bác rất tốt! Vote bác 1 cái! :41:
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,317
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Kinh nghiệm lái xe - Phổ biến tại đây!

Các bác trên OF có khá nhiều kinh nghiệm lái xe (và cả copy trên mạng nữa :77:). Việc phổ biến kinh nghiệm là hoàn toàn bổ ích:41:, tuy nhiên việc mở thớt mới, không tập trung thì chả bổ tý nào:102:. Xin phép tổng hợp kinh nghiệm của các bác tại đây! Mong các bác hạn chế spam!(b)
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
640
Động cơ
513,963 Mã lực
Không biết bác viết ra hay bác copy, nhưng em thấy dài ngoẵng thế là đáng khen bác có công sưu tầm tư liệu rồi! Các kiến thức của bác rất tốt! Vote bác 1 cái! :41:
Em cũng đọc nhiều bài các bác viết về kinh nghiệm lái xe. Nói chung là rất bổ ích, riêng với em các bài về Offroad em rất thích vì em chả có tí kinh nghiệm nào về offroad. Nhưng cũng có vài bác copy bài từ đâu đó rồi post lên đây. Một số bài do dịch từ tiếng của mấy anh mũi lõ ra mà người dịch cũng không biết lái xe hay sao ấy làm cho người đọc, nhất là những bác mới tập lái không cảm nhận và áp dụng được.

Những bài em viết ra đây là tổng hợp kinh nghiệm của 15 năm cầm lái của em. Có nhiều điều cũng chưa được hoàn thiện và cũng mong được sự đóng góp của các bác.

Kính !
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
640
Động cơ
513,963 Mã lực
CẢM GIÁC LÁI - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

Có bác hỏi em về kinh nghiệm chạy xe trên đường trơn trượt. Em nghĩ rằng nên viết về một số vấn đề trước khi đề cập đến việc chạy xe trên đường trơn trượt.

CẢM GIÁC LÁI là gì?

Thực chất thì khái niệm này cũng không rõ ràng. Nhiều quảng cáo gần đây hay dùng các cụm từ như "Cảm giác lái phấn khích" hay "Đem lại một cảm giác lái vui thích". Một số người chê tay lái của Mazda6 nặng quá rồi lại cho rằng cảm giác lái của BMW là chuẩn nhất. Em xin trích dẫn một câu trên tạp chí ô tô xe máy trong bài nói về kinh nghiệm của một bác khi được chạy thử Porche GT (không nguyên văn lắm đâu ạ) "Tay lái của Porche GT3 nặng đến mức độ tôi tưởng như hệ thống lái bị hỏng, nhưng khi chạy với tốc độ trên 200km/h mới thấy được tác dụng của hệ thống lái này".
Tại sao có một số bác thích hệ thống lái của xe Nhật như Camry, trong khi một số bác lại không thích? Với những xe xịn của Châu Âu như Mẹc S hay Bim 7, nếu các bác để ý thì chạy tốc độ càng cao thì tay lái càng nặng. Còn xe Nhật thì tay lái cứ nhẹ bỗng, tốc độ càng cao lại càng nhẹ.
Thế thì cảm giác lái ở đâu?

Trước khi nói về cảm giác lái thì xin hỏi các bác một vài điều:

Khi các bác chạy trên đường bị nghiêng sang một bên thì các bác có cảm giác là tay lái bị kéo sang bên đó hay không ạ?
Khi chèn lên một hòn đá hay chạy qua một ổ gà các bác có cảm thấy tay lái hơi bị giật nhẹ không ạ?

Vậy cảm giác lái chính là cảm giác với những lực phản hồi từ mặt đường lên vô lăng.


Khi các bác chịu khó để ý lực phản hồi từ vô lăng, các bác có thể cảm nhận được độ nhám của đường, sự trơn trượt của bánh xe khi đi trên đường trơn hay những vật cản mà bánh xe trèo lên.

Tuy nhiên, để cảm nhận được tình hình về đường xá thì cảm giác từ tay lái là chưa đủ. Nó phải tổng hợp từ tất cả các giác quan của các bác: Từ mắt nhìn đường, từ tai để nghe các tiếng động, từ cơ thể để cảm giác về xe và đường xá.

Tóm lại: Mục đích của cái gọi là Cảm giác lái chính là những thông tin để các bác đưa ra phương án xử lý thích hợp với tình trạng đường xá mà xe đang đi qua.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top