Vài lưu ý nữa đây:
Không nên chạy giữa hai xe tải, xe khách: Vì sẽ dễ bị dồn toa lắm. Trong trường hợp không tránh được phải chạy vào giữa thì các bác nên cách xa xe phía trước ra xa xa một chút. Trong trường hợp xe phía trước phanh gấp thì các bác còn thời gian để nháy đèn phanh cho xe phía sau. Nếu chạy sát quá thì khi xe phía trước phanh gấp, các bác cũng phải phanh gấp theo, nhưng xe phía sau nó cũng chạy sát *** bác thì không phanh kịp đâu. Bị dồn toa là cái chắc. Cái này em xin nêu rõ trong phần HIỆU ỨNG LÒ XO ở phía sau.
Khi lên dốc, không nên bám sát mông xe tải, xe khách: Cũng tương tự như trên thôi. Đặc biệt lưu ý là các xe chở nặng. Xe tải, xe khách đang dừng trên dốc, khi bắt đầu vào số nhiều khi hay bị trôi lùi một ít. Ông anh em ở dốc Vĩnh Tuy bị một xe tải chở nặng mất phanh trôi lùi chèn qua xe luôn, may mà còn chạy ra kịp. (vụ này báo chí cũng đã đăng rồi).
HIỆU ỨNG LÒ XO (hay còn gọi là HIỆU ỨNG DÂY CAO SU):
Khi ta kéo một đầu của lò xo (hay sợi cao su) thì các phần sẽ không chuyển động đồng thời với nhau, phần đầu bị kéo sẽ chuyển động trước rồi kéo theo các phần phía sau. Khi đang chuyển động, nếu ta dừng phần đầu của lò xo lại thì các phần phía sau không dừng lại ngay mà nó sẽ dồn lại với nhau rồi mới dừng lại.
Giao thông trên đường cũng tương tự như vậy. Các bác lưu ý hiệu ứng này, đặc biệt là các xe trên đường có quán tính không giống nhau (chưa nói là tình trạng kỹ thuật tốt xấu khác nhau) ví dụ hai xe có cùng quán tính cùng đạp chết phanh thì sẽ không va chạm vào nhau, nhưng một xe 4 chỗ chạy trước, xe tải chạy sau cùng đạp chết phanh, nếu khoảng cách an toàn không đủ thì 100% xe tải sẽ đâm vào xe con vì quán tính xe tải lớn hơn nên khoảng cách phanh lớn hơn.